Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Giáo huấn thứ ba Sự giải thoát tự nhiên

13/04/201806:12(Xem: 3585)
Chương 12: Giáo huấn thứ ba Sự giải thoát tự nhiên

01_dalai_lamaTÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH

Khám phá tâm thức thần bí nhất

 

 

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA

Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Chương 12

 

    

 

Bìa sách ấn bản tiếng Anh (2016) và tiếng Pháp (2017)

 


 

PHẦN THỨ BA

 

Bình giải về Ba chữ đánh thẳng vào điểm chủ yếu (1)

của Patrul Rinpoché

 

***

Chương  12

 

Giáo huấn thứ ba

Sự giải thoát tự nhiên

 

 

                        Đến đây chúng ta sẽ đề cập đến giáo huấn thứ ba và cũng là giáo huấn sau cùng:

 

            Giáo huấn thứ ba như sau:

 

Vào đúng lúc đó (xin xem lại câu thơ sau cùng của giáo huấn thứ hai trong chương 10, trước khi chuyển sang giáo huấn thứ ba này), trong khuôn khổ của sự hiểu biết [phát sinh từ] thực thể căn bản,

Giữa mọi sự thèm khát và hận thù,

Cũng như mọi sự thích thú và đớn đau, kể cả mọi thứ khái niệm phụ thuộc (adventive/ liên hệ với những thứ ấy),

Không có bất cứ một sự kết nối (connection) nào được tạo tác và tồn lưu cả.

Hãy nhận biết Dharmakaya/Thân Đạo Pháp, mà bên trong nó tất cả đã được buông bỏ (buông xả, tháo gỡ),

Tất cả đều biến mất tương tự như những dòng chữ viết trên mặt nước.

Trên dòng chuyển biến không hề gián đoạn của sự tự-hiển-hiện (auto-appearance) và tự-giải-thoát (self-liberation/tự-buông-xả) đó,

Bất cứ một thứ gì hiện lên cũng chỉ là thức ăn nuôi dưỡng tri thức trần trụi và trống không.  

Bất cứ một thứ gì chuyển động (fluctuate/biến động, đổi thay) cũng chỉ là một trò đùa siêu đẳng (jeu royal/royal play/ngạo nghễ, độc đoán) của Dharmakaya/Thân Đạo Pháp mà thôi.

Tất cả đều được tinh khiết hóa một cách tự nhiên, không lưu lại một dấu vết nào! A la la! (các chữ này được mượn thẳng - tức không dịch - từ trong các nguyên bản tiếng Pháp và tiếng Anh, đó là cách thốt lên một sự kinh ngạc đầy thích thú, nói lên một sự khám phá tuyệt vời nào đó. Trong các câu thơ thuộc phần giáo huấn thứ nhất bà Sofia Stril-Rever không dịch mà giữ nguyên tiếng Tây Tạng là Emahó - đã được giải thích trong chương 7).

Tất cả đã từng hiển lộ như trước đây (chẳng có gì mới lạ cả),

Thế nhưng phương cách giải thoát thì lại hoàn toàn khác hẳn (đối với một người đã "ý thức" được bản chất của mọi hiện tượng thì cũng sẽ hiểu rằng tất cả những gì "tự-hiển-hiện" và "tự-biến-mất" trong tâm thức mình thì cũng chỉ là như thế, mình đã từng biết chúng trước đây, không có gì mới lạ cả, thế nhưng chính sự quen thuộc đó lại là một sự khám phá tuyệt vời và mới lạ, một phương tiện tu tập vô song giúp mình hiểu được chúng đã từng hiện lên và cũng từng biến mất trong cái tâm thức đó của chính mình).

Nếu thiền định mà không thực hiện được điều đó thì chỉ đưa đến mọi sự lầm lẫn mà thôi.

Bất cứ ai hiểu được điều đó [đương nhiên] sẽ thường trú trong Dharmakaya/Thân Đạo Pháp mà không cần phải thiền định thêm về bất cứ gì nữa cả.

Sự vững tin sẽ hiện lên đúng vào lúc [mà mình] đã loại bỏ được mọi thứ tư duy (các khái niệm) - và đây cũng là giáo huấn chủ yếu thứ ba.  

 

 

BẦU KHÔNG GIAN

CỦA THÁI ĐỘ KHÔNG THAM GIA

 

 

            Dù bất cứ một khái niệm phụ thuộc (adventive/liên hệ) hay tạm thời nào phát sinh, chẳng hạn như những sự thèm khát, hận thù, thích thú hay đớn đau, thì hãy cứ nhận diện chúng đơn giản là những sự rung động (vibrations) của tâm thức thần bí nhất. Khả năng của các thứ tri thức khái niệm đó (conceptual consciousnesses - xin nhắc lại đó là các cảm nhận phát sinh từ sáu thể loại tri thức: năm tri thức cảm giác và tri thức tâm thần) sẽ yếu dần, tuần tự từng tri thức một, sau hết chúng sẽ không còn tạo được các mối dây trói buộc như trước đây nữa, mà [trái lại] sẽ củng cố cho nhau (hầu mang lại một sự xả bỏ toàn diện hơn).

 

            Nếu đủ sức duy trì một cách đúng đắn sự nhận biết tâm thức thần bí nhất thì kết quả mang lại từ phép luyện tập đó sẽ trợ lực các bạn rất nhiều [trước mọi cảnh huống xảy ra], kể cả trường hợp các bạn tự tạo ra cho mình một sự thèm khát hay thù ghét thật gay gắt, hoặc rơi vào các cảm tính tự mãn thật mạnh đối với một sự thành công nào đó, hoặc phải chịu đựng những nỗi đớn đau gay gắt, hoặc gặp phải những sự thất bại ê chề. Bởi vì nếu muốn trực tiếp đối đầu với các thứ xúc cảm đó từ bên trong chúng, thì thật hết sức chủ yếu là phải nhận biết được tâm thức thần bí nhất, bởi vì đấy chính là nền tảng của sự giải thoát (liberation/buông xả, tháo gỡ). Khi nào các bạn đủ sức thường trú bên trong sự cảm nhận đó về bản thể căn bản - có nghĩa là nền tảng và phương cách mang lại sự giải thoát đích thật  -  mà mình đã từng nhận biết được nó từ trước (tức tâm thức thần bí nhất), và không đánh mất nó cũng không rời khỏi nó, thì các khái niệm tạo tác hiện ra trong khung cảnh của bản thể căn bản đó cũng sẽ chẳng khác gì những dòng chữ viết trên mặt nước. Chúng sẽ biến mất tức khắc, tan vào bầu không gian của tâm thức thần bí nhất, không tạo ra một sự kết nối nào sau đó cả. Vừa mới được tạo tác thì tức khắc chúng sẽ bị hòa tan ngay. Vậy các khái niệm sẽ tan biến vào đâu? Vào bên trong tâm thức thần bí nhất! Trước hết nhờ phép Đại hoàn thiện các bạn hãy nhận diện tâm thức căn bản, tức là Dharmakaya/Thân Đạo Pháp, bởi vì đấy là nơi mà các khái niệm sẽ bị loại bỏ. Sau đó khi các khái niệm hiện lên, thì chúng cũng sẽ thay nhau tan biến hết, chẳng khác gì những dòng chữ viết trên mặt nước.

 

            Nhờ vào giáo huấn thứ nhất các bạn nhận biết được tâm thức thần bí nhất của mình. Với giáo huấn thứ hai, các bạn học được cách duy trì sự hiện hữu của nó trong những lúc hành thiền. Đến đây (giáo huấn thứ ba) các bạn phải làm tan biến các tư duy khái niệm [hiện ra từ] bên trong tâm thức thần bí nhất:

 

Vậy thì, bên trong sự hiểu biết [phát sinh từ] thực thể nền tảng,

Giữa mọi sự thèm khát và hận thù,

Cũng như mọi sự thích thú và đớn đau, kể cả mọi thứ khái niệm phụ thuộc (adventive/thứ yếu  và liên hệ với những thứ ấy),

Không có một sự kết nối nào được tạo tác và tồn lưu cả.

Hãy nhận biết Dharmakaya/Thân Đạo Pháp, mà bên trong nó tất cả đã được buông bỏ (buông xả, tháo gỡ),

Tất cả đều biến mất tương tự như những dòng chữ viết trên mặt nước.

 

            Khi các khái niệm hiện lên và dù chúng có đa dạng cách mấy đi nữa thì các bạn cũng cứ tập trung vào thực thể trống không về bản thể tinh túy của chúng, để hiểu rằng chúng không thể vượt xa hơn bản thể của tri thức nền tảng [tự tại]. Nếu thành công thì các bạn cũng sẽ hiểu rằng các cơ cấu của sự sinh hoạt khái niệm (nói một cách nôm na là các tư duy, xúc cảm và tác ý của mình) tự nó cũng sẽ dự phần vào sự thiết lập và duy trì thực thể của chúng [tức là sự trống không].     

 

            Khi nào các bạn thực hiện được phép luyện tập đó đúng đắn và lâu dài (thường xuyên), thì dù bất cứ khái niệm nào hiện lên với mình thì nó cũng chỉ là một phương tiện sinh tồn (subsistence) hay một thứ thực phẩm nuôi dưỡng tri thức trần trụi của sự trống không/Tánh không. Các khái niệm hiện lên và tức khắc tan biến một cách tự nhiên, điều đó là một yếu tố thuận lợi giúp chúng ta phát động sự luyện tập và mở rộng sự hiểu biết về thể dạng tri thức tiên khởi, trần trụi và trống không. Điều này được nói lên trong câu thơ sau đây của nhà sư Patrul Rinpoché: "Trên dòng chuyển biến của sự hiển-hiện-tự-nhiên (auto‑appearance) và sự tự-giải-thoát-tự-nhiên (self-liberation), không bao giờ gián đoạn đó,  bất cứ một thứ gì hiện lên cũng chỉ là thức ăn nuôi dưỡng tri thức trần trụi và trống không" (các hiện tượng tâm thần hiện lên và tan biến bên trong tâm thức giữ vai trò khơi động và thúc đẩy sự vận hành của tri thức, dòng tri thức nguyên sinh tự nó và chính nó luôn ở thể dạng vắng lặng và trống không. Tư duy, xúc cảm, tác ý liên tục hiện lên và biến mất là một yếu tố, một sự kiện, giúp mình trực tiếp ý thức được là chúng che dấu phía sau chúng một sự vắng lặng và trống không thật sâu kín của dòng tri thức mình).

 

            Tóm lại nếu các bạn không bị lôi cuốn bởi bởi sự sinh hoạt khái niệm tác động từ bên ngoài (ngoại cảnh không làm cho mình bị phân tâm), đồng thời vẫn đủ sức (giữ được sự tập trung) nhận biết được thể dạng tự nhiên của tâm thức thần bí nhất và duy trì nó một cách bền vững, thì sự sinh hoạt khái niệm trong tâm thức mình, dù căng thẳng đến mức độ nào, cũng chỉ đơn giản như những sự rung động (vibrations), một hình thức tỏa sáng (effulgence), hay một trò đùa siêu đẳng (jeu royal/royal play) của Dharmakaya/Thân Đạo Pháp với vai trò đơn giản là cơ sở chuyển tải của tâm thức nền tảng.

 

            Trong bối cảnh đó, tư duy khái niệm sẽ không còn tạo ra một sự nối kết nào và do đó cũng sẽ không lưu lại phía sau nó một dấu vết nào cả. Tương tự như một con chim bay ngang vòm trời, không lưu lại vết tích của đường bay, các khái niệm thì cũng vậy, dù là dưới hình nào (vui buồn, sung sướng, khổ đau, hận thù, thương yêu, đúng sai, thích thú, ghét bỏ, văn chương, thi phú, triết học, khoa học, tôn giáo, đức tin...) thì chúng cũng sẽ tự xóa đi, tự tinh khiết hóa một cách tự nhiên, không tạo ra một sự nối kết nào sau đó cả: "Bất cứ một thứ gì chuyển động cũng chỉ là trò đùa siêu đẳng của Dharmakaya/Thân Đạo Pháp, tất cả sẽ được tinh khiết hóa một cách tự nhiên, không lưu lại một dấu vết nào! A la la!" (có thể liên tưởng đến sự "đình chỉ"/nirodha do Đức Phật thuyết giảng).      

 

 

SỰ KHÁC BIỆT CHỦ YẾU

 

 

            Khi nào các bạn thực hiện được sự cảm nhận thật sâu xa đó thì các khái niệm dù có thực sự hiện lên với mình như trước đây, thế nhưng đối với phương cách loại bỏ chúng thì một sự khác biệt vô cùng lớn lao sẽ xảy ra. Thật vậy tư duy vẫn tiếp tục sinh sôi chẳng khác gì như trước khi nhận biết được tâm thức thần bí nhất, thế nhưng các biện pháp tháo gỡ sự kềm kẹp của chúng thì hoàn toàn khác hẳn. Một khi đã ý thức được hiện thực đó thì trước hết các bạn phải nhận biết được các tư duy khái niệm đó tương tự như gặp lại một người bạn mà mình đã từng quen biết từ trước. Khi đã ý thức được tình trạng đó tức là lúc mà các khái niệm (xin nhắc lại khái niệm ở đây có nghĩa là tư duy, xúc cảm và tác ý, nói chung là các phóng tưởng tâm thần) hiện lên với mình, thì trước hết các bạn hãy nhận biết chúng, tương tự như gặp lại những người mà mình đã quen biết từ trước. Điều đó có nghĩa là khi một khái niệm vừa mới hiện lên thì mình nhận biết ngay được nó và tự nhủ như thế này: " Ô! Đây quả đúng là một khái niệm rồi!", đó là cách giúp mình không rơi vào vòng ảnh hưởng do nó tạo ra (một cách giúp mình tự tách rời ra khỏi các khái niệm hiện lên trong tâm thức mình, chúng không phải là mình, cũng không phải là của mình). Dầu sao vào lúc mà các bạn nghĩ rằng: "Đây đúng là một khái niệm!", thì các bạn vẫn còn ở vào giai đoạn tiên khởi của thể dạng tự-giải-thoát (auto-libération/self-liberation), tức vẫn còn nắm bắt khái niệm, dù chỉ ở một mức độ nào đó.

 

            Ở cấp bậc thứ hai của sự tự-giải-thoát, dù các tư duy có hiện lên đi nữa nhưng chúng sẽ không còn đủ sức tạo ra một sự nối kết nào sau đó, cũng không gây ra một tác động nào (trong giai đoạn tiên khởi thì người hành thiền vẫn còn ý thức được: "Đây là một khái niệm", chính sự sự ý thức đó về một khái niệm cũng là một khái niệm. ở thể dạng lắng sâu hơn trong thiền định thì sự ý thức đó chỉ xảy ra qua một thoáng rung động thật nhẹ nhàng, không mang một ý nghĩa nào cả trên dòng luân lưu của tri thức, và sau đó chỉ là một sự vắng lặng và trống không thật mênh mông). Nếu không tạo được một tác động nào thì các tư duy sẽ tan biến hết. Sự sinh hoạt khái niệm cũng vậy, khi không còn tự duy trì được nữa thì nó sẽ chấm dứt, tương tự như một con rắn quấn thành một nùi tự nó tháo gỡ ra một cách tự nhiên. Sự sinh hoạt khái niệm cũng vậy, không thể làm cho nó dừng lại được bằng bất cứ một liều thuốc hóa giải nào khác hơn là chính nó hay bên ngoài chính nó (nếu mở rộng ý niệm này thì chúng ta phải luôn ý thức rằng đối với một người tu tập Phật giáo thì sự giải thoát chỉ có thể là do nơi mình và bởi chính mình mà thôi. Đó là cách tự mình thoát khỏi những sự sinh sôi của tư duy, xúc cảm  và tác ý của chính mình, nói chung là các phóng tưởng tâm thần dưới các hình thức khái niệm. Chúng quấn vào nhau như những con rắn, và nếu các con rắn ấy ở bên trong tâm thức thì việc tháo gỡ chúng cũng phải xảy ra ở bên trong tâm thức, và bên trong tâm thức thì ngoài thiền định ra sẽ không có một phương pháp nào khác cả. Vì thế thật hết sức rõ ràng  tất cả các" phương tiện thiện xảo" chỉ là các màu mè tôn giáo, các hình thức tín ngưỡng, giúp mình "trở về" với tâm thức mình, thế nhưng đôi khi người tu tập chỉ biết dừng lại với các "phương tiện" đó mà không nghĩ rằng là cần phải đi xa hơn).

 

            Ở cấp bậc thứ ba của sự tự-giải-thoát, và cũng là cấp bậc tối thượng và tuyệt vời nhất, có nghĩa là đã quán thấy và duy trì được gương mặt của tâm thức thần bí nhất qua thể dạng đích thật của nó, không một chút méo mó nào, thì sự sinh hoạt khái niệm dù có hiện lên cũng sẽ không còn là một mối nguy hiểm nữa. Sự bảo vệ tâm thức nền tảng sẽ không hề nao núng trước sự sinh hoạt khái niệm, tương tự thí dụ trên đây về tên trộm (sự sinh hoạt khái niệm) thâm nhập vào gian nhà trống không (tâm thức thần bí nhất), gian nhà chẳng có gì để mà mất cắp, tên trộm cũng chẳng tìm thấy gì để mà vơ vét, cũng vậy sự sinh hoạt khái niệm tự nó tan biến (nếu tâm thức mình ở thể dạng "nền tảng tự tại" tức là thể dạng "tâm thức thần bí nhất" và cũng là một thể dạng "hoàn-toàn-trống-không", thì khi đó tâm thức mình cũng sẽ tương tự như một gian nhà không cất chứa bất cứ gì bên trong. Sự "sinh hoạt khái niệm" xuất hiện trong tâm thức và "tên trộm" thâm nhập vào gian nhà, cả hai đều không gây ra một sự nguy hiểm nào cả. Sự "sinh hoạt khái niệm" cũng chỉ là một sự rung động hiện ra và tự tan biến trong tâm thức trống không, tương tự như tên trộm thâm nhập vào gian nhà trống không và ra đi, không vơ vét được gì cả. Dù tên trộm mang bản chất của một tên trộm, nhưng không phải là tên trộm, các sự sôi sục trong tâm thức dù mang bản chất khái niệm, nhưng không phải là khái niệm mà chỉ là một thoáng rung động vô nghĩa xảy ra trong tâm thức mà thôi. Sự sinh hoạt khái niệm và tên trộm không gây ra một tác động nào, không tạo ra một sự "níu kéo" nào hay một sự " nối kết" nào sau đó. Vậy thì thỉnh thoảng người tu tập cũng nên nhìn vào tâm thức mình xem trong đó có cất chứa đủ mọi thứ mà tên trộm ưa thích hay không? Nói một cách cụ thể hơn là trong nội tâm mình có cất chứa những thứ hận thù, đam mê, thương yêu, ghét bỏ, tham lam, hy vọng, nuối tiếc, mong đợi, cầu xin... và cả những thứ kết nối chằng chịt - adventives - do chúng gây ra hay không? Nếu tên trộm lẻn vào được vào một tâm thức đầy ắp những thứ "quý giá" đó thì tất nó sẽ phải vui mừng chẳng khác gì như lọt vào kho báu của A-li-ba-ba vậy).  

 

Trong số các phương cách [luyện tập] về sự tự-giải-thoát thì phương cách thứ ba trên đây là sâu sắc nhất: "Tất cả đã từng hiển lộ như trước đây (các khái niệm tức các tư duy, xúc cảm và tác ý thì cũng chỉ có bấy nhiêu đó, cứ lập đi lập lại, hiện lên rồi biến mất, biến mất rồi lại hiện lên), thế nhưng các phương cách giải thoát thì lại hoàn toàn khác hẳn".

 

 

SỰ TỰ TIN

 

 

            Nếu luyện tập thiền định về tâm thức thần bí nhất nhưng thiếu suy tư tinh tế thì việc luyện tập đó cũng chỉ xoay quanh các sinh hoạt khái niệm, tức là ở một cấp bậc sơ đẳng, mang tính cách tạm thời và phụ thuộc (adventive). Tâm thức đó thấp hơn so với tri thức căn bản tự tại (innate fundamental consciousness), chẳng qua là vì sự sinh hoạt khái niệm đã làm cho nó bị ô nhiễm. Dưới góc nhìn đó thì tri thức ấy cũng chỉ là một thứ tri thức lầm lẫn. Vì vậy người ta thường bảo rằng nếu luyện tập thiền định về tâm thức thần bí nhất mà không dựa vào các sự suy tư tinh tế và các cảm nhận trực tiếp của chính mình, thì sẽ khó tránh khỏi mọi sự lầm lẫn.     

 

            Thế nhưng nếu đủ sức thiền định đúng với những lời chỉ dẫn vô cùng sâu sắc trên đây thì các bạn sẽ không còn cần phải luyện tập thiền định bằng cách dựa vào các sự tạo tác tâm thần nữa. Hơn nữa, các bạn cũng sẽ đạt được sự tự tin và một niềm tin tưởng vững chắc hơn đối với tâm thức thần bí nhất, tức là Dharmakaya/Thân Đạo Pháp: "Nếu thiền định mà không thực hiện được điều đó thì cũng chỉ đưa đến mọi sự lầm lẫn mà thôi. Bất cứ ai hiểu được điều đó [đương nhiên] sẽ thường trú trong Dharmakaya/Thân Đạo Pháp mà không cần phải thiền định thêm về bất cứ gì nữa cả".  

 

            Các bạn nên mượn sự vững tin hiện lên qua sự cảm nhận về sự tự-giải-thoát, và hãy đặt sự vững tin đó đúng vào điểm tối hậu và chủ yếu nhất: "Sự vững tin sẽ hiện lên đúng vào lúc [mà mình] đã loại bỏ được mọi thứ tư duy - và đây cũng là giáo huấn chủ yếu thứ ba".

 

                                                                                                Bures-Sur-Yvette,12.04.18

                                                                                                 Hoang Phong chuyển ngữ

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/01/2011(Xem: 3800)
Tất cả chúng ta đều đồng ý là, pháp tu của Đạo Phật, dù phương tiện có thể khác song cứu cánh phải gặp nhau. Nếu hai pháp tu mà phương tiện và cứu cánh đều khác biệt nhau thì, pháp nầy là Đạo Phật, pháp kia hẳn không phải Đạo Phật. Phật giáo Việt Nam đã mang sẵn hai pháp tu Thiền: Thiền Tông và Thiền Nguyên Thủy. Vậy sự gặp gỡ nhau như thế nào? Đây là mục tiêu chúng ta phải nghiên cứu. Theo thiển kiến chúng tôi thấy có những điểm gặp nhau, như dưới đây:
08/01/2011(Xem: 3890)
Chúng ta sử dụng suy nghĩ như một công cụ, như hành vi để biết sự sinh khởi, bởi vì công năng của thiền quán thì ở trên và vượt qua tiến trình suy nghĩ; nó dẫn chúng ta tới chỗ không bị mê vọng bởi sự suy nghĩ.
04/01/2011(Xem: 8471)
Trí toàn giác không thể không nhân mà có, vì nếu là như vậy, bất cứ điều gì cũng có thể là toàn giác. Nếu sự việc sinh ra không tùy thuộc vào điều gì khác, như vậy mọi sự đều có thể hiện hữu không câu thúc, sẽ chẳng lý do gì lại không thể là toàn giác. Chính vì sự vật chỉ phát sinh tùy lúc, nên bắt buộc phải tùy thuộc nhân duyên. Trí toàn giác cũng vậy, rất hiếm hoi, không phải bất cứ lúc nào, chỗ nào, cũng có thể sinh ra. Cho nên trí toàn giác nhất định phải tùy thuộc nhân duyên.
31/12/2010(Xem: 11700)
Quyển TRUNGPHONG PHÁP NGỮ này được hình thành từ sự tuyển dịch một số bài pháp ngữ củaThiền Sư Trung Phong khai thị đồ chúng trong bộ Thiền Sư Tạp Lục, 3 quyển, introng Tục Tạng Kinh, tập số 122. Nội dung sách tấn người học lập chí lâubền, gan dạ liều chết hạ thủ công phu tham cứu thoại đầu cho đến khi khối nghibùng vỡ, hoàn toàn liễu thoát sanh tử.
26/12/2010(Xem: 12727)
“Con đường Thiền Chỉ Thiền Quán”đã được Ngài Guṇaratana trình bày một cách khúc chiết, rõ ràng có thể giúp cho những ai muốn nghiên cứu tường tận chỗ đồng dị, cộng biệt, sinh khắc của hai pháp môn này hầu tránh tình trạng nhầm lẫn, võ đoán và phiến diện trong lý thuyết cũng như trong thể nghiệm con đường giác ngộ giải thoát. Rất nhiều sách trình bày nhầm lẫn giữa Định và Tuệ hay Chỉ và Quán, đưa đến tình trạng định không ra định, tuệ chẳng ra tuệ, hoặc hành thiền định hóa ra chỉ là những “ngoại thuật” (những hình thức tập trung tư tưởng hay ý chí có mục đích khác với định nhà Phật), và hành thiền tuệ lại có kết quả của định rồi tưởng lầm là đã chứng được các bậc tuệ quán.
07/12/2010(Xem: 12746)
Ngày hôm qua Steve tới thăm với chú bé Mickey 7 tuổi. Gớm, thằng bé lớn mau quá đi thôi và nghịch ghê. Nó nói giỏi cả tiếng Pháp lẫn tiếng Anh. Nó còn nói được tiếng lóng học ở ngoài đường nữa. Trẻ con bên này được nuôi dạy khác với lối nuôi dạy trẻ con bên mình. Cha mẹ chúng để chúng “tự do phát triển”. Suốt hai giờ ngồi nói chuyện, Steve phải để ý tới thằng bé. Nó chơi, nó nghịch, nó xan vào cả câu chuyệncủa người lớn. Nó làm cho người lớn không nói chuyện với nhau được. Tôi đưa cho nó mấy quyển sách hình của trẻ con, nhưng nó chỉ lật xem sơ sơ rồi lại bỏ sách, xen vào giữa tôi và ba nó. Nó đòi sự chú ý của thế giới người lớn.
30/11/2010(Xem: 4702)
Tứ thiền (catvāri dhyānāni) là bốn phương pháp thiền định dùng cho cả nội giáo và ngoại giáo cùng tu tập thực hành, nhằm đối trị các lậu hoặc, là nhân siêu việt mọi lưới hoặc nghiệp của dục giới, là quả sinh lên cõi sắc giới, là y địa căn bản nơi sinh ra các công đức, cũng có nghĩa là bốn loại thiền định căn bản sinh ra các thứ công đức; đó chính là Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thuộc Sắc giới
06/11/2010(Xem: 4826)
Sức khỏe đựơc định nghĩa “ là một tình trạng hoàn toàn sảng khoái (well-being, bien-être) về thể chất, tâm thầnvà xã hội, chớ không phải chỉ là không có bệnh hay tật “ (WHO, Tổ chức sức khỏe thế giới, 1946) . Một định nghĩa như thế cho thấy cái gọi là “sức khỏe” của một con người không thể chỉ khu trú vào chuyện có hay không có bệnh, tật; cũng như không thể đánh giá sức khỏe của một cộng đồng mà chỉ dựa vào tỷ lệ giường bệnh, tỷ lệ bác sĩ…!
06/11/2010(Xem: 5029)
Có một sự nhất quán, xuyên suốt trong lời dạy hướng dẫn kỹ năng thiền định của Phật, từ Tứ niệm xứ (Satipatthàna) tới Thân hành niệm ( Kàyagatàsati), rồi Nhập tức xuất tức niệm (Ànàpànasati), đó là thở: Thở vào thì biết thở vào, thở ra thì biết thở ra. Thở vào dài thì biết thở vào dài, thở ra ngắn thì biết thở ra ngắn… Tóm lại, đó là luôn bắt đầu bằng sự quán sát hơi thở, đặt niệm (nhớ, nghĩ) vào hơi thở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567