Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Ojai, 8 tháng năm 1982

14/07/201100:46(Xem: 2774)
02. Ojai, 8 tháng năm 1982

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN I

Ojai, 8 tháng năm 1982

Người ta hỏi tại sao những con người đã sống trên quả đất này trong hàng triệu năm, rất thông minh phần công nghệ, lại không vận dụng sự thông minh của họ để được tự do khỏi vấn đề rất phức tạp của sợ hãi này, mà có lẽ là một trong những lý do cho chiến tranh, cho giết chết một người khác. Và những tôn giáo khắp thế giới đã không giải quyết vấn đề; những đạo sư, những đấng cứu rỗi, những lý tưởng cũng không giải quyết được. Vì vậy rất rõ ràng rằng không tác nhân bên ngoài – dù được thăng hoa đến chừng nào, dù được mọi người biết đến bởi sự tuyên truyền đến chừng nào – không tác nhân bên ngoài nào có thể giải được quyết vấn đề sợ hãi của con người này.

Bạn đang thăm dò, bạn đang tìm hiểu, bạn đang đào sâu toàn vấn đề của sợ hãi. Và chúng ta có lẽ đã quá chấp nhận khuôn mẫu của sợ hãi đến độ thậm chí chúng ta không muốn chuyển động khỏi nó. Vì vậy sợ hãi là gì? Những nhân tố góp phần tạo ra sợ hãi là gì? Giống như nhiều con suối nhỏ, những con lạch nhỏ mà tạo thành khối nước khổng lồ của một con sông; những con suối nhỏ mà tạo ra sợ hãi là gì? Cái nguồn có sức sống mãnh liệt của sợ hãi. Một trong những nguyên nhân của sợ hãi là so sánh? Tự-so sánh mình với người nào đó? Chắc chắn đúng là vậy. Vậy là, liệu bạn có thể sống cuộc sống của bạn mà không so sánh với bất kỳ người nào? Bạn hiểu rõ câu hỏi của tôi chứ? Khi bạn so sánh chính bạn với một người khác, thuộc học thuyết, thuộc tâm lý, hay thậm chí thuộc thân thể, có sự khao khát để trở thành người đó; và có sợ hãi rằng có lẽ bạn không thực hiện được. Nó là sự ham muốn để đạt được và bạn có lẽ không thể đạt được. Nơi nào có so sánh phải có sợ hãi.

Và thế là người ta phải hỏi liệu có thể sống mà không có một so sánh, không bao giờ so sánh, liệu bạn đẹp đẽ hay xấu xí, ngay thẳng hay không ngay thẳng, phỏng chừng chính bạn đến lý tưởng nào đó, đến khuôn mẫu nào đó của những giá trị. Có sự so sánh liên tục này đang xảy ra. Chúng ta đang hỏi, đó là một trong những nguyên nhân của sợ hãi? Chắc chắn. Và nơi nào có so sánh phải có tuân phục, phải có bắt chước. Vì vậy chúng ta đang nói rằng so sánh, tuân phục, và bắt chước, là những nguyên nhân góp phần cho sợ hãi. Liệu người ta có thể sống mà không so sánh, bắt chước hay tuân phục thuộc tâm lý? Dĩ nhiên người ta có thể. Nếu đó là những nhân tố góp phần vào sợ hãi, và bạn quan tâm đến sự kết thúc sợ hãi, vậy thì phía bên trong không so sánh, mà có nghĩa không trở thành. Chính ý nghĩa của so sánh là trở thành điều gì bạn suy nghĩ là tốt lành hơn, cao thượng hơn, cao cả hơn, và vân vân. Vì vậy so sánh là trở thành. Đó là một trong những nhân tố của sợ hãi? Bạn phải tự-khám phá nó cho chính bạn. Vậy thì nếu đó là những nhân tố, nếu cái trí đang thấy những nhân tố đó như đang gây ra sợ hãi, chính sự trực nhận những nhân tố đó kết thúc những nguyên nhân góp phần cho sợ hãi. Nếu có một nguyên nhân vật chất mà làm cho bạn bị đau bao tử, có một kết thúc của đau đớn đó qua khám phá nguyên nhân của nó. Tương tự, nơi nào có bất kỳ nguyên nhân có một kết thúc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567