Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (285)
Đôi nét về tác giả
Danh sách tác giả
Lồng nhạc: Quảng Phước-Quảng Tịnh
Mới nhất
A-Z
Z-A
Đức Chúng Như Hải (bài viết của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
04/10/2020
16:22
Đức Chúng Như Hải Bài viết của HT Thích Như Điển do Phật tử Diệu Danh diễn đọc Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước
Ba thế hệ đậu Tiến Sĩ (bài viết của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
12/09/2020
17:20
Năm nay là năm Thìn, mà Thìn nằm ở Can Nhâm, nên đối với những trang nam tử có tuổi Thìn lại thi cử đỗ đạt hay lập nên công danh sự nghiệp trong năm nầy; thì quả là điều tuyệt diệu biết bao nhiêu. Nhưng rồng hay đi đôi với nước và mây; cho nên năm nay có lẽ cũng sẽ là năm được báo hiệu nhiều nơi trên thế giới bị nước ngập, mà nước ngập thì bao nhiêu tai ương, khổ nạn sẽ xảy ra. Người xưa thường chúc cho người đi thi cử là: "Gặp hội Long Vân"; nghĩa là gặp được vận may như rồng gặp mây. Có mây là có mưa. Có mưa là có nước. Theo người Trung Quốc thường hay cho rằng. "Có nước thì có tiền", nhưng không biết người Việt Nam mình có câu tục ngữ nào ngắn gọn mà thể hiện được vận hội nầy chăng? Người mình thường hay chúc cho người đi thi là: Bảng hổ đề tên, sau đó là thăng quan tiến chức v.v… Đó là những sĩ tử ngày xưa theo Nho học; còn ngày nay việc thi cử không còn như trước nữa, nhưng khi đỗ đạt rồi người ta vẫn gọi là kẻ sĩ. Đó là Bác sĩ, Nha sĩ, Thạc sĩ, Tiến sĩ v.v
Liếp cải vườn chùa (bài viết của HT Thích Như Điển, do Phật tử Diệu Danh diễn đọc)
12/09/2020
16:32
Năm 1989 là năm đầu tiên chân tôi đã được đặt lên miền đất của Phật; nơi Ngài đã sinh ra, lớn lên, thành đạo và nhập Niết Bàn cách đó hơn 2.500 năm về trước. Sau khi về lại Đức, tôi có viết quyển “Lòng Từ Đức Phật”, trong đó có ghi lại về chuyến đi lịch sử ấy và nghĩ rằng chỉ đi Ấn Độ có một lần thôi. Thế mà đến hôm nay (2004) đã là lần thứ bảy rồi đấy! Thế thì, xứ Phật có gì lạ và điều gì đã làm cho hồn tôi vương vấn? Phải trả lời 4 chữ đầu tiên là: “phép Phật nhiệm mầu”. Chỉ có phép Phật nhiệm mầu mới làm cho tâm tôi luôn hướng về cõi giác ngộ ấy. Tôi nhớ, hồi ấy (1989) đang xây dựng chùa Viên Giác tại Hannover, Thầy Huyền Diệu có ghé sang thăm và khuyên nên đi qua xứ Phật một chuyến. Thế là tôi và Hòa Thượng Minh Tâm khăn gói lên đường. Đến xứ Phật lần đầu tôi đã có nhiều điều cảm ứng
Giọt sương mai (Bài viết về Phật Giáo Âu Châu của HT Thích Như Điển)
09/09/2020
19:22
Nay mai rồi thất Đa Bảo tại Campelltown nầy cũng sẽ di dời về chốn núi đồi tại Blue Monutain cách xa Sydney chừng 2 tiếng đồng hồ lái xe. Tôi đã đến chốn nầy tịnh tu, nhập thất từ năm 2003 cho đến năm 2010 là 8 mùa Đông của Âu Châu và cũng là 8 mùa hè tại xứ Úc. Tôi những tưởng thất Đa Bảo cũng là chốn dừng chân lâu dài; nhưng không, vì nhân duyên chưa thuận; nên phải di dời. Ngồi đây, nơi thư phòng, tôi liên tưởng vê cuộc sống, sự tu học và những tấm gương của những bậc Thầy đã đến Âu Châu trong những thập niên trước, đã có công khai sơn phá thạch, vang bóng một thời; nhưng bây giờ các Ngài cũng đã nằm xuống rồi. Mai đây tôi cũng sẽ ra đi và người sau lại tiếp nối con đường của những người xưa đã trải qua kinh nghiệm. Tất cả những việc nầy tôi gọi là „giọt sương mai“.
Một đóa Tường Vân (Viết để tán dương 30 năm PGVN tại Úc)
06/09/2020
12:13
Năm nay 2010-2011 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan tổ chức khoá Tu Học Phật Pháp Úc Châu kỳ thứ 10 tại Adelaide Nam Úc. Khoảng 40 Tăng Ni từ gần 20 Tự Viện trên toàn Liên Bang Úc đã về đây tham gia chứng minh cũng như giảng dạy suốt trong những ngày từ 30 tháng 12 năm 2010 đến ngày 3 tháng 1 năm 2011. Về phần quý Đạo Hữu Phật Tử có 365 học viên tham dự. Người lớn tuổi nhất đã đến tuổi 90 và những em bé theo mẹ đi học độ 4 tuổi. Học viên năm nay chia ra làm 2 lớp. Lớp lớn học Kinh Di Giáo và đặc biệt các em Thanh Thiếu Niên không rành tiếng Việt, gần 120 em do quý Thầy, quý Cô và các anh chị em Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử hướng dẫn song ngữ Anh Việt.
Thư Khánh Tuế (Viện Tăng Thống, TK Thích Tuệ Sỹ)
04/09/2020
11:19
Thư Khánh Tuế (Viện Tăng Thống, TK Thích Tuệ Sỹ) diễn đọc: Phật tử Diệu Danh, lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước
Tại Sao Người Việt Nam Bỏ Nước Ra Đi (Bài viết của HT Thích Như Điển, Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh)
29/08/2020
15:29
Tại Sao Người Việt Nam Bỏ Nước Ra Đi Bài viết của HT Thích Như Điển Diễn đọc: Cư Sĩ Diệu Danh
Nhìn về tương lai (Bài viết của HT Thích Như Điển, Giọng đọc: Cư Sĩ Diệu Danh, Lồng nhạc: Cư Sĩ Quảng Phước)
19/08/2020
05:17
Các vị Thiền Sư thường hay bảo rằng „quá khứ là những gì đã trôi qua, vị lai là những gì chưa đến; chỉ có hiện tại mới là những giây phút thật tuyệt vời“. Điều ấy hẳn nhiên đã đúng rồi. Nếu ai biết tỉnh thức trong giây phút hiện tại, tức là biết làm chủ thân và tâm của mình; làm chủ từng hơi thở, làm chủ trong từng sát na sanh diệt. Riêng tôi có cái nhìn khác đi một tí. Nghĩa là: „nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có“. Cái nầy sẽ là cái nhân của cái kia và cái kia sẽ là cái quả của cái nọ. Nếu quá khứ tốt, thì hiện tại sẽ tốt; nếu hiện tại tốt thì vị lai sẽ không xấu. Đó là nhân quả; đó là tương tức;
Sự Thăng Hoa của Phật Giáo Đại Thừa (Bài viết của HT. Thích Như Điển, Giọng đọc: CS Diệu Danh)
15/08/2020
17:51
Khởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu học và cần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh. Đầu tiên Đức Phật nói những câu chuyện thường nhật của sanh, già, bệnh, chết. Soi rõ nguyên nhân từ đâu có những hiện tượng nầy, rồi từ đó Ngài chỉ cho phương pháp chữa trị những căn nguyên cội rễ kia. Đây chính là một bài thuốc thần diệu mà giáo lý kia đã cung ứng cho con người. Đọc bộ A Hàm là bộ kinh căn bản có nguyên thủy bằng tiếng Pali, được dịch sang chữ Hán cũng như tiếng Việt,
28. Phẩm “Trao Ký” (Biên soạn: Lão Cư Sĩ Thiện Bửu; Diễn đọc: Phật tử Quảng Tịnh; Lồng nhạc: Phật tử Quảng Phước)
15/08/2020
09:33
Bấy giờ trong chúng, chư Thiên cõi Dục như Thiên Đế Thích… chư Thiên cõi Sắc như Phạm Thiên Vương… và các Thiên nữ, Thần Tiên Y xá na(2) đồng thời ba phen khen ngợi cụ thọ Thiện Hiện: Tôn giả Thiện Hiện dùng oai lực Phật làm chỗ nương, khéo vì chúng con phân biệt khai thị Bát Nhã Ba-la-mật thậm thâm. Phật xuất hiện thế gian là do pháp yếu Vô thượng. Nếu Bồ tát năng đối Bát Nhã Ba-la-mật thậm thâm, như thuyết tu hành, chẳng xa lìa ấy, chúng con đối với các Bồ tát ấy tôn thờ như Phật. Vì sao? Vì trong Kinh Bát Nhã Ba-la-mật đây không pháp khá được. Chỗ gọi trong đây không sắc khá được, không thọ tưởng hành thức khá được. Như vậy cho đến không Nhất thiết trí khá được; không Đạo tướng trí, Nhất thiết tướng trí khá được. Tuy không có các pháp như thế để được, nhưng vẫn thi thiết Thánh giáo Tam thừa là Thanh văn, Độc giáo, Vô thượng thừa.
Quay lại