Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 39 : Cái thấy của người chứng đạo Tâm pháp căn trần

06/05/201311:17(Xem: 6058)
Thi ca 39 : Cái thấy của người chứng đạo Tâm pháp căn trần


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 3

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO TÂM PHÁP CĂN TRẦN

---o0o---

Phiên âm:

Tâm chị căn, Pháp thị trần

Lưỡng chủng du như cảnh thượng ngân

Ngân cấu tận trừ quang thỉ hiện

Tâm Pháp song vong tánh tức chân

Dịch nghĩa:

* Tâm chủ động, nảy sinh nhiều thọ tưởng

Gọi là CĂN, vì hay sinh chi mạt quả hoa

Pháp là sơn lâm, là đại địa giang hà

TRẦN là BỤI, vì chúng có thể làm nhiễm ô tâm tánh

* Căn TRẦN ấy, chỉ là thứ bụi mờ trên kính

Bụi lau rồi, thể gương sáng hiện ra

TÂM vốn KHÔNG, CẢNH vốn TỊCH tự bao giờ

Tâm vắng lặng, Cảnh trở thành CHÂN NHƯ thanh tịnh

TRỰC CHỈ

CĂN có sáu: Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý. Đó là cơ quan để cho sáu thức tâm vương biểu hiện thông qua sáu căn ấy.

TÂM được biểu hiện ra sáu công dụng: Đó là tánh thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc và biết.

THỨC tâm Y căn mà biểu hiện. Căn là chỗ sở y của thức tâm, cho nên TÂM không ngoài sáu căn. Sáu căn không ngoài TÂM: TÂM là CĂN vậy.

PHÁP tóm chung có sáu dạng, đó là: sắc, thanh, hương vị, xúc và pháp. Sáu món nầy đại biểu cho tất cả hiện tượng vạn hữu trước mắt ta. Tánh của chúng vốn không nhiễm ô, nhưng vì chúng mà sáu căn của con người có thể nhiễm ô cho nên gọi chúng là TRẦN. TRẦN không ngoài các pháp, các pháp là những dữ kiện sanh ra TRẦN. PHÁP là TRẦN vậy.

CĂN và TRẦN vừa là nguyên nhân, vừa là kết quả sanh khởi phiền não vô minh. Nguồn gốc của mọi nguyên nhân đau khổ. Nhưng truy nguyên, chúng chỉ là một thứ "huyễn hư" không tự tánh. Đối với tâm tánh trong sáng, rỗng rang thanh tịnh của con người, chúng chỉ là thư bụi bặm phủ trên thể gương sáng mà thôi. Bụi lau rồi thì thể sáng tự khắc hiện ra.

TÂM con người, theo giáo lý Phật, từ xưa đến nay thể của nó vốn trong sáng rỗng rang thanh tịnh. Cảnh bên ngoài, sắc, thanh, hương, vị, xúc… tánh của chúng vốn lặng lẽ và vô tình, nào có gây nguyên nhân đau khổ cho ai! Hành giả hồi quan phản chiếu nhận lấy TÂM KHÔNG vốn có, nhận biết CẢNH TỊCH vốn vậy, hành giả sẽ?iễn ly được vọng tâm đắm nhiễm sai lầm chân lý trong cuộc sống hàng ngày. Bấy giờ hành giả sẽ sống trong "chân tâm thường trú", sống trong "thể tánh tịnh minh" vốn có của mình.

"TÂM PHÁP song vong tánh tức chân".

Và hành giả với tâm trạng an nhiên thanh thoát ngâm nga:

"… Căn Trần ấy chỉ là bụi bờ trên kính

Bụi lau rồi gương sáng hiển hiện ca

Tâm vốn không, cảnh vốn tịnh tự bao giờ

Tâm vắng lặng, cảnh là bầu trời thanh tịnh"



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/07/2017(Xem: 5086)
Một thời, người học Phật đã quen nghĩ rằng Tổ Sư Long Thọ đã khai sơn ra hệ tư tưởng Bát Nhã, nổi bật là câu "Ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật" trong Kinh Kim Cang. Thực ra, chính Đức Phật đã nói về pháp Định Vô Tướng rất nhiều lần trong Tạng Pali. Tuy nhiên, bài này sẽ nói tới pháp thế gian trước, rồi mới bàn về pháp xuất thế gian sau. Vì chúng sanh ưa chấp tướng. Có phải Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc – vị lãnh đạo cao nhất của quốc gia đông dân nhất thế giới -- là một Phật Tử tàng hình? Nếu đúng như thế, hiển nhiên là một bất ngờ.
25/06/2017(Xem: 4821)
Nhiều người đã nhìn về thiền tập như là những gì rất gian nan, rất khó cho người trong đời thường. Thực tế, đúng là sẽ rất khó khăn, nếu chúng ta thử ngồi yên trong nửa giờ -- chỉ nói ngồi yên thôi, chưa cần nói tới việc liên tục giữ được tâm tỉnh thức an tịnh (như pháp chỉ) hay liên tục giữ được tâm tỉnh thức quán sát (như pháp niệm thân, thọ, tâm, pháp).
25/06/2017(Xem: 9430)
Một hôm, nhạc sĩ Dương Thụ mời tôi đến Cà phê Thứ 7 của anh trò chuyện một bữa cho vui. Được thôi. Tôi vẫn thỉnh thoảng đến chỗ anh để uống cà phê và nghe chuyện trò mà. Đề tài gì? Thiền và sức khỏe. Vấn đề đang rất được giới trí thức quan tâm. Căn phòng nhỏ xíu, nhưng trang nhã, ấm cúng. Một chỗ chơi nhạc thính phòng, họp mặt bạn bè kiểu salon thế kỷ 18- chỉ thiếu một nữ bá tước- để chuyện trò thân mật, cách biệt với ồn ào nhộn nhịp ngoài kia.
11/06/2017(Xem: 4474)
Trong 9 tháng 10 ngày mang thai, người phụ nữ cảm nhận cơ thể chuyển biến từng ngày, từng đêm, từng giờ… Những đau đớn của cơ thể, những hạnh phúc chờ đợi, và cả những lo lắng về những gì chưa biết đang tới gần. Thiền tập có thể giúp được gì cho quý bà đang mang thai? Và khi quý bà thiền tập, bào thai sẽ lợi ích ra sao?
03/06/2017(Xem: 3823)
Vua Trần Nhân Tông thời xưa đã từng dạy thiền cho quân binh hàng ngày? Không có tài liệu nào nói như thế, cho dù Ngài để lại một sự nghiệp lớn về Thiền Tông và dòng Thiền Trúc Lâm còn ảnh hưởng tới bây giờ. Tuy nhiên, từ bên kia bờ Thái Bình Dương, thiền tập đang được huấn luyện trong quân đội Hoa Kỳ. Thiền tập đã trở thành một vũ khí để tự vệ cho chiến binh Hoa Kỳ -- để tỉnh thức trong mọi tình huống, để giảm căng thẳng, để giảm đau đớn khi bệnh hoạn và thương tích, để không bị mất ngủ, và để an vui trong từng khoảnh khắc.
21/05/2017(Xem: 5846)
Nguyên Giác Phan Tấn Hải hiện là chủ bút của tờ Việt Báo ở Nam California và trang tin vietbao.com. Anh đã xuất bản cả thảy 8 cuốn sách về Phật Giáo và Thiền. Đây là cuốn sách thứ 9. Sách dày 275 trang, ấn loát rất mỹ thuật theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, do Ananda Viet Foundation xuất bản và Amazon phát hành. Sách đã được cư sĩ Tâm Diệu thuộc Thư Viện Hoa Sen giới thiệu như sau:
17/05/2017(Xem: 11086)
Người tu cần sự minh triết và cẩn trọng trong khi tiếp nhận Phật pháp, để phân biệt đúng sai và lệch lạc. Hãy xem đoạn văn sau đây của người sáng lập Cư xá Phật giáo và Hội Phật giáo Luân-đôn (Christmas Humphreys, The Buddhist Way of Life, p. 100):
04/05/2017(Xem: 4811)
Thiền là một trường phái Đại thừa thành lập bởi đại sư Ấn-độ Bồ-đề Đạt-ma (Tổ thứ 28 của Thiền tông Ấn-độ) tại Trung quốc vào thế kỉ thứ Sáu. Thiền là tông phái có ảnh hưởng hết sức sâu rộng tại Đông Á. Thiền tông chủ trương sự giác ngộ không thể đạt được qua sự học tập kinh điển. mà chỉ có thể đạt được với sự nhận thức trực tiếp bản tâm qua sự thực hành thiền định. Ngài Bồ-đề Đạt ma được xem là Sơ tổ của Thiền tông Trung quốc. Quyển "Luận về Nhận thức Thật tánh của Tâm", được cho là tác phẩm của Ngài nhưng có lẽ là do các đồ đệ về sau, diễn tả Thiền như sau: "Truyền ngoài kinh điển, không qua văn tự, chỉ thẳng tâm người, thấy được bản tánh và (đắc đạo) thành Phật".
21/04/2017(Xem: 4947)
Ở Little Saigon hiện nay có nhiều lớp dạy thiền, không ngoài mục đích giúp mọi người thoát khỏi những đau khổ, trong đó bệnh là một trong những khổ đau của con người, cả thân và tâm.
07/03/2017(Xem: 5521)
Con người quay về đạo Phật, nếu thật sự tìm cầu cho mình con đường giải thoát sinh tử, luân hồi, đều phải tri hành từng bước theo chủ trương của đạo Phật. Trước hết phải quy y Tam bảo, và tiếp nhận giới luật Phật, hành trì giới luật mới đúng ý nguyện quay về. Sau đó, phải học Phật pháp, và tu tập là điều kiện ắt phải. Phật pháp do chư Tăng gảng dạy, để cho các hành giả thấy được các chân lý và đạo giải thoát trong các pháp môn tu. Rồi tu hành theo Đạo, sau khi đã ngộ lý. Hành theo đạo để giống như Phật. Giống như Phật, là giống như thế nào ? Đó là tâm giác ngộ từng phần một, rồi đến phần hai, ba…Qua đây, cho ta biết thêm chữ Học, là bắt chước
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567