Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm

03/05/201119:55(Xem: 5727)
2. Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm

KINHLĂNG GIÀ
LĂNGGIÀA BẠT ĐA LA BỬU KINH
PhápSư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sangHán đời nhà Tống.
ViệtDịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

PHẨMNHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM
(Phần1)
QUYỂNTHỨ NHẤT

Khiấy Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:

- ThếTôn nói tâm, ý, ý thức, tướng năm pháp tự tánh là tấtcả chư Phật, Bồ Tát sở hành, cảnh giới sở duyên chẳngphải hòa hợp, hiển bày tất cả pháp do tự tâm hiện, thànhtướng chơn thật. NHẤTTHIẾT PHẬT NGỮ TÂM là Phật thuyết cảnh giới Tạng thứccủa pháp thân, ở nơi trụ xứ của chư Đại Bồ Tát tạinúi Ma La Da trong biển thuộc nước Lăng Già.

Khiấy, Thế Tôn bảo Đại Huệ Bồ Tát rằng:

- Dobốn nhân duyên mà nhãn thức chuyển. Thế nào là bốn? 1.-Tự tâm bất giác hiện ra nhiếp thọ. 2.- Lỗi tập khí hưngụy từ vô thỉ. 3.- Chấp trước tự tánh của tánh thức.4.- Muốn thấy đủ thứ sắc tướng. Ấy gọi là bốn thứnhân duyên từ dòng suối chảy của Tạng thức, sanh ra lànsóng của chuyển thức.

- Nhưnhãn thức chuyển thì tất cả vi trần, lỗ chân lông củatất cả các căn đều sanh, các cảnh giới khác theo đó sanhkhởi cũng như thế. Ví như gương sáng hiện các sắc tướng,ví như gió lớn thổi nước biển thì gió cảnh giới bênngoài thổi biển của tâm, nổi làn sóng thức cũng vậy. Bởivì tướng sở tác khác hay chẳng khác, do nghiệp duyên hòahợp sanh tướng, lại chấp trước sâu vào, chẳng thể liễutri tự tánh của các sắc, nên cái thân năm thức theo đómà chuyển.

- ĐạiHuệ! Cái thân năm thứ thức kia đều do cái biết của tướngphần đoạn sai biệt mà có, nên biết đó là cái thân củaý thức. Cái thân chuyển kia chẳng tự cho là tướng củaTa chuyển, vì tự tâm hiện vọng tưởng chấp trước mà chuyển,nên mỗi mỗi tướng hư vọng cùng chuyển; do phần đoạnsai biệt, phân biệt cảnh giới gọi là chuyển. Như ngườitu hành vào thiền chánh định, chuyển tập khí vi tế mà chẳngtự biết, lại cho là thức diệt rồi mới nhập thiền định,thật thì thức chẳng diệt mà nhập chánh định.Vì chủngtử tập khí chẳng diệt nên cảnh giới chuyển mà thức chẳngdiệt, chẳng vì không nhiếp thọ mà diệt vậy.

- ĐạiHuệ! Bờ bến cứu cánh của Tạng thức vi tế như thế, ngoàichư Phật và Trụ Địa Bồ Tát ra, các Thanh Văn, Duyên Giác,ngoại đạo tu hành sở đắc, dù có sức trí huệ của Tammuội, tất cả chẳng thể đo lường liễu tri được.

- Ngoàitướng trí huệ khéo léo phân biệt, phán đoán nghĩa cú, thắngtiến vô biên, thiện căn thuần thục, lìa vọng tưởng hưdối của tự tâm hiện, tĩnh tọa trong núi rừng, tu hành trảiqua các bậc hạ, trung, thượng, được thấy vọng tưởnglưu chú của tự tâm, được vô lượng quốc độ chư Phậtquán đảnh, được sức tự tại thần thông Tam muội, đượcbiết các Thiện tri thức, quyến thuộc Phật tử, những tâm,ý, ý thức kia, chúng sanh nghiệp ái vô tri vào biển sanh tử,cảnh giới tư tưởng hư vọng ấy v.v... đều do tự tâm sởhiện. Đến đây, các thứ nhân duyên kể trên thảy đềuđã siêu thoát. Cho nên Đại Huệ! Những người tu hành nêngần gũi bậc Tri thức tối thắng.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Vínhư sóng biển cả,

Làdo gió thổi mạnh.

Sóngto vỗ biển rộng,

Chẳngcó lúc ngừng nghỉ.

BiểnTạng thức thường trụ,

Giócảnh giới lay động.

Mỗimỗi sóng của Thức,

Aòạt mà nổi dậy

Cácthứ màu sắc đẹp,

Cácthứ đồ ăn ngon,

Cácthứ hoa quả tốt,

Ánhsáng của nhựt nguyệt,

Hoặckhác hoặc chẳng khác,

Nhưbiển nổi làn sóng.

Bảythức cũng như thế,

Tâmcảnh hòa hợp sanh.

Nhưnước biển biến chuyển,

Nổiđủ thứ làn sóng.

Bảythức cũng như thế,

Tâmcảnh hòa hợp sanh.

Nóichỗ Tạng thức kia,

Mỗimỗi các thức chuyển.

Làdo ý thức kia,

Suynghĩ nghĩa các tướng.

Cótám tướng chẳng hoại,

Vôtướng vốn vô tướng.

Vínhư làn sóng biển,

Nướcbiển chẳng sai biệt.

Thứctâm cũng như thế,

Chẳngthể có khác biệt.

Tâmgọi Tích tập nghiệp,

Ýgọi rộng Tích tập.

Thứcdo thức nhận biết,

Hiệncảnh nói có năm (1).

(1)HIỆN CẢNH NÓI CÓ NĂM : Tiền ngũ thức nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt,thân, hiện cảnh tiền trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc.

ĐạiHuệ Bồ Tát dùng kệ hỏi Phật :

Nhữngsắc tướng xanh đỏ,

Docác thức sanh khởi.

Nổipháp như làn sóng,

Nghĩaấy xin Phật thuyết.

ThếTôn dùng kệ đáp rằng :

Nhữngsắc tướng xanh đỏ,

Lànsóng vốn chẳng có.

Đềudo tâm tích tập,

Phàmphu nếu khai ngộ,

Nghiệpkia vốn chẳng có,

Dotự tâm nhiếp thọ.

Lìanăng nhiếp, sở nhiếp,

Đồngnhư làn sóng kia,

Kiếnlập thân thọ dụng,

Làhiện thức chúng sanh.

Nơicác nghiệp hiện kia,

Đềunhư làn sóng nước.
*

ĐạiHuệ Bồ Tát lại dùng kệ nói rằng :

Tánhlàn sóng biển cả,

Aòạt vẫn biết được.

Tạngcùng nghiệp cũng vậy,

Tạisaochẳng hiểu biết?

ThếTôn dùng kệ đáp :

Phàmphu chẳng trí huệ,

Tạngthức như biển cả.

Nghiệptướng như làn sóng,

Theođó dụ cho hiểu.

*

ĐạiHuệ Bồ Tát lại dùng kệ hỏi :

Mặttrời sáng soi khắp,

Chúngsanh thượng, trung, hạ.

Nhưlai soi thế gian,

Khaithị lời chơn thật.

Tạisao chia nhiều thừa,

Thuyếtpháp nói chẳng thật?

Khiấy, Thế Tôn dùng kệ đáp rằng :

Nếunói lời chơn thật,

Tâmhọ chẳng chơn thật.

Vínhư làn sóng biển,

Nhưbóng gương, mộng huyễn.

Tấtcả cùng lúc hiện,

Cảnhgiới tâm cũng thế.

(Bảnthể của tâm cùng khắp không gian,

thờigian, nên cùng lúc hiện, chẳng có trước sau)

Naycảnh giới chẳng đủ,

Làdo nghiệp chuyển sanh,

Thứcdo thức nhận biết,

Ýdo ý cho vậy.

Nămthức tùy cảnh hiện,

Chẳngthứ lớp nhất định.

Vínhư thợ vẽ khéo,

Vàhọc trò thợ vẽ.

Bútmàu vẽ hình tướng,

Thuyếtta cũng như thế.

Màusắc vốn vô nghĩa,

Chẳngphải bút hay lụa.

Vìthỏa lòng chúng sanh,

Vẽđủ thứ hình tướng.

Dùnglơì nói khai thị,

Thậtnghĩa lìa văn tự.

Phânbiệt tiếp sơ cơ,

Tuhành đến chơn thật.

Chỗchơn thật tự ngộ,

Lìanăng giác, sở giác.

Đâyvì Phật tử nói,

Kẻngu vọng phân biệt.

Thếgian đều như huyễn,

Dùhiện chẳng chơn thật.

Thuyếtpháp cũng như thế,

Tùysự lập phương tiện.

Lươngy trị bệnh nhân,

Tùybệnh mà cho thuốc.

Thuyếtpháp chẳng ứng cơ,

Nơihọ thành phi thuyết.

Tùytâm lượng chúng sanh,

NhưLai ứng cơ thuyết.

Phicảnh giới vọng tưởng,

Thanhvăn chẳng có phần.

Vìthương xót kẻ mê,

Thuyếtcảnh giới tự giác.

- Lạinữa Đại Huệ! Nếu Đại Bồ Tát muốn biết hiện lượngcủa tự tâm, nhiếp thọ và kẻ nhiếp thọ đối với cảnhgiới vọng tưởng, phải lìa phong tục tập quán thế gian.Ngày đêm sáu thời thường tự cảnh tỉnh, phương tiện tuhành, phải lìa ngôn luận của người ác kiến và các tướngthừa Thanh Văn, Duyên Giác, thông đạt tướng vọng tưởngcủa tự tâm hiện.

- Lạinữa Đại Huệ! Đại Bồ Tát kiến lập trí huệ, nơi ba tướngcủa Thánh trí nên siêng tu học.

- Thếnào là ba tướng của Thánh trí? Ấy là tướng Vô Sở Hữu,tướng Nhất Thiết chư Phật tự nguyện xứ, tướng cứucánh Tự Giác Thánh trí. Tu hành được đến đây rồi, phảixả bỏ tướng bệnh của trí huệ tâm, được lên Bồ Tátđệ Bát Địa, ấy là do quá trình tu tập ba tướng kể trênmà sanh khởi.

- ĐạiHuệ! Nói TƯỚNG VÔ SỞ HỮU, là theo cách tu tập những tướngThanh Văn, Duyên Giác và ngoại đạo mà sanh khởi. Nói TƯỚNGTỰ NGUYỆN XỨ, là nói chỗ chư Phật xưa tự nguyện tu màsanh khởi. Nói TƯỚNG CỨU CÁNH TỰ GIÁC THÁNH TRÍ, là đốivới tất cả pháp tướng chẳng chấp trước, được tiếnhành đến đắc Tam muội thân như huyễn của chư Phật màsanh khởi. Đây gọi là ba tướng Thánh trí. Nếu người thànhtựu ba tướng Thánh trí này, thì được đến cảnh giớicứu cánh của Tự Giác Thánh trí. Cho nên Đại Huệ! Ba tướngThánh trí nên siêng tu học.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567