Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiến Trình Hoạt Động Của Tâm

01/07/201921:06(Xem: 3829)
Tiến Trình Hoạt Động Của Tâm
buddha_painting 2

  

                                                    Tiến Trình Hoạt Động Của Tâm                                                     
  Thích Minh Chánh chuyển ngữ

          Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi  đang  ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức  (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.

          Do vậy, ngũ môn hướng tâm[1] (pañcadvārāvajjana) sanh khởi và hoại diệt. Trong giai đoạn này, dòng chảy vô thức tự nhiên bị kiềm chế và hướng về đối tượng. Ngay lập tức, sau đó, nhãn thức[2] (cakkhuviññāṇa), cái biết của con mắt) sanh khởi và hoại diệt, nhưng nó không hiểu biết gì hơn ngoài việc thấy đối tượng. Hoạt động cảm giác này được theo sau bởi một sự tiếp thu về đối tượng đã nhìn nhận(sampaṭicchana) trong chóc lát, hay còn gọi là Tiếp thọ tâm[3]. Từ đó, đưa đến khả năng dò xét, thẩm tra (santãraõa) hoặc sự nghiên cứu nhất thời về đối tượng đã tiếp nhận, hay còn gọi là Suy đặc tâm[4]. Kế tiếp, đưa đến giai đoạn nhận định mô tả, được gọi là Xác định tâm[5] (votthapana). Do đó, sự phân biệt được thực hiện trong giai đoạn này. Đây là thời điểm mà ý thức góp phần tham dự theo lãnh vực của nó.

Sau đó, ngay lập tức, có một giai đoạn tâm tâm lý quan trọng nhất được gọi xung lục (động lực thúc đẩy) hay Tốc hành tâm[6] (Javana) sanh khởi. Đây là giai đoạn mà một hành động được đánh giá là thiện hay bất thiện. Theo đó, nghiệp (kamma) được tạo ra trong giai đoạn này; nếu nhìn nhận đúng đắn (yoniso manasikàra) thì xung lực (Janava) trở nên thiện lành (thiện); nếu nhìn nhận sai lầm (ayoniso manasikàra) thì xung lực trở nên xấu ác( bất thiện). Trong trường hợp của một vị A-la-hán (Arahant), thì xung lực (javana) này không phải thiện cũng không phải bất thiện, mà chỉ là chức năng (kiriya). Giai đoạn xung lực này luôn luôn trãi qua bảy sát-na (trong chóc lát) tư tưởng hoặc lúc chết, nó chỉ trãi qua năm sát-na tư tưởng. Toàn bộ tiến trình xảy ra trong một thời gian ngắn và kết thức bằng tâm ghi nhận hay tâm đăng kí (tadàlambana) trãi qua hai sát-na tư tưởng . Như vậy, để hoàn tất một tiến trình tư tưởng, cần phải trãi qua 17 sát-na tâm (chập tư tưởng).

          Ba loại tâm hộ kiếp (bhavaïga) này là tâm quả (vipàka). Chúng là một trong hai sát-na suy lường phân tích (suy đặc tâm, santãraõa cittas) cùng sanh khởi với thọ xã (sự buông bỏ) mà đã được đề cập đến ở trên, hoặc một trong tám loại tâm hành tuyệt mỹ (sobhana vipàka cittas, Duy tác tịnh quang tâm), sẽ được trình bày trong phần sau (đoạn 6). Ngũ môn hướng tâm (pañcadvārāvajjana) là một tâm hành (kiriyā citta). Năm thức ( pañca viññāṇa: nhãn, nhỉ, tỉ, thiệt, thân thức) là một trong mười tâm quả (vipāka cittas) thiện và bất thiện. Tiếp thọ tâm (sampaṭicchana) và suy đặc tâm (santīraṇa) cũng là tâm quả (vipāka cittas). Ý môn hướng tâm (manodvārāvajjana) là một tâm hành (kiriyā citta) có chức năng như xác định tâm (votthapana). Chúng ta có thể ứng dụng ý chí tự do của mình trong giai đoạn này. Bảy sát-na tư tưởng của xung lực ấy tạo nên nghiệp (kamma). Đăng kí tâm (tadālambana) là một loại tâm quả (cipāka citta), là một trong ba loại suy đặc tâm (santīraṇa citta), hoặc là một trong tám tâm quả tuyệt mỹ (sobhana vipāka cittas).

          Như vậy, trong một tiến trình tư tưởng đặc biệt, có nhiều sát-na suy nghỉ sanh khởi và chúng được gọi là nghiệp (kamma), quả (vipāka), hay hành (kiriyā).

          Tiến trình của tâm—theo Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), khi một đối tượng xuất hiện trong tâm thông qua một trong năm giác quan, thì tiến trình ấy hoạt động như các biểu đồ sau..

          Biểu đồ 1 

Sát-na tâm

 

1

Atīta Bhavaṅga (Bhavaṅga vừa qua)

2

Bhavaṅga Calana (Bhavaṅga giao động)

3

Bhavaṅgupaccheda (Bhavaṅga dứt dòng)

4

Pañcadvārāvajjana (Ngũ Môn Hướng Tâm)

5

Pañca Viññāṇa (Ngũ Quan Thức)

6

Sampaṭicchana (Tiếp Thọ Tâm)

7

Santīraṇa (Suy Đạc Tâm)

8

Votthapana (Xác Định Tâm)

9

Javana (Xung Lực)

10

11

12

13

14

15

16

Tadālambana (Đăng Ký Tâm)

17

 

 Biểu Đồ 2

Citta - 89 
Tâm

Lokuttara - 8 
Siêu thế

Magga - 4 
Đạo

Phala - 4 
Quả

Arūpāvacara - 12 
Vô sắc giới

Kusala - 4 
Thiện

Vipāka - 4 
Quả

Kriyā - 4 
Hành

Rūpāvacāra - 15 
Sắc giới

Kusala - 5 
Thiện

Vipāka - 5 
Quả

Kriyā - 5 
Hành

Kāmāvacāra - 54 
Dục giới

Sobhaha - 24 
Đẹp

Kusala - 8 
Thiện

Vipāka - 8 
Quả

Kriyā - 8 
Hành

Ahetula - 18 
Vô nhân

Ākusalavipāka - 7 
Quả bất thiện

Kusalavipāka - 8 
Quả thiện

Kriyā - 3 
Hành

Akusala - 12 
Bất thiện

Lobha - 8 
Căn tham

Paṭigha - 2 
Căn sân

Moha - 2 
Căn si

 

 Biểu Đồ 3

Citta - 89 (121) 
Tâm

Akusala - 12 
Bất thiện

Kusala - 21 (37) 
Thiện

Kāmāvacara - 8 
Dục giới

Rūpāvacara - 5 
Sắc giới

Arūpāvacara - 4 
Vô sắc giới

Lokuttara - 4 (20) 
Siêu thế

Vipāka - 36 (52) 
Quả

Kāmāvacara - 23 
Dục giới

Rūpāvacara - 5 
Sắc giới

Arūpāvacara - 4 
Vô sắc giới

Lokuttara - 4 (20) 
Siêu thế

Kriyā - 20 
Hành

Kāmāvacara - 11 
Dục giới

Rūpāvacara - 5 
Sắc giới

Arūpāvacara - 4 
Vô sắc giới

         

 



[1] Ngũ môn hướng tâm chỉ là phản xạ tự nhiên của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trên đối tượng tương ứng. Cụ thể như khi một người nằm ngủ, bỗng có tiếng động làm anh ta giật mình, toàn thân người ấy bị đánh thức và hướng đến đối tượng. Nhưng thật ra vì là tiếng động nên chỉ có nhĩ môn thật sự hướng đến đối tượng. Nếu là hình ảnh thì nhãn môn hướng đến, nếu là sự đụng chạm thì thân môn hướng đến v.v...

[2] Nhãn Thức: nếu đối tượng là sắc pháp (rupa), thì thức này phụ thuộc vào năm đối tượng của giác quan.

[3] Tiếp thọ tâm: sau khi một trong 5 thức khởi lên thì tâm tiếp nhận đối tượng. Giả sử như nhãn thứckhởi lên thì sự tiếp nhận sẽ giống như chiếc máy hình bấm nút để thu hình.

[4] Suy đặc tâm: sau khi thu hình vào, đây là lấy mắt làm điển hình, thì nó hiện lên trên phim (ví dụ máy hình) từng chi tiết của đối tượng, giai đoạn này mang tính phân tích.

[5] Xác định tâm: sau khi ghi nhận từng chi tiết một cách phân tích, tâm bắt đầu tổng hợp các chi tiết để hình thành toàn diện đối tượng, và xác định đó là hình gì.

[6] Tốc hành tâm: là giai đoạn quan trọng hình thành sự tạo tác của tâm kéo dài đến 7 sát-na. Nó chính là hành trong ngũ uẩn. Hầu hết các tâm sở quần tụ ở đây tùy theo tính chất thiện, bất thiện, bất động hay siêu thế tâm. Mạt-na thức nằm trong tốc hành tâm này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2013(Xem: 6269)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định; thành phương pháp tu tập thiền định đầu tiên của thời Hán, Ngụy và Tấn. Kinh này nói về tu thiền sổ tức, ngoài ra cũng bao gồm các pháp thiền khác, nhưng quan trọng nhất là điều hòa hơi thở.
18/01/2013(Xem: 6560)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
07/12/2012(Xem: 5432)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
30/10/2012(Xem: 4322)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Cănphòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng,họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
29/10/2012(Xem: 4604)
Không có stress có lẽ con người cũng không thể tồn tại. Thế nhưng, vượt ngưỡng đến một mức nào đó thì con người cũng…không thể tồn tại, bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
24/10/2012(Xem: 6232)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trì và lòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứu và thực hành giáo pháp.
03/10/2012(Xem: 5119)
Kết quả của bất cứ hành động nào đều tùy thuộc vào động cơ của đương sự. Cùng một hành động có thể đưa đến kết quả khác nhau, tùy theo đương sự có phiền não hay cảm xúc tích cực trong tâm. Thậm chí khi có cùng một cảm xúc chung chung, thí dụ như lòng bi mẫn thúc đẩy một hành động, các yếu tố tình cảm và tinh thần hỗ trợ cảm xúc ấy cũng tác động lên kết quả.
14/09/2012(Xem: 19785)
Thế giới đang sử dụng Thiền như thức ăn như nguồn sống không thể thiếu trong cuộc đời thường. Ngay ở nước Mỹ, quốc gia tân tiến bậc nhất về khoa học kỹ thuật cũng đã áp dụng Thiền như một phương thuốc trị liệu tâm lý.
13/09/2012(Xem: 4912)
Có câu chuyện Thiền trích dịch từ cuốn “Collection of Stone and Sand”, xuất hiện vào thế kỷ 13, do thiền sư Muju viết bằng Nhật ngữ, tên là Shasekishu, dịch giả Paul Reps dịch sang Anh Ngữ...
03/09/2012(Xem: 3363)
Thuận tánh khởi tu là một thành ngữ được dùng nhiều trong Thiền tông, và nói chung, trong kinh luận Đại thừa. Thuận tánh là y vào tánh, ở nơi tánh, ở trong tánh, làm theo tánh. Tánh là bản tánh, pháp tánh, tánh Không, Như Lai tạng tánh, tánh Giác, Phật tánh… Thuận tánh khởi tu là y theo tánh mà khởi hạnh tu. Ý nghĩa này còn được diễn tả bằng những từ ngữ như Xứng tánh khởi tu (Thiếu Thất lục môn), tùy thuận tánh Giác (Kinh Viên Giác), an trụ tánh Giác, xứng tánh làm Phật sự (kinh Nhật tụng), thuận tánh khởi tu, thuận tánh khởi dụng (Thiền sư Hàm Thị giảng Kinh Lăng-già)…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567