Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương

08/01/201511:50(Xem: 18767)
Chứng Đạo Ca Trực Chỉ Đề Cương

 

chungdaoa

Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

TIỂU DẪN

CHỨNG ĐẠO CA là tác phẩm thi ca được viết ra, nói lên trình độ nhận thức chân lý, khả năng thiền quán tư duy, sâu sắc của tác giả đối với chánh pháp liễu nghĩa thượng thừa của đạo Phật. Tác phẩm có năm mươi sáu thi ca, gồm hai trăm tám mươi tám câu. Mỗi thi ca là một "ngọn đèn pha" cực mạnh quét sạch hết những bóng đêm tà kiến. Mỗi câu là một làn gió nhẹ, vừa mát mẻ, vừa thổi tan những đám mây mù huyễn hoặc, vu vơ, cho bầu trời chân lý hiển lộ lồng lộng, một màu trong xanh ngăn ngắt.

Tư tưởng ở nội dung, ngữ ngôn văn tự qua hình thức đáng được tôn vinh là khúc ca CHỨNG ĐẠO của con người CHỨNG ĐẠO. Do vậy, tác phẩm có cái nhan đề CHỨNG ĐẠO CA, thiết tưởng không phải là ngôn từ cường điệu.

Tác giả CHỨNG ĐẠO CA là Huyền Giác Thiền Sư. Sử sách Phật giáo Trung Hoa không nói nhiều về tông chi gia phả, chỉ nói Sư là con của gia đình họ Đới. Sanh vào năm 665 và mất năm 713 đời nhà Đường. Quê của Sư ở huyện Vĩnh Gia, xưa thuộc châu ÔN, nay là tỉnh Chiết Giang ở Trung Quốc. Sư xuất gia vào tuổi ấu niên, tư chất thông minh, ham tu hiếu học, đọc nhiều kinh điển Phật đến độ tinh thông. Những kinh điển thuộc hệ tư tưởng liễu nghĩa thượng thừa như Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Phương Quảng Viên Giác, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Bát Nhã, Kinh Pháp Hoa, Kinh Niết Bàn… Sư vận dụng một cách vô cùng thông minh, tài tình và "lợi hại" trong việc "công phá" tà kiến ngoại lai, hiển dương chánh pháp Đại thừa, mở đường chỉ lối cho những ai chủng tánh Đại thừa muốn đi con đường "đại ngộ".

Bỉ nhân tôi, là một hậu học vô lậu quả văn, hữu duyên được nghiền ngẫm tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA. Khi đọc tôi cảm nghe như thân tâm bay bổng ra khỏi hết mọi vướng mắc ở cõi đời, mà từ lâu mình lầm lạc, tự trói thân để chịu cực nhọc, tự quản thúc tâm để ưu tư, sợ hãi triền miên. Tâm đắc sâu đậm, sung sướng tràn dâng, tôi phấn đấu vượt trở ngại: "mặt mờ". Thị lực yếu, tôi vẫn quyết chí dịch tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA từ Hán văn ra Việt văn bằng thể văn có âm điệu và tiết tấu để đọc cho dễ nhớ. Rồi sau đó, viết phần TRỰC CHỈ để bình thêm…

CHỨNG ĐẠO CA là một tác phẩm văn học của Phật giáo Trung Hoa và cả Phật giáo Việt Nam nữa.

CHỨNG ĐẠO CA là một giáo án, tôi soạn để giảng cho Tăng Ni sinh các trường, lớp Cao Đẳng Nội Minh.

CHỨNG ĐẠO CA là tiếng sấm long trời để đánh thức những ai mệnh danh là đệ tử Phật mà mãi li bì, ngủ say sưa trong mộng mị mê tín, hoang đường.

CHỨNG ĐẠO CA là ngọn đuốc thiêng bất diệt dành cho những chủng tánh Đại thừa tiến bước trên lộ trình đại ngộ.

Viết tại THAO HỐI AM.

Ngày Rằm tháng 7 năm Đinh Sửu

(1997 – 2541)

Dịch giả

Cẩn bút



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2019(Xem: 4840)
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem độc tố này là gì. Xao lãng là xu hướng của tâm thức nhảy hết chuyện này sang chuyện khác. Đó là trường hợp của những người có một tâm thức tương tự như con cào cào hay con bướm, không sao có thể dừng lại với bất cứ một thứ gì, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Câu thơ nổi tiếng của T.S. Eliot (Thomas Stearns Eliot, 1888-1965, thi hào người Anh gốc Mỹ, đoạt giải Nobel văn chương năm 1948) : « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng » có thể nói lên điều đó. Câu thơ này nêu lên một cách ngắn gọn cuộc sống ngày nay trong xã hội : đó là một quá trình liên tục – hết ngày này đến tuần khác – của sự « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng ». Liều thuốc hóa giải sự xao lãng trong hoàn cảnh đó – ít nhất là đối với lãnh vực tâm thần – là sự chú tâm vào hơi thở. Một sự tập trung thật mạnh hướng vào quá trình hô hấp của mình là một phương pháp rất hiệu nghiệm, có thể hóa giải được tất cả mọi hình thức xao lãng.
09/08/2019(Xem: 4370)
‘Khổ và sự diệt khổ’ là trọng tâm của lời đức Phật dạy, được diễn đạt qua Kinh Chuyển Pháp Luân.[2] ‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti ‘Chính sự thật về khổ’, cần được con người am hiểu, rõ biết tường tận.[3] Nhận định này có thể tư duythông qua bài kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’[4] như sau: Ví như tấm vải bị hoen ố, vấy bẩn và người thợ nhuộm đã cố gắng làm đẹptấm vải bằng cách nhúng nó vào thuốc nhuộm loại tốt này hay loại tốt khác, nhưng kết quả cho ra không được như ý. Bởi vì thực chất của tấm vải là dơ bẩn, không sạch, uế nhiễm.
06/08/2019(Xem: 3574)
Trong toán học, muốn giải một bài toán cơ bản luôn cần có một mẫu số chung, đó là con số quan trọng cần thiết để đưa đến kết quả chính xác cho bài toán. Ngoài ra vì tính khoa học, những con số còn giúp cho mọi việc được mạch lạc, rõ ràng thứ lớp hơn mà chính Đức Thế Tôn của chúng ta cách đây 2600 năm cũng đã sử dụng nó để nói đến trong toàn bộ những bài giảng của Ngài. Khi giảng nói về các loại tâm vô hình, trừu tượng khó nhớ Đức Phật đã dùng những con số cụ thể trong Vi diệu pháp (Duy thức học). Chính nhờ vậy việc tìm hiểu về các loại Tâm vương, Tâm sở đầy phức tạp đã được Ngài hướng dẫn, phân loại rõ ràng cho từng loại tâm khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là những học thuyết sâu rộng của triết lý Phật giáo dành cho lãnh vực nghiên cứu.
02/08/2019(Xem: 3945)
Vào sáng Chủ Nhật 14 tháng 7 2019, tại hội trường báo Người Việt (Westminster, Little Saigon) đã có một cuộc hội thảo với chủ đề tìm cách đem sự thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với giới thanh thiếu niên gốc Việt tại Quận Cam.
02/08/2019(Xem: 3796)
"Lý tưởng nhất là các lớp học không có cảm giác sợ hãi và căng thẳng làm việc dạy và học trở nên nặng nề. Lý tưởng nhất là giáo viên tạo dựng được nề nếp học trong không khí êm ả và chú tâm của lớp học. Tuy nhiên, không khí trong các lớp học công lập của Hoa Kỳ thường xuyên không được như vậy,…" Đó là lời phát biểu của Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ khi anh thuyết trình về lợi ích của việc thực tập hơi thở trong tỉnh thức ở học đường. Phương pháp này giúp con người trị được nhiều căn bệnh về tâm lý và đối đầu được những cảm giác hồi hộp, căng thẳng, sợ sệt, bất an, trầm cảm, thường xảy ra cho các học sinh và cả trong giới giáo chức.
20/07/2019(Xem: 5975)
Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu:
03/07/2019(Xem: 3643)
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Chủ yếu nơi đây dựa vào kinh điển, và người viết không phải là tiếng nói thẩm quyền nào. Tất cả những gì viết nơi đây đều rất dễ hiểu; độc giả có thể ngưng ở bất kỳ dòng nào để thử nghiệm tự nhìn lại tâm. Với các bất toàn tất nhiên sẽ có, xin thành kính sám hối trước Tam Bảo.
01/07/2019(Xem: 3779)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.
03/06/2019(Xem: 4443)
Ta nghe con sóng bạc vỗ vào bờ cát trắng bên hàng dương êm ả làm dịu mát lại bầu không khí oi bức. Trời nóng đến tận cùng không gian khiến ta hết chỗ ẩn náu nên ta nghe được giọt mưa rơi tí tách mỗi khi bầu trời đổ mưa khiến không khíêm dịu lại, tâm hồn thanh bình, nhẹ hơn.
27/05/2019(Xem: 4188)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (Satipatthana Sutta), còn gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại những lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú ở Kammasadamma, một thủ phủ của xứ Kuru.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567