Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thấy Được Mũi Gai Khó Thấy

11/10/201822:32(Xem: 4330)
Thấy Được Mũi Gai Khó Thấy
Thấy Được Mũi Gai Khó Thấy
Nguyễn Duy Nhiên 

blank


Mỗi sáng Sư thức dậy thật sớm, đánh chuông báo thức mọi người vào lúc bốn giờ sáng. Trong không gian tĩnh mịch của vùng núi, tiếng chuông nhỏ nhưng ngân dài, vang thật sâu trên dãy hành lang im lặng. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn mịt tối. Tôi bước ra ngoài phòng, đi về phía thiền đường. Không khí lạnh miền núi thấm qua chiếc chăn quấn trên người. Trời vẫn còn tối đen và thinh lặng. Tôi dừng lại, ngước lên cao, một bầu trời lấp lánh sao. Nhìn xa về phía bên kia sườn núi, thấp thoáng vài đóm đèn vàng leo loét của những căn nhà nghỉ mát nằm rãi rác khuất trong rừng núi. Không gian chung quanh đây vẫn còn ngủ yên, bí mật.

    Tôi nhè nhẹ đẩy cửa bước vào thiền đường. Bên trong đã có một vài người ngồi từ hồi nào.  Tôi lặng yên bước đến chỗ ngồi thường ngày của mình.

Mũi gai trong tim ta

Như thường lệ, mỗi sáng vị thiền sư bắt đầu bằng tụng một bài kệ tiếng Pali cho chúng tôi nghe. Bài kệ dạy chúng tôi hãy quán tưởng, cầu mong cho mình luôn được an vui, hạnh phúc, và nghĩ tưởng đến mọi người với một tấm lòng rộng mở. Chúng tôi tha thứ cho những ai đã làm mình đau khổ, và cũng xin được thứ tha nếu mình có gây khổ đau cho ai.

    Chúng tôi bắt đầu một ngày với một tâm trong sáng và bao dung, buông bỏ hết những tranh chấp, hơn thua đối với nhau. Những cố chấp ấy, đã gây nên biết bao những phiền não và khổ đau trong cuộc đời, từ ngàn xưa cho đến nay. Ngày xưa có lần Phật cũng phải thốt lên rằng, Ngài cảm thấy rùng mình sợ hãi trước thái độ và cách cư xử của con người với nhau, mà tôi nghĩ có lẽ ngày nay cũng không có khác biệt gì lắm,

Nhìn con người tranh chấp nhau,

Ta sẽ nói về nỗi sợ hãi,

Khiến Ta phải rùng mình.

Thấy loài người vùng vẫy,

Như cá trong nước cạn,

Thấy họ kình chống nhau,

– Ta rơi vào sợ hãi.

(Kinh Chấp Trượng – Attadanda Sutta)

blank

 

 Và Phật cũng chỉ cho ta thấy nguyên nhân của những sự xung đột và tranh chấp lẫn nhau ấy. Đó chính là do lòng tham ái, sân hận, ích kỷ, ganh tỵ, nhỏ nhen. Chúng là một mũi gai đang gim vào ở ngay tim của mỗi người, mà ít ai thấy ra được. Và vì vậy mà ta cứ tiếp tục chạy khắp nơi, xô đẩy, tranh chấp nhau. Ta nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp ta đở đau nhức hơn, chúng sẽ mang lại cho ta hạnh phúc hơn. Nhưng thật ra, Phật dạy, chúng ta đâu cần làm gì khác, chỉ cần rút mũi gai ấy ra thôi thì tất cả tự nhiên sẽ được yên,

 

 Thấy con người xung đột nhau,

Ta cảm thấy chán ngắt,

Nhưng Ta thấy có một mũi gai,

Khó thấy, gim vào tim.

Ai bị mũi gai đâm,

Sẽ chạy khắp mọi nơi,

Ai rút mũi gai ra,

Sẽ dừng lại, ngồi xuống.

(Kinh Tập Sutta Nipata 935–39)

Chỉ chánh niệm thôi vẫn chưa đủ

Muốn thấy được mũi gai ấy trong tim, ta cần phải có chánh niệm. Nhưng tôi cũng nhận thấy rằng, ngày nay
trong sự tu học đôi khi chúng ta lại nhấn mạnh quá về chánh niệm. Nó như một cây đủa thần có thể chuyển hóa hết mọi vấn đề, mọi khổ đau. Nếu như mình có làm gì sai trật, thì ta tự nhủ là chỉ vì do thiếu chánh niệm mà thôi.
 
blank
    Chánh niệm là một năng lượng chuyển hóa rất quan trọng, nó giúp ta ý thức được sự có mặt của những gì đang xảy ra. Nhưng chánh niệm không phải chỉ để giúp ta thấy được những gì xảy ra, mà còn phải giúp cho ta thấy ra nguyên nhân của khổ đau nữa. Ta thấy ra rằng mình hành xử như vậy là vì nguyên nhân gì, bởi do lòng tham lam, hờn giận, ganh tỵ, ích kỷ, nhỏ nhen? Phiền não gì trong ta, đã làm mình thất niệm? Nhưng cái thấy ấy không phải do một sự suy luận, phân tách nào, mà từ một ý thức sáng tỏ và rộng mở. Ta thấy ra được mũi tên đang gim trong tim mình.

 

    Nếu như ta đơn giản nghĩ rằng, nguyên do chỉ vì là mình thiếu chánh niệm mà thôi, thì chánh niệm ấy vẫn chưa đủ. Thiền sư Tejaniya có viết một quyển sách với tựa đề rất hay, Awareness alone is not enough. Chánh niệm phải đi với một ý thức sáng tỏ, nó giúp ta thấy được những việc làm gây khổ đau, giúp cho ta thấy rõ được nguyên nhân do mũi gai đang gim trong tim mình. Và chánh niệm ấy cũng còn giúp ta rút được mũi gai nhọn ấy ra nữa, phải không bạn?

Mặt trời hồng tỉnh thức

blank

Buổi sáng sớm trên núi, trời tháng mười một có nắng thật ấm. Không gian yên tĩnh, trời xanh mới và thật cao. Ở nơi nầy dường như không ai quan tâm đến thời gian. Tất cả tự nhiên như chuyện đến rồi đi của mặt trời và trăng sao, những chiếc lá vàng rơi và những mầm xanh mới.

    Trong cái không gian lành lạnh và tươi mới của  một buổi sáng đồi núi, tôi đứng yên trên con đường mòn dẫn vòng về phía bên kia đồi. Mặt trời chưa lên nhưng ánh sáng đã đỏ hồng một chân trời.

    Khi những nguyên nhân buồn đau trong ta được nhận diện và phơi bày ra, thì vết thương của mình cũng sẽ bắt đầu được chữa lành. Như một đóa hoa dưới ánh nắng của mặt trời hồng ban mai sẽ mở ra và tươi mới. Và cũng thế, khi những tham lam, sân hận, nhỏ nhen không còn bị che đậy, khi ta thấy rõ được sự sinh khởi của chúng và không bị sai xử nữa, cái thấy trong sáng ấy sẽ có một ảnh hưởng chuyển hóa lớn lao và sâu rộng đến thái độ, và cách hành xử của mình trong cuộc đời. Như trong lời kinh về hạnh phúc, chúng tôi lắng nghe trong buổi sáng mờ sương hôm nay, với một tâm trong sáng và rộng mở, từ bi và trí tuệ tự nhiên sẽ hiện bày.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2010(Xem: 3934)
Mặc dù không thể nói nhiều nhưng tôi muốn nói ít lời này. Tulku Urgyen Rinpoche và tôi cùng quê quán ở miền Đông Tây Tạng, nhưng chúng tôi vẫn có vẻ rất xa cách nhau. Vào thời ấy chúng tôi không có phương tiện để tới với kỹ thuật tân tiến. Bởi không có máy bay, không xe lửa, không xe hơi nên mọi người phải đi bộ hay đi ngựa, vì thế một khoảng cách mà ngày nay chúng ta thấy dễ dàng vượt qua bằng phương tiện vận chuyển hiện đại thì vào thời đó nó có vẻ rất dài. Mặc dù dĩ nhiên là chúng tôi có nghe nói về nhau, nhưng mãi tới khi lần đầu tiên tôi tới Thung lũng Kathmandu thì chúng tôi mới bắt đầu có một sự nối kết.
30/10/2010(Xem: 4050)
Trước tiên chúng ta phải học “giới học” để thực hành. Nếu không biết giới học, chúng ta không thể nào tịnh hóa những hành vi cư xử của mình. Rồi chúng ta phải học thêm chỉ (samatha) để kiểm soát và tập trung tâm ý. Nếu không biết về thiền chỉ, chúng ta sẽ trau dồi định như thế nào? Nếu không hành định, làm sao chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình? Sau đó, chúng ta phải học cách làm thế nào để trau dồi trí tuệ. Nếu không biết về tuệ học, chúng ta trau dồi trí tuệ ra sao?
29/10/2010(Xem: 4743)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau. Chỉ có những người tu tập thiền định, đi sâu vào nội tâm, chứng được các tầng thiền, hoặc có thiên nhãn thông, túc mạng thông thì mới thấy được kiếp sống quá khứ và vị lai.
26/10/2010(Xem: 4083)
Đề mục kinh này vô cùng rõ ràng, nội dung cũng rất đơn giản, trong sáng, thiết yếu. Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh. Trong pháp môn Tịnh Độ, chúng ta đều biết đến đạo lý “tâm tịnh cõi nước tịnh”.Do đây biết rằng: đối với việc tu học Tịnh Độ tông, tâm thanh tịnh vô cùng trọng yếu. Người phiên dịch bộ kinh này là ngài Thi Hộ, Ngài là người ngoại quốc đến Trung Quốc hoằng pháp vào thời Nam Bắc Triều.
23/10/2010(Xem: 9595)
Trên đời này có những người có chánh kiến, tin rằng sự bố thí cúng dường sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp; các hành vi thiện ác đều dẫn đến quả báo; đồng thời cũng tin rằng có những người chân chánh hành trì Chánh pháp, tuyên bố những điều do tự mình thể nghiệm và chứng ngộ. Do nguyên nhân chánh kiến này mà một số loài hữu tình sau khi mệnh chung được sinh vào thiện thú, cõi đời này (Trung Bộ kinh I)
22/10/2010(Xem: 4237)
Mỗi một trong vô lượng cuộc đời của chúng ta từ vô thuỷ, chúng ta phải có những bậc cha mẹ. Vào lúc này hay lúc khác, mỗi một chúng sinh duy nhất hẳn đã từng là mẹ hay cha của ta. Khi chúng ta nghĩ tưởng tới tất cả chúng sinh này - những người từng là cha mẹ của chúng ta - đã phải lang thang quá lâu và không người cứu giúp trong vòng luân hồi sinh tử giống như những người mù lạc đường, thì chúng ta không thể không cảm thấy một lòng bi mẫn lớn lao đối với họ. Tuy nhiên, tự bản thân lòng bi mẫn thì không đủ; họ cần sự giúp đỡ thực sự.
22/10/2010(Xem: 4834)
Một Giáo lý của Jetsunma Ahkon Lhamo Trong Phật Giáo Kim Cương thừa – là hình thức Phật Giáo được bảo tồn ở Tây Tạng và Mông Cổ và là một tông phái được tu hành ở chùa của tôi – một trong những giáo lý căn bản làsự hiểu biết và thực hành lòng bi mẫn. Cá nhân tôi nhận ra rằng một triết học tôn giáo được đặt nền trên lòng bi mẫn vô ngã mang lại cho ta một sự hài lòng sâu xa và tôi tin rằng nó đánh trúng tình cảm của nhiều người Mỹ.
21/10/2010(Xem: 4315)
Ở Solu Kumbu mọi người lớn tuổi đều quay Bánh Xe Cầu nguyện mỗi ngày. Khi họ ở nhà vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, họ cầm một mala (chuỗi hột) trong bàn tay trái, một Bánh Xe Cầu nguyện trong bàn tay phải, và trì tụng thần chú OM MANI PADME HUNG. Và khi họ đi vòng quanh, họ liên tục quay Bánh Xe Cầu nguyện và tụng OM MANI PADME HUNG.
19/10/2010(Xem: 4657)
Một lần, khi Đức Phật nhuốm bệnh ở Beluvà, trước sự lo âu buồn khổ của tôn giả Ananda (Trường III, trang 101), và một lần khác, trước tin tôn giả Sàriputta (Xá lợi Phất) đã mệnh chung và trước sự lo âu của tôn giả Ananda (A Nan) (Tương V, 170), Đức Phật đã tuyên bố lời dạy này, vừa là lời chỉ dạy tóm thâu mọi phương pháp tu hành của ngài được cô đọng lại, và cũng là một lời trăn trối của một bậc Đạo sư biết mình sắp lâm chung, nên có những lời nhắn nhủ và khích lệ đệ tử của mình những gì các đệ tử cần phải tu tập, sau khi bậc Đạo sư viên tịch...
16/10/2010(Xem: 4510)
Bạn đã được giới thiệu về “phương châm tu tập”, “ý nghĩa của Sám hối”, và “tâm Bồ đề”. Đó chính là những hành trang cần thiết, quan trọng để xây dựng những nhận thức căn bản và thực tiễn cho cuộc sống hạnh phúc cũng như cho cuộc hành trình tâm linh của bạn. Khi đã có đầy đủ những hành trang cần thiết cho tư duy và hành động rồi, bây giờ là lúc bạn có thể đi vào thực tập những pháp môn căn bản không phải để có ý niệm về hạnh phúc hay để lí luận về hạnh phúc, mà để “sống hạnh phúc” ngay bây giờ và ở đây.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567