Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (251)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
HT. Thích Thanh Từ
Mới nhất
A-Z
Z-A
Suy nghĩ về thế kỷ mới của người tu
11/04/2015
08:04
Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Đó là điều chúng ta cần phải suy gẫm.
Audio: Chánh Niệm và Tuổi Trẻ
25/03/2015
16:03
CT HTB số 98 cho thứ bảy 21/3/15 Chủ đề: Chánh Niệm và Tuổi Trẻ Chuyện: Đôi Giầy và Xâu Chuổi (Tác giả HT Thích Thanh Từ) Giảng Sư: Thượng Tọa Thích Thông Triết (Trụ Trì Thiền Viện Chánh Pháp tai Oklahoma Hoa Kỳ) Thành viên thực hiện: Lê Tâm và Lê Vũ
Những cái vui trong Đạo Phật
16/02/2015
06:13
Trong nhà Phật ngày mùng một Tết là ngày vía đức Di Lặc. Đức Di Lặc hiện là Bồ tát, nhưng tương lai sẽ thành Phật. Thế nên lễ Ngài, chúng ta xưng “Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật”. Chúng tôi gọi Ngài là Phật vì Ngài là Phật sẽ thành, còn gọi Ngài là Bồ tát vì Ngài là vị Bồ tát hiện tại. Đa số các chùa thuộc hệ Bắc tông đến ngày mùng một Tết đều cử lễ vía Ngài. Đó là một thông lệ nhưng mang nhiều ý nghĩa quan trọng. Người thế gian ai cũng quan trọng ngày đầu năm, cho ngày đầu năm là ngày chứa đựng đầy đủ ý nghĩa trong một năm. Vì vậy mọi hành động, mọi ngôn ngữ, mọi ý nghĩ đều được dè dặt để giữ gìn một năm đầy tốt đẹp.
Ra khỏi hầm lửa
29/01/2015
06:25
Hôm nay Tăng Ni, Phật tử về đây để mừng năm mới và tha thiết chúc tụng chúng tôi. Thật ra chúng ta mừng thêm một tuổi hay buồn bớt đi một năm sống ? Lần lượt hết năm này sang năm khác, cứ thế mà chúng ta trải qua mấy mươi năm từ thuở bé cho đến ngày nay. Riêng tôi thì tóc bạc da nhăn rồi, còn quí vị có người tóc đã bắt đầu bạc, cũng có người còn trẻ hơn. Trên con đường sanh tử, có người đi hơn nửa đường, có người đi nửa đường, có người mới đi một phần ba, một phần tư đường, đã đi thì nhất định là phải đến, không ai không đến. Thế nên trong nhà Phật lẽ sanh tử là một việc lớn.
Toát yếu Bát Nhã
25/01/2015
20:04
Thiền viện chúng ta trong tất cả thời như sám hối, ăn cơm, tọa thiền, xả thiền đều tụng Bát-nhã. Tóm lại, chỉ có bài kinh Bát-nhã là chúng ta tụng niệm thường nhất, ngoài ra ít có bài kinh nào khác. Người ta đặt câu hỏi, tại sao ở Thiền viện ít kinh quá, chỉ có bài kinh Bát-nhã thôi, quí vị nghĩ sao? Chính chỗ đó, nếu chư Tăng không hiểu, không nắm vững thì cũng hơi ngờ về chủ trương của mình.
Tu là bỏ cái giả, nhận ra cái thật
18/01/2015
06:42
Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo dưới cội bồ đề, thời gian đầu Ngài chần chờ không muốn truyền bá giáo pháp. Đến khi chư Thiên xuống đảnh lễ, cầu xin Ngài nên vì chúng sanh mà lập bày phương tiện giáo hóa. Lúc trước đọc sử tới đoạn này tôi hơi ngạc nhiên. Vì Đức Phật phát thệ nguyện lớn, thị hiện nơi đời để độ chúng sanh, sao bây giờ thành Phật rồi, Ngài không chịu đi truyền bá Chánh pháp, đợi năn nỉ mới chịu thuyết pháp.
Về bài kệ " trước có nay không ?"
18/01/2015
06:25
Hỏi: Đã nói trước có Phật tánh, vì sao lại nói nay không Phật tánh? Đáp: Nay nói không có Phật tánh là bị phiền não che đậy không thấy, do đó nói không. Trước không nay có, trước không là trước không có phiền não, nay có là ngày nay có đủ phiền não. Dù cho đại kiếp phiền não như hằng sa cũng là nay có. Cho nên nói ba đời có pháp thì không có lẽ đó, nghĩa là Phật tánh không tiếp nối trong ba đời.
Tìm lại mình...
20/11/2014
10:20
Đề tài chúng tôi nói chuyện hôm nay là: “Tìm lại mình, biết được mình là trên hết.” Đề tài này, mới nghe qua quí vị thấy quá đơn giản, nhưng thật là thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta.
Hoa sen trong bùn
15/10/2014
07:03
Có lắm người xuất gia cũng như tại gia cho rằng, chúng ta tu không thể nào giác ngộ thành Phật. Vì đức Phật ra đời có những nhân duyên kỳ đặc, bản chất Ngài đã thánh sẵn rồi; còn chúng ta nào là ham mê dục lạc, nào là tội lỗi đầy đầu, nào là sanh nhằm thời mạt pháp căn cơ yếu kém ngu độn v.v... làm sao tu thành Phật được? Ở đây chúng ta hãy nhìn Thái tử là một con người, thật là người để lấy làm mẫu mực hướng theo tu hành.
Lâm Tế Ngữ Lục
23/09/2014
07:15
Quyển Lâm Tế Ngữ Lục song ngữ này được soạn thảo cho lớp Phật pháp tiếng Anh và cho giới trẻ người Việt học Phật. Đây là một phần việc trong chương trình giới thiệu những bản dịch hiện nay về văn bản Thiền cổ điển. Tôi xin chân thành cảm tạ dịch giả Eido T. Shimano đã hoan hỷ cho phép xử dụng bản dịch Anh ngữ The Book of Rinzai (Zen Studies Society Press, 2005) của ông từ nguyên văn chữ Hán. Bản dịch Việt ngữ tôi xin phép được xử dụng của Hòa Thượng Ân Sư Thích Thanh Từ. Tôi đã dịch chú thích của Eido T. Shimano sang tiếng Anh và viết thêm lời giảng Anh-Việt.
Quay lại