Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (12)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
HT Thích Hành Trụ
Mới nhất
A-Z
Z-A
Bài kệ khuyên người niệm Phật của Đại Sư Thiện Đạo
11/03/2024
09:49
Lần lần tóc bạc da gà, Chân đi lóng cóng bộ là cò ma. Dầu cho vàng, ngọc đầy nhà, Khó mà tránh khỏi cái già bệnh suy Dầu cho nghìn món vui gì? Vô thường rốt cuộc cũng thì bỏ đi. Chỉ có đường tắt tu trì. A Di Đà Phật ấy thì đem theo.
Tiểu Sử và Công Hạnh của Bồ Tát Di Lặc
16/01/2020
06:32
Hằng năm, cứ đúng vào ngày mùng một tháng giêng âm lịch, mọi người đều hân hoan nao nức đón xuân sang, thì trong lúc ấy, khắp các đền chùa, chuông trống vang rền, hương nến rực rỡ, các Phật tử trong bộ lễ phục uy nghiêm, thành kính dâng nén hương tinh khiết, làm lễ rước vía Bồ Tát Di Lặc. Ngài Bồ Tát Di Lặc, theo lời phó dụ của Đức Như Lai, sẽ là vị Phật thứ năm trong Hiền kiếp kế tiếp Đức Thích Ca hiện sanh ở cõi Ta Bà để hóa độ quần mê. Trong lúc độ sanh, tu hạnh Bồ Tát, Ngài đã thị hiện ra hằng sa thân tướng, tùy căn cơ cao thấp của chúng sanh mà hóa độ hằng sa pháp môn vi diệu Vì thế công hạnh của Ngài thật vô cùng to rộng, rực rỡ.
HT. Thích Hành Trụ (1904-1984)
03/10/2010
13:48
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta. Ý câu này, Ngài bảo đệ tử của Ngài, ai muốn tu, muốn hành theo hạnh Ngài thì phải rõ các hành vi của ngài. Nghĩa là: xét rõ nguyên nhân của Ngài, sẽ tin và làm theo, chớ đừng làm càn, tin bướng thì khác nào không phải lương y mà giả xưng là lương y, cách đó rất tai hại. Chúng ta nên biết: "Bồ Tát thị hiện phàm phu, chính phàm phú đó là hóa thân Bồ tát; còn phàm phu giả xưng Bồ tát thì Bồ tát ấy là Bồ tát của phàm phu". Nếu đem tâm phàm phu đó hành xử thì chỉ chuốc lấy phiền não khổ đau.
Nghi Báo Tiến Cúng Dường Húy Nhật Hòa Thượng Thích Hành Trụ
18/12/2010
17:06
Nhớ lại năm nào cũng độ này, Tôn sư quảy dép trở về Tây. Rồi từ đó: Ba nghìn thế giới mờ vang bóng Tám vạn trần lao hóa khói mây. Như thế, vì Người đã: Phật quốc hóa sanh nên ở đó; Nhưng hôm nay: Ta bà ứng cúng nguyện về đây, Giờ này nhớ lại ngày quy khứ, Đốt nén hương lòng hiến cúng Thầy.
Kinh Hiền Nhân
19/05/2010
09:02
Tôi đã nghe: Hồi ấy, Phật còn lưu trú tại nước Xá Vệ với một ngàn hai trăm năm mươi vị khất sĩ. Cư sĩ Tu Đạt ngày ngày thân hành phụng sự Phật. Ông vâng lời Ngài giữ năm giới: không sát hại, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu. Vốn là một người hiểu đạo đúng đắn, ông hay ưa bố thí, cứu giúp kẻ bần cùng khốn khổ, nên người ta tặng cho ông cái tên Cấp Cô Độc, nghĩa là nuôi giúp những kẻ cô đơn, khốn cùng.
Quyển 4 : Kinh A Di Đà Sớ Sao
14/05/2013
17:46
"Sức mình" là: Phàm người khi mạng chung, lúc thân tiền hữu sắp mãn, thân hậu hữu chưa sanh thời cả đời bình sanh làm việc ác hay việc thiện, tự nhiên bây giờ nó hiện ra trước mặt, như: việc thập ác, việc ngũ nghịch thời tướng địa ngục hiện ra trước; xan tham tật đố thời tướng ngạ quỉ hiện ra trước. Nhẫn đến tu ngũ giới, thập thiện thời cảnh nhơn thiên hiện ra trước.
Quyển 3: Kinh A Di Đà Sớ Sao
14/05/2013
17:43
"Khác với nhạc đời" là kinh Đại Bổn nói: Cõi trời thứ nhứt có 4 vua Trời và các vị Thiên nhơn đem trăm ngàn món hương hoa, trăm ngàn tiếng âm nhạc để cúng dường Phật và các vị Bồ Tát, chúng Thinh Văn. Cõi trời thứ hai, trời Đế Thích (đức Chúa Trời) và 32 vua trời, với cả các đức Chúa Trời ở Dục giới cho đến trời thứ bảy là cõi trời Phạm (Phạm Thiên), tất cả các trời đều đem hoa thơm, nhạc hay của mỗi cõi lần lựa gấp bội phần, đem dâng cúng Phật và đại chúng.
Quyển 2: Kinh A Di Đà Sớ Sao
14/05/2013
17:41
Đề nghĩa có bốn: 1. Phật năng thuyết; 2. Chính đương thuyết; 3. Phật bị thuyết; 4. Tổng kết tên ai thuyết. Nghĩa là đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở cõi này nói kinh này kể y báo, chánh báo trang nghiêm, tín, nguyện được vãng sanh về nước Phật A Di Đà ở cõi kia. Tổng quát đại ý, lần lượt sẽ chia ra giải như sau đây:
Quyển 1: Kinh A Di Đà Sớ Sao
14/05/2013
17:38
Phần suốt bày ý kinh, về đại văn chia làm năm: Từ ban đầu "Minh tánh" cho đến thứ năm là "Thỉnh gia". Nay trước nói: "Minh tánh" - Bởi kinh nầy hoàn toàn làm sáng rõ tự tánh và lý giải của các kinh cũng không lìa tự tánh nên lấy tự tánh làm mục tiêu. "Linh" là tánh linh giác (khôn biết). "Minh" là trí sáng suốt - Mặt trời, mặt trăng tuy có ánh sáng, nhưng không được gọi là linh thiêng vì là vô tình. Nay chỉ trong bản tánh rất sáng suốt, rất hay lạ khó lường, với sự sáng suốt ấy không thể lấy chi so sánh cho cùng tột, nên nói là "Linh" và "Minh", nghĩa là vừa khôn thiêng vừa sáng biết.
Long Thơ Tịnh Độ
22/04/2013
11:31
Nói về đạo, thì không có đạo nào lớn bằng đạo Phật. Nói về lý, thì không có lý nào thâm cho bằng lý Phật. Còn nói về tu, thì không tu nào dễ cho bằng tu Phật.
Quay lại