Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống trong bổn nguyện của Phật A Di Đà.

22/04/201311:54(Xem: 4957)
Sống trong bổn nguyện của Phật A Di Đà.

Sống trong bổn nguyện của Phật A Di Đà

Nguyễn Thế Đăng

---o0o---

Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà, điều đó được nói trong 48 lời nguyện của Tỳ kheo Pháp Tạng (Dharmakara), tiền thân của Ngài.

Những ước vọng của kiếp nhân sinh và những khổ đau - mặt trái của ước vọng không thành của con người - đều được gói trọn trong bổn nguyện của A Di Đà. Bổn nguyện đó là Ánh sáng Vô ngại (Vô Ngại Quang Như Lai) có thể soi thấu đến những chỗ tối tãm nhất trong lịng người và xuyên qua những chất cứng nhất trong thế gian, cái bản ngã cứng đặc kiên cường và đen tối, và như thế, năng lực chuyển hóa của bổn nguyện là vô hạn. Bổn nguyện là tấm lưới của ánh sáng và đại bi trùm khắp chúng sinh ba cõi, chỉ cần một niềm tin chân thành là tấm lưới ấy hoạt động để đưa chúng ta đến với ánh sáng tỏa chiếu tình thương vô tận.

48 lời nguyện ấy đã thành tựu từ rất lâu xa, khi Bồ tát Pháp Tạng thành Phật đến nay đã được mười kiếp (một kiếp gồm 4.320.000.000 nãm, theo cách tính của Aán Độ thời cổ, y cứ lời của Đức Phật Thích Ca dạy trong kinh A Di Đà (Xá Lợi Phất! A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai ư kim thập kiếp). Vì lý do đó mà những lời nguyện trên được gọi là bổn nguyện. Chúng ta đang sống trong bổn nguyện, trong ánh sáng vô lượng và đời sống vô lượng mà theo ý niệm nhị nguyên của con người, chúng ta có thể hiểu rằng, ánh sáng vô lượng là trí tuệ và đời sống vô lượng là tâm đại bi của A Di Đà.

Cái làm cho chúng sinh tiếp xúc được với bổn nguyện của A Di Đà là đức tin. Trong 19 lời nguyện nhắm đến tất cả chúng sinh trong vũ trụ ấy, đều mang nội dung của đức tin. Đức tin ấy có thể hình dung qua những yếu tố sau đây :

  • Một ý thức sâu sắc về tính hữu hạn, thất thường, bất định, mâu thuẫn và phải chết của con người\. Nếu chỉ đích danh hơn, những tính chất hữu hạn, mâu thuẫn nội tại ấy là đặc tính của cái ngã và những hoạt động phiền não của nó. Và trong tình trạng hiện thời, toàn bộ đời sống con người dựa vào cái ngã và những hoạt động tạo nghiệp của nó, hậu quả tất yếu là những khuyết điểm, lầm lỗi và khổ đau mà chúng ta gọi là sanh tử. Nhưng để thoát khỏi cái ng� đó, với phần đông con người là không thể, vì làm bất cứ điều gì, dù tu hành để giải thoát hay làm tốt cho người khác thì vẫn nằm trong sự giật dây của cái tự ngã, chỉ làm cho cái ngã, phụng sự cái tự ngã. Với con người, không phải bao giờ cũng có thể có vị tha thực sự, lợi mình lợi người thực sự, vì thông thường có cái ta phản trắc luôn ở trung tâm của mọi hành động. Không giải quyết được khổ đau của mình, đồng thời chúng ta cũng gieo rắc khổ đau cho người khác. Nói theo hình ảnh của kinh Pháp Hoa, chúng ta là những đứa con khốn cùng, dù có may mắn nghe được cha mình giàu có đến trùm khắp vô vàn thế giới đang ở nơi xa kia chờ mình thì cũng không đủ sức trở về, dù có người dẫn dắt. Đôi chân con người đã mỏi mệt vì khổ đau của sinh tử, trí óc đã quá nặng nề vì những màn ảo hóa Ẩ và chỉ khi thấy rõ sự hữu hạn, nhỏ bé và bất lự c của mình, thấy sự mâu thuẫn nằm trong chính nền tảng của bản thân, con người khổ đau đó mới mở mình ra trước lời kêu gọi của đại nguyện của Phật A Di Đà.
  • Chúng ta không biết làm gì hơn là phó thác, hiến mình và tin cậy. Khi tự lực trong mức độ chúng sinh chỉ là thất thường, mâu thuẫn nội tại, chính lúc đó, bắt đầu sự lắng nghe sâu xa tiếng k�u gọi của bổn nguyện, sự chấp nhận phó thác cho công việc đại bi của Phật A Di Đà. Một chuyển hóa bắt đầu xảy ra, con người từ bỏ những bất toàn, những xung đột mâu thuẫn nội tại của mình, để đi vào nguyện lực của Đức A Di Đà. Do đó con người thấy ra tha lực.
  • Không chỉ để đối phó với khổ đau, đức tin cũng là một mong mỏi bất tuyệt về một cõi không có ba đường ác (lời nguyện thứ nhất), thậm chí không có cả một danh từ để chỉ một sự ác nào (lời nguyện thứ 16). Tích cực hơn, đức tin cịn là một tình cảm nồng nhiệt đối với tất cả những gì đẹp đẽ, thanh tịnh đối với c�i nước, con người lành thánhẨ của Phật A Di Đà. Chính sự kính ngưỡng đối với cõi Tịnh độ và Phật A Di Đà sẽ chuyển hóa những đam mê vào cõi dục của chúng ta, nguyên nhân của những phiền não khổ đau.
  • Cuối cùng, đức tin đó khiến chúng ta mở tâm thức, mở tấm lịng để đón nhận ánh sáng của lịng bi A Di Đà. Trong các kinh Nikàya, có thuật lại rằng khi Đức Thích Ca giác ngộ, Ngài nhìn lại thế gian, quan sát chúng sinh như những hoa sen, có cái còn nằm trong bùn, có cái lên trong nước, có cái đã ra khỏi nước và có cái bắt đầu nở hoa, thấy thế, Đức Phật đã quyết định chuyển bánh xe pháp để đem lại lợi lạc cho chúng sinh. Với đức tin vào Phật A Di Đà và năng lực đại bi tr�m khắp của Ngài, đoá hoa sen tức Phật tánh của mỗi người sẽ vươn lên và nở hoa trong ánh sánh vô lượng và đời sống vô lượng.


Đức tin là cái nối kết con người với lời kêu gọi ngập đầy thương yêu và ân điển tức là 48 lời nguyện của Đức A Di Đà với ánh sáng vô lượng và đời sống vô lượng tức là bản tính của Đức A Di Đà. Nhưng sự kêu gọi và sự đáp trả còn thể hiện cụ thể, đó là niệm danh hiệu "Nam mô A Di Đà Phật", "Nam mô" là sự trở về trong tâm linh của đưá con cơ nhỡ, lạc loài, vô phương tự thoát và "A Di Đà Phật" là quê nhà của nó, sự sống và là ánh sáng của nó.

Niệm Phật là thể hiện đức tin ấy. Trong 19 lời nguyện nhắm đến các chúng sinh ở ngoài cõi Tịnh độ, có đến 14 lời nguyện nói đến "niệm danh hiệu" và "nghe danh hiệu". Như thế, danh hiệu A Di Đà chính là Phật A Di Đà. Niệm danh hiệu là phương pháp được nói đến nhiều nhất trong những phương pháp để tiếp thông với Đức Phật. Niệm danh hiệu chính là đi về Tịnh độ và đi vào bản tính của Phật, đồng thời làm hiện thân Tịnh độ và bản thân Phật A Di Đà giữa thế gian.

Như trên đã nói, niệm danh hiệu được nhắc đến nhiều nhất trong các đường lối để tiếp cận với Phật A Di Đà và Tịnh độ. Niệm Phật là để sinh về Tịnh độ, nơi không có những tranh chấp mâu thuẫn giữa ta Ố người, ta Ố thế giới, và ta với chính ta, những mâu thuẫn muôn đời không thể nào giải quyết ở đời sống vận hành theo chiều hướng tư duy hữu ngã này.

Niệm Phật A Di Đà là niệm ánh sáng vô lượng, do đó thải trừ bóng tối vô minh nơi mình. Niệm Phật A Di Đà là niệm đời sống vô lượng, do đó thải trừ sinh tử nơi mình. Như vậy, niệm danh hiệu đúng nghĩa chính là đang thực hiện sự tịnh hoá. Nó không chỉ là loại bỏ sự sợ hãi trước bóng tối và cái chết, mà còn đưa con người đến với ánh sáng vô lượng và đời sống vô lượng, nghĩa là khai mở Phật tánh trong mỗi người, như Tỳ kheo Pháp Tạng đ� thành tựu và ứng dụng để tạo thành Tịnh độ trước đây mười a tăng kỳ kiếp.

Bắt đầu niệm Phật là bắt đầu sự chuyển hoá. Mỗi câu niệm Phật là một lần chuyển hóa. Sự chuyển hoá này xảy ra tại đây và bây giờ, thải trừ năm độc tham, sân, si, ki�êu mạn và đố k� trong thân tâm mỗi người\. Như thế, con đường đi về Tịnh độ bắt đầu ngay lúc này và tại đây, bằng danh hiệu Phật. Lấy một hình ảnh thí dụ của Đại thừa, Phật A Di Đà ví như một mặt trãng giữa trời, mà mỗi câu niệm Phật như một chậu nước, mỗi chậu nước có một mặt trãng trong đó. Niệm Phật đến mức mặt trãng in hẳn vào dòng hiện sinh của hành giả, không còn tách lìa, dù ở đâu và lúc nào. Khi đã thật sự có mặt trăng Phật thường trực trong lòng, sự tái sinh về Tịnh độ khi chết ắt là một tiến trình tất yếu.

Theo Kim Cương thừa, Phật A Di Đà ở về phương Tây trong Ngũ Trí Như Lai, là chủ của Liên Hoa bộ. Thành tố của bộ này là lửa và màu là màu đỏ. Phật A Di Đà ngồi trên một tòa sen do một con công đội. Con công ãn thức ãn độc và chuyển hóa thành màu lông rực rỡ của mình, càng độc lông càng đẹp. Bộ Liên Hoa chuyển hóa tham dục của cõi này thành trí tuệ, biến ái dục của cõi dục này thành từ bi. Bởi thế, khi nào tham dục - một trong năm độc - khởi l�n, chúng ta hãy niệm danh hiệu. Khi nào sắp nổi giận, chúng ta hãy niệm Phật, khi nào muốn cầu nguyện cho ai chúng ta hãy niệm Phật.

Danh hiệu Phật có tính cách của một thần chú (mantra), một tổng trì (dharani) thỏa mãn cho những nguyện vọng xuất thế gian ("nghe danh hiệu tôi, được Vô sanh pháp nhẫn và các môn tổng trì sâu xa" lời nguyện thứ 34) và những nguyện vọng thế gian ("nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung, sanh ra vào những gia đình tôn qúy" lời nguyện thứ 43), ("nghe danh hiệu tôi, tất cả các căn không xấu xí, kém khuyết" lời nguyện thứ 41). Sở dĩ như vậy vì trong danh hiệu có đủ cả Pháp thân (Tâm giác ngộ, tâm Phật), Báo thân (Aùnh sáng vô lượng, Thọ mạng vô lượng) và Hóa thân (sắc thân Phật và cõi Tịnh độ) của Phật A Di Đà. Bởi thế khi nào trong lòng chúng ta từ bi hỷ xả không sinh khởi, hãy niệm danh hiệu vì danh hiệu là sự tập trung thuần khiết nhất của từ bi hỷ xả. Sáu Ba la mật, nãm cãn, nãm lực, bảy Bồ đề phần, tám Thánh đạo phần (kinh A Di Đà), cho đến đắc Vô sanh pháp nhẫn, tức con đường Đại thừa chung cho mọi tông đều có đủ trong danh hiệu Phật. Chúng ta cần nhớ rằng trong danh hiệu có Chánh báo và Y báo, nghĩa là có cả bản tánh trí tuệ và đại bi của Đức A Di Đà, đồng thời có Tịnh độ của Ngài.

Niệm Phật là thả mình vào công cuộc chuyển hóa của bổn nguyện, trút những xácchết của khổ đau phiền não không thể nguôi ngoai vào đại dương của bổn nguyện và để cho đại dương đó chuyển hóa cho. Như Phật Thích Ca đã nói "trong đại dương (Niết bàn) không dung chứa xác chết", đại dương ánh sáng và đại bi của Phật A Di Đà cũng không chứa những phiền não khổ đau của chúng sinh mà sẽ chuyển hóa chúng thành những phẩm tính của Tịnh độ. Một bài kệ của Thân Loan (1173-1263), vị Tổ thứ hai Tịnh Độ tông Nhật Bản, đã viết :

Khi nhiều dòng sông phiền não chảy vào
Đại dương của lời nguyện đại bi
Của ánh sáng vô ngại, soi sáng mười phương
Chúng trở thành một vị với nước của trí tuệ.

Và như thế, không chỉ khổ đau phiền n�o của chúng sinh mà toàn bộ hiện sinh của con người được đặt tr�n nền tảng ban sơ và tối hậu của sự chuyển hóa : cuộc đời bấp bênh dễ vỡ như bọt biển ("bọt trong biển cả uổng chìm nổi" Tuệ Trung Thượng Sĩ) được an trú vào đại dương bổn nguyện của A Di Đà; tâm thức chúng ta tiếp thông với ánh sáng vô lượng, cuộc đời hữu hạn nhỏ nhoi của chúng ta tìm ra nền tảng của chính nó là đời sống vô lượng, sức sống của chúng ta cắm rễ vào lòng Bi không cùng.

Lúc ấy, thế giới này không còn là khổ đau sanh tử mà tất cả đều đ� được chuyển hóa để trở thành sự biểu hiện của Phật A Di Đà như cõi Tịnh độ (giai thị A Di Đà Phật dục linh tuyên lưu biến hóa sở tác Ố kinh A Di Đà). Lúc đó là sự hợp nhất bất khả phân, ánh sáng hòa trong ánh sáng, hương thơm hòa trong hương thơm, như Saichi (1850-1933) nói :

Lòng tôi là lòng Ngài
Lòng Ngài là lòng tôi
Chính lòng Ngài trở thành tôi;
Không phải tôi trở thành A Di Đà
Mà A Di Đà trở thành tôi
Nam mô A Di Đà Phật.

Trong ánh sáng vô lượng có sự chuyển hóa hoàn toàn, tất cả đều trở thành ánh sáng, vẫn Saichi nói :

84.000 phiền não
84.000 ánh sáng
84.000 niềm vui tràn ngập

Ở trên là một vài trích dẫn lời phát biểu từ các thành tựu của hành giả niệm Phật, đó cũng chính là những tấm gương cho chúng ta, những lời ấy cho thấy chính đức tin chân thành sâu sắc rằng tất cả chúng ta đang sống trong bổn nguyện, A�nh sáng vô lượng và thọ mạng vô lượng của Phật A Di Đà. Sống trong đức tin như vậy tạo thành Giới Định Tuệ cho một cuộc đời của một Phật tử Tịnh độ. Chỉ nói một mặt và sơ lược về một vài điều giới của một Phật tử Tịnh độ, đó là không tranh chấp, không oán thù, từ bi hỷ xả, không gieo thêm khổ đau cho mình và cho người khác, "không có ba đường ác, thậm chí không có cả danh từ đường ác" (kinh A Di Đà). Một khi tâm không có xấu ác như vậy, thì nhờ đó mà cảm nghiệm được sự thanh tịnh đẹp đẽ của c�i Tịnh độ; tâm đó đ� có tịnh nghiệp của cõi Tịnh độ cho nên nó đã có phần tiếp thông với Tịnh độ. Như thế, cuộc đời đó được thãng hoa, gần với sự an ổn của bổn nguyện, gần với ánh sáng vô lượng và đời sống vô lượng hơn.

Trong thời đại hiện nay, tính chất tâm linh nơi con người đã yếu nhạt nhiều, hoàn cảnh bên ngoài dễ dàng cho con người sa vào tội ác. Nhưng cũng chính trong một thời khó khăn cho tâm linh như vậy, bổn nguyện của Phật A Di Đà lại càng có ý nghĩa hơn, khi bổn nguyện đó đã có trước cả sự sinh thành của thế giới chúng sinh và sẽ còn mãi với đức Vô lượng thọ. Có lẽ rằng trong thời yếu kém tâm linh này, con người không có cách gì tiếp cận và vượt lên một đời sống cao thượng hơn, sáng sủa hơn, đầy tin yêu hơn, hòa hợp hơn và với phương tiện nào dễ dàng hơn pháp môn niệm Phật.

Những lời nguyện của Đức A Di Đà nhằm vào tất cả chúng sinh trong mọi mặt của cuộc đời với bao nhiêu giới hạn, tội lỗi, lỡ lầm . Như ngài Thân Loan đã nói :

"Khi tôi suy nghĩ về lời nguyện từ bi của A Di Đà, được thiết lập qua nãm a tãng kỳ kiếp tâm niệm sâu xa, lời nguyện đó là dành cho chính tôi, Thân Loan, cho chính một mình tôi".

Khi đức tin đã phát khởi, chúng ta có sự tương thông với Phật A Di Đà và sự tượng thông đó trở nên liên tục, tương tục và luôn luôn mở rộng cả bề sâu lẫn bề rộng bằng niệm danh hiệu Phật. Sự chuyển hóa liên tục xảy ra từ mối nối kết này, biến đổi con người tội lỗi, bất toàn, tự mâu thuẫn xung đột và phải chết của chúng ta thành một con người của Tịnh độ. Sự chuyển hóa này ngày xưa các tổ Tịnh độ ví như "gạch ngói vụn được biến thành vàng ròng" vì "trong Tịnh độ tất cả trời người sắc tướng đều một màu vàng ròng" (lời nguyện thứ 3). Chúng ta cần nhắc lại một lần nữa, sự chuyển hóa không chỉ xảy ra ở nơi cõi Tịnh độ mà đã và đang xảy ra ngay tại đây và lúc này. Sự chuyển hóa "gạch ngói vụn thành vàng ròng", "sắc tướng con người đồng thành một màu vàng ròng" phải được thiết lập ở đây và lúc này, nghĩa là kinh nghiệm về Tịnh độ và Phật A Di Đà phải được cảm nhận nơi mình ở đây và lúc này.

Để minh họa cho đời sống của đức tin hiện sinh này, chúng ta đọc một vài mẩu chuyện của Shoma (1799-1871) trích từ The Essence of Buđhism của D.T. Suzuki :

Có lần Shoma viếng một ngôi chùa quê. Vừa vào chánh điện, anh thõng chân nằm dài tượng A Di Đà. Một người trách anh thất kính, anh trả lời :

"Tôi vào đây là trở về nhà cha mẹ tôi, còn anh bắt bẻ tôi như vậy chẳng qua anh chỉ là người ngoài gia đình này thôi".

Có lẽ sống trong lòng đại bi bổn nguyện của Phật A Di Đà là như vậy.

Có lần Shoma cùng các bạn đi trên một chiếc thuyền buồm, gặp lúc gió lớn sóng to như muốn nhận chìm thuyền. Mọi người quên hết việc niệm Phật mà chỉ biết van vái lung tung. Trong khi ấy, Shoma nằm ngủ cho đến lúc người ta đập anh dậy, anh dụi mắt hỏi :

"Tôi có còn trong thế giới Ta bà không?"

Có lần anh làm việc ngoài đồng, mệt bèn về nhà nghỉ. Gió mát khiến anh nhớ đến Phật A Di Đà. Anh liền mang tượng ra đặt b�n cạnh nói : "Ngài ngồi đây hóng mát nhé !".

Một hôm giữa đường mắc bệnh, bạbè mướn người võng anh về nhà, rồi dặn dò :

"Nay anh đã về quê rồi, hãy nghỉ yên và tạ ơn A Di Đà", Shoma đáp :"Cám ơn, nhưng tôi bệnh ở đâu thì chỗ đó là Tịnh độ của tôi, sát ngay b�n cạnh tôi".

Có lần nghe người nói về hoạt động truyền giáo của một tôn giáo khác, Shoma nói :

"Không gì tốt hơn là phàm phu thành Phật". Khi có người hỏi làm sao giữ tròn được cuộc sống sau khi chết, Shoma đáp : "Việc ấy để A Di Đà lo liệu, đó không phải là chuyện của tôi".

Chúng ta thấy một con người, bằng đức tin và niệm danh hiệu, đã gắn được cuộc đời mình với bổn nguyện của A Di Đà, và như thế, dù thân còn ở đây chưa về đến Tịnh độ nhưng tâm đã có phần dự vào trong Tịnh độ, trong Pháp thân, Báo thân và Hóa thân của Phật A Di Đà để xóa tan khoảng cách giữa Ta bà và Tịnh độ, giữa sinh tử và Niết bàn.

Có thể tóm lại, sống trong bổn nguyện là giao phó, đưa hết thẩy thân tâm tùy thuận với công việc đại bi bao la vô tận của Phật A Di Đà, một thân tâm quy y vào Phật A Di Đà như vậy thì thanh tịnh để có thể phát khởi đức tin trông cậy vào A Di Đà và công việc của Ngài. Thân tâm hữu hạn và khuyết điểm đó chìm ngập trong thực tại của A Di Đà là Trí tuệ và Đại bi phổ trong 48 lời nguyện, đây là tiền đề để sinh về Tịnh độ. Nhưng trước khi thân tâm đi về trung tâm điểm đích đến của nó là Tịnh độ, thì ngay ở đây và lúc này, nơi thế giới này, chúng ta đã hưởng được những phần công đức của Tịnh độ.


Source : www.lotuspro.net

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/07/2015(Xem: 5826)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
25/06/2015(Xem: 6005)
Trong Phật pháp có nhiều pháp môn tu học học và hướng đến giác ngộ giải thoát. Giác ngộ là thấy rõ đạo lý duyên khởi của nhân sanh và vũ trụ. Giải thoát có nghĩa là dứt sự khổ đau luân hồi do tâm thức chấp thật ngã và thật pháp tạo vọng nghiệp. Chung quy tu tập theo Phật giáo nhận thức rõ giải thoát là từ tâm này, luân hồi sanh tử cũng do tâm này, vì tâm này là chủ nhân của muôn pháp. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh,
07/05/2015(Xem: 6837)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 5847)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 6552)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 7961)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7089)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 6357)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7166)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6029)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567