Nhà thơ với nhiều tác phẩm đủ loại
Trích đoạn giới thiệu về tác giả:
"Năm 1970, khi còn ngồi ở giảng đường đại học Vạn Hạnh, Trần Thoại Nguyên đã có một bài thơ được chọn đăng trong tạp chí Tư Tưởng của đại học này. Đó là bài “Đêm trăng leo lên mái chùa”.
Từ đó, Trần Thoại Nguyên tiếp tục treo mình trên những rung động đỉnh ngọn, như một kiếm tìm sự hiệp thông giữa thi ca và trời đất, dù không nhiều.
Với những bài thơ viết sau thời điểm này, dù dù ở hoàn cảnh hay tâm cảnh nào, họ Trần luôn cho thấy ông không ngừng đạp cánh giữa những hư huyễn thực tại và mộng ảo. Thơ treo ông trên những va động giữa ngã và vô ngã. Giữa kiếm tìm bản thể và sự thất lạc, tựa như đó là một định-mệnh-đôi của một thi sĩ. Một cõi riêng tây mà, đôi khi chính ông cũng thấy được dù chiếc bóng của hình tích mình.
Hôm nay, chúng tôi trân trọng giới thiệu ba thi-khúc mang tên Trần Nguyên Thoại. Tất cả đều mang tính phiêu hốt một cách buồn bã giữa những âm vọng thiên nhiên, bất toại.
Trân trọng,
Du Tử Lê
(June 2014)
Đêm Trăng Leo Lên Mái Chùa
Ngồi trong vườn nguyệt lộ Hôn một màu trăng non Nghe lòng mình cười rộ Chạy băng đồi vô ngôn
Ồ.Hồn tràn mộng trắng Tôi ôm trăng không màu Tôi ngút xuống biển dạng Tôi dại khờ mắt nâu
Ngắt một bông trắng lau Hương thắm giọt máu đào Đêm bừng lên nguyệt thẹn Tôi nằm dài xanh xao
Chim về ngủ ôm trăng, Ngô đồng rơi chánh điện. Tôi ngồi giữa Phật đàng Làm thơ như thánh hiện.
Máu ràn rụa tây hiên Ồ. Máu băng ngực điên! Tôi tĩnh mịch trang thơ Hồn bay theo nhang khói
Chim chết giữa điện thờ Tôi rớt xuống điện thờ.
(Chùa BẢO LỘC, Thu 1970).
Lời Bình: Châu Thạch
Toàn bộ bài thơ “Đêm Trăng Leo Lên Mái Chùa” tác giả nói về trăng. Nhà thơ ngắm trăng, bay qua trăng, rơi trong trăng và ngộ ra điều huyền nhiệm cũng ở trong trăng. Trăng là những điều huyền diệu soi khắp bản thể của muôn vật trong trời đất. Mỗi con người trong linh hồn cũng có một vầng trăng nội tại, nói xa xôi là một vị Phật còn ẩn trong lòng. Bài thơ như nói về vầng trăng ngoại tại, vầng trăng thiên nhiên đã khai sáng, cho linh hồn thấy được vầng trăng nội tại. Khi nhà thơ rơi từ cao xuống, cú va đập làm cho tóe máu cũng chính là lúc hai vầng trăng hòa điệu cùng nhau, tánh Phật trong tâm lóe sáng, hiển hiện khi nhà thơ ví mình như con “Chim chết giữa điện thờ”.
Châu Thạch