Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Sư Huệ Năng Giảng Về Nhập Môn Tu Thiền

06/07/201207:48(Xem: 4968)
Đại Sư Huệ Năng Giảng Về Nhập Môn Tu Thiền

ĐẠI SƯ HUỆ NĂNG
GIẢNG VỀ NHẬP MÔN TU THIỀN
Pháp Sư Tịnh Không

HTTinhKhongChào chư vị đồng tu!

Bắt đầu từ ngày mai, học viện chúng ta có thể nói hoạt động mỗi năm một lần, kỷ niệm thư viện Hoa Tạng, cố viện trưởng cư sĩ Hàn Anh vãng sanh năm thứ tám. Mỗi năm vào ngày này, chúng ta đều có tổ chức nghi thức truy điệu. Năm nay ngoài nghi thức này ra, chúng ta còn tổ chức Buổi Tọa Đàm Hạnh Phúc Đời Người, tổng cộng là tám ngày, từ ngày sáu đến ngày mười ba. Mỗi ngày có sáu giờ giảng giải. Lần này người làm đủ các lĩnh vực đến từ hải ngoại, có hơn 200 người, thật sự mới thấy đạo tràng của học viện chúng ta quá nhỏ, nhưng với lòng nhiệt tình này đáng để chúng ta kính phục.

Lần này, trung tâm của học tập là Đệ Tử Quy, lấy môn này làm chủ. Kinh Hoa Nghiêm của chúng ta giảng đến hôm qua là vừa đúng đến đoạn “Nghiệp quả thậm thâm”. Bồ-tát Văn Thù nêu ra vấn đề này, phía dưới Bồ-tát Bảo Thủ trả lời mười bài kệ. Nếu như hôm nay chúng ta bắt đầu giảng, thì nhiều nhất cũng chỉ giảng được một bài kệ, thế thì phải nghỉ rất nhiều ngày. Cho nên tôi bèn nghĩ rằng, không bằng chúng ta đem bài giảng này hôm nay đổi thành “Bài giảng nhân ái hòa bình”. Chúng ta dùng đại sư Lục Tổ Huệ Năng của thiền tông, người có ảnh hưởng lớn nhất đối với Phật giáo Trung Quốc. Đàn kinh của ngài, quả thật mà nói người Trung Quốc không ai mà không yêu thích.

Trước đây tôi có giảng qua hai lần, hơn nữa đã nhiều lần báo cáo với các đồng tu, tôi trong đời này trước khi chưa học Phật, đã xem một bộ kinh chính là Lục Tổ Đàn Kinh, do Đinh Phúc Bảo chú giải. Tôi xem vô cùng thích thú. Đến sau này chính thức học Phật rồi, tiên sinh Phương Đông Mỹ hỏi tôi đã từng xem qua kinh Phật chưa? Tôi trả lời con đã xem Đàn kinh. Thầy Lý cũng đã từng hỏi tôi đã xem qua kinh gì. Tôi trả lời, con xem quyển đầu tiên là chú giải Đàn kinh. Hai vị đại đức này chưa từng gặp mặt, họ chỉ biết tên chứ chưa từng gặp mặt, đúng là dị khẩu đồng thanh bảo với tôi, “học không được”. Tại sao học không được vậy? Họ nói đó là đứa trẻ thiên tài, không phải người có căn tánh bậc trung hạ mà có thể làm được. Cái gọi là một bước lên đến trời, ngài thật sự lên được rồi. Nếu như không lên được, thì thịt nát xương tan. Cho nên hai vị thầy đều khuyên tôi nên học giáo, là tông môn giáo hạ, học giáo.

Giáo là từ cạn đến sâu, giống lên lầu bước lên bậc thang vậy, không phải một bước là bay lên được, việc đó thì phải có công phu vô cùng vững vàng. Nhưng chúng ta hãy quan sát Đàn kinh thật tỉ mỉ, đại sư Huệ Năng dạy mọi người, bạn xem, ngài nói rất rõ ràng, người mà ngài tiếp dẫn là người thượng thượng căn. Hay nói cách khác, thượng căn họ cũng không nên, phải bậc thượng thượng căn. Thượng căn, trung căn có lẽ đều là những người đi theo đại sư Thần Tú. Nam đốn bắc tiệm. Cho nên đại sư Thần Tú tiếp dẫn người có căn tánh đại thừa, đại sư Huệ Năng tiếp dẫn là người thượng thượng căn.

Người thượng thượng căn tu hành bắt đầu từ đâu vậy? Điểm này chúng ta quyết định không được lơ là. Nếu như chỗ bắt đầu bị sai, thì thiền đó trở thành cuồng thiền, chắc chắn không đạt được thọ dụng. Cho nên chúng tôi đã trích ở trong Đàn kinh ra một số câu, đây đều là những lời ở trong Chú giải của cư sĩ Đinh Phúc Bảo, đoạn này rất hay. Tông chỉ quan trọng nhất của Đàn Kinh, đây là điểm mà chúng ta nhất định phải biết, là “Nói rõ tất cả vạn pháp đều sinh ra từ tự tánh”, điều này so với những gì trong kinh giáo đại thừa đã nói là hoàn toàn tương đồng. Hôm qua chúng ta học kinh Hoa Nghiêm, ở trong Phẩm Bồ-tát Vấn Minh, đoạn lớn thứ nhất “Duyên khởi thậm thâm”, đoạn lớn thứ hai là “Giáo hóa thậm thâm”. Hiện nay chúng ta vừa mới học đến “Nghiệp quả thậm thâm”. Bạn thấy so với tông chỉ của thiền tông có tương đồng hay không? Hoàn toàn tương đồng. Khẳng định tất cả pháp “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”.

Tự tánh chính là tâm. Sanh ra từ tự tánh chính là trong kinh Hoa Nghiêm nói “Duy tâm sở hiện”. Tự tánh chính là tự tâm, cái tự tâm này chính là chân tâm. Phàm phu chúng ta vừa nhìn thấy chữ tự tâm liền cho là gì vậy? Là tim tôi, quả tim này của tôi. Đây là tạng tâm, cái thứ này thì không dùng được. Người thông minh một chút cho rằng tâm ta là gì vậy? Là ta có thể tư duy, có thể tưởng tượng, tâm của ta là ý thức. Thử hỏi người trên thế gian này, có người nào mà không cho rằng ý thức là tự tâm? Ý thức không phải tự tâm. Điều ở đây nói là chân tâm, cho nên tự tâm chính là tự tánh. Tự tâm chính là Phật thật, ý thức không phải Phật thật. Không những thức thứ sáu, thức thứ bảy không phải Phật thật, mà thức A-lại-da cũng không phải Phật thật. Cho nên tự tâm nói ở đây là chân như tự tánh của bạn.

Cái gì gọi là Phật thật vậy? Điều này nhất định phải hiểu rõ. Phật có nghĩa là gì vậy? Có nghĩa là giác ngộ. Bạn thấy trong giáo lý đại thừa, giải thích về chữ “Phật” này là giác. Phật Đà phiên dịch qua ý nghĩa của tiếng Trung Quốc là giác, phiên dịch thành giác. Bậc giác chính là giác ngộ rồi. Phật thật chính là giác ngộ đích thực rồi. Cho nên chúng ta không nên nhìn thấy chữ Phật này, liền nghĩ đến một người có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, thế là bạn nhận sai rồi, bạn đã hoàn toàn dính trên tướng rồi. Cho nên Phật là tự tánh giác. Đặc biệt nhấn mạnh chữ “Giác” này, đây là Phật thật.

Tánh giác là bản năng ở trong tự tánh. Ở trong đại thừa giáo thường nói chân như bản tánh vốn dĩ đầy đủ vô lượng trí tuệ. Vô lượng trí tuệ khởi tác dụng liền gọi là bản giác, đó bèn gọi là Phật thật. Tự tánh, tự tâm, cái tự tánh này chính là chân tâm, không phải vật chất, không có hình tướng, nó là nguồn gốc của vũ trụ vạn hữu. Cái vũ trụ vạn hữu này từ đâu mà có vậy? Tất cả vạn pháp chính là vũ trụ vạn hữu, bao gồm không gian, thời gian, là cái vốn có ở trong tự tánh, sinh ra từ tự tánh. Kinh Hoa Nghiêm không nói sinh mà nói hiện, “Duy tâm sở hiện”. Hiện và sinh là cùng một nghĩa. Hiện còn hay hơn sinh. Mặt trái của sinh là diệt, mặt trái của hiện là ẩn, ẩn hiện. Cái ý này so với sinh diệt dường như là mềm mại hơn nhiều, chúng ta nghe đến dường như cũng cảm thấy thân thiết hơn nhiều. Ẩn hiện không phải sinh diệt.

Tại sao lại có ẩn, lại có hiện vậy? Ẩn hiện do duyên. Đại sư Thanh Lương trong chú giải Hoa Nghiêm bảo với chúng ta: “Mê chân nghiệp khởi, nghiệp báo theo duyên, không có tự thể”. Mấy câu này nói rất hay, rất rõ ràng, rất minh bạch. Cho nên chúng ta học Phật, học Phật chính là học giác. Giác là tự tánh bổn giác. Ở trong khởi tín luận nói rất hay: “Bổn giác vốn có, bất giác vốn không”. Chúng ta tự tánh bổn giác, tự tánh vốn dĩ đầy đủ vô lượng đức năng, tướng hảo. Sau khi giác rồi chỉ cần bổn giác, thì đức năng tướng hảo tự nhiên liền hiện ra ngay. Nếu như đã mê mất chân, mê mất chân thì cái bản giác này không còn nữa. Bổn giác mê rồi, đã mê chân rồi, thì năng lực, tướng hảo của chúng ta liền bị gấp khúc, liền biến thành mười pháp giới, biến thành sáu đạo, biến thành ba đường, liền biến thành những thứ này. Những thứ này bạn nên biết, tướng có thể không, sự có lý không. Nhưng khi bạn đã mê rồi, thì giống như Bồ-tát Văn Thù đã hỏi, là có cảm thọ khổ, lạc, ưu, hỷ, xả. Giác rồi thì không có. Người giác rồi, ở trong kinh Phật nói cái cảm thọ đó của họ là gì vậy? Gọi là chánh thọ. Điều này chúng ta thường hay nhìn thấy ở trong kinh. Từ đó cho thấy, khổ, lạc, ưu, hỷ, xả, cái thọ này là bất chánh, không phải chánh thọ. Tất cả mọi cảm thọ của phàm phu trong lục đạo đều không phải chánh thọ. Ở trong chánh thọ không có khổ, lạc, ưu, hỷ, xả. Ý của ngài Bồ-tát Văn Thù hỏi ở trong đoạn kinh văn này là ở chỗ này. Đây là điều chúng ta cần hiểu rõ.

Một câu sau cùng ở trong ý ngài hỏi là “Nhiên pháp giới trung, vô mỹ vô ác” chính là không có đối lập, không có đối lập chính là chánh thọ vậy. Khổ, lạc, ưu, hỷ, xả là có đối lập. Pháp giới chính là tự tâm, chính là tự tánh. Cho nên ở trong tự tánh không có đối lập thì làm sao có khổ, lạc, ưu, hỷ, xả? Khổ, lạc, ưu, hỷ, xả từ đâu mà có vậy? Ở trong tự tánh không những không có thọ, mà ở trong tự tánh không có “Ngã”. Ngã, ngã sở đều không thể được. Cái tự tánh này ở đâu vậy? Khắp pháp giới hư không giới, không đâu chẳng có, không lúc nào chẳng có. Nếu như nó không có, thì tất cả hiện tướng này liền không có. Tại sao vậy? Vì hiện tướng được sinh ra từ nó. Nếu nó không có thì hiện tướng sẽ không được sinh ra.

Chúng tôi ở trên bục giảng thường hay nêu ví dụ, chúng ta dùng dạy học từ xa, mọi người vẫn không rời khỏi màn hình vi tính, ti vi. Tôi thường hay lấy ví dụ màn hình là tự tâm, ví dụ là bổn tánh, ví dụ là pháp giới, ví dụ là pháp thân, nó không có hình tướng, nó không có gì cả! Thập pháp giới y chánh trang nghiêm, thế giới cực lạc nhất chân y chánh trang nghiêm, đều là những hình ảnh xuất hiện ở trong cái màn ảnh này. Tuy hình ảnh khác nhau, chúng ta biết được hình ảnh có rời khỏi màn hình không vậy? Rời khỏi màn hình thì hình ảnh không thể hiển hiện. Chúng ta đem cái có thể hiển hiện này, màn hình ví dụ làm tự tánh. Cho nên tự tánh nó không phải vật chất, nó cũng không phải tinh thần, nó không phải là gì cả. Ở trong Đàn kinh, Lục Tổ nói rất hay: “Xưa nay không một vật”. Bạn thấy trên màn hình vốn dĩ không một vật, không có gì cả. Tuy vốn dĩ không một vật, nhưng có thể hiện đủ các tướng, chỉ cần duyên đầy đủ thì nó sẽ hiện đủ thứ tướng. Kinh Hoa Nghiêm nói điều này rất thấu triệt, nói rất rõ ràng.

Báo do nghiệp khởi, nghiệp báo theo duyên mà sinh, cho nên nó không có tự thể. Thể của nó là gì vậy? Giống như cái hình ảnh này của chúng ta, hình ảnh không có tự thể, thể của hình ảnh chính là màn hình. Màn hình không phải hình ảnh, nhưng cái hình ảnh này với màn hình là chắc chắn không thể tách rời. Đây chính là gì vậy? Chân không phải vọng, vọng không phải chân, nhưng chân vọng là hợp chung lại với nhau. Không có chân thì cũng không có vọng, không có vọng chân cũng biến mất. Cho nên chân ở đâu vậy? Chân ở trong vọng. Vọng ở đâu vậy? Vọng ở trong chân. Nhưng chân không ngăn trở vọng, vọng cũng không ngăn trở chân, diệu là diệu ở chỗ này. Cho nên đại sư Thanh Lương giảng Hoa Nghiêm “Pháp giới vô chướng ngại”.

Chúng ta ngày nay chướng ngại chỗ nào vậy? Chướng ngại chỗ vọng tưởng, không biết chân tướng sự thật. Quả thật là hoàn toàn mê rồi, hoàn toàn không biết. Giống như chúng ta xem truyền hình, phim ảnh, xem mê rồi, thì toàn tâm đã tập trung vào đó, nên không biết nó là huyễn tướng do nhà đài phát ra, cho đó là thật. Chúng sanh trong lục đạo là ở trong tình cảnh như vậy! Cho nên tổ sư dạy mọi người, bạn thấy các ngài dạy mọi người thật là hay: “không nên bỏ Phật tự thân để cầu Phật bên ngoài, chỉ tìm Phật tự tâm là được”. Bạn xem người học Phật, được mấy người cầu Phật nơi chính mình? Toàn là cầu Phật bên ngoài. Thực tế làm gì có Phật bên ngoài, hoàn toàn là không có Phật bên ngoài. Tự tha không hai. Nhưng bạn không biết chân tướng sự thật, bạn cho rằng thật sự là có ông Phật bên ngoài, thật sự cho rằng có Phật Thích Ca Mâu Ni. Đúng vậy, 3000 năm trước thật sự có một người như vậy ra đời, mọi người tôn xưng ngài là Phật Thích Ca Mâu Ni, cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni với ta không phải là một người. Ngoài tâm cầu pháp. Thế giới Tây Phương Cực Lạc của Phật A Di Đà, chúng ta tu Tịnh Độ cầu mong mỗi ngày.

Lục Tổ đã nói, rốt cuộc là nói việc gì vậy? Chúng ta không thể không biết, câu nói đầu tiên của tổ sư ta không được quên. Thị là hiển thị, minh là hiểu rõ, hiểu rõ hiển thị tất cả vạn pháp đều sinh ra từ tự tánh. Và chúng ta muốn hỏi, Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra từ tự tánh phải không? Phật A Di Đà được sinh ra từ tự tánh phải không? Đúng vậy. Cái thân này hiện nay của tôi được sinh ra từ tự tánh phải không? Đúng vậy. Thân của bạn, thân của người khác, đâu có thân nào mà không sinh ra từ tự tánh! Không những tất cả mọi người đều sinh ra từ tự tánh, mà tất cả mọi động vật, tất cả mọi thực vật, tất cả mọi khoáng vật, tất cả mọi hiện tượng tự nhiên, cái gọi là tận hư không khắp pháp giới, có pháp nào mà không phải sinh ra từ tự tánh? Đây là đại tiền đề, nhất định phải hiểu rõ ràng, hiểu sáng tỏ. Hiểu rõ ràng, hiểu sáng tỏ mới biết rằng toàn bộ vũ trụ chính là ta.

Cũng giống như chúng ta đang nằm thấy mộng vậy. Cái tỉ dụ nằm mộng này, ở trong kinh Phật dùng nhiều nhất. Vì mọi người ai cũng đều có kinh nghiệm nằm mộng. Ở trong mộng tất cả mọi cảnh giới, tất cả mọi người, tất cả mọi vật, sơn hà đại địa, gồm cả mặt trời trăng sao, trong mộng đó đều hiện cái này. Sau khi tỉnh mộng này rồi, bạn liền suy nghĩ, những thứ này từ đâu mà có? Điều này mọi người đều biết, do tâm ý thức của chúng ta biến hiện ra. Và đã là tâm ý thức của mình biến hiện ra cảnh mộng này, thì ở trong cảnh mộng có cái nào không phải là mình. Người niệm Phật chúng ta mộng thấy Phật. Có một lần tôi mộng thấy chư Phật khắp pháp giới. Câu này chúng ta ở trong “Đại hồi hướng” thường hay niệm. Tôi có một lần đích thực mộng thấy toàn bộ hư không, trước sau trái phải thảy đều là Phật, vô lượng vô biên chư Phật. Từ đâu mà có vậy? “Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Bạn liền hiểu được Thích Ca là Phật là chính ta chứ không phải Phật bên ngoài. Di Đà là tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh Độ. Ở chỗ này tự tánh Thích Ca, duy tâm Ta-bà. Vậy là tìm được Phật tự thân rồi. Bạn thật sự giác ngộ, bạn thật sự không còn mê hoặc nữa.

Cho nên tại sao Phật yêu tất cả chúng sanh đến như vậy? Yêu tất cả chúng sanh là yêu chính mình mà! Ta và người là một không phải hai. Người mê chính là ta mê vậy, cho nên nhất định phải giúp đỡ họ giác ngộ. Họ làm sai, đã tạo ác nghiệp cũng chính là mình tạo ác nghiệp. Ta hôm nay tỉnh ra rồi, ta hôm nay giác ngộ rồi, ta không có lý do, cái gọi là vô duyên đại từ. Tại sao vậy? Đồng thể đại bi. Tất cả chúng sanh với ta cùng một tự tánh, cùng một chân tâm. Người thế gian không biết, người thế gian mê hoặc, cho nên ở trong kinh Phật dạy chúng ta, ở đây dùng lời nói phương tiện để nói, thường hay gọi những người đó là “Kẻ đáng thương”. Trên thực tế kẻ đáng thương là gì vậy? Kẻ đáng thương là mê. Kẻ đáng chúc mừng, đáng tán thán là giác. Không có gì khác, chỉ giác hay mê mà thôi. Người giác trước nhất định phải giúp người giác sau, vô điều kiện, đến khi người này đích thực giác ngộ được rồi.

Khi nào bạn nhìn thấy người này giác ngộ vậy? Họ nhất định phải quên mình vì người trên mọi mặt, giúp đỡ tất cả chúng sanh giác ngộ, thì người này thật sự giác ngộ. Họ đối với việc giúp đỡ người khác mà còn có điều kiện, thì người này chưa giác ngộ. Người giác ngộ chắc chắn không có điều kiện. Người giác ngộ chân tâm hiện tiền. Chân tâm chính là tâm Bồ-đề, bình thường chúng ta nói tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi viên mãn hiện tiền, thì họ còn có điêu kiện gì nữa. Ở trong đại thừa giáo gọi người này là “Vô duyên đại từ”. Vô duyên là không có điều kiện. Người thế gian có tâm thương yêu, tâm đại từ này nhưng có điều kiện. Cha mẹ đối với con cái có từ bi. Tại sao vậy? Nó là con của ta, thì đâu có đạo lý nào mà không thương yêu chứ! Đây chính là có điều kiện. Người đó không phải là con của ta, ta bèn không thương yêu nó, không quan tâm nó, là có điều kiện. Người giác ngộ chân chánh không có điều kiện.

Giác ngộ có cạn sâu, có đại triệt đại ngộ, có đại ngộ, có tiểu ngộ. Cái tâm thương yêu này, quả thật là tùy theo trình độ giác ngộ của họ, không ngừng tăng thêm. Cho nên khi người không giác ngộ, giống cha con, cái từ bi này gọi là ái duyên từ. Chữ ái này là tình. Lục Tổ dạy chúng ta chuyển thức thành trí, không được lưu tình. Nếu như xử sự không lưu tình là thành công rồi. Họ hoàn toàn là tình, không có trí, đó chính là ái duyên từ. Tôi từ bi với anh vì tôi rất yêu anh. Cái yêu đó không bền vững, sẽ bị thay đổi. Bạn thấy nam nữ yêu nhau, cái này là vô cùng rõ rệt. Kết hôn rồi, chẳng bao lâu thì họ lại đòi ly hôn, đây chẳng phải là giả hay sao? Cho nên tôi thường hay bảo với thế hệ trẻ, nếu con gái thì con trai nói anh yêu em; nếu con trai thì người con gái nói em yêu anh, không nên cho là thật, là giả đấy! Là tình ý giả dối, không phải thật. Tại sao vậy? Họ sẽ thay đổi. Ở thời đại này do không có tiếp nhận giáo huấn của thánh hiền, nên thay đổi rất nhanh, khiến bạn trở tay không kịp, cho nên bạn phải bình tĩnh nhìn thấu nó.

Người giác ngộ thì cái yêu đó là thật, vĩnh hằng bất biến, là không có điều kiện. Cho nên yêu thật ở đâu vậy? Yêu thật là Phật, Bồ-tát. Chỉ có Phật, Bồ-tát thì cái đại từ bi đó, cái yêu thương chân thành, thanh tịnh, bình đẳng đó là vĩnh hằng bất biến. Tại sao vậy? Nó là chân tâm, nó là tự tánh, nó không phải vật, nó cũng không phải tình, cho nên nó bất biến. Vật sẽ biến đổi, tình cũng bị biến đổi, điều này không thể không biết, chúng ta cần phải học. Cho nên nhà Phật, đặc biệt là đại thừa, bất luận là tông phái nào, pháp môn nào, thì mục tiêu cuối cùng của nó cũng là minh tâm kiến tánh. Minh tâm kiến tánh chính là Phật thật, chính là tìm được chân tâm của mình. Chân tâm chính là chân giác, chân chân thành, chân thanh tịnh, chân bình đẳng, chân từ bi. Cho nên Lục Tổ dạy mọi người, lời dạy này là chính xác, đơn giản thẳng tắt: “Chỉ tìm Phật tự tâm là được”, không nên đi tìm ở bên ngoài. Bạn tìm được tự tâm của bạn thì tự tâm chính là Phật. Tự tánh chính là Phật.

Rốt cuộc lời nói đó phải bắt đầu tìm từ đâu vậy? Điều này quan trọng, chúng ta phải đặc biệt lưu ý. Chỗ bắt đầu quan trọng “Là tu hành y theo pháp”, “Tu phải tự tu, hành phải thực hành”, người khác không có cách gì tu thay cho bạn được. Bạn phải tự mình tu, hành bạn phải tự mình làm thật, phải làm một cách rất thật thà. Như vậy ngài nói y theo pháp là y theo pháp gì vậy? Điều này rất quan trọng “Kỳ sở tu, sở hành giả”, đây là trước tiên đem pháp nói ra cho bạn rồi.

Cái pháp này, trước tiên là phải trừ bỏ là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, hai lời, ác khẩu, thêu dệt, tham dục, sân nhuế, ngu si, thập ác. Đại đức trong tông môn bắt đầu từ đâu vậy? Bắt đầu từ thập thiện nghiệp đạo. Không những giáo hạ cũng bắt đầu từ chỗ này, mà thiền tông giáo ngoại biệt truyền cũng bắt đầu từ đây. Cho nên kinh thập thiện nghiệp đạo quan trọng. Kinh thập thiện nghiệp đạo là Đệ Tử Quy của nhà Phật chúng ta. Bất kể là tông phái nào, bất kể là pháp môn nào, thảy đều phải xây dựng từ thập thiện nghiệp đạo. Lìa khỏi thập thiện nghiệp đạo, nói thật với quí vị, là không có Phật pháp. Lìa khỏi thập thiện nghiệp đạo là không có pháp hành. Bất kể là pháp hành nào cũng thảy đều xây dựng trên cơ sở của thập thiện nghiệp đạo. Bạn phải biết rằng, thập ác nếu như không trừ hết, bạn ở trong Phật pháp, bất kể là đại thừa hay tiểu thừa, tông môn gáo hạ, hiển giáo mật giáo, thành thật mà nói là bạn không thể bước vào cửa đó được. Nhập môn là thập thiện nhiệp đạo. Bạn không có cái cửa thập thiện này, thì bạn cũng không biết được cửa ở đâu, bạn vĩnh viễn ở ngoài cửa, còn tự cho rằng đạt được rồi. Bạn biết được thập thiện nghiệp đạo, là bạn đã tìm được cửa rồi. Đoạn thập ác, tu thập thiện là bạn đã vào cửa.

Cửa này là cửa gì vậy? Bên ngoài nhà của chúng ta có tường rào, đây là cổng lớn của tường rào. Bước vào cái cổng lớn này là sân, sân nhà. Bên trong, còn có nhà chính, còn có nhà ở, tức là ở trong cái sân này, còn có nhà cửa, nhà cửa bạn đang ở bên ngoài nhà chứ chưa bước vào, bạn chỉ bước vào sân của người ta. Giống như cái đạo tràng này của chúng ta cũng có sân, cũng có tường rào. Bạn mới bước vào từ cổng lớn của tường rào này thôi, giảng đường của chúng ta bạn chưa bước vào, phòng học của chúng ta bạn chưa bước vào. Thậm chí là phòng khách, ký túc xá của chúng ta bạn cũng chưa vào, bạn mới ở trong sân.

Thế phải làm sao mới được vào nhà vậy? Phía sau, đại sư đã nói rồi: “Trừ thêm tà kiến, tà tư, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện, tà niệm, tà định, tám loại tà”. Cái mà đoạn này nói là gì vậy? Là ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, đoạn sau cùng là Bát Chánh Đạo. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo chúng ta biết, bên trong nó có bảy mục. Bảy mục là tứ niệm xứ, tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, thất Bồ-đề phần, bát chánh đạo. Bảy mục này cũng giống như bảy tầng lầu vậy. Tầng thứ nhất là tứ niệm xứ, tầng thứ hai là tứ chánh cần, tầng thứ ba là tứ như ý túc, tầng cao nhất này là bát chánh đạo. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, đại sư Thiên Thai nói với chúng ta có tàng, thông, biệt, viên. Dùng tàng thông biệt viên để giảng ba mươi bảy phẩm trợ đạo. Ba mươi bảy phẩm trợ đạo đã bao gồm toàn bộ Phật pháp rồi, thông thường chúng ta nói là Đại Thừa Tiểu Thừa, Hiển Giáo Mật Giáo, Tông Môn Giáo Hạ, thảy đều bao gồm trong đó.

Và thập thiện nghiệp đạo là gì vậy? Là cơ sở, nền móng của cái tầng lầu này vậy. Bạn không có nền móng thật tốt, thì lầu mười tầng bạn xây không được, điều này không thể không biết. Tu đến bát chánh đạo, là bạn đã vào nhà, dần dần vào sâu rồi, bạn nhìn thấy Phật rồi. Cái nhìn thấy Phật này là gì vậy? Bạn nhìn thấy tự tâm, bạn nhìn thấy Phật tự thân. Ở trong tông môn nói minh tâm kiến tánh, giáo hạ nói là đại khai viên giải, người niệm Phật gọi là lý nhất tâm bất loạn. Danh từ tuy khác nhau, nhưng chỉ một cảnh giới, chỉ một sự việc, ở chỗ này chúng ta phải đặc biệt chú ý. Cho nên chúng tôi hôm nay tại sao phải nhấn mạnh như vậy? Không nhấn mạnh như vậy thì không làm thật. Kinh Hoa Nghiêm nghe chỉ cho náo nhiệt mà thôi, không phải cảnh giới của bạn, bạn chưa khế nhập. Nếu như bạn đã khế nhập thì bạn chính là pháp thân Bồ-tát. Khế nhập từ đâu vậy? Từ Thập thiện nghiệp đạo, từ ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

Niệm xứ là trí tuệ, chính là nhìn thấu mà đại sư Chương Gia nói, niệm xứ là nhìn thấu. Chánh cần, là bạn có năng lực biện biệt tà chánh. Tà pháp, thì phải nhanh chóng trừ bỏ nó. Chánh pháp thì phải cố gắng tu hành. Tứ như ý túc là buông xả. Nhìn thấu buông xả, bạn mới có gốc, mới có lực. Trừ bát tà thì bát chánh liền hiện ra ngay. Đại sư còn có một đoạn khai thị rất hay, để chúng ta tự kiểm tra mình, rốt cuộc bát tà chúng ta đã trừ được bao nhiêu phần rồi. Nếu như Bát tà thảy đều trừ hết rồi, thì tâm bất thiện trong tự tánh bạn hoàn toàn không còn nữa. Chúng ta tiếp tục xem đoạn phía dưới đây.

Tức thị trừ tự tánh trung bất thiện tâm”. Bất thiện tâm, câu này là nói tổng quát, phía dưới là nói cụ thể. Tâm tà mê, tâm cướp hại, chúng ta có còn hay không? Chúng ta có còn mê hoặc không? Có còn ý nghĩ hại người khác không? Có còn tâm độc ác hay không? “Tâm tật đố”, “tâm siểm khúc”, nịnh nọt, bợ đỡ người. “Tâm ngô ngã”, tâm ngô ngã chính là chấp ngã, chấp trước cái thân này là ta. Có ngã thì đương nhiên có ngã sở. “Tâm cuồng vọng”, cuồng vọng tự đại. “Tâm khinh người”, coi thường người khác. “Tâm mạn tha” ngạo mạn. “Tâm cống cao”. Đây là chỗ này nêu lên mấy ví dụ thôi. Bạn có còn cái tâm này không? Còn những thứ này, thì bát tà đó ở trong bạn chưa sạch, chưa trừ hết. Nếu như bát tà đã trừ sạch rồi, thì bát chánh hiện tiền ngay, tất cả mọi bất thiện ở trong tâm này thảy đều không còn nữa. Đến lúc này đích thực là từ bi, “Từ bi trùm pháp giới, thiện ý khắp ta bà”. Chúng ta nói đối với đại chúng bình thường, người chưa từng học Phật mà bạn nói pháp giới, nói ta bà thì họ không hiểu đó là ý gì. Chúng ta đổi nó thành “Tâm thương yêu trùm vũ trụ, thiện ý khắp nhân gian”, nói vậy thì họ dễ hiểu. Thực tế, chúng ta nói vũ trụ, nói nhân gian thì phạm vi đã thu nhỏ lại rất nhiều rồi. Pháp giới rất lớn, thế giới Ta Bà rất lớn.

Phía dưới còn có hai câu chúng ta cần nhớ kỹ: “Cập nhất thiết thời trung bất thiện chi hạnh”. Tâm bất thiện biểu hiện trong đời sống thường ngày chính là hành vi bất thiện. Tâm bất thiện là mê hoặc, biểu hiện trên hành vi là tạo nghiệp. Bạn thấy khởi hoặc, tạo nghiệp, thì sau đó quả báo sẽ đợi bạn. Khổ báo trong tam đồ từ đâu mà có vậy? Do nghiệp cảm, do nghiệp bất thiện chiêu cảm, chứ không phải đến từ bên ngoài.

Trưa hôm nay, có một đồng tu, mang đến một đĩa phim “Địa ngục biến tướng đồ”, đây là đĩa lồng tiếng bằng tiếng Anh, để thuyết minh. Tôi xem một đoạn, rất hay. Đĩa này chúng ta cần chế tác số lượng lớn để tặng cho các bạn bè nước ngoài. Đây là giáo trình giáo dục nhân quả của người Trung Quốc. Ở Trung Quốc cũng đã lưu truyền mấy ngàn năm. Người Trung Quốc mấy ngàn năm, thời gian dài như vậy tiếp nhận nền giáo dục này, nó không phải là mê tín. Con người thật sự có quá khứ, có vị lai, là khẳng định có luân hồi. Ở nước Mỹ có nhà tiên tri Khải Tây, những báo cáo này của ông, học viện chúng ta dùng làm tài liệu cho việc học Anh ngữ. Tôi dùng tài liệu này, giống như phó hiệu trưởng đại học Cách Lý Phi Tư, tôi đã nói điều này với ông ấy. Ông ta nói chủ ý này của thầy rất hay. Vậy là nói rõ điều gì vậy? Người nước ngoài cũng khẳng định có luân hồi, có đời sau. Quả báo khổ hay vui hãy xem hành nghiệp của chúng ta. Chúng ta có tâm thiện, hạnh thiện, thì đời sau quả báo tốt. Tâm của chúng ta bất thiện, hạnh bất thiện, thì đời sau là khổ báo. Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, là khổ báo. Cho nên Lục Tổ sau cùng nói “Thường tự thấy lỗi mình, không nên thấy lỗi người”. Không nên thấy thị phi thiện ác của người khác, vậy là đúng. Đây là Lục Tổ đại sư dạy chúng ta minh tâm kiến tánh phải bắt đầu từ đâu.

Chúng ta tiếp tục xem tiếp, cổ đức dạy chúng ta làm thế nào tu hành chân chánh. Nói đến tu hành, nhất định phải hiểu cho rõ ràng, hiểu cho sáng tỏ cái ý nghĩa thuật ngữ của danh từ này. Tu là sửa cho đúng, hành là hành vi. Hành vi đương nhiên là đã phát sinh sai lầm thì mới cần phải sửa chữa nó lại cho đúng. Nếu như hành vi đều là đoan chánh, thế thì có cần tu nữa hay không? Ngay như phần trước đã nói, một người khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều tương ưng với thập thiện nghiệp đạo, đều tương ưng với bát chánh đạo, thì người này chính là chư Phật Như Lai, hai chữ tu hành này đối với họ có cần dùng nữa hay không vậy? Công phu tu hành của họ đã đạt đến viên mãn rồi. Xin thưa với quí vị, ở trong kinh giáo đại thừa chúng ta đã học qua: “Chư Phật Như Lai tuy đã chứng đến cứu cánh viên mãn vẫn không bỏ tu hành”. Đây là ý gì vậy? Đây gọi là đại từ đại bi. Đến lúc đó làm nên những tấm gương tu hành này, không phải vì bản thân, mà là vì chúng sanh. Làm thế nào dạy chúng sanh tu hành vậy? Bạn tự mình cần phải làm nên tấm gương cho họ thấy, đây gọi là dạy học. Cho nên chúng ta khẳng định, Phật giáo là giáo dục.

Giáo dục là có nghĩa gì vậy? Đại đức xưa giải thích cái chữ này “Giáo”, nghĩa thú tạo nên chữ này là trên làm dưới nói theo. Chữ này là chữ hội ý, bạn thấy một bên là chữ hiếu, phía trên là chữ lão, phía dưới là chữ tử; còn một bên là chữ văn (văn chính là văn hóa). Thế hệ trước phải đem văn hóa diễn ra cho thế hệ sau nhìn thấy, để họ học tập. Cái chữ đó thật ý vị vô cùng, bạn vừa thấy liền hiểu ngay. Sao gọi là giáo? Trên làm dưới noi theo. Từ đó cho thấy, dạy học thì điều quan trọng nhất là thân giáo. Cổ nhân Trung Quốc đã nói: “Giáo nhi anh hài, giáo phụ sơ lai”. Ngạn ngữ quí vị đều hiểu được. Sao gọi là anh hài? Trẻ con vừa mới biết nói, trẻ con vừa mới biết đi, đại khái chúng ta hiện nay quan sát khoảng một tuổi. Dạy thế nào vậy? Cha mẹ làm tấm gương cho nó thấy. Cha mẹ đứng trước mặt con cái nhất định phải có lễ, nhất định là tấm gương thật tốt, để chúng nhìn thấy tấm gương tốt, lúc này chúng sẽ ghi nhớ ở trong lòng. Chính là cái gọi là: “Thiếu thành nhược thiên tánh, tập quán thành tự nhiên”. Dạy học là khêu gợi, hướng dẫn tánh đức trước đây của họ. Ý nghĩa giáo dục này của Trung Quốc nói thật quá sâu, nói quá rộng.

Dục là có ý nghĩa gì vậy? Ở trong “Lễ Ký” có giải thích: “Trưởng thiện nhi cứu thất”. Phải giúp đỡ họ tăng trưởng thiện tâm, thiện niệm, thiện hạnh, giúp đỡ họ sửa đổi lỗi lầm, đây là dục. Hai chữ giáo dục hợp chung lại thì cái ý này bạn liền hiểu rõ ràng, bạn liền hiểu sáng tỏ. Cho nên ở trong việc dạy trẻ thơ, điều quan trọng không phải nói đạo lý với chúng, mà hoàn toàn tạo nên tấm gương để cho chúng thấy. Cho nên làm cha mẹ, làm bậc đàn anh, khi ở trước mặt trẻ, hành động biểu hiện ra đều phải như lý như pháp, chúng tôi thường hay nói là hợp tình, hợp lý, hợp pháp. Làm cho chúng thấy. Sinh hoạt thường ngày, người trong nhà đối xử với nhau, thời xưa gia đình tương đối phức tạp, đại gia đình. Một gia đình có mấy chục người, mấy chục nhân khẩu. Gia đình nào hưng vượng thì có mấy trăm người. Bạn thử xem, bậc tôn trưởng, phụ từ tử hiếu, anh thương em kính, vợ chồng đâu ra đó, lớn nhỏ có thứ tự, đều học ở trong đây cả. Không phải dùng ngôn ngữ để dạy, mà họ nhìn thấy từ nhỏ, thấy mãi thành thói quen. Làm như vậy là đúng, không làm như vậy là sai.

Khi đến bảy - tám tuổi thì đi học. Đi học ở cấp tiểu học quan trọng nhất là giáo dục đời sống. Chúng đã nhìn thấy nhiều năm như vậy, cái cơ sở đó đã rất chắc chắn rồi. Lúc này có thể nói với chúng vì sao phải hiếu thuận, tình thương yêu cha con, phụ từ tử hiếu, cái ý nghĩa của tình thương yêu đó, tại sao anh em phải thương yêu nhau? Cho nên điều cần dạy là giáo dục đời sống, giáo dục luân lý, giáo dục đạo đức, cơ sở đều phải được xây đắp từ lúc này.

Đến 13-14 tuổi vào thái học, thời xưa Trung Quốc không có trung học, tiểu học tiếp theo chính là thái học. Thái học do nhà nước lập. Dạy học ở trong thái học chú trọng ở thảo luận nghiên cứu, khai trí tuệ. Cho nên tiểu học ở giai đoạn này ngoài giáo dục luân lý đạo đức ra, phải học thuộc lòng. Những kinh điển của cổ thánh tiên hiền này thảy đều phải học thuộc lòng hết. Tuổi nhi đồng sức ghi nhớ tốt nhất. Nếu như không dạy chúng học thuộc lòng những thứ này, thì chúng sẽ nghĩ ngợi lung tung, thế thì cơ sở đạo đức của chúng sẽ bị lung lay, thậm chí là bị hủy hoại. Không nên để nghĩ ngợi lung tung. Bạn thấy phía trước Lục Tổ dạy chúng ta, phải trừ bát tà, sau khi trừ bát tà thì đó chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định. Cho nên đọc những điển tích này của cổ thánh tiên hiền, trừ tà dưỡng chánh, chẳng phải là cái ý này hay sao? Mười ba – mười bốn tuổi vào thái học, hành động biểu hiện ra là chánh khí, chánh khí mãnh liệt. Điều này quả thật mà nói là ở trong giáo dục phương tây không phải nói là chưa thấy qua, mà ngay cả nghe cũng chưa từng. Sau đó bạn mới hiểu được Trung Quốc đối với kinh nghiệm dạy học là vô cùng phong phú, lịch sử lâu đời, nội hàm của nó quả thật là vô cùng sâu rộng.

Đích thực làm một người tốt thì con người tốt này bất kỳ là lúc nào, bất kỳ là ở đâu, người ta đến tiếp xúc với bạn cũng đều tán thán bạn là người tốt. Hay nói cách khác, loại hình thái này của bạn, bất luận là có tiếp nhận giáo dục hay không tiếp nhận giáo dục, cũng đều khẳng định bạn là người tốt. Tại sao vậy? Tiêu chuẩn này là tự nhiên, không phải do một người nào chế định ra. Cho nên Đàn kinh chúng ta cần học hay không vậy? Nếu như chúng ta muốn học thì có thể xem nó như giáo trình bổ sung của chúng ta, nắm bắt vài điểm quan trọng là được rồi, đặc biệt là bắt đầu tu hành, cái nhận thức này rất quan trọng.

Tôi ở đây hai ngày, đem Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo làm bản tiết yếu. Trước đây Ngẫu Ích đại sư đã làm một bản tiết yếu. Tiết yếu của ngài chúng ta cũng đã in ra rồi, in cùng với Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, quí vị đều thấy rồi. Trọng điểm trong bản tiết yếu của ngài là ở hành, chúng ta làm thế nào áp dụng thập thiện nghiệp đạo, ngài chú trọng ở thực hiện. Tiết yếu của tôi chú trọng ở biết, đó chính là nhận thức thập thiện nghiệp đạo, hiểu rõ thập thiện nghiệp đạo đối với đời sống thường ngày, đối với tu học, tu đạo của chúng ta, là tính trọng yếu của nó. Cho nên sự khác nhau trong tiết yếu của tôi với Ngẫu Ích đại sư là ở chỗ này. Nếu như chúng ta không nhận thức được nó, thì bạn làm sao chịu tu. Kinh văn này trước đây chúng tôi đã giảng rồi, có người nào chịu tu không? Tôi chưa nhìn thấy. Tại sao vậy? Bạn còn chưa biết, bạn chưa nhận thức về nó. Nếu như bạn đã nhận thức được nó, thì đâu cần ai khuyên nữa, bạn sẽ rất chăm chỉ, rất nỗ lực đi làm.

Cũng giống như Đệ Tử Quy vậy, mấy năm nay tôi không ngừng khuyên đi khuyên lại, và giảng giải, nêu lên để quý vị nhận thức. Vô cùng hiếm có, thầy Dương và thầy Thái là những người giác ngộ trước tiên, làm thật. Sau khi hoàn toàn đem nó thực hiện, họ lại làm báo cáo từ những tâm đắc tu học của mình. Rất nhiều người nhìn thấy, nghe thấy đều cảm động. Là việc tốt. Tôi thường hay nói, Đệ Tử Quy và Thập Thiện Nghiệp Đạo, ngày nay là cứu từ gốc. Gốc của chúng ta bị mục rồi, gốc bị hỏng rồi, tu thế nào cũng không thành công! Quí vị thử nghĩ thập ác trừ không được, bát tà trừ không hết thì bạn tu làm sao được! Những thứ bạn tu đều là giả, nói ba hoa khoác lác, cái tâm đó vẫn là tà, vẫn là ác, vẫn là bất thiện, không có lợi ích. Cho nên tôi một lần nữa thiết tha kêu gọi, chúng ta phải làm lại từ đầu. Đạo lý là ở chỗ này.

Đoạn phía sau này, đại đức xưa khuyên chúng ta nắm vững cương lĩnh mà Lục Tổ đã nói. Những cương lĩnh này ở trong đời sống thường ngày quyết định không đàm huyền thuyết diệu. Đại học vấn, đại đạo lý ở đâu vậy? Là ở trong đời sống, chính là bình thường nhật dụng.

Đại sư Huệ Năng đã nói: “Tâm bình đâu cần trì giới”. Câu này ngài nói, chúng ta yêu cầu chúng ta ở trong khởi tâm động niệm, hành vi lời nói việc làm, làm sao có thể cầu được chữ bình này. Bình chính là bình đẳng. Chúng ta ở trên tâm Bồ-đề nói chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, đạt được một điều thì đạt được mọi điều. Tâm bình đẳng đạt được rồi thì tâm thanh tịnh liền đạt được, tâm chân thành liền đạt được, chánh giác từ bi đều đạt được. Đạt được một cái thì đạt được tất cả. Câu này là rất vô cùng quan trọng. Bạn lật nó lại xem, chúng ta hiện nay cái tâm này tại sao không thể bình vậy? Bình phía dưới là an, tâm liền an rồi. Chúng ta ngày nay tâm bất an. Tại sao bất an? Bất bình. Bình là nhân, an là quả. Tiếp tục xem xuống phía dưới, an là nhân, lạc là quả. Tại sao đời sống của bạn không vui vẻ, khổ như vậy? Tâm bạn bất an. Bất an thì làm gì có lạc chứ! An mới có lạc. Cho nên ngài đem cái chữ này đặt lên câu đầu tiên.

Vậy làm thế nào mới có thể khiến bạn tâm bình vậy? Trì giới. Tâm bình thì không nhọc công trì giới, trì giới thì phải đạt đến tâm bình, bạn thử xem đạo vị đó. Cho nên quí vị dứt khoát không nên hiểu lầm, cho rằng “Tâm bình đâu cần trì giới” là không cần trì giới nữa, đó đâu phải là ý của tổ sư. Nếu tổ sư nghe quí vị giải thích như vậy, thì đau khổ đến rơi lệ. Đây chính là bảo với bạn, mục đích của trì giới là để đạt đến tâm bình. Bình, tâm bạn liền an. An, tâm liền hòa, hòa tâm liền lạc. Hòa lạc bạn mới thật sự đạt được từ trong trì giới. Cho nên tu, trừ thập ác, trừ bát tà đều là trì giới. Chúng ta ngày nay học Đệ Tử Quy là trì giới, học Thập Thiện Nghiệp Đạo là trì giới. Hiệu quả của nó chắc chắn là bình, an, hòa, lạc, đời sống hạnh phúc mỹ mãn. Nếu như bạn lơ là giới luật, không bắt đầu nhập môn từ giới luật, thì bình an hòa lạc đối với bạn mà nói chỉ là hữu danh vô thực, bạn ở trong đời này cũng không đạt được. Quí vị thử nghĩ có phải đúng như vậy hay không? Nếu quí vị muốn trong đời này bình an hòa lạc, dù thế giới loạn động như thế nào, tai nạn nhiều cỡ nào, đời ta vẫn bình an hòa lạc. Tại sao vậy? Cảnh tùy tâm chuyển. Trong kinh Lăng Nghiêm đặc biệt nói rất hay: “Nếu chuyển được cảnh thì đồng Như Lai”. Đồng Như Lai chúng ta đã hiểu rồi, đồng Như Lai chính là người đồng giác ngộ. Như Lai chính là tự tánh giác, tự tánh giác liền gọi họ là Như Lai. “Như Lai giả, chư pháp như nghĩa”. Ở trong tất cả pháp luôn an hòa lạc lợi. Bạn thấy bình đẳng quan trọng cỡ nào!

Bình đẳng, đến khi nào bạn mới thật sự đạt được vậy? Khi bát tà trừ hết rồi, thì tâm Bồ-đề hiện tiền, chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi hiện tiền. Trừ thập ác, phía trước tôi nói là bạn đã vào trong sân của người ta, chứ chưa bước vào trong nhà. Trừ bát tà, bạn đạt được bình an hòa lạc rồi, thì người ta sẽ hoan nghênh bạn đến, dần dần đi vào trong. “Hạnh thẳng đâu cần tu thiền”. Hạnh là hành vi của chúng ta. “Ngô tắc cầu ngô hạnh chi như hà năng trực”. Trực, trong đó không có tướng uẩn khúc. Trực là chánh trực, không hề có mảy may hư ngụy. Thiền là gì vậy? Thiền là định tuệ. Tu thiền chính là tu tuệ. Tuệ có từ đâu vậy? Tuệ có từ định. Cho nên do giới được định, do định khai tuệ, đây là tu hành. Từ xưa đến nay, Phật Phật truyền nhau, đây không phải do Phật Thích Ca Mâu Ni phát minh, không phải do Phật Thích Ca Mâu Ni sáng tạo ra, mà vô lượng kiếp đến nay Phật Phật truyền nhau. Ba cương lĩnh lớn tu hành này là tam học giới định tuệ. Phần trước bảo bạn bình là tu giới, tiếp theo đó bèn nói định tuệ với bạn, định tuệ hiện tiền.

Trực tâm là đạo tràng. Tâm bạn chánh trực, một mảy may tướng uẩn khúc cũng không có, một tí hư ngụy cũng không có. Cho nên trực ở chỗ này là tâm chân thành ở trong tâm Bồ-đề. Thiền có nghĩa là gì vậy? Lục tổ khai ngộ từ kinh Kim Cang, chính ngài giảng về chữ thiền này là lấy kinh Kim Cang làm y cứ. Trong kinh Kim Cang, Thế Tôn bảo với tôn giả Tu Bồ-đề: “Ngoài không dính tướng gọi là thiền, trong không động tâm gọi là định”. Dùng cách nói hiện nay mà nói là dứt khoát không bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng, không bị cảnh giới bên ngoài làm mê hoặc, đây là thiền; Ở bên trong luôn luôn giữ tâm thái như như bất động, đây là định. Thiền là Phạn ngữ, định là chữ Trung Quốc, ý nghĩa rất gần nhau, cho nên phiên dịch danh từ này là hợp nhất hai ngôn ngữ Phạn và Hoa. Cái danh từ “thiền” là tiếng Ấn Độ, “định” là tiếng Trung Quốc, danh từ này là Phạn văn và Trung văn hợp chung lại, chính là “Bất thủ ư tướng, như như bất động” mà trong kinh Kim Cang đã nói.

Bất thủ ư tướng tức là ngoài không dính tướng. Chúng ta ngày nay nói, không bị cảnh giới bên ngoài mê hoặc, không bị cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng là thiền. Nội tâm có chủ tể, như như bất động. Trong tâm của bạn thanh tịnh tịch diệt, xưa nay không một vật. Biểu hiện ra là chánh trực, biểu hiện ra là tự nhiên, dáng vẻ thoải mái, bất kể ở trong trường hợp nào. Tự nhiên sẽ khiến người khác tỏ lòng cung kính đối với bạn. Chúng ta có nên tu thiền không? Nên, không tu không được. Có phải là phải tu theo phương pháp đó của Lục Tổ không? Quả thật không cần thiết. Chúng ta nhất định phải hiểu rằng, ở trong đại thừa giáo có tám vạn bốn ngàn pháp môn đều là tu thiền. “Bất thủ ư tướng, như như bất động” mà! Nhưng phương pháp không giống nhau, cho nên có tám vạn bốn ngàn phương pháp, có vô lượng phương pháp, tu pháp gì cũng thảy đều là tu “Ngoài không dính tướng, trong không động tâm”.

Thế chúng ta ngày nay ở trong tám vạn bốn ngàn pháp môn đã chọn được pháp môn nào vậy? Trì danh niệm Phật. Thế Tôn trong Đại Tập kinh nói: “Trì danh niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền”, đây là Phật nói. Chúng ta phải hiểu, có rất nhiều người nói Thiền nói Tịnh, tách thiền và tịnh ra, đó là gì vậy? Đó là họ đã không hiểu thiền cũng không hiểu tịnh. Nếu thật sự thông đạt hiểu rõ thì Thiền Tịnh là một, nhưng cách thức khác nhau, điều này phải hiểu. Chúng ta dùng cái phương pháp niệm Phật này đạt đến hạnh trực.

Lục Tổ lại nói: “Ân tắc hiếu dưỡng phụ mẫu”. Nền giáo dục cổ thánh tiên hiền Trung Quốc hoàn toàn xây dựng trên cơ sở của hiếu đạo. Cho nên câu đầu tiên trong Ngũ Luân là “Phụ tử hữu thân”. Thực hiện chữ thân đó chính là phụ từ tử hiếu. Giáo dục được xây dựng từ chỗ này. Cho nên trẻ con, trẻ nhỏ từ nhỏ bồi dưỡng cho nó điều gì vậy? Hiếu. Hiếu là gì vậy? Chính là thương yêu cha mẹ, phụ tử hữu thân. Chữ thân này, từ lúc lọt lòng, khi còn chưa biết nói, còn chưa biết đi, bạn có thể nhìn thấy, nó yêu thích cha mẹ, nó thương yêu cha mẹ. Cha mẹ vào lúc này cũng thương yêu chúng vô điều kiện. Loại phụ tử thân ái này làm thế nào có thể gìn giữ mãi mãi, đây chính là giáo dục, đây gọi là hiếu đạo. Gìn giữ vĩnh hằng, mãi mãi không thay đổi. Tại sao đứa trẻ này theo năm tháng dần dần lớn lên nó sinh ra bất hiếu, nó không thương yêu cha mẹ của nó nữa, thậm chí cha mẹ già, nó lại ghét cha mẹ vậy? Không có giáo dục. Cổ thánh tiên hiền Trung Quốc dạy điều gì? Chính là dạy mỗi việc này vậy. Sự việc này là căn bản của tất cả mọi nhân luân. Chỉ cần cái tâm thương yêu của người làm con đối với cha mẹ mãi mãi không thay đổi, thì họ sẽ thương yêu anh em, họ sẽ thương yêu vợ con, họ sẽ thương yêu họ hàng, họ sẽ thương yêu bà con xóm giềng, họ sẽ thương yêu bạn bè, trung quân ái quốc, họ yêu quốc gia, họ yêu người lãnh đạo quốc gia, vĩnh hằng bất biến. Hy sinh vì chính nghĩa, xả thân vì nghĩa, đều là thành tựu của giáo dục hiếu đạo. Đối với mọi người, đối với mọi việc, hoàn toàn không có tà ác, không có tà niệm. Cho nên ở nhà thì hiếu từ, ở xã hội hiện nay gọi là công dân tốt, ở trường là học trò ngoan, bất kể là ở nơi nào, họ đều là tấm gương tốt. Hiếu dưỡng cha mẹ biết được ơn, báo ơn, biết ơn báo ơn. Cho nên “Ngô tắc cầu hiếu dưỡng phụ mẫu chi sở dĩ tận kỳ ân” vĩnh hằng bất biến, làm nên tấm gương tốt cho xã hội, dưỡng cái đức của cha mẹ. Người ta sẽ tán dương, cha mẹ này tốt, anh xem dạy con cái tốt như vậy, con cái hiếu thuận như vậy.

Bản thân có hiếu, thì có thể giáo hóa chúng sanh có hiếu, chẳng phải là tự lợi lợi tha hay sao? Chắc chắn hiệu quả. Bản thân bạn không hiếu thảo, mà hằng ngày bạn khuyên người ta, đem hiếu đạo nói ba hoa khoát lác thì vô ích, không có ai tin. Bạn cần phải tự mình làm được, khiến người khác nhìn thấy, ở trong nội tâm sẽ cảm động, họ phục ngay, bị bạn ảnh hưởng, sẽ đến học với bạn. Từ đó cho thấy, giáo dục phương thức căn bản chính là lấy mình làm gương. Phải làm nên tấm gương để cho người ta thấy, để người ta cảm động từ trong lòng mà đến học tập với bạn, đây gọi là giáo dục.

Lấy tiêu chuẩn của cổ thánh tiên hiền Trung Quốc thì hiện nay cái xã hội này không có giáo dục. Đây là sự thật. Lúc tôi mới xuất gia, 33 tuổi, tại Chùa Lâm Tế Viên Sơn Đài Bắc. Lúc đó bên ngoài chùa Lâm Tế có sân rất rộng, cây rất nhiều. Công việc mỗi ngày của tôi là sáng sớm quét sân. Chúng tôi khoảng chừng ba người quét sân, sân rất rộng! Cây rụng lá mà! Sáng sớm thức dậy quét sân cho thật sạch sẽ. Có một buổi sáng nọ, khi tôi đang quét lá, thì có mấy người trẻ tuổi, từ nơi của chúng tôi đó có thể đi qua công viên Viên Sơn, vì phía sau có một con đường, có thể đi qua con đường này đến công viên. Từ chỗ này qua đến công viên thì không cần mua vé. Nhưng lúc đó trời vẫn còn rất sớm, công viên đó vẫn chưa mở cửa, họ đi qua đó, những sinh viên này vừa đi vừa nói chuyện. Tôi ở bên cạnh lắng nghe, quan sát bộ dạng của họ. Tôi rất cảm thán đã thốt ra một câu, tôi nói: “Đáng tiếc! Không được giáo dục”. Họ nghe được. Sau khi nghe được, thì bốn sinh viên đó quay lại tìm tôi. Họ nói, có phải thầy vừa rồi mới nói chúng tôi không được giáo dục phải không? Tôi nói, đúng vậy! Là tôi có cảm thán như vậy. Họ nói, chúng tôi là sinh viên năm thứ tư của khoa luật đại học Đài Loan, sao thầy nói chúng tôi không được giáo dục? Ồ! Tôi nói, tôi vẫn không thể nhận ra các anh đều là sinh viên! Tôi nói, được rồi, tôi xin thỉnh giáo các anh một chút: “Chữ giáo nghĩa là thế nào? Dục nghĩa là thế nào? Hai chữ Giáo dục hợp lại nghĩa là thế nào?” Tôi mới đưa ra hai chữ, ba vấn đề này liền khiến họ ngớ người! Sinh viên lúc đó rất hay, vẫn chịu học hỏi. Nghe tôi hỏi như vậy thì thái độ của họ liền thay đổi ngay, chứ không tỏ ra ngạo mạn, thái độ lập tức nhu hòa lại ngay. Họ đến hỏi tôi, tôi thẳng thắn bảo với họ. Tôi nói, các anh không những là chưa được giáo dục qua cao đẳng, mà ngay cả giáo dục cơ sở các anh cũng không có. Họ hỏi tại sao vậy? Tôi nói, giáo dục cơ sở là cầm chổi quét nhà, bạn đã học qua chưa? Không những cầm chổi quét nhà bạn không biết, mà ngay cả ăn cơm cũng không biết. Tôi nói vậy thì họ càng ngạc nhiên trố mắt, tai dựng đứng, liền quay lại phỏng vấn tôi.

Tôi nói, tôi đưa anh bốn món ăn, dọn lên bàn này, anh biết cách xếp đặt bốn món ăn này như thế nào hay không? Không phải xếp lung tung tùy tiện. Mỗi tính chất của món ăn, ở trong đây có âm dương ngũ hành. Anh biết sắp xếp không? Chưa học qua mà! Đúng vậy. Những thứ này ở trong Lễ Ký, Nguyệt Lệnh đều có, bạn chưa học qua. Cho nên nếu như bạn có lưu ý, thì ở trong các nhà hàng lớn, trong các bữa tiệc, bạn hơi lưu ý một chút, người ta dọn các món ăn đó ra đều có cách thức nhất định. Họ biết cách. Cuối cùng họ hỏi tôi, thế chúng tôi hiện nay học đến đại học, chúng tôi sắp sửa tốt nghiệp rồi, thế không xem chúng tôi là có giáo dục, thì xem là gì? Tôi liền nói, các anh hiện nay, ở đây không thể gọi là trường học, mà cần phải danh phù hợp với thực là Trung Tâm Dạy Và Học Tri Thức Cao Đẳng, đây là danh phù hợp với thực. Giáo dục không có, chưa có học được giáo dục, những điều các anh học được là tri thức, kỹ năng.

Giáo dục là trên làm dưới noi theo. Tăng trưởng điều thiện, sửa chữa lỗi lầm ở đây đều không có, ngay cả nghe cũng chưa được nghe, cho nên chúng ta không thể không biết, không thể không thật sự bắt đầu làm lại từ đầu. Đây là nói ân, tri ân báo ân, đây là người. Bạn thấy Lục Tổ nói, ngài nói có thứ lớp rõ ràng. Trước là giới, định tuệ, tiếp theo thực hiện trong đời sống cái đầu tiên là con người phải biết tri ân báo ân. Con người nếu như không biết ơn, vong ơn bội nghĩa, thì họ thành người gì vậy? Thế con người khác với súc sanh ở chỗ nào vậy? Con người được giáo dục, con người tri ân báo ân. Tri ân báo ân không làm được, thì thành thật mà nói, cũng không bằng ngay cả súc sanh. Ở trong súc sanh, quạ còn nuôi dưỡng lại cha mẹ. Quạ kia lúc về già, thì quạ con tìm thức ăn về để mớm lại cho cha mẹ, báo ơn. Dê biết ơn nên quỳ bú, bạn thấy dê con, khi dê còn bú sữa mẹ, bạn nhìn tỉ mỉ xem, nó quỳ xuống để bú. Chúng ta tỉ mỉ quan sát động vật, động vật quả thực bạn quan sát tỉ mỉ, thì bạn có thể nhìn thấy có tri ân báo ân.

Nghĩa, là đạo nghĩa, nghĩa là trên dưới yêu thương nhau. “Ngô tắc cầu thượng hạ tương liên chi sở dĩ tận kỳ nghĩa”. Ở trong gia đình, đại gia đình có chủ, có tớ; hiện nay ở trong các cửa hàng công ty có chủ, có nhân viên. Chủ là cấp trên, nhân viên là cấp dưới. Cái đoàn thể này, không phải là tổ chức thân tình, hầu như đoàn thể bình thường đều là đạo nghĩa, tập hợp đạo nghĩa, đôi bên thương yêu lẫn nhau, bao dung lẫn nhau, quan tâm lẫn nhau, chăm nom lẫn nhau, hỗ trợ hợp tác, sống chết có nhau, thượng hạ tương liên là có nghĩa như vậy. Đoàn thể quan trọng hơn cá nhân, nhất định phải tôn trọng đoàn thể, phải yêu đoàn thể, dứt khoát không nên nói xấu đoàn thể, không nên làm tổn hại đoàn thể, đạo nghĩa. Hiện nay có một số công ty không hiểu được cái đạo lý này, công ty đó tập hợp cái gì vậy? Lợi hại. Tập hợp của lợi hại thì khó mà duy trì, đến với lợi hại nếu xảy ra tình huống, thì công ty này có thể lập tức phá sản. Nhân viên hiện nay, nếu như chủ có khó khăn về kinh tế, quay vòng vốn không kịp, một tháng, hai tháng tiền lương chưa kịp phát, thì nhân viên lập tức liền muốn bao vây nhà máy, liền muốn bao vây chủ, thì công ty lập tức sập ngay.

Người Nhật Bản, công thương nghiệp của họ được người Phương Tây tôn trọng. Công ty của họ trên dưới đoàn kết, không có bãi công, không có phản đối. Trên thực tế họ có phản đối, nhưng không bãi công. Nếu như nhân viên bất mãn với chủ, thì họ thắt một sợi dây trắng trên đầu, vẫn làm việc như cũ, làm việc bình thường, vậy là đúng, có nghĩa ở trong đó. Chủ vừa nhìn thấy trong nhân viên có rất nhiều đầu thắt dây trắng, thì lập tức họp lại để giải quyết. Vô cùng tôn trọng, đôi bên tôn trọng lẫn nhau. Không như nước ngoài, có xảy ra vấn đề một chút xíu liền bãi công. Cái bãi công này, thì nhân viên và chủ, hai bên đều bị tổn thất. Điều này trong xã hội hiện nay chúng ta thường hay nhìn thấy. Đạo nghĩa không còn nữa, không có thương yêu nhau, đều là đối lập lẫn nhau, đều là lợi hại.

Nhượng thì trên dưới hòa mục”. Đời sống đoàn thể làm sao có thể đạt được hòa mục vậy? Phải biết nhượng, phải biết đạo nhẫn. Cho nên phía sau nó là “Nhẫn thì các điều ác không trỗi dậy”. Đặc biệt là đối với người có ý kiến bất đồng, người thường ngày đến gây chuyện, phải nhẫn nhượng cho được. Luôn luôn suy nghĩ đến đại cục, suy nghĩ đến đoàn thể, không nên suy nghĩ vì lợi ích cá nhân, thì cái vấn đề này mới có thể được giải quyết, giải quyết viên mãn, giải quyết ổn thỏa. Nếu như đôi bên không thể nhẫn nhượng lẫn nhau, thì xung đột này sẽ ngày càng lớn thêm, đến cuối cùng sẽ thế nào vậy? Hai bên đều thương tổn, đối với bên nào cũng đều không tốt. Cho nên trong kinh Kim Cang Phật nói: “Tất cả pháp được thành tựu bởi nhẫn”. Ở trong kinh Bát Nhã nói: “Đoạn ác tu thiện, tích lũy công đức”, bắt đầu từ đâu vậy? Từ thí xả, từ bố thí. Làm thế nào có thể gìn giữ công đức này của bạn không bị mất vậy? Nhẫn nhượng. Cho nên bạn thấy Lục độ ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục. Nhẫn có thể gìn giữ. Ở trong thí có giới là như pháp, ở trong đây có nhẫn nhượng. Lúc nào cũng biết nhẫn nhượng, ở đâu cũng biết nhẫn nhượng, việc gì cũng biết nhẫn nhượng, thì đâu có đạo lý nào mà không thành tựu chứ? Cho nên nếu bạn muốn sự việc này thành công, thì tuyệt đối không nên tranh với người ta.

Quan niệm này của chúng ta không giống với người phương tây và người hiện đại. Người hiện đại phải cạnh tranh, phải đấu tranh, dường như mới có thể giành được thắng lợi. Sai rồi! Loại cạnh tranh, đấu tranh này, lợi ích mà nó có được, đó chính là điều mà Lão Tử đã nói: “Hòa đại oán, tất hữu dư oán”, không phải biện pháp thỏa đáng. Biện pháp thật sự thỏa đáng là khiến người ta tâm phục khẩu phục, không có dư oán. Chỉ có đội ơn đội đức, điều đó khiến người ta đối với bạn tâm phục khẩu phục. Đội ơn đội đức, bạn phải làm thế nào vậy? Nhẫn nhượng. Lục Tổ ở đây nói sáu chữ này, nếu bạn có thể nhớ kỹ, sáu chữ này nếu bạn ứng dụng vào trong đời sống thường ngày, ứng xử với người với vật thì bạn chắc chắn thành công. sáu chữ không khó nhớ: “Bình, Trực, Ân, Nghĩa, Nhượng, nhẫn”. Nhất định phải nhớ kỹ.

Cách dùng như thế nào vậy? Đối với người, với việc, với vật, thì sáu chữ này hợp chung lại dùng, không phải chỉ dùng riêng một cái. Một tức là sáu, sáu tức là một. Nếu như phía sau không có ân, nghĩa, nhẫn, nhượng thì cái tâm bình trực đó của bạn có lợi ích gì? Không khởi tác dụng. Đại đức, đại dụng của bình trực chính là trong đời sống thường ngày biểu hiện ra tri ân báo ân. Khi có tri ân báo ân thì bạn mới hiểu được đạo nghĩa. Chỉ có người thật sự hiểu được đạo nghĩa mới chịu nhẫn nhượng. Họ vì sao không thể nhẫn, họ vì sao không thể nhượng vậy? Vì không biết cái gì gọi là đạo nghĩa, không biết thế nào là ân đức, thế thì vô phương. Cho nên thật sự tri ân báo ân, hiểu được đạo nghĩa, thì chắc chắn nhẫn nhượng. Chúng ta học theo Lục Tổ, sau khi nắm chắc được những điểm này, sáu chữ này cả đời thọ dụng không hết. Bất kể bạn ở đâu, bạn nhất định được người ta hoan nghênh, bạn được người ta yêu mến. Bạn căn cứ theo nguyên tắc này, bạn hãy xem trừ thập ác, trừ bát tà, lại có thể giữ vững sáu chữ này, thì trong đời này dù làm việc gì cũng đều trôi chảy cả. Đây là thiền học. Cơ sở của thành Phật là ở chỗ này, muốn thành Phật trước tiên phải biết học làm người. Làm người còn không biết, mà bạn đòi thành Phật cái gì?

Thôi, hôm nay chúng ta chỉ giảng đến đây. A Di Đà Phật

ĐẠI SƯ HUỆ NĂNG GIẢNG VỀ NHẬP MÔN TU THIỀN
Người giảng: Lão Hòa Thượng Tịnh Không
Giảng tại Học viện Tịnh Tông Úc Châu
Cẩn dịch: Vọng Tây cư sĩ, Viên Đạt cư sĩ
Biên tập: Phật tử Diệu Hiền
(Tịnh Không Pháp Ngữ)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2019(Xem: 4837)
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem độc tố này là gì. Xao lãng là xu hướng của tâm thức nhảy hết chuyện này sang chuyện khác. Đó là trường hợp của những người có một tâm thức tương tự như con cào cào hay con bướm, không sao có thể dừng lại với bất cứ một thứ gì, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Câu thơ nổi tiếng của T.S. Eliot (Thomas Stearns Eliot, 1888-1965, thi hào người Anh gốc Mỹ, đoạt giải Nobel văn chương năm 1948) : « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng » có thể nói lên điều đó. Câu thơ này nêu lên một cách ngắn gọn cuộc sống ngày nay trong xã hội : đó là một quá trình liên tục – hết ngày này đến tuần khác – của sự « xao lãng bởi sự xao lãng của sự xao lãng ». Liều thuốc hóa giải sự xao lãng trong hoàn cảnh đó – ít nhất là đối với lãnh vực tâm thần – là sự chú tâm vào hơi thở. Một sự tập trung thật mạnh hướng vào quá trình hô hấp của mình là một phương pháp rất hiệu nghiệm, có thể hóa giải được tất cả mọi hình thức xao lãng.
09/08/2019(Xem: 4366)
‘Khổ và sự diệt khổ’ là trọng tâm của lời đức Phật dạy, được diễn đạt qua Kinh Chuyển Pháp Luân.[2] ‘Idaṁ dukkhaṁ ariyasaccaṁ’ pariññeyyan-ti ‘Chính sự thật về khổ’, cần được con người am hiểu, rõ biết tường tận.[3] Nhận định này có thể tư duythông qua bài kinh ‘Ví Dụ Tấm Vải’[4] như sau: Ví như tấm vải bị hoen ố, vấy bẩn và người thợ nhuộm đã cố gắng làm đẹptấm vải bằng cách nhúng nó vào thuốc nhuộm loại tốt này hay loại tốt khác, nhưng kết quả cho ra không được như ý. Bởi vì thực chất của tấm vải là dơ bẩn, không sạch, uế nhiễm.
06/08/2019(Xem: 3573)
Trong toán học, muốn giải một bài toán cơ bản luôn cần có một mẫu số chung, đó là con số quan trọng cần thiết để đưa đến kết quả chính xác cho bài toán. Ngoài ra vì tính khoa học, những con số còn giúp cho mọi việc được mạch lạc, rõ ràng thứ lớp hơn mà chính Đức Thế Tôn của chúng ta cách đây 2600 năm cũng đã sử dụng nó để nói đến trong toàn bộ những bài giảng của Ngài. Khi giảng nói về các loại tâm vô hình, trừu tượng khó nhớ Đức Phật đã dùng những con số cụ thể trong Vi diệu pháp (Duy thức học). Chính nhờ vậy việc tìm hiểu về các loại Tâm vương, Tâm sở đầy phức tạp đã được Ngài hướng dẫn, phân loại rõ ràng cho từng loại tâm khác nhau. Tuy nhiên đây chỉ là những học thuyết sâu rộng của triết lý Phật giáo dành cho lãnh vực nghiên cứu.
02/08/2019(Xem: 3943)
Vào sáng Chủ Nhật 14 tháng 7 2019, tại hội trường báo Người Việt (Westminster, Little Saigon) đã có một cuộc hội thảo với chủ đề tìm cách đem sự thực tập chánh niệm tỉnh thức đến với giới thanh thiếu niên gốc Việt tại Quận Cam.
02/08/2019(Xem: 3796)
"Lý tưởng nhất là các lớp học không có cảm giác sợ hãi và căng thẳng làm việc dạy và học trở nên nặng nề. Lý tưởng nhất là giáo viên tạo dựng được nề nếp học trong không khí êm ả và chú tâm của lớp học. Tuy nhiên, không khí trong các lớp học công lập của Hoa Kỳ thường xuyên không được như vậy,…" Đó là lời phát biểu của Tiến Sĩ Bạch Xuân Phẻ khi anh thuyết trình về lợi ích của việc thực tập hơi thở trong tỉnh thức ở học đường. Phương pháp này giúp con người trị được nhiều căn bệnh về tâm lý và đối đầu được những cảm giác hồi hộp, căng thẳng, sợ sệt, bất an, trầm cảm, thường xảy ra cho các học sinh và cả trong giới giáo chức.
20/07/2019(Xem: 5973)
Các bộ kinh Nikāya ghi nhận tầm quan trọng của thiềnna (jhana) trong cấu trúc của con đường hành trì trong Phật giáo. Trong bài kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), Tiểu kinh Dụ Dấu Chân Voi (Cūḷahatthipadopama Sutta, MN 27) và nhiều bài kinh khác về sự tu tập tiệm tiến (anupubbasikkhā) của một tu sĩ Phật giáo, Đức Phật luôn đề cập đến thiền-na để minh họa cho việc tu tập tâm định. Khi vị tỳ-khưu hoàn tất tu tập về căn bản giới đức, vị ấy tìm nơi thanh vắng, sống độc cư và thanh lọc tâm, loại trừ “năm triền cái”. Khi tâm vị ấy được thanh lọc, vị ấy nhập và an trú vào bốn tầng thiềnna, được mô tả rất nhiều trong kinh tạng Nikāya qua một công thức kiểu mẫu:
03/07/2019(Xem: 3642)
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Chủ yếu nơi đây dựa vào kinh điển, và người viết không phải là tiếng nói thẩm quyền nào. Tất cả những gì viết nơi đây đều rất dễ hiểu; độc giả có thể ngưng ở bất kỳ dòng nào để thử nghiệm tự nhìn lại tâm. Với các bất toàn tất nhiên sẽ có, xin thành kính sám hối trước Tam Bảo.
01/07/2019(Xem: 3777)
Tâm là chủ thể tiếp nhận các đối tượng từ bên ngoài lẫn bên trong. Khi đang ngủ say, thì tâm được cho là trống rỗng, hay nói cách khác, đó là trạng thái vô thức ( bhavaïga, tiềm thức, tâm hộ kiếp). Chúng ta luôn kinh qua một trạng thái tiêu cực như vậy khi tâm mình phản ứng lại các đối tượng bên ngoài. Dòng chảy vô thức (bhavaïga) này bị gián đoạn khi các đối tượng thâm nhập vào tâm. Kế đó, tâm vô thức (bhavaṅga) rung động trong một chóc lát ý tưởng và biến mất.
03/06/2019(Xem: 4442)
Ta nghe con sóng bạc vỗ vào bờ cát trắng bên hàng dương êm ả làm dịu mát lại bầu không khí oi bức. Trời nóng đến tận cùng không gian khiến ta hết chỗ ẩn náu nên ta nghe được giọt mưa rơi tí tách mỗi khi bầu trời đổ mưa khiến không khíêm dịu lại, tâm hồn thanh bình, nhẹ hơn.
27/05/2019(Xem: 4186)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (Satipatthana Sutta), còn gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại những lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú ở Kammasadamma, một thủ phủ của xứ Kuru.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567