Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lí Tính Duyên Khởi trong Tụng mở đầu Trung luận

17/12/201123:13(Xem: 3379)
Lí Tính Duyên Khởi trong Tụng mở đầu Trung luận
hoa_sen (9)
LÍ TÍNH DUYÊN KHỞI
trong Tụng mở đầu Trung luận
Đặng Hữu Phúc

Ngài Long Thọ mở đầu Trung Luận bằng một bài tụng kính lễ Đức Phật giảng lí tính duyên khởi và tịch lạc của niết bàn.

Dưới đây là bài tụng mở đầu, trích từ Trung luận. Thanh Mục thích”, Cưu ma-la-thập (344 - 413) dịch Phạn-Hán, và Thích Thiện Siêu (2001) dịch Hán - Việt:

Chẳng sinh cũng chẳng diệt
Chẳng thường cũng chẳng đoạn
Chẳng một cũng chẳng khác
Chẳng đến cũng chẳng đi
Nói lên được pháp nhân duyên ấy
Khéo diệt trừ các thứ hý luận
Tôi cúi đầu kính lễ Phật, đã thuyết,
Nhân duyên cao nhất trong các thuyết.

Ngài Thanh-Mục viết: “Với hai bài kệ tán thán Phật này là đã nói tóm tắt Đệ Nhất nghĩa đế”.

Về bài tụng này, do ngài La Thập dịch Phạn-Hán và câu “năng thuyết thị nhân duyên, thiện diệt chư hí luận” trong các bản dịch Việt, Thầy Tuệ Sỹ có giải thích trong “Tuệ Sỹ. Huyền thoại Duy Ma Cật” như sau:

“… Cho nên, mở đầu Trung luận, Long Thọ tôn kính Phật trong ý nghĩa là vị Chính giác đã thiện xảo một cách tuyệt vời tuyên bố lí tính duyên khởi. Mà lí tính duyên khởi ấy vốn không là cái diệt tận, không là sinh khởi; không là gián đoạn, không là thường hằng; không là nhất thể, không là đa thù; không từ đâu đến, cũng không đi về đâu. Chính lí tính duyên khởi ấy là diệu lạc của Niết bàn, là tĩnh chỉ của mọi hí luận”. (23) (Tuệ Sỹ, trang 263)

“Chú thích 23: MK…pratiyasamutpadam prapancopasmam sivam, duyên khởi là sự tĩnh chỉ của hí luận, là diệu lạc (của Niết bàn). Những từ này đồng cách với duyên khởi nên được hiểu là những phẩm định của duyên khởi. Hán dịch của Cưu-ma-la-thập (năng thuyết thị) nhân duyên, thiện diệt chư hí luận. Vì theo ngữ pháp Hán thông thường, trong đó thiện(Skt. sivam: diệu lạc của Niết bàn) được hiểu như là trạng từ, nên câu kệ này thường được dịch Việt là: (đức Phật nói duyên khởi, là để) khéo léodiệt trừ các hí luận”. (Tuệ Sỹ, trang 263)

<< “ Hí luận” là một thuật ngữ Phật học, có trong tụng mở đầu Trung luận, và trong tụng XVIII, 9 (bản dịch La Thập). Phật Quang Đại Tự điển, bản dịch Thích Quảng Độ, ghi “Hí luận: Skt. prapanca. Những lời bàn luận sai lầm, trái với chân lí, không thể làm cho thiện pháp tăng trưởng…Luận Du già sư địa quyển 91 ghi: Những lời nói dẫn đến chỗ tư duy phân biệt một cách vô nghĩa, gọi là hí luận. Vì sao? Vì những lời nói ấy, dù có gắng sức tu hành, cũng không thể làm tăng thêm chút pháp lành nào, mà cũng chẳng thể làm giảm được pháp ác >>. (ĐHP)

Để tìm hiểu ý nghĩa bài tụng này, chúng ta hãy nhớ đến

1. Trung luận chương XXIV, tụng 18, Ngài Long Thọ có giảng:

“Cái gì do duyên khởi
Ta nói là tính không
Tính không là giả danh
Chính nó là trung đạo”
That which is dependent origination
Is explained to be emptiness
That, being dependent designation
Is itself the middle way.
(Trích từ Ocean of Reasoning, trang 503)

2. Ngài Long Thọ cũng giảng trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartani), tụng 71:

“Tôi kính lễ Phật vô thượng
và giảng pháp tối thượng rằng
Tính không, duyên khởi và
Trung đạo cùng một nghĩa”. (71)
I prostrate to the Buddha who is unparalleled, and
Who has given the supreme teaching that
Emptiness, dependent origination and
The middle path have the same meaning.
(Ocean of Reasoning. trang 505)

3. Ngài Long Thọ trong Trung luận VII, 34 cũng giảng: “Như huyễn tượng, như chiêm bao, như thành phố tưởng tượng giữa hư không,

Cũng như thế, những gì xuất hiện, tồn tại và hủy hoại đã được giảng giải”. (34)

“As illusion, as dream, as an imaginary city in the sky,/
so have arising, endurance, and destruction been illustrated”
(Nagarjuna and the Philosophy of Openness. Nancy McCagney, 1997)

4. Về như huyễn, Đức Dalai Lama thứ 14 nói có hai loại như huyễn (illusion: huyễn tượng; như huyễn), một là nói đến tính không theo nghĩa là sự-sự vật-vật hiện hữu nhưng không có cái hiện hữu có tự tính (nên sự-sự vật-vật giống như huyễn tượng), hai là mặc dầu chúng ( = sự-sự vật-vật) chẳng có hiện hữu có tự tính (true or intrinsic existence) chúng phóng chiếu cái hiện tướng của hiện hữu có tự tính .

(Awakening the mind, Lightening the heart”, trang 228-229)

Căn cứ vào các ghi chú trên, nếu nói đơn giản để dễ nhớ, chúng ta có thể nói: Duyên khởi = Tính Không = Trung Đạo = Như Huyễn.

Và chúng ta cũng nên nhớ thêm:

1. Trung đạo là vượt ngoài thường hằng và đoạn diệt. Trung đạo không phải là con đường nằm giữa thường hằng và đoạn diệt.

2. Những gì xuất hiện, tồn tại, rồi hủy hoại đều giống như chiêm bao -- chứ không phải là chiêm bao.

3. Giả danh/ giả thiết (Skt. prajnapti. English: designation; imputation) là danh từ được tạm đặt ra để gọi các pháp do nhân duyên hoà hợp mà có.

4. Pháp / hiện tượng (Skt. dharma. English: phenomena / events) là hiện tượng đối nội / đối ngoại / và hiện tượng trong thiền định.

Đức Dalai Lama thứ 14, trong “The Middle Way” (2009) nói,

1. Nếu chỉ thực hành từ bi hỉ xả và mười nghiệp thiện thì vẫn chưa phải là thực hành phật pháp -- thực hành phật pháp là tu tập đi đến giải thoát.

Ngài cũng dạy-- nền tảng của lí tính Duyên khởi về phương diện hiển hiện (apparent aspect) giúp hữu-tình tích-tập phúc-đức (accumulate merit) và nền tảng của lí tính duyên khởi về phương diện trống thông /chân không diệu viên /chân không diệu hữu (= empty aspect) giúp hữu-tình tích-tập trí-tuệ (accumulate wisdom) (trang 27)

[trống thông = rỗng thông vô tự tính = thông viên = dung thông = vô ngại =chân không diệu viên =chân không diệu hữu ( empty = open = free) -- thế nên có thể tích-tập trí-tuệ ---ĐHP]

2. < Đức Phật khi giảng bốn thánh đế, ngài dạy hai tiến trình nhân quả theo mười hai chi của duyên khởi. Tiến trình thứ nhất thuộc về phương diện phiền não của các hiện tượng, trong khi tiến trình thứ nhì thuộc về phương diện giác ngộ.

Trong tiến trình phiền não, các chi tiến hành theo thứ tự đều đặn từ nguyên nhân tới hiệu quả, với mỗi hiệu quả kế tiếp trở thành nguyên nhân cho hiệu quả kế tiếp, đi tới hậu quả cuối cùng trong sự đau thương của sinh tử tương tục.

Trong tiến trình thuộc về giác ngộ, do bất cứ duyên gì (however), sự chấm dứt của các nguyên nhân dẫn đến sự chấm dứt của các hiệu quả -mở đầu một chi ngừng lại, lúc đó một chi khác ngừng, cho tới hiện hữu sinh tử tương tục đi tới chấm dứt.

Nói một cách khác, thánh đế về khổ và thánh đế về nguyên nhân của khổ giảng về sự trỗi dậy của mười hai chi duyên khởi, trong khi thánh đế về sự chấm dứt của khổ và thánh đế về con đường giải thoát miêu tả sự giải tán của mười hai chi và kết quả của giải thoát (trang 29-30)>.

< Các nguyên nhân và các hiệu quả của phương diện phiền não có căn bản vô minh là gốc rễ, trong khi đó nguyên nhân và hiệu quả giác ngộ tiến hành xuyên qua sự chấm dứt của căn bản vô minh (trang 22)>

3. < Để lí hội thông hiểu chi thứ nhất, căn bản vô minh, trong ý nghĩa vi tế nhất của nó, chúng ta phải nhận ra được và lí hội thông hiểu nó trong trạng thái chấp thủ vào hiện hữu có tự tính của tất cả các hiện tượng-- gồm cả các uẩn, các giới (sense spheres), và tất cả các đối tượng đối ngoại -- và không chỉ thuần những cảm thức của chúng ta về “Tôi”.(trang 67) >

Và chúng ta cũng nhớ đến ngài Tăng Triệu (384-414), trong Triệu Luận, phần Tông Bản Nghĩa cũng giảng:

<< Bổn vô, Thật tướng, Pháp tánh, Tánh không, Duyên hội, năm danh từ trên vốn chỉ có một nghĩa.

Để vạch ra tông chỉ chánh pháp là căn bản của bổn Luận, hai chữ Bổn Vô chỉ ngay tâm tịch diệt vốn không một pháp, lià tất cả tướng, dứt bặt Thánh phàm, nên gọi là Bổn Vô, chẳng phải có ý làm thành vô (có nghĩa là chẳng phải từ hữu lần biến thành vô, vì Bổn Vô này nó vượt ngoài cái có và không tương đối).

Vì tất cả pháp đều do vọng tâm tùy duyên biến hiện mà có, tâm vốn vô sanh, chỉ do nhân duyên hội hợp mà sanh nên gọi là Duyên Hội.

Vì duyên sanh ra các pháp, vốn không có thật thể, do nhân duyên sanh ra nên nói không, nên gọi là Tánh Không, vì pháp thể là chơn như biến hiện nên gọi là Pháp Tánh.

Do chơn như pháp tánh mà thành các pháp, chơn như không có tướng, nên bản thể các pháp tịch diệt, nên gọi là Thật Tướng.

Vì bổn vô là thể của tâm, duyên hội là dụng của tâm, thật tướng, pháp tánh, tánh không, đều là cái nghĩa do tâm tạo thành vạn pháp nên nói là một nghĩa vậy …

Tại sao vậy? Tất cả các pháp đều do nhân duyên hội hợp mà sanh, duyên hội mà sanh thì khi chưa sanh không có, duyên lìa thì diệt, nếu mà thật có, có thì chẳng diệt. Theo đó mà suy ra thì biết, dù nay hiện ra có, cái có ấy tánh thường tự không, vì tánh thường tự không, nên gọi là Tánh Không, bởi vì tánh không nên gọi Pháp Tánh, pháp tánh chân thực như thế nên gọi là Thật Tướng, thật tướng vốn không có tự thể, chẳng phải do suy lường mà cho đó là không, nên gọi là Bổn Vô.>>

(Trích từ Triệu Luận Lược giải. Thích Duy Lực dịch, in trong Chư Kinh Tập Yếu, trang 470 - 471) (Chú thích: Bổn Vô là thuật ngữ dịch cũ của Chân như. Phật Quang Đại Từ Điển)

Bây giờ chúng ta tìm hiểu bài tụng mở đầu theo các bản dịch Anh (được dịch từ Phạn sang Anh)

1. Bản dịch Việt (ĐHP), theo bản Anh của K.K. Inada:

Tôi kính lễ Đức Phật
Đạo sư tối thượng đã dạy
Lý tính Duyên khởi
Tịch diệt đại lạc của các cấu trúc của tưởng
Trong đó mỗi pháp đều có thuộc tính
chẳng sinh, chẳng diệt,
chẳng đoạn, chẳng thường,
chẳng một, chẳng khác,
chẳng đến (với hiện hữu), chẳng đi (khỏi hiện hữu)
I pay homage to the Fully Awakened One,
the supreme teacher who has taught
the doctrine of relational origination,
the blissful cessation of all phenomenal thought constructions.
(Therein, every event is “marked” by):
non-origination, non-extinction ,
non-destruction, non-permanence,
non-identity, non-differentiation,
non-coming (into being), non-going (out of being).
(Nagarjuna: Kenneth K. Inada, 1993)

2. Bản dịch Việt (ĐHP) theo bản Anh của Nancy McCagney:

Kính tặng
Tôi kính lễ Đức Phật, Đạo sư Vô Thượng,
Ngài dạy giải thoát, tĩnh chỉ của các hiện tượng,
duyên khởi là ;
chẳng diệt, chẳng sinh, chẳng đoạn, chẳng thường,
chẳng một, chẳng khác, chẳng đến, chẳng đi.
Dedication
I greet the best of teachers, that Awakened One,
who taught liberation, the quieting of phenomena,
interdependent origination which is ;
nonceasing and nonarising, nonmomentary and nonpermanent,
nonidentical and nondifferent, noncoming and nongoing.
(Nagarjuna and the Philosophy of Openness: Nancy McCagney, 1997)

Diễn giải bản dịch Việt và bản dịch Anh của Nancy McCagney:

Tôi kính lễ Đức Phật, Đạo sư Vô thượng,

Ngài dạy

“duyên khởi là” = “duyên khởi là duyên khởi là duyên khởi ” = lí tính của duyên khởi = giải thoát = tĩnh chỉ của các hiện tượng.

Ngài dạy “duyên khởi là” cũng là ngài dạy chân như, pháp tánh, vì duyên khởi, chân như, pháp tánh là cùng một nghĩa (a rose is a rose is a rose)

duyên khởi cũng là giải thoát, cũng là tĩnh chỉ của các hiện tượng;

tất cả đều có tám thuộc tính: chẳng diệt, chẳng sinh, chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng một , chẳng khác, chẳng đến, chẳng đi.

(Chú thích: duyên khởi cũng là hiện hữu không có tự tính. ĐHP)

3. Bản dịch Việt (ĐHP) từ bản dịch Anh ngữ của Jeffrey Hopkins (1996), như sau:

Tôi kính lễ Phật toàn giác
Vô thượng Đạo sư đã dạy
Cái gì do duyên khởi
Chẳng diệt, chẳng sinh,
Chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng đến,
Chẳng đi, chẳng khác, chẳng một,
Chẳng có các cấu trúc của tưởng (chẳng có hiện hữu có tự tính và nhị nguyên đối đãi) và tịch tĩnh.
< I bow down to the perfect Buddha, /
The best of propounders, who taught /
That what dependently arises /
Has no cessation, no production, /
No annihilation, no permanence, no coming, /
No going, no difference, no sameness, /
Is free of the elaborations [of inherent / Existence and of duality] and is at peace.>
( Meditation on emptiness. p.162)

4. Bản dịch Việt (ĐHP) dịch từ bản dịch Anh của Geshe Ngawang Samten và J.L. Garfield (2006):

Tôi kính lễ Đức Phật Toàn Giác,
Vị Đạo sư tối thượng dạy rằng
Cái gì do duyên khởi đều là
Chẳng diệt, chẳng sinh,
Chẳng đoạn, chẳng thường,
Chẳng đến, chẳng đi,
Chẳng khác, chẳng một,
Và tịch lạc -- giải thoát cách tuyệt các cấu trúc của tưởng.
I prostrate to the perfect Buddha,
The best of all teachers, who taught that
That which is dependent origination is
Without cessation, without arising;
Without annihilation, without permanence;
Without coming, without going;
Without distinction, without identity
And peaceful – free from fabrication.
(Bản Anh trích từ trang 24 -- RJE TSONG KHAPA. Ocean of Reasoning. A great Commentary on Nagarjuna’s Mulamadhyamakakarika.
Translated by Geshe Ngawang Samten and J.L. Garfield.(Oxford, 2006)
(RJE Tsong Khapa. Đại hải của Suy lí. Đại luận giải về Căn bản Trung luận tụng của Ngài Long Thọ)

Ngài Tsong Khapa đã viết “Đại Hải của Suy Lí. Đại luận giải về căn bản Trung luận tụng của ngài Long Thọ”. Dưới đây là vài đoạn trích dịch từ luận giải của Ngài về bài tụng mở đầu.

1. < Ngài Long Thọ, diễn tả sự vĩ đại của đức Phật về giáo pháp không sai lệch, mà toàn thể nội dung Trung Luận sẽ giảng giải, chủ ý kính lễ đức Phật về giáo pháp mà nội dung không thể li cách với lí tính duyên khởi (the essence of dependent origination), và nói “Tôi kính lễ …” để có khả năng biên tập Trung Luận. Ở đây, duyên khởi được đặc hữu bởi tám thuộc tính “ bất diệt, v.v…(bát bất) là nội dung của Trung Luận. Giải thoát được đặc hữu bởi tịch tĩnh và tự do cách tuyệt với tất cả cấu trúc của tưởng là mục đích tối hậu (p.25)>

2. < Ngài Nguyệt Xứng trong Minh cú luận (Prasannapada), nói là bài tụng kính lễ này hiển lộ nội dung và mục đích tối hậu của Trung Luận. Đây là vì biểu từ này trình bày duyên khởi trong trạng thái sở hữu tám thuộc tính và giải thoát trong trạng thái tự do cách tuyệt với cấu trúc của tưởng”… (p.25)>

3. < “ Minh cú luận”, diễn giải về “ tịch tĩnh -- tự do cách tuyệt với cấu trúc của tưởng” nói:

Khi một kẻ nhận thức như thị tính của duyên khởi, thì chẳng còn sự tham dự của tâm và những tiến trình tâm ý(hữu tâm/ tâm hữu niệm không tham dự nữa—tâm ở trạng thái vô tâm /tâm vô niệm. ĐHP).

Theo “ Nhập trung đạo giải thích” của Nguyệt Xứng [ CHANDRAKIRTI. Madhyamakavatara –bhasya || ( Auto) Commentary on the “Entrance to (Nagarjuna’s) Treatise on the Middle Way” ] sự tham dự trong ngữ cảnh này là sự lang thang như khi ta nói sự lang thang của tâm và các biến cố tâm ý ( mental episodes) của nó được ngừng lại. Minh cú luận nói về điểm này:

Vì tâm niệm hữu niệm là sự lang thang của tâm, như thị tính, tự do cách tuyệt cái tâm niệm hữu niệm đó, thì không bị hữu niệm hoá.

Kinh điển nói, “Cái gì là chân lí tối hậu? Nơi nào không còn sự lang thang của tâm, chẳng còn nhu cầu để nói về lời” ( Kinh Bồ tát tạng. Bodhisattvapitaka-sutra) (p.25)>

4. < Khi ngài Nguyệt Xứng trích dẫn bản kinh này ngài không có ý nói rằng không có tuệ quán (insight), nhưng ngài chỉ biểu thị rằng sự lang thang của tâm niệm hữu niệm dừng lại (conceptual thought: niệm tưởng hiện hữu có tự tính và nhị nguyên đối đãi. ĐHP). Ý nghĩa của biểu từ rằng giả danh quy ước thế tục về chủ thể và đối tượng dừng lại thì chỉ có nghĩa rằng giả danh về chủ thể và đối tượng dừng lại đối với toàn cảnh của tĩnh chỉ thiền định,(vì chủ thể và đối tượng là giả danh, nghĩa là hữu danh vô thật , giả danh hữu. ĐHP) nhưng nó không có nghĩa rằng tuệ quán trong tĩnh chỉ thiền định và chân lí tối hậu không còn là chủ thể và đối tượng (Tuệ quán: chủ thể; chân lí tối hậu: đối tượng). Đây là bởi vì chuyện chúng là chủ thể và đối tượng thì không là tuyên bố khẳng định đối với toàn cảnh khách quan của tuệ quán phân tích, nhưng đối với toàn cảnh khách quan của sự lí hội thông hiểu quy ước thế tục (p.26) >

5. < Vì tám thuộc tính -- diệt, sinh, v.v., hiện hữu theo quy ước thế tục, chúng không thể bị luận bác mà không được cung cấp một mệnh đề tu chính (modifying phrase) trong ngữ cảnh này, Minh cú luận nói rằng mệnh đề tu chính là theo cái nhìn trí tuệ siêu việt bất cứ cái gì đoạn diệt thì không hiện hữu(nghĩa là bất cứ cái gì diệt /sinh /đoạn / thường / đến / đi / một / khác thì không hiện hữu . ĐHP).

Trong một ngữ cảnh sau, Minh cú luận nói:

“Cái nhìn quy ước thế tục thì không hoà hợp với bản chất của đối tượng theo cái nhìn của trí tuệ siêu việt không bị nhơ nhuốm, tự do cách tuyệt với mù sương của vô minh”[88b]

(It is not in accordance with the nature of the object of uncontaminated wisdom free from the mists of ignorance) (p.27) >

6. < Làm thế nào để diễn dịch rằng duyên khởi cách tuyệt với tám cực đoan (diệt, sinh,…) ( free from eight extremes).

Trong chương XXVI, hai tiếp cận với cuộc đời được phân biệt rõ: vướng mắc rối bời trong sinh tử tương tục xuyên qua vô minh và giải thoát chính mình cách tuyệt với sinh tử tương tục xuyên qua xoá bỏ vô minh.

Thế nên niết bàn và sinh tử tương tục, theo thứ tự, hiện hữu trong tính đức thấy hoặc không thấy như thị tính.

Bảy mươi bài tụng về tính không (Sunyatasaptati), tụng 64, ngài Long Thọ nói:

“Tuyên bố khẳng định sự-sự vật-vật sinh khởi do các nhân và các duyên /
trong trạng thái thật /
là cái mà đạo sư gọi “vô minh”/
Mười hai chi duyên khởi phát sinh từ đó”.(64)

To posit things arisen through causes and conditions/

As real /

Is what the teacher calls “ ignorance”/

The twelve limbs arise from that. (64)

Và trong “Bảo vương chính luận” (Ratnavali) :

Cũng giống như thế khi mê lầm /
chấp thủ thế giới giống như ảo ảnh sóng nắng này/
trong trạng thái hoặc hiện hữu hoặc không hiện hữu /
Nếu mê lầm, kẻ đó sẽ không đạt giải thoát.(I:56)

(trang 34-35) >

7. < “Bảo vương chính luận”nói:

Thế nên, trong thế giới giống như huyễn tượng này/
Sinh và diệt có thể xuất hiện /
Nhưng một cách tối hậu, sinh và /
diệt chẳng hiện hữu trong thực tại tính (II:11)>

Ở đây và bây giờ, số trang cho bài viết này có giới hạn, nên chúng ta tạm thời ghi nhớ tóm tắt vài điểm về bài tụng.

1. Duyên khởi là gì? Ngài Nguyệt Xứng trong “ Bản diễn giải Bốn trăm bài tụng của Thánh Thiên Đề bà” / “Commentary on Aryadeva’s Four Hundred ” viết

<< Hỏi: Ngài đề nghị học thuyết gì vậy?

Trả lời: Tôi đề nghị học thuyết duyên khởi.

Hỏi: Vậy thì, ý nghĩa của duyên khởi là gì?

Trả lời: Duyên khởi có nghĩa là chẳng có hiện hữu có tự tính. Nó có nghĩa là sự sinh khởi của những hiệu quả mà chúng có một bản chất giống như bản chất của những huyễn tượng, những ảo ảnh sóng nắng, những phản chiếu, những thành phố huyễn thuật của những kẻ sống bằng mùi hương (càn thát bà), những hoá hiện, và những chiêm bao. Nó nghĩa là tính không và vô ngã.”

(Jeffrey Hopkins. Meditation on Emptiness. p. 674)>>

2. Giáo pháp của Phật căn cứ trên nhị đế: thế tục đế và chân đế.

Theo thế tục đế, có diệt, sinh, đoạn, thường, đến, đi, một, khác. Ngài Long Thọ có nói trong “Bảy mươi bài tụng về tính không” :

< Đức Phật không giảng tiếp cận của thế gian là sai /

trong cách nói “cái này sinh khởi do tùy thuộc vào cái kia” (71 ab)>.

Và trong Hồi tránh luận (Vigrahavyavartani):

< Nếu không chấp thuận bất cứ một quy ước thế tục nào /

Chúng ta không thể đưa ra bất cứ một tuyên bố khẳng định nào cả(XXVIII cd) >

3. Duyên khởi không có tự tính. Duyên khởi và tính không có tám đặc hữu: chẳng diệt, chẳng sinh, chẳng đoạn, chẳng thường, chẳng đến, chẳng đi, chẳng một, chẳng khác. Mệnh đề tu chính để sáng tỏ bát bất này là bát bất là nhìn từ cái nhìn tỉnh biết của trí tuệ siêu việt trong đại định (tam ma địa)

4. Lí tính / bản chất của duyên khởi (với tám thuộc tính bát bất) cũng là giải thoát, cũng là tĩnh chỉ của các hiện tượng.

Kẻ nào thấy duyên khởi thấy cái này; khổ, sinh khởi của khổ, diệt tận của khổ, và con đường giải thoát” (Trung luận XX IV, 40)

5. <“Cái gì phát khởi do tùy thuộc vào điên đảo của thanh tịnh và bất thanh tịnh, chúng chẳng duyên hội xảy ra trong trạng thái có tự tính./

Thế nên, trong chân đế, phiền não không hiện hữu”.(Trung luận XXIII, 2) >

6. <“Kẻ nào thấy duyên khởi thấy như thị ” (He who sees pratiyasamutpada sees suchness --dẫn bởi Nguyệt xứng, Minh cú luận) >

7. <“Chúng ta không khẳng định rằng cái này thì hiện hữu hoặc không hiện hữu; nhưng chúng ta chứng tỏ rằng những cấu trúc của tưởng về hiện hữu và không hiện hữu của những người khác là sai lầm;chúng ta khẳng định rằng xuyên qua sự xoá bỏ hai cực đoan, trung đạo được an lập”( Minh cú luận 127 b) >

8. Minh cú luận (88b) trích dẫn phát biểu của Đức Phật trong kinh Nhập Lăng già:

Tôi nói rằng sự-sự vật-vật thì bất sinh nghĩa là chúng bất sinh về mặt bản chất”.

9. Bài tụng cuối của Trung luận, Ngài Long Thọ nói:

Tôi kính lễ Gautama đại bi /
giảng pháp chân thật /
pháp duyên khởi để đoạn trừ tất cả các kiến chấp”.

10. Ngài Long Thọ nói, trong “Ca tụng Pháp giới” (Dharmadhatustava), tụng 49:

Giác chẳng xa chẳng gần /
Và chẳng đến chẳng đi /
Trú: được thấy, không thấy /
Trong mù sương phiền não”

____________________________

Nguồn: Quán Âm Buddhist Monastery .
Đặc san Hiện Thực. Số 25/2012. Năm thứ 8.
Mừng Xuân Nhâm Thìn 2012.
Quản Nhiệm : Thích Phước Ân. Tổng Thư kí: Tâm Tịnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2024(Xem: 680)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
20/01/2024(Xem: 436)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
18/11/2023(Xem: 3013)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
23/10/2023(Xem: 3744)
Hôm nay là ngày 21/11/2020, là một ngày đáng để kỷ niệm. Từ hôm nay trở đi tôi bắt đầu phúc giảng kinh Vô Lượng Thọ lần thứ hai, nguyện đem công đức này hồi hướng cho lão pháp sư thượng Tịnh hạ Không. Báo đáp ân sư ơn tri ngộ, Y giáo phụng hành an lòng Thầy. Ân pháp nhũ thật khó báo đáp, Toàn tâm toàn lực hoằng đại kinh. Thỉnh cầu ân sư thương xót chúng sanh khổ mà trụ thế độ quần manh! Chúng ta đều làm học trò ngoan biết nghe lời. Hôm nay là ngày 21/11/2020, là ngày kỷ niệm Bồ-tát Lưu Tố Thanh vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc tròn 8 năm, chúng tôi giảng kinh Vô Lượng Thọ lần thứ hai, lấy việc này biểu đạt sự tưởng nhớ và cảm ân sâu sắc của chúng ta dành cho Bồ-tát Lưu Tố Thanh.
18/04/2023(Xem: 3265)
Lời Giới Thiệu Sách “Nhân Hạnh Vãng Sanh” của Trí Khiêm
09/04/2023(Xem: 1976)
Trong quá trình chiến tranh Hoa Nhựt, một mặt Vương triều Nhật Bản muốn thiết lập một nền cai trị Đại Đông Á thống trị vùng Bắc Á và Đông Nam Á để khống chế về thu nhập tài nguyên kinh tế cho bản địa: Một mặt không phải người Nhật nào cũng muốn gây chiến tranh với các nước láng giềng, mà cần có sự giao lưu về văn hóa, văn học, tôn giáo, nên một số đông người Nhật đến Trung Hoa nghiên cứu học hỏi văn hóa lâu đời vào hàng thứ nhứt trên thế giới, văn hóa Khổng, văn hóa Lão Trang, văn hóa Phật Giáo, trong đó có giao lưu văn hóa Phật Giáo. do đó trong lĩnh vực hiệp hội Phật Giáo Trung Hoa do Đại sư Thái Hư sáng lập có những thành viên là người Nhựt, nên vấn đề ảnh hưởng các tông, phái Thiền Tịnh dành cho những người tu Phật của Phật
14/03/2023(Xem: 4911)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
20/10/2022(Xem: 1872)
Niệm Phật, cuối cùng thì bạn cũng đã đến đây! Cuối cùng thì bạn cũng đã bắt đầu khởi tâm tìm đường về “nhà”, sau biết bao nhiêu trầm luân, khổ hải của kiếp nhân sinh. Hết thảy những ai tìm đến niệm Phật, cũng đều là bởi một trong những nguyên nhân sau đây. Có phải bạn cũng thế hay không? Nghèo khó, gia đình suy vi khổ lụy, vợ con nay yếu mai đau, cửa nhà thiếu trước hụt sau. Bệnh nặng lâm thân, mà thuốc thang dây đưa không khỏi, mạng sống mong manh sớm tối. Cuộc sống bế tắc, gia đình bất hòa, anh em hoặc vợ chồng chẳng thuận, con cái ngỗ nghịch.
21/08/2022(Xem: 3404)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh tạng. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc. Muốn sống an lạc, người học Phật phải liễu tri và hành trì, tu tập đúng lời Phật dạy.
17/05/2022(Xem: 2756)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản, và niệm Phật là con đường nhanh nhất để thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ của cõi Ta Bà. Thường thì bắt đầu vào tuổi thu đông nhiều người mới tập trung tinh thần vào Niệm Phật. Có người thường cho rằng pháp môn Tịnh Độ chỉ mới bắt đầu khi có kiết tập kinh điển lần thứ 3, 4 và về sau này khi Đại Thừa phát triển mạnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567