Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (33)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Lý Việt Dũng
Mới nhất
A-Z
Z-A
Quyển 09: Gồm 30 vị nối pháp Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải
01/11/2021
20:58
Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu ở Đàm Châu là người Trường Khê Phước Châu, họ Triệu. Năm 15 tuổi, Sư từ giã cha mẹ xuất gia, xuống tóc nương học với luật sư Pháp Thường ở chùa Kiến Thiện tại bổn quận, sau đó thọ cụ túc giới tại chùa Long Hưng ở Hàng Châu, nghiên cứu kinh luật đại tiểu thừa. Năm 23 tuổi, sư du hành Giang Tây tham vấn Thiền sư Bách Trượng Đại Trí. Bách Trượng vừa thấy sư liền cho vào hàng đệ tử ruột, đứng đầu các người tham học. Một ngày kia, sư đang đứng hầu, Bách Trượng hỏi:
Quyển 08: Gồm 54 vị như: Nam Tuyền Phổ Nguyện
01/11/2021
20:55
Thiền sư Vô Nghiệp ở Phần Châu, họ Đỗ, người Thượng Lạc Thương Châu. Trước kia mẹ là Lý thị nghe trên không trung nói: “Cho ở nhờ được không ?”. Bà bèn cảm thấy có mang. Đêm sanh sư hào quang chiếu sáng cả nhà. Lúc tuổi còn thơ, khi đi sư nhìn thẳng lúc ngồi tức kiết già. Lúc 9 tuổi, theo thiền sư Chí Bổn chùa Khai Nguyên thọ kinh Đại thừa. Từ năm hàng trở xuống là đọc theo không sót.
Quyển 07: Nga Hồ Đại Nghĩa (鵝湖大義) và Ma Cốc Bảo Triệt (麻谷寶徹)
01/11/2021
20:52
THIỀN SƯ TỔNG ẤN PHÁP TỰ ĐỜI THỨ HAI của NAM NHẠC HOÀI NHƯỢNG PHÁP TỰ của MÃ TỔ ĐẠO NHẤT Thiền sư Tổng Ấn ở núi Tam Giác Đàm Châu.
Quyển 06: Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一) và Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海).
01/11/2021
20:49
Giang Tây thiền sư Đạo Nhất người huyện Thập Phương, Hán Châu, họ Mã, xuất gia tại chùa La Hán ở huyện nhà, dung mạo kỳ dị, tướng đi như trâu, cách nhìn như hổ, lưỡi le ra dài huốt mũi, dưới chân có vân hình hai bánh xe, lúc nhỏ theo hòa thượng Đường ở Tư Châu xuống tóc, thọ cụ túc giới với Luật sư họ Viên ở Luân Châu. Trong thời Đường Khai Nguyên, tập thiền định trong núi Hành Nhạc. Gặp Hoài Nhượng, cùng tham vấn có 6 người, riêng sư được truyền tâm ấn. (Đạo Nhất của Hoài Nhượng như Hy Thiên của Hành Tư, đồng nguồn nhưng khác phái. Nên sự hưng thịnh của đạo Thiền, khởi đầu là hai sư Nhất, Thiên vậy. Lưu Kha nói:.
Quyển 05: Lục tổ Huệ Năng (慧能) và pháp hệ
01/11/2021
20:46
Lục Tổ đại sư Huệ Năng, họ Lư. Tổ tiên người Phạm Dương. Cha tên Hành Thao, niên hiệu Vũ Đức làm quan bị giáng tới Tân Châu, thuộc Nam Hải và định cư tại đây. Sư lên 3 tuổi thì cha mất, mẹ giữ tiết nuôi nấng đến lớn khôn thì nhà càng nghèo túng, sư phải đốn củi đem bán nuôi mẹ. Ngày nọ nhân gánh củi đi đến chợ, chợt nghe có người khách đọc kinh Kim Cang, đến câu “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” thì đâm ra cảm ngộ. Sư hỏi khách rằng: - Đây là pháp gì, ông được từ ai ?
Quyển 04: Pháp hệ chi nhánh của Tứ tổ Đạo Tín và Ngũ tổ Hoằng Nhẫn
01/11/2021
20:38
Thiền sư Pháp Dung là người Diên Lăng Nhuận Châu. Ngài họ Vi, năm 19 tuổi đã học thông kinh sách của ngoại điển, về sau ngài đọc bộ kinh Bát-nhã, hiểu đạt được lý chân không, nên một ngày nọ than rằng: “Thế điển của đạo Nho và đạo Lão không phải pháp cứu cánh. Bát-nhã mới chính là thuyền xuất thế”. Nhân đó ngài lên Mao Sơn ẩn thân xuống tóc qui y với một Thiền Sư. Sau ngài vào thạch thất ở vách núi phía bắc của chùa U Thê tại núi Ngưu Đầu. Nơi đây có điều kỳ dị là hơn trăm con chim ngậm hoa đem đến thạch thất. Khoảng niên hiệu Đường Trinh Quán, Tứ Tổ Đạo Tín quan sát khí tượng biết tại núi Ngưu Đầu này có dị nhơn, bèn đích thân đến hỏi thăm tăng chúng trong chùa:
Quyển 03: Năm Vị Tổ Trung Quốc:
01/11/2021
16:33
SÁU TỔ TRUNG HOA: Gồm cả các tôn túc bàng xuất cộng chung 25 người: *Tổ thứ 28 (Sơ Tổ Trung Hoa) Bồ Đề Đạt Ma bàng xuất 3 người: (không ghi chép). *Tổ thứ 29 (Tổ thứ hai Trung Hoa) Huệ Khả bàng xuất 6 đời cộng 17 người, ba người được ghi chép: *Tổ thứ 30 (Tổ thứ ba Trung Hoa) Tăng Xán. *Tổ thứ 31 (Tổ thứ tư Trung Hoa) Đạo
Quyển 02: Tổ thứ 15 đến Tổ thứ 27
01/11/2021
16:21
Tổ thứ 15: TÔN GIẢ CA NA ĐỀ BÀ Tổ thứ mười lăm, Tôn giả Ca Na Đề Bà, người Nam Thiên Trúc, họ Tì-xá-la. Lúc đầu, ngài theo phúc nghiệp, cả thích biện luận. Sau đó, ngài đến ra mắt Đại sĩ Long Thọ. Vừa mới đến cổng, Long Thọ đã biết đây là bậc trí giả, sai thị giả đặt bình bát nước đầy ngoài cửa. Tôn giả nhìn thấy, ngài bỏ vào một cây kim và đi thẳng vào, vui vẻ khế hội.
Quyển 01: Cảnh Đức Truyền Đăng Lục
31/10/2021
19:02
Chư Phật cổ xưa ứng với thế gian, trải nối không cùng, chẳng thể lấy số chu kỳ mà tính hết được. Thời Hiền kiếp cận cổ tính được có 1.000 đấng Như Lai xuất hiện. Đến Đức Thích Ca tính được bảy Đức Phật. Theo kinh Trường A Hàm ghi: “Lực tinh tấn của bảy vị Phật phóng ra ánh sáng, diệt hết mọi tối tăm, các Ngài đều ngồi dưới gốc cây mà thành Chánh giác tại đó”. Lại có ngài Mạn Thù Thất Lợi, là Tổ sư trong thời bảy vị Phật. Đại sĩ Kim Hoa Thiện Huệ lên đỉnh Tùng Sơn hành đạo, cảm ngộ thất Phật dẫn đầu và ngài Duy Ma nối tiếp. Nay ghi lại sự việc kể từ bảy Đức Phật đến sau này.
Lý Việt Dũng – Một học giả… ‘vô sư tự ngộ’!
11/11/2020
16:05
Trong quyển Yếu giải kinh A Di Đà lần đầu tiên xuất bản ở Việt Nam cũng như trên thế giới được in cả nguyên tác bằng chử Hán của Đại sư Linh Phong Ngẩu Ích cùng bản dịch Anh ngữ của Tiến sỉ J.C. Cleary và phần dịch sang Việt ngữ có chú giải của chính mình, học giả Lý Việt Dũng đã… “tự bạch” về “tiểu sử dài lòng thòng đáng chán của Song Hào Lý Việt Dũng”. Trong đó ông thẳng thắng nhận rằng: “Về quan điểm cuộc sống, tôi là người lạc quan tếu… Tôi cũng chay mặn tùy duyên, không bó thân trong những giới luật xa rời cuộc sống, chẳng có bổn sư vì chẳng quy y ai, chẳng có giới xơ cứng để giữ, sống đa cảm tự tại, có hơi “quậy” một chút!”.
Quay lại