Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 44: Cửu chúng sanh cư

02/05/201113:07(Xem: 6370)
Phẩm 44: Cửu chúng sanh cư

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

CHÍNPHÁP

44.PHẨMCHÍN CHÚNG SANH CƯ

KINHSỐ 1[1]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóchín nơi cư trú chúng sanh,[2] là nơi ở của chúng sanh. Nhữnggì là chín? Hoặc có chúng sanh nhiều thân thân khác nhau vớinhiều tưởng khác. Đó là chỉ cho trời và người.[3] Hoặccó chúng sanh có nhiều thân, nhưng một tưởng. Đó là chỉtrời Phạm-ca-di xuất hiện đầu tiên.[4] Hoặc có chúng sanhcó một thân với nhiều tưởng. Đó là trời Quang âm.[5] Hoặccó chúng sanh một thân với một tưởng. Đó là trời Biếntịnh.[6] Hoặc có chúng sanh vô lượng không. Đó là trờiKhông xứ.[7] Hoặc có chúng sanh vô lượng thức. Đó là trờiThức xứ.[8] Hoặc có chúng sanh Vô sở hữu xứ. Đó là trờiVô sở hữu xứ.[9] Hoặc có chúng sanh có tưởng, không tưởng.Đó là trời Phi tương phi phi [765a01] tưởng xứ.[10]

“Têngọi của những chỗ được sinh ra có chín. Này Tỳ-kheo, đógọi là chín nơi cư trú của chúng sanh. Các loài quần manhđã từng ở, đang ở, sẽ ở. Cho nên Tỳ-kheo, hãy tìm cầuphương tiện thoát ly chín nơi này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe nghững gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tasẽ nói về chín đức của sẩn nguyện[11], các ngươi hãysuy nghĩ kỹ, nay Ta sẽ diễn giải ý nghĩa này.”

CácTỳ-kheo vâng lời Phật giáo giới. Phật bảo các Tỳ-kheo:

“Thếnào là chín đức của sẩn nguyện? Tỳ-kheo nên biết, thíchủ đàn-việt phải thành tựu ba pháp; vật được thí cũngphải thành tựu ba pháp; người nhận vật cũng phải thànhtựu ba pháp.

“Thếnào là thí chủ đàn-việt kia phải thành tựu ba pháp? Thíchủ đàn-việt này thành tựu tín, thành tựu thệ nguyện,không sát sinh. Đó gọi là thí chủ đàn-việt thành tựu bapháp.

“Thếnào là vật được thí cũng phải thành tựu ba pháp? Vậtđược thí này phải thành tựu sắc, thành tựu hương, thànhtựu vị. Đó gọi là vật được thí thành tựu ba pháp.

“Thếnào là người nhận vật phải thành tựu ba pháp? Người nhậnvật này thành tựu giới, thành tựu trí tuệ, thành tựu tam-muội.Đó gọi là người nhận thí thành tựu ba pháp.

“Nhưvậy, nếu sự đạt-sẩn[12] thành tựu chín pháp này, sẽđưa đến quả báo lớn, đến chỗ cam lồ diệt tận. Phàmai là thí chủ muốn cầu phước này hãy tìm cầu phương tiệnthành tựu chín pháp này.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Đểthành tựu chín pháp. Những gì là chín? Mặt gượng,[13] chịunhục, tâm tham, keo kiết, tâm niệm không xả ly, hay quên, ítngủ, che dấu dâm dật,[14] và không biết đền trả là chín.Tỳ-kheo, đó gọi là thành tựu chín pháp.

“Tỳ-kheoác cũng thành tựu chín pháp. Thế nào là chín? Ở đây, Tỳ-kheoác làm mặt gượng, chịu nhục, tâm tham, keo kiết, hay quên,ít ngủ, dâm dật che dấu, không biết đền trả, [765b] niệmkhông xả ly. Đó là chín.

“Thếnào là Tỳ-kheo ác làm mặt gượng? Ở đây, Tỳ-kheo ác, điềukhông đáng tìm cầu mà tìm cầu, trái với hạnh Sa-môn. Tỳ-kheonhư vậy gọi là mặt gượng.

“Thếnào là Tỳ-kheo ác chịu nhục? Ở đây, Tỳ-kheo ác ở chỗcác Tỳ-kheo hiền thiện mà tự khen ngợi mình, hủy báng ngườikhác. Tỳ-kheo như vậy gọi là Tỳ-kheo ác chịu nhục.

“Thếnào là Tỳ-kheo sinh tâm tham? Ở đây, Tỳ-kheo thấy tài vàvật của người khác đều sinh tâm tham. Đó gọi là tham.

“Thếnào là Tỳ-kheo keo kiết? Ở đây Tỳ-kheo được y bát khôngcho người dùng chung, thường cất dấu cho riêng mình. Nhưvậy gọi là keo rết.

“Thếnào là Tỳ-kheo hay quên? Ở đây, Tỳ-kheo ác thường hay đểrơi rớt những lời hay, thiện; cũng không tư duy phương tiện,lại luận bàn về chuyện quốc gia binh chiến. Như vậy gọilà Tỳ-kheo ác thành tựu điều hay quên này.

“Thếnào là Tỳ-kheo ác ít ngủ? Ở đây, Tỳ-kheo ác, những phápcần tư duy mà không tư duy. Như vậy gọi là Tỳ-kheo ác ítngủ.

“Thếnào là Tỳ-kheo ác che dấu dâm dật? Ở đây, Tỳ-kheo ác chedấu những việc làm, không nói cho người khác, nghĩ rằng,‘Mong người khác không biết những việc ta làm[15] của ta.’Như vậy gọi là Tỳ-kheo che dấu những việc làm dâm dật.

“Thếnào là Tỳ-kheo ác không biết đền trả? Ở đây Tỳ-kheoác không có tâm cung kính, không hầu hạ sư trưởng, và tônkính những vị đáng quí trọng. Tỳ-kheo ác như vậy gọilà không biết đền trả.

“NếuTỳ-kheo ác thành tựu chín pháp này[16], niệm không xả ly,trọn không thành đạo quả. Cho nên, Tỳ-kheo, hãy suy niệmxả bỏ các pháp ác.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Chimkhổng tước thành tựu chín pháp. Những gì là chín? Ở đây,chim khổng tước hình dáng xinh đẹp, tiếng kêu trong suốt,bước khoan thai, đi đúng lúc, ăn uống điều độ, thườngnghĩ biết đủ, niệm không phân tán, ít ngủ nghỉ, lại cũngít ham muốn, biết đền trả. Này Tỳ-kheo, đó gọi là chimkhổng tước thành tựu chín pháp.

“Tỳ-kheohiền thiện cũng thành tựu chín pháp. Thế nào là chín? Ởđây, Tỳ-kheo hiền thiện tướng mạo xinh đẹp, tiếng nóitrong suốt, bước khoan thai, [765c] hành đúng lúc, ăn uốngcó điều độ, thường nghĩ biết đủ, niệm không phân tán,ít ngủ nghỉ, ít ham muốn, biết đền trả.

“Saogọi là Tỳ-kheo hiền thiện tướng mạo xinh đẹp? Tỳ-kheokia ra, vào, lui, tới, đi, đứng thích hợp, trọn không mấttư cách. Như vậy gọi là Tỳ-kheo hiền thiện tướng mạođoan chánh.

“Saogọi là Tỳ-kheo tiếng nói trong suốt? Ở đây, Tỳ-kheo khéophân biệt nghĩa lý, trọn không lẫn lộn. Như vậy gọi làTỳ-kheo tiếng nói trong suốt.

“Saogọi là Tỳ-kheo bước khoan thai? Ở đây, Tỳ-kheo biết đúngthời mà đi, không để mất thứ lớp; lại biết khi đángtụng thì biết tụng; khi đáng tập thì biết tập; khi đángim lặng thì biết im lặng; khi nên dậy thì biết dậy. Nhưvậy gọi là Tỳ-kheo bước khoan thai.

“Saogọi là Tỳ-kheo hành đúng lúc? Ở đây, Tỳ-kheo khi nên đithì đi, khi nên đứng thì đứng, tùy thời nghe pháp. Như vậygọi là Tỳ-kheo hành đúng lúc.

“Saogọi là Tỳ-kheo ăn uống điều độ? Ở đây, Tỳ-kheo đượcthức ăn dư còn lại, phân chia cho người, không tiếc nhữngcái mình có. Như vậy gọi là Tỳ-kheo ăn uống điều độ.

“Saogọi là Tỳ-kheo ít ngủ nghỉ? Ở đây, Tỳ-kheo vào đầuđêm tập tỉnh thức, tập ba mươi bảy phẩm đạo không đểrơi rớt, hằng làm thanh tịnh ý bằng kinh hành, khi nằm, khitỉnh thức; lại vào giữa đêm tư duy pháp sâu xa, đến lúccuối đêm nằm nghiêng hông phải sát đất, hai chân xếp lênnhau, tư duy về tưởng ánh sáng, rồi đứng lên kinh hành màlàm thanh tịnh ý. Như vậy gọi là Tỳ-kheo ít ngủ nghỉ.

“Saogọi là Tỳ-kheo ít ham muốn, biết đền trả ? Ở đây, Tỳ-kheothờ phụng Tam Tôn, vâng kính sư trưởng. Như vậy gọi làTỳ-kheo ít ham muốn, biết đền trả. Như vậy là Tỳ-kheohiền thiện thành tựu chín pháp, các ngươi hãy niệm tưởngphụng hành.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụnghành.

KINHSỐ 5[17]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nướcXá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườinữ thành tựu chín pháp để trói buộc người nam. Nhữnggì là chín? Ca, múa, kịch,[18] nhạc, cười, khóc, trau chuốtnghi dung,[19] huyễn thuật mê hoặc,[20] nhan sắc thể hình.[21]Trong tất cả hình thức ấy, chỉ có xúc[22] trói người chặtnhất, gấp trăm nghìn lần, không có gì để so sánh.

“Ởdây Ta thấy ý nghĩa này, xúc* trói người chặt nhất khôngcho ra thóat khỏi; [766a1] đó là sọi dây buộc chặt ngườinam vào người nữ. Cho nên, Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng xảbỏ chín pháp này.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6[23]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở Ưu-ca-la,[24]trong vườn trúc,[25] cùngđại chúng năm trăm Tỳ-kheo.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“NayTa sẽ nói pháp vi diệu cho các ông, phần đầu thiện, phầngiữa thiện, phần cuối thiện, nghĩa lý sâu nhiệm, tu hànhphạm hạnh thanh tịnh. Kinh này gọi là ‘Gốc của tất cảcác pháp.’[26] Các ngươi nên suy nghĩ kỹ.”

CácTỳ-kheo thưa:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

CácTỳ-kheo vâng lời Phật dạy. Phật bảo:

“Thếnào là gốc của tất cả các pháp? Ở đây, Tỳ-kheo, ngườiphàm phu không gặp lời dạy của Hiền thánh, cũng không gìngiữ lời dạy của Như Lai, không gần gũi thiện tri thức,không chịu nghe lời dạy của thiện tri thức. Chúng quán sátđất này mà biết như thật rằng, ‘Đây là đất; như thậtlà đất.’[27] Cũng vậy, đây là nước, là lửa, là gió.Bốn thứ này hợp lại thành con người.[28] Đó là sự vuithích của người ngu.[29] Hoặc Trời tự biết là Trời, thíchở cõi Trời.[30] Phạm thiên tự biết là Phạm thiên. ĐạiPhạm thiên tự biết là Đại Phạm thiên, không ai vượt qua.Trời Quang âm trở lại tự biết do trời Quang âm đến. TrờiBiến tịnh tự biết là trời Biến tịnh. Trời Quả thật[31]tự biết là trời Quả thật mà không lầm lẫn. Trời A-tỳ-da-đà[32]tự biết là trời A-tỳ-da-đà. Trời Không xứ tự biết làtrời Không xứ. Trời Thức xứ tự biết là trời Thức xứ.Trời Vô sở hữu xứ tự biết là trời Vô sở hữu xứ.Trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ tự biết là trời Phi tưởngphi phi tưởng xứ.

“Thấy,tự biết là thấy; nghe, tự biết là nghe; muốn, tự biếtlà muốn; trí, tự biết là trí;[33] một lọai tự biết làmột loại; nhiều loại tự biết là nhiều loại;[34] thảyđầy đủ tự biết là thảy đầy đủ; Niết-bàn tự biếtlà Niết-bàn, ở trong đó mà tự vui thích. Vì sao vậy? Vìchẳng phải là những lời nói của người trí.[35]

“Thánhđệ tử đến gặp bậc Thánh, vâng thọ pháp người, hầuhạ thiện tri thức, thường thân cận thiện tri thức,[36]quán sát đất, thảy đều biết rõ ràng từ đâu đến, cũngkhông đắm trước vào đất, [766b] không có tâm nhiễm ô.Nước, lửa, gió, cũng như vậy. Người, Trời, Phạm vương,Quang âm, Biến tịnh, Quả thật, trời A-tỳ-da-đà, Không xứ,Thức xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ; thấy,nghe, nhớ, biết; một loại, nhiều loại, cho đến đối Niết-bàncũng không đắm ở Niết-bàn, không khởi tưởng Niết-bàn.Vì sao vậy? Vì tất cả đều do khéo phân biệt khéo quánsát.

“NếuTỳ-kheo kia là A-la-hán lậu tận, việc cần làm đã xong, đãđặt gánh nặng xuống, đã dứt sạch nguồn gốc sinh tử,bình đẳng giải thóat.[37] Vị ấy có thể phân biệt đất,thấy không khởi tưởng đắm đất. Người, Trời, Phạm vươngcho đến Hữu tưởng vô tưởng xứ, cũng vậy; cho đến đốiNiết-bàn, cũng không đắm Niết-bàn, không khởi tưởng Niết-bàn.Vì sao vậy? Vì đều do đã diệt trừ dâm, nô, si mà đượcnhư vậy.

“Tỳ-kheo,nên biết, Như Lai, Chí chơn Đẳng chánh giác, đối với đấtkhéo hay phân biệt, cũng không đắm trước nơi đất, khôngkhởi tưởng về đất. Vì sao vậy? Vì do phá được lướiái mà được như vậy. Nhân hữu mà có sinh, nhân sinh mà cólão, tử, thảy đều trừ hết.[38] Cho nên Như Lai thành Vôthượng Chánh giác.”

Khiđức Phật nói những lời này, các Tỳ-kheo không lãnh thọnhững lời dạy này.[39] Vì sao? Vì do Ma Ba-tuần làm bế tắctâm ý.

“Kinhnày gọi là: ‘Gốc rễ của tất cả các pháp.’ Nay Ta nóiđầy đủ. Những điều mà chư Phật Thế Tôn cần làm, nayTa đã làm đầy đủ. Các ngươi hãy nghĩ tưởng ở nơinhàn tĩnh, dưới bóng cây, chánh ý ngồi thiền, tư duy diệunghĩa. Nay không làm, sau hối vô ích. Đây là những lời giáogiới của Ta.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở Ca-lan-đà, trong vườn trúc, thànhLa-duyệt, cùng đại chúng năm trăm Tỳ-kheo.

Bấygiờ, trong thành La-duyệt có một Tỳ-kheo mang trọng bệnh,rất khốn khổ, nằm đại tiểu tiện, không thể tự đứngdậy, cũng chẳng có Tỳ-kheo nào đến chăm sóc. Ngày đêmông xưng danh hiệu Phật: “Sao ta không được Thế Tôn thươngtưởng đến?”

Lúcấy Như Lai bằng thiên nhĩ nghe Tỳ-kheo kia đang than oán kêula, hướng về Như Lai. Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tavới các ngươi cùng đi xem xét các phòng, thăm viếng các trúxứ.”

CácTỳ-kheo thưa:

“Thưavâng, Thế Tôn!”

ThếTôn [766c] cùng với các Tăng Tỳ-kheo vây quanh lần lượt điqua các phòng. Khi ấy Tỳ-kheo bệnh từ xa trong thấy Thế Tônđến, liền từ chỗ ngồi muốn đứng dậy, mà không thểcử động được. Thế Tôn đến chỗ Tỳ-kheo, bảo rằng:

“Thôi,được rồi, Tỳ-kheo! Chớ cử động. Ta đã có chỗ ngồidọn sẵn để ngồi.”

Lúcấy Tỳ-sa-môn Thiên vương biết ý nghĩ của Như Lai, biếnmất khỏi thế giới Dã mã, hiện đến chỗ Phật, đảnhlễ sát chân rồi đứng sang một bên.

ThíchĐề-hòan Nhân biết ý nghĩ trong tâm Như Lai, liền đi đếnchỗ Phật.

Phạmthiên vương cũng biết ý nghĩ trong tâm Như Lai, bèn biến mấtkhỏi Phạm thiên, hiện đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chânPhật, ngồi qua một bên.

Tứthiên vương cũng biết ý nghĩ trong tâm Như Lai, đi đếnchỗ Phật, đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên.

Bấygiờ, Phật bảo Tỳ-kheo bệnh:

“Bệnhkhổ của ngươi nay có giảm, không tăng thêm chăng?”

Tỳ-kheothưa:

“Bệnhkhổ của đệ tử có tăng chứ không giảm, rất ít có aiđể nhờ cậy.”

Phậtbảo Tỳ-kheo:

“Ngườichăm sóc bệnh hiện ở đâu? Người nào đến chăm sóc bệnh?”

Tỳ-kheobạch Phật:

“Conmắc bệnh này, nhưng không người chăm sóc.”

Phậtbảo Tỳ-kheo:

“Trướckia, khi ngươi chưa bệnh, có đến hỏi thăm hỏi người bệnhkhông?”

Tỳ-kheobạch Phật:

“Conkhông hề đến thăm hỏi những người bệnh.”

Phậtbảo Tỳ-kheo:

“Ngươiở không được điều ích lợi ở trong chánh pháp. Vì sao?Tất cả do không đến thăm hỏi bệnh. Nay Tỳ-kheo, ngươichớ lo sợ, Ta sẽ tự thân cấp dưỡng ngươi, không đểthiếu thốn. Như Ta nay, trên trời và giữa người, đi mộtmình không bạn lứa, nhưng vẫn có thể chăm sóc tất cảbệnh nhơn; cứu giúp những ai không có người cứu giúp; làmcon mắt cho những ai mù tối; cứu chữa những ai tật bệnh.”

RồiThế Tôn tự mình dọn các thứ bất tịnh, lại trải tọacụ cho. Lúc ấy Tỳ-sa-môn Thiên vương cùng Thích Đề-hòanNhân bạch Phật:

“Chúngcon sẽ tự mình chăm sóc Tỳ-kheo bệnh này. Như Lai chớ lạinhọc sức.”

Phậtbảo chư Thiên:

“CácÔng, thôi đi được rồi, Như Lai sẽ tự biết thời. NhưTa nhớ lại, thủa xưa khi chưa thành Phật đạo, đang tu hạnhBồ-tát, đã từng xả bỏ mạng căn cho một com chim bồ câu,huống chi ngày nay đã thành Phật đạo mà bỏ Tỳ-kheo nàysao? Quyết không có việc này. Lại nữa, trước kia Thích Đề-hòanNhân không chăm sóc Tỳ-kheo bệnh này; Tỳ-sa-môn Thiên vương,Chủ hộ thế, cũng không chăm [767a1] sóc.”

Khiấy, Thích Đề-hòan Nhân cùng Tỳ-sa-môn Thiên vương đềuim lặng không đáp.

Bấygiờ, Như Lai tự tay cầm chổi quét dọn đất dơ, rồi trảibày tọa cụ, lại giặt giũ ba pháp y cho ông, nâng đỡ tỳ-kheobệnh cho ngồi vào trong nước sạch mà tắm gội. Chư Thiênở trên dùng nước thơm rưới xuống.

Thềtôn sau khi đã tắm gội cho Tỳ-kheo rồi, dìu ngồi lại lêngiường, tự tay trao thức ăn. Khi Thế Tôn thấy Tỳ-kheo ănxong, bèn rửa bát và bảo Tỳ-kheo kia:

“Nayngươi nên xả bệnh ba đời. Vì sao? Tỳ-kheo, nên biết, sinhcó sự nguy khốn là ở trong bào thai. Sinh thì có già. Phàmngười già, hình suy khí cạn. Nhân già có bệnh. Phàm ngườibệnh, ngồi nằm rên rỉ, bốn trăm lẻ bốn thứ bệnh đềuđến cùng lúc. Nhân bệnh có chết. Phàm người chết, thầnvà xác phân ly, nhắm theo đường lành dữ. Nếu ai tội nhiềusẽ vào địa ngục, núi đao rừng kiếm, xe lửa, lò than, ănuống đồng sôi. Hoặc làm súc sanh, bị người sai sử, ăntòan rơm cỏ, chịu khổn vô cùng. Lại ở trong vô số kiếpkhông thể tính đếm làm thân ngạ quỷ, thân dài mười dotuần, cổ nhỏ như cây kim, lại bị nước đồng sôi rótvào miệng. Trải qua vô số kiếp, mới được làm thân người,lại bị đánh đập, tra khảo, không thể kể hết. Lại đượcsinh lên trời ở trong vô số kiếp, cũng trải qua ân ái, hộihọp, lại gặp ân ái biệt ly, tham dục không chán đủ. Khiđược đạo Hiền thánh, bây giờ mới lìa khổ.

“Cóchín hạng người lìa được khổ hoạn. Những gì là chín?Hướng A-la-hán, đắc A-la-hán; hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm;hướng Tư-đà-hàm, đắc Tư-đà-hàm; hướng Tu-đà-hòan, đắcTu-đà-hòan và, người chủng tánh[40] là chín.

“NàyTỳ-kheo, Như Lai xuất hiện thế gian được nói là rất khógặp, thân người khó được, sinh nhằm trung bộ cũng khóđược, gặ gỡ thiện tri thức cũng vậy. Nghe pháp đượcgiảng thuyết cũng rấ khó. Pháp pháp tương sinh, thật lâumới có một lần.

“Tỳ-kheonên biết, nay Như Lai xuất hiện ở thế gian, ngươi đượcnghe chánh pháp, các căn không thiếu để có thể nghe chánhpháp kia, mà nay không ân cần, sau này hối không kịp. Đâylà những lời giáo giới của Ta.”

Bâygiờ, Tỳ-kheo bệnh kia sau khi nghe Như Lai dạy, được nhìnrõ tôn nhan, liền ngay trên chỗ ngồi mà đạt được [767b]ba minh, dứt sạch các lậu, tâm giải thoát.[41] Phật bảoTỳ-kheo:

“Ngươiđã hiểu rõ nguồn gốc của bệnh rồi chưa?”

Tỳ-kheobạch Phật:

“Conđã hiểu rõ căn nguyên bệnh. Xa lìa sinh, già, bệnh, chếtnày đều là nhờ thần lực của Như Lai gia bị, nhờ bốnvô lượng tâm bao trùm khắp tất cả, không lường, khônggiới hạn, không thể kể hết. Thân, khẩu, ý trong sạch.”

ĐứcThế Tôn sau khi thuyết pháp đầy đủ rồi, liền từ chỗngồi đứng dậy mà đi. Bấy giờ Thế Tôn bảo Tôn giả A-nan:

“Ngươihãy đánh kiền chùy, gọi các Tỳ-kheo có mặt tại thành La-duyệttập trung tất cả tại giảng đường Phổ hội.”

A-nanvâng lời Phật dạy, họp các Tỳ-kheo tại giảng đườngPhổ hội, rồi đến trước Phật bạch rằng:

“CácTỳ-kheo đã họp. Cúi xin Thế Tôn biết thời.”

ThếTôn đi đến chỗ giảng đường, ngồi lên chỗ đã dọn sẵn.Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cácngươi xuất gia học đạo vì sợ quốc vương, giặc cướpchăng? Hay là, Tỳ-kheo, do bởi tín tâm kiên cố mà tu phạmhạnh vô thượng, muốn được xả ly sinh, già, bệnh, chết,ưu bi, khổ não, và cũng muốn dứt lìa mười hai sự lôi keo[42]?”

CácTỳ-kheo thưa:

“Thậtnhư vậy, Thế Tôn.”

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

“Vìmục đích mà các ngươi xuất gia học đạo, cùng một Thầy,hòa một như nước với sữa, nhưng lại không chăm sóc lẫnnhau. Từ nay về sau hãy chăm sóc lẫn nhau. Nếu Tỳ-kheo bệnhnào không có đệ tử, trong chúng hãy cử người theo thứtự chăm sóc người bệnh. Vì sao? Ngoài đây ra, Ta không thấynơi nào mà sự bố thí có phước hơn chăm sóc người bệnh.Chăm sóc người bệnh cũng như chăm sóc Ta không khác vậy.”

RồiThế Tôn bèn nói kệ này:

Nếucó cúng dường Ta,

Cùngchư Phật quá khứ;

Phướcđức thí cho Ta,

Nhưnuôi bệnh không khác.

ThếTôn sau khi dạy những lời này xong, bảo A-nan:

“Từnay về sau, các Tỳ-kheo hãy nên chăm sóc lẫn nhau. Nếu cóTỳ-kheo nào biết mà không làm sẽ căn cứ vào pháp luậtmà xử trị. Đây là những lời giáo giới của Ta.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8[43]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóchín hạng người đáng kính, đáng quí, cúng dường họ thìđược phước. Những gì là chín? Hướng [767c] A-la-hán, đắcA-la-hán; hướng A-na-hàm, đắc A-na-hàm; hướng Tư-đà-hàm,đắc Tư-đà-hàm; hướng Tu-đà-hòan, đắc Tu-đà-hòan vàngười hướng chủng tánh [44] là thứ chín.

“Nàycác Tỳ-kheo, đó gọi là chín hạng người mà ai cúng dườngđến sẽ được phước, trọn không mảy may giảm thiểu.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở Ca-lan-đà, trong vườn trúc, thành La-duyệt,cùng đại chúng năm trăm Tỳ-kheo.

Bấygiờ, Vương tử Vũ-hô[45] đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sátchân, ngồi qua một bên. Lúc ấy Vương tử Vũ-hô bạch ThếTôn:

“Contừng nghe, Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc[46] cùng bà-la-môn Lô-ca-diên[47]luận biện với nhau, nhưng Tỳ-kheo này không trả lời được.Con cũng từng nghe, trong chúng đệ tử Như Lai, người có cáccăn ám độn, không có tuệ sáng, không ai hơn Tỳ-kheo này.

“Tronghàng Ưu-bà-tắc Như Lai ở tại gia, người Cù-đàm họ Thíchtrong thành Ca-tỳ-la-vệ có các căn ám độn, tình ý bế tắc.”

Phậtbảo Vương tử:

“Tỳ-kheoChu-lợi-bàn-đặc có sức thần túc, được pháp thượng nhơn,không học tập theo lối đàm luận của thế gian. Hơn nữa,Vương tử nên biết, Tỳ-kheo này có được diệu nghĩa.”

Vươngtử Vũ-hô bạch Thế Tôn:

“TuyPhật có nói như vậy, nhưng trong ý con vẫn có suy nghĩ này:‘Sao có thần lực lớn mà không thể biện luận với ngoạiđạo dị học?’ Nay con thỉnh Phật cùng Tăng Tỳ-kheo,chỉ trừ một người Chu-lợi-bàn-đặc.”

ThếTôn im lặng nhận lời thỉnh. Sau khi thấy Thế Tôn đẫ nhậnlời thỉnh rồi, Vương tử liền từ chỗ ngồi đứngdậy, đảnh lễ sát chân Thế Tôn, nhiễu quanh ba vòng rồilui đi. Liền đêm đó, ông sửa sọan các thứ đồ ăn thứcuống ngon ngọt, trải tọa cụ tốt. Sau đó, đến trình đãđúng giờ.

Bấygiờ, Thế Tôn đưa bát cho Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc giữở lại sau, rồi dẫn các Tỳ-kheo vây quanh trước sau vàothành La-duyệt, đến chỗ Vương tử kia, mọi người theo thứlớp mà ngồi. Bấy giờ, Vương tử bạch Thế Tôn:

“Cúixin Như Lai trao bát cho con. Con sẽ tự tay dâng thức ăn choNhư Lai.”

Phậtbảo Vương tử:

“Bátở chỗ Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc, không mang đến đây.”

Vươngtử bạch Phật:

“Cúixin Thế [768a1] tôn sai một Tỳ-kheo đến lấy bát lại.”

Phậtbảo Vương tử:

“Ông hãy tự mình đến đó lấy bát của Như Lai mang lại đây.”

Bấygiờ Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc hóa làm năm trăm cây hoa. Dướimỗi cây đều có Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc ngồi. Vương tửsau khi nghe Phật dạy bèn đi lấy bát. Từ xa nhìn thấy dướinăm trăm cây đều có Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc đang ngồithiền, buộc niệnm ở trước không bị phân tán, ở dướibóng cây. Thấy vậy, ông suy nghĩ: ‘Người nào là Tỳ-kheoChu-lợi-bàn-đặc?’ Rồi Vương tử Vũ-hô trở lại chỗThế Tôn, bạch Phật:

“Conđến trong vườn kia, thấy toàn là Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc,không biết người nào là Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc.”

Phậtbảo Vương tử:

“Ônghãy quay trở lại khu vườn, đứng chính giữa mà búng ngóntay, nói như vầy: Vị nào thật sự là Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-trà,xin rời chỗ ngồi đứng dậy.”

Vươngtử Vũ-hô vâng lời dạy, trở lại khu vườn, đứng ở giữavườn mà nói như vầy: ‘Vị nào thật sự là Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc,xin ngài liền từ chỗ ngồi đứng lên.” Vương tử nói lờinày xong, tức thì năm trăm Tỳ-kheo biến hóa kia tự nhiênbiến mất, chỉ còn lại một Tỳ-kheo Châu-lợi-bàn-trà.”

Vươngtử Vũ-hô cùng Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc đến chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên. Bấy giờ Vương tửVũ-hô bạch Phật:

“Cúixin Thế Tôn, con nay xin sám hối, tự trách mình không tin nhữnglời dạy của Như Lai. Tỳ-kheo này thật có thần túc, cóoai lực lớn.”

Phậtbảo Vương tử:

“Tanhận lời Ông sám hối. Những gì Như Lai nói, không có hailời. Lại nữa, thế gian này có chín hạng người qua lại.Thế nào là chín? Một, đoán biết ý nghĩ của người; hai,nghe rồi mới biết; ba, xem tướng sau đó mới biết; bốn,quán sát nghĩa lý sau đó mới biết; năm, biết vị nếm[48]sau đó mới biết; sáu, biết nghĩa biết vị nếm[49] sau đómới biết; bảy, không biết nghĩa không biết vị*; tám họcở sức thần túc tư duy;[50] chín, nghĩa được nhận rấtít. Vương tử, đó là chín hạng người xuất hiện thế gian.Như vậy, Vương tử người xem tướng kia, trong tám hạng người,là tột bậc nhất, không ai hơn được.

“NayTỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc chỉ tập thần túc, chứ không họcpháp khác. Tỳ-kheo này thường dùng thần túc thuyết phápcho người.

“Ởđây tỳ-kheo A-nan của Ta xem tướng [768b] mà đoán biết ýnghĩ của người, biết Như Lai cần cái này, không cần cáinày; cũng biết Như Lai sẽ nói việc này, bảo xa lìa việcnày. Tất cả đều biết rõ ràng. Như nay, không có ai vượtlên trên Tỳ-kheo A-nan về việc xem rộng các nghĩa kinh khôngđâu không khắp .

“Lạinữa, Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc này có thể hóa một thânthành nhiều thân, rồi hiệp trở lại thành một. Tỳ-kheonày ngày sau sẽ diệt độ ở giữa hư không. Ta không thấyngười nào khác diệt độ như Tỳ-kheo A-nan và Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặcnày.”

Bấygiờ, Phật lại bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheođệ nhất trong hàng Thanh văn của Ta, biến hóa thân hình còthể lớn hay nhỏ, không có ai để sánh như Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc.”

Bấygiờ, Vương tử Vũ-hô tự tay châm đồ ăn thức uống cúngdường chúng Tăng. Rửa bát xong, ông lấy ghế nhỏ ngồi trướcNhư Lai, chấp tay bạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn cho phép Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc thường đếnnhà con. Tùy theo chỗ cần dùng như y phục, các đồ linh tinhkhác của Sa-môn, thảy đều nhận tại nhà con. Con sẽ cungcấp những thứ cần dùng suốt đời.”

Phậtbảo Vương tử:

“Vươngtử, Ông hướng về Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặc sám hối, tựmình thưa thỉnh. Vì sao? Người không trí mà muốn phân biệtngười có trí; trường hợp này khó gặp. Nói rằng ngườitrí có thể phân biệt người trí, lý này có thể có.”

Bấygiờ Vương tử Vũ-hô tức thì hướng về Tỳ-kheo Chu-lợi-bàn-đặclễ và tự xưng danh tánh, cầu sám hối:

“Tỳ-kheođại thần túc, con đã sinh ý khinh mạn! Từ nay về sau khôngdám tái phạm. Cúi xin ngài nhận sự sám hối. Con không dámtái phạm.”

Tỳ-kheoChu-lợi-bàn-đặc đáp:

“Tôinhận Ông hối lỗi. Sau chớ tái phạm, cũng chớ hủy bángHiền thánh nữa. Vương tử, nên biết, chúng sanh nào hủybáng Thánh nhơn tất sẽ bị đọa vào ba đường ác, sinh vàotrong địa ngục. Vương tử hãy học điều này như vậy.”

Bấygiờ Phật nói pháp vi diệu cho Vương tử Vũ-hô, khuyến khíchkhiến hoan hỷ, rồi ngay trên chỗ ngồi diễn nói chú nguyệnnày:

Tếtự: lửa trên hết;

Kinhsách: tụng trên hết;

Cõingười: vua là tôn;

Cácsông: biển đứng đầu;

Cácsao: trăng sáng nhất;

Ánhsáng: mặt trời nhất;

[768c]Trêndưới cùng bốn phưong,

Nhữngvật có hình dáng,

Trờicùng người thế gian:

Phậtlà đấng tối tôn.

Aimuốn cầu phước kia

Cúngdường Phật chánh giác.[51]

ThếTôn sau khi nói bài kệ này xong, rời chỗ ngồi đứng dậy.Bấy giờ, Vương tử Vũ-hô nghe những gì Phật dạy, hoan hỷphụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, A-nan bạch Thế Tôn:

“Nóithiện tri thức, đó là một nửa của người phạm hạnh,[52]hướng dẫn đường lành đến vô vi.”

Phậtbảo A-nan:

“Chớnói vầy, rằng thiện tri thức, đó là một nửa của ngườiphạm hạnh. Vì sao? Thiện tri thức là toàn bộ của ngườiphạm hạnh, cùng giúp đỡ, trông coi, hướng dẫn nhau theocon đường lành. Ta cũng do thiện tri thức mà thành Vô thượngChánh chơn Đẳng chánh giác. Do thành đạo quả, độ thoátchúng sanh không thể kể hết, thảy đều thóat sinh, lão, bệnh,tử. Do phương tiện này mà biết, thiện tri thức là toànbộ của người phạm hạnh.

“Lạinữa, A-nan, nếu người thiện nam kẻ tín nữ thân cận thiệntri thức thì tín căn sẽ được tăng thêm, các phẩm đứcvăn, thí, huệ thảy đều đầy đủ. Giống như trăng đanglúc tròn đầy, ánh sáng càng tăng dần gấp bội hơn trước.Đây cũng như vậy, nếu có người thiện nam, kẻ tín nữnào gần gũi thiện tri thức thì tín, văn, thí, huệ thảyđều tăng thêm. Do phương tiện này mà biết thiện tri thứclà toàn bộ của người phạm hạnh. Nếu ngày xưa Ta khôngthân cận thiện tri thức, chắc chắn không gặp Phật ĐăngQuang để được thọ ký. Vì thân cận thiện tri thức nênTa được gặp Phật Đề-hòa-kiệt-la[53] thọ ký. Do phươngtiện này mà biết thiện tri thức là toàn bộ của ngườiphạm hạnh.

“A-nan, hiện tại nếu thế gian không có thiện tri thức sẽkhông có trật tự của tôn ti; cha mẹ, sư trưởng, anh em,tông thân, tất sẽ cùng loài với heo, chó không khác, tạocác duyên ác, gieo tội duyên địa ngục. Nhờ thiện tri thứcmà phân biệt có cha mẹ, sư trưởng, anh em, tông thân.”

RồiThế Tôn liền nói kệ này:

Thiệnhữu, phi ác hữu,

Thânpháp, không vi ăn[54],

[769a]Dẫndắt lên đường lành.

Phậtnói, thân đó nhất.

“Chonên, A-nan, chớ nói rằng thiện tri thức là một nữa phạmhạnh.”

Bấygiờ, A-nan sau khi nghe những điềuì Phật dạy, hoan hỳ phụnghành.

KINHSỐ 11[55]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt,cùng với đại chúng năm trăm Tỳ-kheo.

Lúcấy, Thích Đề-hoàn Nhân biến mất khỏi trời Tam thập tam,hiện đến chỗ Phật, đảnh lễ sát chân, rồi đứng quamột bên, bạch Phật:

“Trờicùng con người có niệm tưởng gì? Ý cầu mong những gì?”

Phậtbảo:

“Thếgian trôi nổi, tánh chất không đồng, định hướng khác biệt,niệm tưởng chẳng phải một. Thiên Đế nên biết, vô sốa-tăng-kỳ kiếp xưa kia, Ta cũng sinh ý nghĩ này: Loài trờivà chúng sanh, ý thú hướng về đâu? Ước nguyện điều gì?Từ kiếp đó đến nay, Ta không thấy tâm của một ai giốngnhau. Thích Đề-hòan Nhân nên biết, chúng sanh thế gian khởitưởng điên đảo: vô thường chấp tưởng thường, khôngphải lạc cho là tưởng lạc, không ngã chấp có tưởng ngã,không phải tịnh chấp có tưởng tịnh, đường chánh khởitưởng đường tà, ác khởi tưởng phước, phước khởi tưởngác. Do phương tiện này nên biết, căn tánh của các loài chúngsanh thật khó lường, tánh hạnh chúng khác biệt nhau. Nếutất cả chúng sanh đều cùng một tưởng, không có nhiềutưởng, thì không thể nhận biết có chín chỗ cư trú củachúng sanh[56], cũng khó phân biệt được chín nơi cư trú củachúng sanh này; chỗ thần thức y tựa cũng lại khó rõ, cũngkhông biết có tám địa ngục lớn, cũng khó biết nơi hướngđến của súc sanh, không phân biệt có sự khổ của địangục, không biết có sự hào quí của bốn dòng họ, khôngbiết con đường dẫn đến chỗ A-tu-la, cũng lại không biếtcó trời Tam thập tam. Giả sử tất cả đều cùng một tâm,sẽ như trời Quang âm. Vì chúng sanh có nhiều loại thân khácnhau, nhiêu tưởng niệm cũng khác nhau, cho nên biết có chínnơi cư trú của chúng sanh, chín nơi thần thức y tựaại;biết có tám địa ngục lớn, ba đường ác, cho đến trờiTam thập tam. Do phương tiện này mà biết tánh của các loàichúng sanh không đồng, những điều chúng làm đều khác.”

Lúcấy, Thích Đề-hoàn Nhân bạch Thế Tôn:

“Kỳdiệu thay, những điều Như Lai đã nói! Tánh và hành củachúng sanh không đồng, tưởng niệm mỗi khác. Vì hành vi củachúng sanh kia [769b] không đồng, nên đưa đến xanh, vàng, trắng,đen,[57] cao thấp không đều.

“BạchThế Tôn, chư thiên bận rộn nhiều việc, con muốn quay trởvề trời.”

Phậtbảo Thích Đề-hòan Nhân:

“Nênbiết đúng thời.”

Lúcấy Thích Đề-hòan Nhân liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnhlễ sát chân Phật, rồi lui đi.

ThíchĐề-hoàn Nhân sau khi nghe những điều Phật dạy, hoan hỷphụng hành.

Kệtóm tắt

Chíncư, thẩn, khổng tước

Tróibuộc, căn bản pháp,

Bệnh,cúng dường, Bàn-đặc

Phạmhạnh, tưởng đa dạng.[58]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567