Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Tình ái là cội nguồn sanh tử

13/04/201203:21(Xem: 7699)
01. Tình ái là cội nguồn sanh tử

NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT

Thượng Tọa Thích Phước Nhơn

Tình ái là cội nguồn của sanh tử

Chúng sanh trong lục đạo sở dĩ có luân hồi, sống chết là do nơi ái tình mà ra. Trong một gia đình cha, mẹ, anh, em, vợ chồng, con, cháu; cho đến bạn bè, người thân kẻ thù, quay quần trong xã hội; tất cả gặp nhau là do tình ái: yêu, thương, thù, hận, ghét…. mà có. Một chúng sanh được sanh trở lại cõi đời là để: đền, trả, vay, mượn những gì mà ta đã thiếu hoặc cho người khác trong cuộc sống ở quá khứ. Những thứ tình ái hạn hẹp thương, ghét… đã đưa đi nhưng mong phải có người đáp lại đã làm cho chúng sanh đau khổ lại càng thêm đau khổ nhiều hơn. Tình đưa đi, tình có về đã khổ; nhưng tình cho đi lại không có về là một điều khổ khác. Thế rồi cứ vậy mà xoay vần. Được thì vui, mất lại buồn, hận… mà điều kiện dễ gây oan nghiệt, hận thù… tương tục trải dài trong nhiều đời hay ngút ngàn vô tận đó là tình ái giữa vợ chồng, cha mẹ, anh em trong gia đình.

Trong một gia đình thương, ghét, yêu, hận… càng cao thì sự vay trả trong lục đạo càng lâu, càng dài. Chúng ta hãy nhìn vào thực trạng xã hội, từ xưa đến nay; trên các bậc vua chúa, đại thần, dưới đến những người dân quê bình thường; những cảnh tranh giành chém giết thù hận, thương yêu… lại thường xảy ra trong gia đình, hoặc những người thân trong gia tộc hơn là người ngoài. Nếu cha mẹ là bậc vua chúa, quan quyền thì con cháu thanh toán nhau để giành ngôi vị sau khi người cha nhắm mắt. Hoặc tranh giành của cải tài sản nếu cha mẹ là người giàu có. Vợ chồng thanh toán giết hại, để đoạt tài sản hoặc chạy theo người tình mới…

Do vô minh mê mờ mà chúng sanh luôn say mê trong ảo giác tình ái, để rồi gây nhân yêu, hận, thù, ghét.., mà, thường thì xảy ra cho những người than trong gia đình; để rồi luân chuyển trong lục đạo luân hồi, gặp nhau trong tình ái yêu thương hay thù hận. Yêu thương thì tạm yên ổn trong chốc lát, nhưng càng yêu thương thì có tâm chiếm hữu và sợ mất; cho nên cũng dễ sinh ra thù hận ngút ngàn, nếu có gì thay đổi, thế rồi tạo một nhân mới trong vô minh để nhận lãnh một quả xấu khác trong triền mien đau khổ. Nếu gặp nhau trong thù hận, thì thứ tình ái đau thương ấy lại càng chất chồng lên nhiều lớp trả vay trong vòng nghiệp lực vô minh. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo” thật sự nếu không có sợi dây oan nghiệt của tình ái cột lại thì, chúng ta không gặp nhau trong cuộc đời đầy sóng gió đau thương tạm bợ này.

Nếu tình ái là hạnh phúc, là vĩnh hằng bất diệt, là lẽ sống của cuộc đời; vậy ta hãy nhìn xem, riêng con người trên trái đất, có được bao nhiêu người hạnh phúc thật sự, hay chỉ chịu những tủi nhục và đau khổ do tình ái gây ra. Vợ chồng gặp nhau là do tình ái oan gia đã kéo dài nhiều kiếp chưa thanh toán xong, nay gặp lại để tiếp tục yêu người mình đã yêu, hận người mình đã hận…cha mẹ, con cái gặp nhau là để vay trả, đòi những gì mà mình chưa giải quyết thỏa đáng trong nhiều kiếp trước. tại sao người con có hiếu, nhưng cha mẹ lại không để ý, ít thương? Là vì đứa con đã mang nợ của cha mẹ quá nhiều về tình cảm cũng như vật chất mà từ nhiều kiếp chưa trả xong, hôm nay gặp nhau để trả nợ. Trái lại, những đứa con nghỗ nghịch, hư hỏng nhưng cha mẹ hết tâm chăm sóc, che chở, đổ cả tài sản cho con tiêu xài mà không hối tiếc; là vì cha mẹ đã nợ người con, nên nay gặp nhau để thanh toán nợ cũ.

Tất cả những thứ tình cảm yêu,hận, thương, ghét… thường xảy ra trong cuộc sống của thế giới này là do chúng sanh đã bao phen chìm nổi tạo nên; chúng ta không thể chạy trốn ra ngoài được nếu không quyết tâm dứt trừ những thứ tình ái mê mờ ấy. Tình ái là sợi dây vô hình đã cột chặt chúng sanh trong vạn kiếp trường chinh của cuộc sống. Hôm nay nhờ ánh sáng của Phật Đà chiếu soi, ta nhìn thấy được sự vô minh đen tối của sợi dây tình ái; nên, quyết tâm cắt đứt dể dũng mãnh vượt ra ngoài vòng cương tỏa. Vậy phương pháp làm cho sợi dây tình ái dần dần tan biến đến khi không còn đủ mãnh lực để cột ta lại đó là: “sáu chữ Di Đà tiêu nghiệp chướng” hay “sáu chữ Di Đà oán tình đều dứt”. Oán tình là do ý niệm vô minh bao phủ và khơi động để tạo thành; hôm nay vô minh bị tan biến bởi thánh hiệu Di Đà, do đó oán tình cũng không nơi nương tựa. Vậy thì yêu, thương, thù, hận… cũng chỉ tồn tại trong tâm thức của chúng sanh qua ảo giác vô minh trong một niệm mê; nhưng không thể tồn tại trong sự tỉnh thức cửa thức tâm hằng giác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 9764)
Sau khi Đại lão Hòa thượng thượng Thiện hạ Siêu - Bổn sư của chúng tôi viên tịch, hàng môn đồ pháp quyến đã cố gắng sưu tập các bài giảng, bài viết của Hòa thượng được tìm thấy rải rác trong các báo, trong các di cảo lẻ tẻ còn sót lại và trong cuộn băng từ mà Hòa thượng đã giảng cho Tăng Ni Phật tử khắp ba miền đất nước từ trước tới nay. “Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký” là tác phẩm tiếp theo trong loạt các tác phẩm mà chúng tôi đã sưu tập và xuất bản trong gần 5 năm qua như: Cương yếu Giới luật (2002), Chữ nghiệp trong đạo Phật (2002), Thức biến (2002), Lược giảng kinh Pháp hoa (2003), Phật ở trong lòng (2003), Hư tâm học đạo (2003), Giới thiệu Kinh Thủ Lăng Nghiêm (2004).
08/04/2013(Xem: 35718)
Kim Quang Minh kinh, theo Phật học nghiên cứu (Bài 10 trang 52), có 6 bản dịch. Bản Một, Kim Quang Minh kinh, 4 cuốn, 19 phẩm, Đàm Mô Sấm dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 414-426. Bản Hai, Kim Quang Minh kinh, 7 cuốn, 21 phẩm, Chân Đế dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 548-569.
08/04/2013(Xem: 5982)
Thời điểm đức Phật vào Niết Bàn tại Câu Thi Na (Kushinaga) rừng Sa La Song Thọ, một số đệ tử Ngài vô cùng thương tiếc muốn tịch diệt theo, thậm chí có một vài đệ tử không nở chứng kiến tình cảnh đó, đành thất lễ mà ra đi trước. Ngược lại cũng có một ít đệ tử vì không uống được giáo pháp giải thoát nên cảm thấy vui hơn là buồn, bởi rồi sẽ không còn ai khiển trách mình nữa!
08/04/2013(Xem: 7591)
Kính lạy đấng Thế Tôn bậc thầy của nhân thiên, bậc siêu việt trên mọi siêu việt, bậc không thể nghĩ bàn, không thể tán thán, không thể ca tụng, xưng dương hết ý được, do vì những lời lẽ ngôn từ tán thán chỉ là ý thức vọng động phân biệt kẹt chấp phạm trù ngôn ngữ thế gian; hay có thể nói bao giờ phàm phu chúng ta có thể hành động, có thể đi vào an định trong giáo pháp của Ngài.
08/04/2013(Xem: 5584)
Dòng tâm thức luôn lăn trôi từng sát na sanh diệt, do đó chúng ta sống trong thế giới hiện tượng này làm sao tránh khỏi tâm viên ý mã, mà nguyên nhân là lý sanh diệt luôn biến dị chi phối , làm cho chúng ta tưởng chừng như có nhiều tâm trong con người. Thật vậy tâm luôn thay đổi qua nhiều tình huống, thăng trầm của tư duy qua sự phát triển của khối óc và căn cơ trình độ.
08/04/2013(Xem: 13025)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 13716)
Tụng kinh Pháp Hoa, chúng ta thường đọc những bài tán thán công đức của kinh này để gợi cho chúng ta suy nghĩ về những tinh ba vi diệu của kinh và từ đó phát khởi được niềm tin trong sạch đối với Đức Phật và lời dạy của Ngài, kế tiếp mới đi vào phần nội dung của kinh.
08/04/2013(Xem: 9695)
Hai chữ Kim Cang, nhiều người giải nghĩa dựa trên tính bền chắc sắc bén có thể cắt đứt. Đây là nói phiếm. Nhưng ở Tây Vức có của báu Kim Cang, báu này rất bền chắc chẳng thể hư hoại, lại phá hoại được tất cả vật. Nếu lấy báu này để dụ cho Bát Nhã đoạn trừ được phiền não, thì tuy gần với lý, nhưng đều chẳng phải ý Phật, chỉ là tri kiến theo thói xưa tầm thường.
08/04/2013(Xem: 6715)
Hôm nay, tất cả quí vị đã bỏ nhà để đến chùa góp mặt trong pháp hội này, phải nói đây là một cơ hội thật tốt để chúng ta tạm thời gát qua hết những chuyện đời và quay về sống phản tỉnh đối với bản thân. Nhưng tôi chỉ mới nói rằng quý vị đang có một cơ hội tốt, còn quý vị thì sao? Quý vị có ý thức được mình đang ở đâu và làm gì hay không? Đi vào chùa để vãn cảnh hay để tu học? Nếu để tu học thì quý vị đã bắt đầu chưa? Các vị hãy luôn nhớ rằng, một khi đã chấp nhận con đường tu học thì chúng ta nhất định phải cố gắng thế nào đó để tự khẳng định chính mình. Chúng ta không thể tu học như một hình thức chiếu lệ mà ngược lại phải luôn nhìn về phía trước để nhắm tới những tiến bộ. Chúng ta phải biết tu học một cách có lý tưởng, áp dụng Phật Pháp vào ngay chính đời sống của mình để từng sinh hoạt của bản thân được thực hiện dưới ánh sáng Phật pháp.
08/04/2013(Xem: 16212)
Đại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Đại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Đại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Đại đức qua Đại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Đại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567