Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Thiền Sư Thích Huệ Thắng

22/04/201319:05(Xem: 10619)
03. Thiền Sư Thích Huệ Thắng
245_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Thich Hue Thang

Nam Mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ
Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được Sư Phụ ban giảng bài pháp thoại (thứ 245) về “Thiền Sư Thích Huệ Thắng”,  ngài là vị thiền sư thứ ba của Việt Nam (vào thế kỷ thứ sáu), cách Đức Phật nhập niết bàn 800 năm và cách chúng ta 1500 năm.


Tiểu sử của ngài rất ngắn, Sư ông Thanh Từ theo Cao Tăng Truyện để biên soạn.

Thích Huệ Thắng là người Giao Chỉ, ở chùa núi Tiên Châu (Bắc Ninh), lánh ngụ rừng đầm, thong dong ngoại vật, tụng kinh Pháp Hoa, ngày đến một biến, mỗi năm càng sâu. Sư ăn mặc đơn sơ, tùy thân vui dùng, theo Thiền sư nước ngoài là Đạt-ma-đề-bà (Dharmadeva) học pháp quán hạnh. Mỗi lần Sư nhập định đến ngày mai mới xuất định.

 

Sư Phụ giải thích, Giao chỉ là bộ tộc đầu tiên của nước Văn Lang, hai ngón chân cái giao nhau, Sư Phụ có chỉ xem trong Gogle có hình. Ở Việt Nam hiện nay giống người Giao Chỉ cổ xưa còn rất ít.

Chùa Núi Tiên Châu  xưa kia là tọa lạc ở Bắc Ninh ngày nay.

Thiền sư Thích Huệ Thắng là một hành giả thọ trì Pháp Hoa Kinh, mỗi ngày một bộ, gồm 7 quyển và 28 phẩm.
Từ phẩm 1-14, thuộc tích môn, kể về sự tích của cuộc đời và hành trạng của Đức Phật.


Từ phẩm 15-28, thuộc về bản môn, giải về lý của kinh Pháp Hoa.

Kinh Pháp Hoa, gọi đầy đủ là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, lấy hoa sen để biểu trưng cho tri kiến Phật.

Trong bùn gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Chư Tổ Đức cũng dạy:
Khi mê bùn vẫn là bùn

Ngộ rồi mới biết trong bùn có sen.


Búp sen còn nằm trong bùn vẫn đầy đủ 4 yếu tố: cánh sen, nhuỵ sen, gương sen và hạt sen. Đó là ý nghĩa biểu trưng cho nhân quả đồng thời. Sen trong bùn giống như chúng sanh đang ở trong tam giới luân hồi đau khổ, nhưng kỳ diệu thay trong mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, Tri kiến Phật, nếu chúng sanh đó đủ duyên tu tập đạt đến giác ngộ, giải thoát thành Phật như đóa sen nở rộ 100%.


Thiền Sư Thích Huệ Thắng có duyên với kinh Pháp Hoa, với thời gian, ngài thâu nhập sâu đậm nghĩa của kinh và đạt ngộ Phật tri kiến.

Phật tử Việt Nam thời hiện tại thừa hưởng lợi ích từ 2 bản dịch đầu tiên Kinh Pháp Hoa của lão cư sĩ Đoàn Trung Còn dịch, xuất bản vào năm 1936 và bản dịch thứ 2 của Hòa thượng Thích Trí Tịnh dịch xuất bản 1948.


Đức Trưởng Lão Hoà Thượng Trí Thủ cũng là một hành giả Kinh Pháp Hoa, Ngài có để lại đời 4 thơ tán thán kinh Pháp Hoa:
    Một lòng kính lạy Phật đà
    Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai
   Con nguyện mặc áo Như Lai
   Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời.


Nhà Như Lai chính là an trú trong tâm từ bi, áo Như Lai là nhẫn nhục Ba la mật, toà Như Lai là pháp tánh không, hành giả Pháp Hoa phải áp dụng pháp tu để hành trì mỗi ngày để giác ngộ và giải thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Công hạnh của thiền sư Thích Huệ Thắng:
-Ngài thọ trì kinh Pháp Hoa
-Sư ăn mặc đơn sơ, tri túc thiểu dục, an lạc vô vi tự tại.
-Sư học thiền chỉ và thiền quán với Thiền Sư Ấn Độ Đạt Ma Đề Bà (Dharmadeva), mỗi lần nhập định một ngày một đêm mới xuất định.

Thiền Chỉ (samatha): có 3, đó là: Hệ duyên thủ cảnh chỉ, chế chơn chỉ, thể chơn chỉ, tức dừng tâm, cột tâm mình lại một chỗ, không cho tán loạn, vọng tưởng nữa. Dùng 5 thiền chi: tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất tâm để đối trị, tận trừ 5 triền cái (chướng ngại):tham dục, sân nhuế, hôn trầm thùy miên, trạo hối và nghi. Từng bước, hành giả tu thiền chỉ sẽ chứng đạt tứ thiền và ngũ thần thông.

1/Sơ Thiền: ly dục, ly ác pháp, chứng và trú thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ." . Khi mạng chung, thác sinh về cõi sắc giới: phạm chúng, phạm phụ, đại phạm)

2/Nhị thiền: diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, với trạng thái hỷ lạc do định sanh. Khi mạng chung, thác sinh về cõi sắc giới bậc hạ: thiểu quang, vô lượng quang, quang âm.

3/Tam thiền: ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ, “Xả niệm lạc trú”. Khi mạng chung, thác sinh về cõi sắc giới bậc trung: Thiểu tịnh, vô lượng tịnh, biến tịnh.

4/Tứ thiền: xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú vào thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh." Khi mạng chung, thác sinh về cõi trời sắc giới cao nhất: Vô vân, phước sanh, quảng quả, vô tưởng, vô phiền, vô nhiệt, sắc cứu cánh, Đại Tự Tại.

 

Và hành giả tu thiền chỉ chứng được ngũ thần thông:
1/Thiên nhãn thông
2/Thiên nhĩ thông
3/Tha tâm thông
4/Thần túc thông
5/Túc mạng thông

Sư phụ có nhắc dù đạt tứ thiền và ngũ thần thông  nhưng vẫn còn ở trong vòng sanh tử luân hồi, muốn giải thoát phải tu Thiền Quán.

 

THIỀN QUÁN (Vipassana): có 2: đối trị quán, chánh quán, dùng trí tuệ để quán chiếu. Quán thân, thọ, tâm, pháp; quán 3 pháp ấn: vô thường, khổ, vô ngã.

Hành giả tu thiền quán sẽ đắc 4 quả và ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

1/Tu Đà Hoàn quả: hành giả diệt tận: Thân kiến, giới cấm thủ, hoài nghi

2/Tư Đà Đàm quả: diệt trừ Dục ái & làm mỏng sân nhuế

3/A Na Hàm quả: đoạn tận vĩnh viễn 5 hạ phần kiết sử (Thân kiến, giới cấm thủ, hoài nghi, tham dục, sân hận).

4/A La Hán quả: hành giả đoạn tận sạch sẽ 5 thượng phần kiết sử: sắc ái, vô sắc ái , trạo cử, ngã mạn và vô minh. Khi vô minh hết thì minh xuất hiện, hành giả chứng đệ lục thần thông đó là Lậu tận thông, phiền não chướng, sở tri chướng tận trừ, chứng quả vô sanh bất tử, giải thoát, không còn luân hồi tái sanh nữa.


Kính mời xem tiếp


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 6339)
Cảnh ngữ là tỉnh giác, hoặc gọi là kinh sợ. Ví như có kẻ trộm dòm ngó nhà cửa, chủ nhãn ban đêm đốt đèn ngồi đàng hoàng giữa nhà, đằng hắng ra tiếng, kẻ trộm sợ hãi chẳng dám lén vào. Nếu vừa ngủ quên thì kẻ trộm thừa cơ lẻn vào cướp đoạt của cải ...
22/04/2013(Xem: 5923)
Qúy vị độc giả bắt đầu đọc những trang đầu tiên sẽ cảm thấy những lời vấn đáp rất lạt lẽo, không có chút mùi vị gì cả. Ấy là cốt tủy của Thiền vốn như thế. Nếu độc giả đọc đến chỗ cảm thấy không hiểu không biết thì nên nhìn thẳng chỗ không hiểu không biết đó xem cái đó là tại sao?
22/04/2013(Xem: 3301)
Bản tiếng Việt Lâm Tế Ngữ Lục này được trích từ quyển thứ 14 của Chỉ Nguyệt Lục và tập thứ 47 của Bộ Ðại Tạng Kinh. Lý do là phần có trong Chỉ Nguyệt Lục không thấy in trong bộ Ðại Tạng; Ngược lại, phần in trong bộ Ðại Tạng lại không có trong Chỉ Nguyệt Lục, nên chúng tôi dịch cả hai cho đầy đủ.
22/04/2013(Xem: 3976)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế được nhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn còn được truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay. Tại Nhật Bản hai tông Zen, tức Thiền tông, còn tồn tại đến nay là tông Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Ðộng (Nhật: Soto).
22/04/2013(Xem: 4062)
Tổ thứ 28 Bồ Ðề Ðạt Ma (Bodhidharma) là người nước Quốc Hương, thuộc Nam Thiên Trúc (Dekhan), tức Ấn Ðộ, con thứ ba của vua Chí Vương, dòng Sát đế lỵ, tên tục là Bồ Ðề Ða La (Bodhitara) ...
22/04/2013(Xem: 3414)
Thiền sư Wolfgang Kopp, người Đức, sinh năm 1938, là đệ tử truyền pháp của thiền sư Nhật Bản Soji Enku Roshi, đã sáng lập Trung tâm Thiền Đạo (Tao Ch’an Center) tại Wiesbaden, Đức quốc ...
22/04/2013(Xem: 3456)
Có hai vị giữ địa vị quan trọng trong Thiền tông là tổ Bồ Đề Đạt Ma (?-532) và Lục tổ Huệ Năng (638-713). Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã có công đặt nền móng cho ngôi nhà Thiền tông, và tổ Huệ Năng được coi như người đã xây cất nên ngôi nhà kỳ diệu đó để còn lưu truyền đến ngày nay.
22/04/2013(Xem: 4734)
Nói đến Thiền tông thì hai vị Tổ có ảnh hưởng tối quan trọng là Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng. Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma đã đem hạt giống Thiền tông từ Ấn Ðộ qua gieo trồng tại Trung Hoa vào khoảng năm 520 ...
08/04/2013(Xem: 10627)
Hằng năm cứ mỗi độ cuối đông, toàn thể Phật giáo đồ trên khắp năm châu bốn bể, đều long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo (vào ngày mùng tám tháng mười hai âm lịch).
08/04/2013(Xem: 4378)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567