Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Diễn Văn Bế Mạc - HT Thích Tánh Thiệt

15/09/201114:27(Xem: 2509)
Diễn Văn Bế Mạc - HT Thích Tánh Thiệt

DIỄN VĂN BẾ MẠC NGÀY VỀ NGUỒN LẦN THỨ V

(ngày 11 tháng 9 năm 2011)

TẠI CHÙA THIỆN MINH, PHÁP QUỐC

ht_thich_tanh_thiet

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch chư Trưởng lão cùng chư tôn thiền đức Tăng Ni tham dự Lễ Bế Mạc Ngày Về Nguồn – Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư lần thứ V hôm nay,

Kính thưa quý thiện nam tín nữ gần xa,

Kính thưa quý liệt vị,

Thấm thoát, 3 ngày tương ngộ đã trôi qua. Trong những ngày ấy, những gì chúng ta nghĩ, nói và làm, đều tập chú vào mục tiêu duy nhất là làm thế nào để biểu hiện sự hòa kính, tương thuận trong sinh hoạt Tăng đoàn; và qua sinh hoạt với Tăng đoàn, mỗi cá thể Tăng Ni sẽ tri cảm và tiếp nhận được gì có thể làm chất liệu mang theo khi rời khỏi trụ xứ này.

3 ngày chỉ là một giai đoạn thật ngắn trong chuỗi thời gian 365 ngày của một năm, và cũng thật là nhỏ nhiệm đối với lũy kiếp huân tu mà chúng ta đã, đang và sẽ kinh qua để thành tựu mục tiêu giải thoát tối hậu của mình. Sẽ có người cho rằng vô ích hoặc bất cập khi đại chúng vân tập nơi đây chỉ để nhìn nhau và nói với nhau những điều xưa cũ. Sẽ có người cho rằng 3 ngày là khá dài, cần phải rút ngắn lại để còn lo phật sự khác tại địa phương và tại trú xứ riêng. Nghĩ như vậy là vô tình quên rằng, theo lời dạy của Đức Thế Tôn, các tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni, cần phải vân tập thành hội chúng, tổ chức lễ bố-tát mỗi nửa tháng để tụng giới và sám hối. Đây là qui định, là nguyên tắc mà mỗi tỳ-kheo phải nghiêm túc tuân thủ để giữ gìn sinh mạng của Phật Pháp. Phật Pháp còn tồn tại là nhờ ở sự thanh tịnh hòa hợp của Tăng đoàn. Có bố-tát tụng giới, có sự hội họp thường xuyên để bàn luận Chánh Pháp, thì mới có cơ hội để mỗi cá nhân tỳ-kheo đặt mình trong dòng sống thanh tịnh hòa hợp của tập thể, của Tăng-già.

Suốt hơn 30 năm qua, từ ngày có hình bóng tăng sĩ Phật giáo Việt Nam lưu cư và trụ tích hành đạo tại hải ngoại, chúng ta có được bao nhiêu lần bố-tát tụng giới, bao nhiêu lần an cư kiết hạ, bao nhiêu lần hội chúng tỳ-kheo vân tập trong thanh tịnh hòa hợp? Chúng ta đã phải chia tay nhau, sống rải rác trên địa bàn rộng lớn của bốn châu và nhiều quốc gia. Không gian đã xa cách mà thời gian cũng tương ngộ cũng thưa thớt. Như vậy, nếu không tự ý thức và cùng nhau bồi đắp đạo nghiệp chung, các nguyên tắc sinh hoạt truyền thống của Tăng đoàn sẽ dần dần bị mai một, quên lãng theo năm tháng.

Kính thưa liệt quý vị,

Từ ý thức ấy, Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại được chư vị đại diện Tăng đoàn của nhiều quốc gia, đã hội họp và quyết định luân phiên tổ chức từ năm năm qua; và năm nay là năm chúng tôi được Tăng đoàn ủy nhiệm đứng ra tổ chức tại Chùa Thiện Minh này.

Xin trở lại vấn đề then chốt đã nêu ra ban đầu: chúng ta sẽ mang theo được gì khi kết thúc 3 ngày tụ hội nơi trụ xứ này? – Trong cương vị của Trưởng Ban Tổ Chức, chúng tôi chỉ có một cảm nhận đơn sơ nhưng thật sâu sắc.

Một cách đơn sơ, chúng tôi thật hoan hỷ trước sự biểu hiện tương kính, tương thuận và hòa hợp của chư tôn đức Tăng Ni trong những ngày hội họp vừa qua, và xem đây chính là sự vinh quang của Tăng đoàn.

Một cách sâu sắc, chúng tôi xin lạy tạ ân Phật, ân chư Tổ, đã soi sáng con đường cao đẹp của những kẻ xuất trần chúng ta; chính từ nơi đạo tràng được chọn làm trụ xứ của Tăng đoàn hải ngoại năm nay, chúng tôi có thể cảm nhận được ánh sáng của chư Tổ được thắp lại một cách rực rỡ qua sự hiện diện trang nghiêm của Tăng đoàn; đây gọi là “Tổ ấn trùng quang.”Không những thế, chúng tôi cũng đồng thời có niềm tin vững chắc đối với các thế hệ Tăng Ni trẻ kế thừa. Qua những cuộc hội thảo, tụng niệm, giảng pháp, tụng giới, chúc tán thù ân, và đặc biệt là một giới đàn được thiết lập để truyền trao giới pháp, quý vị đã biểu lộ những hoài bão và thao thức sâu xa đối với việc hoằng dương Phật Pháp, cũng như đã chứng tỏ khả năng và bản lãnh gánh vác các trọng nhiệm của Tăng đoàn trong tương lai; đây là dấu hiệu khả quan của “Truyền đăng tục diệm.”

Với cảm nhận như thế, chúng tôi xin mạn phép cô đọng ý nghĩa của Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư – Ngày Về Nguồn lần thứ 5 tại Chùa Thiện Minh năm nay, chính là “tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức.”

Trong ý nghĩa này, chúng ta sẽ không cần phải nói rằng có một sự kết thúc nào đó, như là bế mạc, hoàn tất, kết thúc, chia tay, v.v… Bởi vì, sứ mệnh hoằng dương Phật Pháp của hàng Tăng Ni chúng ta là sứ mệnh trường kỳ, dài lâu, không phải chỉ trong một năm, một đời, mà là vô lượng kiếp. Không có sự kết thúc hay bế mạc nào ở đây cả; nhưng có thể nói, như trong Bảy Pháp Bất Thối đã nói: “tụ hội trong hòa hợp, giải tán trong hòa hợp.” Trong hòa hợp thanh tịnh, bản thể của Tăng đoàn đã được thắp sáng trong những ngày qua. Đó là nền tảng để xây dựng ngôi nhà Phật Pháp thật vững chắc trên xứ người. Mục đích của chúng ta, chỉ có ngần ấy.

Với niềm tri ân và cung kính, xin nghiêng mình đảnh lễ hiện tiền thanh tịnh Tăng-già.

Nam mô Thành tựu Trang nghiêm Công đức Phật

Sa Môn Thích Tánh Thiệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2013(Xem: 4831)
Khi đề cập đến Thiền Tông người ta hay liên tưởng đến Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) người đã mang sứ mệnh cao cả truyền trao cho con người. Cuộc đời của Bồ Đề Đạt Ma tựa như ánh sáng rực rỡ quét sạch bóng đêm phủ xuống cuộc đời chớp nhoáng như điện xẹt và phong thái lạ lùng quái đản đó đưa tên tuổi của người đi vào huyền thoại. Cho đến bây giờ hình ảnh và âm vang vô tận của những lời thuyết pháp vẫn còn chấn động cả thiền môn, rung chuyển trong tận cùng tâm thức, hình bóng của người đã ngả dài trong suốt lịch sử nhân loại, vươn lên tìm một sinh lộ cho sự trở về uyên nguyên giác ngộ, không nhất thiết và giới hạn ở phương vị nào cho sự trở về ấy.
07/09/2011(Xem: 3850)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 5) tổ chức tại Chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp Quốc từ ngày 8 đến ngày 11-09-2011
07/08/2011(Xem: 11509)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
24/11/2010(Xem: 10352)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
24/09/2010(Xem: 7359)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế đượcnhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn cònđược truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay. Tại NhậtBản hai tông Zen, tức Thiền tông, còn tồn tại đến nay làtông Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Ðộng (Nhật: Soto). TạiViệt Nam thì trừ vài chùa là thuộc tông Tào Ðộng còn lạiđều thuộc tông Lâm Tế. Như vậy nói tới Thiền tông thìkhông thể không biết về đường lối tu hành do tổ Lâm Tếtruyền lại.
23/09/2010(Xem: 4003)
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ” Nếusự hiện diện của Bồ Đề Đạt Ma là kẻ đi trong cô đơn nhất, thì sự hiện hữu của Lục Tổ Huệ Năng là kẻ sống với cô đơn nhất. Huệ Năng con người đã được mệnh xưng là kẻ siêu việt trong lịch sử Thiền Tông mà cho đến bây giờ chưa một ai có thể đương đầu nổi, một kẻ cô đơn vượt thoát ra ngoài tử sinh chỉ duy nhất một lần nghe kinh. .. Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
22/09/2010(Xem: 8223)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 7362)
Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diệnhơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gìbị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinhphong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hànhđạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần,chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không... Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567