75- Bồ Tát Mã Minh
Cuối thế kỷ thứ năm sau Phật Niết-bàn .
Bồ-Tát. người nước Ba-La-Nại, hiệu Mã-Minh ( Ávaghosha) cũng có hiệu Công-Thắng. Vì khi Ngài sanh ra, các con ngựa đều ré lên, nên gọi là Mã-Minh. lại cũng có thuyết nói, mỗi khi Ngài thuyết pháp, các con ngựa trong chuồng ở gần đều lặng lẽ lóng nghe, khi thuyết xong chúng lại hý vang, nên gọi Ngài là Mã-Minh. Lúc chưa xuất gia, Ngài là một biện sĩ lỗi lạc, danh tiếng đồn đãi vang cả quốc nội và quốc ngoại.
Sau khi được Tổ Phú-Na-Dạ-Xa độ cho xuất gia và truyền tâm ấn, Ngài lại nổi tiếng là một nhà thuyết pháp tài tình.
Bao nhiêu tà thuyết ngoại đạo đều bị Ngài bẻ dẹp. Chính Ngài là người thắp sáng ngọn đuốc Đại-Thừa ở đầu thế kỷ thứ sáu sau Phật Niết-bàn. Ngài đi giáo hóa đến nước Hoa-Thị nơi đây ngọn đuốc pháp của Ngài càng sáng rực hơn.
Bồ Tát Mã Minh là vị Tổ thứ 12 của Thiền tông Ấn Độ, khi soạn Đại thừa Khởi tín luận, có một phần trong đó ngài nói rõ về việc cầu sinh Tịnh độ, lời lẽ rất thiết yếu, thuyết phục:
[Như trong Khế kinh có dạy, nếu có người chuyên tâm niệm Phật A-di-đà ở thế giới Tây phương Cực Lạc, khi tu tập được các căn lành đều hồi hướng, nguyện sinh về Cực Lạc, thì người ấy nhất định được vãng sinh. Sinh về cõi ấy, do thường được gặp Phật nên mãi mãi không còn thối chuyển. Nếu có người thường quán tưởng pháp thân chân như của đức Phật ấy, chuyên cần tutập, quyết định sẽ được vãng sinh. Đó là do thường an trụ trong thiền định chân chánh.]