Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm

24/10/201015:56(Xem: 6301)
Phẩm Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm

KINH LĂNG GIÀTÂM ẤN
Thiền Sư Hàm Thị Sớ Giải
Hoà Thượng Thích Thanh Từ Việt Dịch
Thiền Viện Thường Chiếu

PHẨM NHẤT THIẾT PHẬT NGỮTÂM


Tánh của pháp giới vốn không có ngộ mê, các loài hàm thức tự phân chân vọng.Chân vọng vốn nơi một tâm, mê ngộ bày ra muôn pháp. Pháp không có pháp khác màdường như các pháp hiện tiền. Tâm không có tâm khác mà rõ ràng thành thức tươngtục. Nguyên nhân chỗ tột chân mà bất giác, vọng động nên tưởng sanh. Đạt vọngvốn chân, biết chân thì tưởng diệt. Thế nên mười hai loài chúng sanh vốn làPhật mà dối thấy có lưu chuyển. Ba mươi hai tướng hiện sẵn trong tướng phàm phumà trở thành điên đảo. Cho nên, Thế Tôn đại giác của chúng ta mới cổi chiếc áoquý báu, mà mặc chiếc áo nhơ rách. Chỉ nơi chân tế (mé thật) là vô minh, nóinhư huyễn là hư ngụy. Căn thân và khí giới đều tùy tình lượng mà phân chia. CõiPhật và ứng thân đều y nơi trí chiếu mà có sai biệt. Như gương sáng tùy vật màhiện hình đẹp xấu. Cái rỗng sáng vô tướng vốn là lặng lẽ. Ví như mặt trăng tùyngười mà có đi lại, chỉ người tự thấy, ánh sáng vằng vặc treo giữa hư không vẫnkhông khuyết. Đến hình đẹp xấu để bàn về ánh sáng của gương, căn cứ nơi ngườiđi lại để xem thể mặt trăng, thảy đều do con mắt bệnh. Đây là chỗ thánh tríkhông cho im lặng vậy.

Cái rỗng sáng vô tướng đâu cho nói bàn, chỉ nói chẳng phải đẹp chẳng phải xấu.Ánh sáng vằng vặïc treo giữa hư không, không cần chỉ bày, chỉ nói không phải đikhông phải đến. Mong chạm mắt để ngộ tâm, chỉ sợ bỏ mặt trăng mà nhìn ngón tay.Nhân xấu mà chỉ ra đẹp, tức nơi đến mà nói đi. Xét tột ánh sáng gương tìm khôngra tướng xấu thì tướng đẹp làm sao có đối đãi? Tìm cùng cái thể của mặt trăngkhông có dấu đến thì đi làm gì có? Đẹp xấu đều là vọng, thể gương vốn không,đến đi thảy dối, chất mặt trăng vẫn sáng.

Vì thế, một trăm lẻ tám câu bặt dứt nói năng, ngay đó để phát minh nghĩa gì?Tám thứ thức xét cùng là sanh diệt, từ vô thủy nó là hư dối không phải nhân.Chân trí vốn không phân biệt bèn trở thành tâm bất giác. Vì cái bản tịch chẳnggiữ linh nguyên mà biến thành thức vọng động. Tâm chẳng sanh thức, hằngNiết-bàn mà ở trong lưu chú (thức lưu chú). Thức chẳng lìa tâm, luống sanh tửmà ở trong thường trụ (Niết-bàn). Một phen con mắt bệnh thì ngàn hoa đốm rốiloạn trong hư không. Một phen vọng che tâm thì các tình lượng đóng cửa trí.Bệnh hết con mắt vẫn còn, hoa đốm sạch hư không vẫn trong. Vọng sạch thì tâmtròn, tình mất thì trí sáng.

Nếu như trí bị bít trong cửa tình thì toàn trí đều là tình. Tâm mờ mịt trongbiển thức tức toàn tâm là thức. Sức huân biến không thể nghĩ bàn, mé thật sanhtử thật khó biết. Nếu các thứ hư vọng mà có nhân để nương thì sự tương tục củacăn và thức đâu có thể dừng. Nếu chẳng chuyển lại cái chân thức kia, ắt sanhchấp lầm là sanh nhân. Thức lưu chú bởi mê nên có nhãn thức, sắc trần, ánh sángchung hợp. Nếu chấp tánh thắng diệu cho là thức, có khác gì kẻ ngu tìm lôngrùa, ép cát lấy dầu. Vọng chấp có không nhân quả thành rỗng. Thảy do chẳng rõđược hiện tiền bèn cho là riêng có. Cũng bởi chưa từng thấy chỗ tột cùng mớilầm chấp là minh sơ.

Do tâm không có mé trước, phàm có hiện ra đều bởi mê mà sanh. Thức không códuyên sau, chỉ rõ được tướng ban đầu thì thảy đồng huyễn hóa. Chán sanh ưalặng, diệt các thứ nhiếp thọ, liền thấy chỗ chung cục của cảnh giới. Bỏ vọngchứng chân, đã thành đối trị, cũng chưa rõ đầu mối sanh diệt. Bởi lẽ ngộ khôngcó sai biệt, mà mê có cạn sâu. Tâm không có đồng khác mà thức có ranh vực. Thếnên biển tàng thức khó lường, giác tâm thì thường trụ. Sanh tử và Niết-bànkhông có người tạo, dựng lập phàm thánh chỉ là cái bóng rỗng. Chỗ hiện của vọngtưởng, chỗ hành của thánh trí, căn trần tâm thức đều chẳng lìa nhất chân, mà bờmé mê ngộ thường xa. Trên tánh chân như tình tưởng mỗi cái có khác, ấy là lý dothăng trầm trong sáu thú. Trong pháp vô vi trí và hạnh có nhiều đường, nhân đómà tứ thánh có cao thấp.

Thức thứ tám chỉ có lỗi mê, nên sóng mòi nổi dậy, song tánh ướt trong biển vẫnthường còn. Bảy chuyển thức vốn không có nhân chân thật, tuy lóng trong yênlặng mà dòng tinh trạm (thức thứ tám) sức nó chưa dừng. Cho nên cái tinh trạmhợp chẳng lìa mé thức, đây càng thấy rõ bởi do xúc mà sanh thọ. Toàn sóng lànước, vì chỉ cho kẻ ngu nên dùng môn bất nhị. Lý chân thật thì lìa ngôn ngữ,chính là chỗ tự ngộ của người tiến tu. Tột cùng bi trí tròn đầy ba tướng (giảithoát, ly, diệt) nơi nguồn giác. Trừ sạch thức hiện lưu vượt khỏi ngũ pháp(danh, tướng, phân biệt, chánh trí, như như ) ra ngoài chỗ nghĩ bàn.

Kẻ bỏ tự tông (tâm) này liền rơi vào tà kiến. Chẳng rõ tự tâm hiện ra, dối nóicó sanh nhân (có cái đầu mối sanh ra). Người xét biết muôn pháp về không, lạirơi vào đoạn diệt. Tìm cùng lý do của sừng thỏ, chia chẻ tột chi tiết của sừngtrâu, mới biết đối đãi nhau, cuối cùng thuộc vô nhân (không có nguyên nhân).Nương nơi không nên có sắc, nương nơi sắc nên có không, phân biệt rõ ràng.

Bỏ sắc để thấy không, bỏ không để tìm sắc thì lấy bỏ đành rành. Đâu biết đồngthời liền hiện, cảnh trong mộng đâu có trước sau. Hai tướng không khác, sau khigiác ngộ ai còn thấy kia đây?

Ngộ thì hoàn toàn ngộ, biết rõ vọng thì đâu cần phá trừ. Mê mà không biết mê,nhân căn cơ bèn có đốn tiệm. Lìa ấm, giới, nhập được diệt môn giải thoát. Bàythí, giới, nhẫn hiển đạo ba-la-mật. Phá cái phàm tình chấp ấm này, dẹp cái dịthuyết chấp vô nhân kia. Chỉ rõ duyên khởi không tánh, do vọng mà có tưởngsanh. Nêu rành vọng tưởng từ nơi mê, nên tình lượng không có thật thể. Dẫn trởvề tự giác, chóng vào lý quên lời. Bỏ cái tâm phan duyên theo năng và sở, rõcái tướng tột cùng sai biệt. Nói có chia báo thân, hóa thân, mà thừa thì khônghai không ba. Thanh văn biết như thật nên chỉ khác với hàng ngoại đạo. Bồ-tátchẳng quên bản nguyện, vẫn còn ngại ưa vắng lặng. Về đệ nhất nghĩa đế còn chẳngphải cảnh giới của Nhị thừa. Huống là “tánh thường” chẳng thể nghĩ bàn thì đâuđồng với tướng nhân của ngoại đạo. Tự giác cái chân nhân thì thật có tự tánh,vô thường tướng khác chỉ rơi vào chỗ nghĩ bàn. Tánh bản trụ không thuộc về thấynghe, do dính với cảnh sở tri bèn đem cái giác biến thành cảnh. Thánh trí vượtngoài phân biệt, chỉ chớ mê niệm hiện tại, mới thấy rõ lý tâm không thể nóinăng.

Bởi không giác ngộ tự tâm, nên tùy sự tu tập mà sanh ra các thừa, mỗi thừa tựthành chủng tánh. Chẳng phải không có Phật tánh, Phật thừa thần lực nhiếp hóachúng xiển-đề, ắt cũng có nhân duyên. Cho nên biết mê ngộ đồng duyên mà tâmbiết mỗi người có khác. Thánh và phàm đồng một chân thật, bởi giác và tưởng màcó phân chia. Như đồng ấm, giới, nhập mà một bên thấy là ta là người, một bênthấy là vô ngã, nghĩa thật do đó mà cách xa. Như tâm, ý, thức có pháp cho làtức ngã, có pháp cho là ly ngã, mà thể giác chưa từng biến đổi. Bởi phá chấptrở về chân thật, nên lập tánh có ba (biến kế, y tha, viên thành). Nhân nơi ngãchỉ bày là không, nên thành có hai trí (nhân không, pháp không). Thấu rõ thậttướng các pháp thì nơi danh, tướng tức là như như. Khéo biết tự tánh chân khôngthì vọng tưởng biến thành chánh trí.

Bồ-tát như tự tánh vọng tưởng, y duyên khởi mà đối hiện sắc thân. Vào chỗ chưpháp như huyễn mà không rơi vào có và không, khắp dạo các cõi nước. Rộng độchúng sanh mà không có chúng sanh được diệt độ. Hiện bày huyền nghĩa đâu rơivào nói năng. Vì đối trị tâm phân biệt nên nói không có cảnh giới. Dẹp trừ cáitưởng vô ngã, vì nói môn Như Lai tàng. Chớ kẹt vào cái khéo phương tiện, chỉnên chứng pháp ở trong. Cái lý “không không” sâu xa chẳng phải do ngôn ngữ cóthể bày hiện. Người tăng tiến bậc thượng thượng sẽ được chỗ sở hành của tựgiác. Lìa tứ cú (có, không, cũng có cũng không, chẳng phải có chẳng phảikhông), vượt ngoài tam chi (tông, nhân, dụ), hiện trong bóng sáng trăng nước,ra ngoài kiến lập và phỉ báng.

Thiền-na bày bốn (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền), về thánh lạc chỉcó ba. Không, vô tướng, vô nguyện đối với thật đế rất là phù hợp. Thọ, tịchtịnh, giác tri trong thân chỉ nên thầm hợp. Làm tiêu băng tâm ý thức sanh tử,trở về nước Như Lai tạng Niết-bàn. Tự tánh không việc, chẳng phải đoạn chẳngphải thường. Hoa giác như huyễn chẳng hoại cũng chẳng tử. Cho nên ngoài tự tánhvọng thấy có Niết-bàn, đều thuộc về nhân duyên thì chỉ có nói năng. Pháp nhưhuyễn hằng ở trong sanh tử đồng với hoặc loạn, mà ngay đó là vô sanh. Vì khôngtánh nên nói vô sanh. Vì vô sanh nên nói như huyễn. Pháp như huyễn chẳng rờicảnh giới Văn Thù và Phổ Hiền, nên không thể nói năng. Lý vô sanh tánh nó là ly,nên không phải chỗ biết của ngoại đạo và Tiểu thừa, nên dứt nghĩ bàn.

Tứ quả chẳng ngoài tâm lượng, nhị giác đều do chọn lựa Niết-bàn. Lìa thứclại-da không có tánh chứa đựng. Lìa cái bất giác thì không có lại-da. Bảychuyển thức vốn là vô sanh, luống phân biệt nên tăng thêm bất giác. Bởi bấtgiác nên duyên khởi vọng có tướng sanh, giác được cái vọng do mê thì tánh Viênthành tự hiện.

Mười phương ba đời đồng là nhất thừa, thế và xuất thế gian vốn không có hai cáingã. Thấu được cái chân truyền, vọng tưởng không tánh, suốt yếu chỉ tự giác,không do nơi người. Mới biết tâm chẳng sanh duyên, duyên chẳng sanh tâm. Tâm vàduyên cả hai đều bặt thì tịch chiếu khắp hà sa. Sự và lý dung thông nhau, khôngvà hữu, bóng hiện trong hải ấn. Một địa (địa vị Bồ-tát từ sơ địa đến thập địa)là tất cả địa, tất cả địa là một địa. Rõ thấu pháp vốn vô sanh thì dung hộiđược hình bóng trong gương và nước. Thuận tánh khởi dụng thì xếp đặt các chủngloại ở chốn không minh. Đoạn ngoại sắc của La-hán, hại hữu tâm của giác thân.Phật không có tự và tha, pháp đồng xưa và nay. Cứu kính trọn không có một chữ,tùy loài bèn có ba thân.

Nếu chấp có, trở lại kẹt nơi vô nhân. Nếu nhận không bèn thành hoại pháp. Phápgiới vốn tự vô sanh, do vọng nên theo duyên khởi. Tánh tướng vắng lặng, đâu chocó tâm chấp hữu. Nhân quả rõ ràng, khó khỏi cái nghiệp vô tác. Có không đềuchẳng chấp mới vào được tự tông (tâm tông). Phương tiện tùy cơ không thể chẳngnói. Nhân nơi tông (tâm) khởi lời nói, do lời nói đạt được tông (tâm). Các thứchẳng thật tức là cái đệ nhất như thật tự tánh vốn không. Chỗ vọng tưởng phátsanh, tức là vọng tưởng chẳng sanh, tùy duyên đâu có khác. Một sanh một chẳngsanh, do vọng thấy mà thành tà kiến. Tứ tướng (ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả)và tứ bình đẳng (từ, bi, hỷ, xả) trong chân giác không có hai. Do nơi ngữ màthể nhập nghĩa, nên kinh điển hiển bày nguồn tâm. Biện được thức rõ được trí, ởbậc Như Lai chỉ duyên mà tự được. Tất cả các pháp, tâm làm tự tánh, an trụtrong tâm thì không có tướng chuyển biến. Tất cả cái tương tục, giác là liễunhân, trở về bản giác mới là biết như thật.

Vì ngăn vọng chấp nên nói pháp không. Vì lìa khủng bố nên nói tánh hữu. Như thếđều chẳng phải lời nói chỉ đến chỗ tột cùng. Chẳng qua, tùy phương tiện để chỉbày vậy. Không lập tông thì tự tướng các pháp mới sáng tỏ. Chẳng phải vô trí,vì vọng tưởng và vô tri mà tự khác. Giáo liễu nghĩa diệu chỉ ở trước lời nói.Người tu hành đạt được tông thú, giác ngộ vượt ngoài chánh lý. Y lời nói mànhận nghĩa là bị danh ngôn dối gạt. Đạt lối tẽ của pháp mới dẹp trừ đượcthế luận. Chỉ biết lìa văn cú mà chẳng phải lặng thinh. Lại biết tột các duyêntâm mà chẳng thành đoạn diệt. Thế thì cái chân vọng đối đãi liền được dungthông. Đây là lối đối trị năng và sở đều dứt. Pháp giải thoát như thật duy tựchứng biết. Niết-bàn vô trụ là pháp bình đẳng, chẳng phải nhân chẳng phải quả.Tri giác của Như Lai có tự mà không tha, tức nơi sắc thân là pháp thân, chưPhật khéo ứng hiện đâu phải không, vô nghĩa.

Vô tánh là phi vô, dị danh là phi hữu. Phi vô là pháp không sanh, chẳng theoduyên diệt. Phi hữu là pháp chẳng diệt, đâu đợi duyên sanh. Chẳng theo duyêndiệt, mà vì chúng sanh nói là chẳng sanh. Không đợi duyên sanh, mà vì chúngsanh nói là chẳng diệt. Tạm mượn phương tiện lập bày để xây dựng chương cú đạithừa. Vì thế giỏi nghĩa mới gọi là đa văn. Dụ xem ngón tay là quở trách kẻ ngu.Tướng vô kiến là tánh thật của vọng tưởng. Lìa vòng xúc xích của mười hai nhânduyên tức là phân biệt tuệ không. Hai thứ ác kiến (thường, đoạn) nhân mê cácpháp mới sanh. Ba cõi nảy sanh do tâm, chỉ y trong tự giác mà trụ. Phi thườngvà vô thường quyết định không có tánh. Có nhiếp thọ và không nhiếp thọ, sự saibiệt đều do người. Giác ngộ pháp có tướng khác, vẫn thuộc về thiền định của nhịthừa. Bồ-tát nhớ nghĩ đến bản nguyện, còn đợi đến bát địa giác ngộ mới giữ gìn.Mộng qua sông đã tỉnh, thì ánh sáng của ngọn lửa mạnh mới khắp.

Các bậc trụ không có, cứu kính khác gì sơ tâm. Phật địa trang nghiêm đượcnhanh, thủy giác tức là tối thắng. Nếu chấp tự giác thánh trí thường không sanhthì có lỗi, vì nó khác với hư không kia. Bởi dùng phương tiện tu hành chứngđược, nên chẳng đồng với nhân tác của ngoại đạo. Tự tánh không nhơ, bất giác màthành cái nhân các thú. Bảy chuyển thức nhiếp trì, tuy vô ngã mà vẫn còn cáilỗi của tập khí thừa. Như Lai tàng tánh vốn không sanh diệt, do khách trần màin tuồng có trọc có thanh. Từ tục vào chân phải nương nơi năm pháp. Do trí đếntịnh chỉ rõ được nhất tâm. Chư Phật ba đời vượt hẳn mọi sự tôn trọng của thếgian, vì dựng lập tự tâm thông suốt, không phải như hoa ưu-đàm-bát. Tập khí vôlậu không phải là nghĩa sát-na, nếu an trụ chánh pháp thì xem nó như thànhCàn-thát-bà. Lục độ cũng chia có quyền thật. Ba Phật (pháp, báo, hoá) lẫn nhauphát minh. Thúc đẩy Nhị thừa đến chỗ cứu kính, khuyên chúng sanh trong ba cõitu hành trong sạch, thảy thuộc về quyền lập, đều là Phật hóa thân nói. Nếu bànvề bổn trụ (pháp thân) trọn không có ngữ ngôn, chỉ nói phi thừa khiến người tựkhế ngộ. Bản giác thanh tịnh chẳng nhờ công huân tập. Tự tánh đã trang nghiêm đâucho ô nhiễm. Nên nói “căn bản trí sáng, sai biệt tuệ đầy, trước sau gốc ngọnhội tột chỗ vô ngôn” ấy vậy.

Tóm lại, đại đạo không dấu vết, chỉ ở trước mắt. Chỗ chí lý bặt nghĩ lường,chẳng bàn kiếp ngoại. Do đó, đức Thế Tôn đóng cửa thất nơi nước Ma-kiệt (Magadha), ngàiDuy Ma Cật lặng thinh trong thành Tỳ-da (Vaisàli). Chẳng nói mà nói, phơi bàysum la vạn tượng; chẳng nghe mà nghe, gom ngàn căn cơ về nơi vắng lặng. Vừadính tình lượng đã rơi vào hiện giờ. Chỉ cần trở về, đâu cần phô bày hìnhtướng. Thế nên, đêm ấy thành Phật, đêm ấy Niết-bàn, khoảng giữa chẳng nói mộtchữ. Bản tế sanh tử, bản tế Niết-bàn, tùy thuận đâu có hai dòng. Diệu tại chẳngbiết, lỗi cũng tại chẳng biết. Mê phi cú này, tức ngộ cũng phi cú này. Toànthân trong mộng, khi thức cũng chẳng rời khỏi gối mền. Trong cái tưởng saibiệt, xoay lại không ngoài việc xem gương. Như nước ngậm trăng, trong ngoài đềuloãng. Như gương soi không, rỗng sáng xen nhau. Từ cổ đến kim, từ sáng đến tốiđâu do có người mà thêm đẹp đẽ. Nào bởi không kiếp mà giảm bớt hư minh. Ngườimất đó cũng đồng tâm biết này. Người được đó chẳng đổi nghe thấy. Cần phải biếtcó, đâu dùng lại không. Ngọc ma-ni đâu phân làm năm sắc. Toàn thân con voi đâugiấu với nhóm người mù. Giữ chân bỏ vọng, khó tránh khỏi sự chê “nối dòng chimle dứt dòng chim cò”. Mở cái tối bít cái sáng, không khỏi người cười “dời núilấp rãnh”.

Bởi vì tám thức vốn rỗng, năm pháp đều giả. Hai cái ngã (nhân và pháp) dối tựgìn giữ. Ba tánh lầm nương nhau mà lập. Ngàn sai muôn khác chẳng qua một cáimê. Tột trước cùng sau cứu kính trở về niệm hiện tiền. Tin pháp môn thẳng tắtkhông do đâu, hội được pháp tổng trì mới chung cục. Cái bất giác trước, cái bấtgiác sau, như sữa trong nước thật là khó phân. Thánh rửa tình phàm, phàm chekiến thánh, mảnh than trong tối dễ nhận. Đâu biết tình mất trí hiệp, tưởng hếtthể tròn. Cho nên nói: “Đại đạo chỉ tại trước mắt, chỗ chí lý đâu bàn kiếpngoại”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567