Pháp Sư Thánh Nghiêm
Sheng Yen (Chinese: 聖嚴; pinyin: Shèngyán), born Zhang Baokang (Chinese: 張保康; pinyin: Zhāngbǎokāng), (January 22, 1931 – February 3, 2009) was a Chinese Buddhist monk, a religious scholar, and one of the mainstream teachers of Chan Buddhism. He was a 57th generational dharma heir of Linji Yixuan in the Linji school (Japanese: Rinzai) and a third-generation dharma heir of Hsu Yun. In the Caodong (Japanese: Sōtō) lineage, Sheng Yen was a 52nd-generation Dharma heir of Dongshan Liangjie (807-869), and a direct Dharma heir of Dongchu (1908–1977).[1]
Sheng Yen 聖嚴
Sheng Yen was the founder of the Dharma Drum Mountain, a Buddhist organization based in Taiwan. During his time in Taiwan, Sheng Yen was well known as a progressive Buddhist teacher who sought to teach Buddhism in a modern and Western-influenced world. In Taiwan, he was one of four prominent modern Buddhist masters, along with Hsing Yun, Cheng Yen and Wei Chueh, popularly referred to as the "Four Heavenly Kings" of Taiwanese Buddhism. In 2000 he was one of the keynote speakers in the Millennium World Peace Summit of Religious and Spiritual Leaders held in the United Nations.[2]
Pháp sư Thánh Nghiêm sinh ngày mồng 4 tháng 12 năm Canh Ngọ (tức 22-01-1931), trong một gia đình có sáu người con tại bến cảng Tiểu Nương, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc với thế danh là Bảo Khang. Ngài xuất gia vào mùa thu năm 1943 tại chùa Quảng Giáo ở Lang Sơn khi ngôi chùa này thực hành “thủ tục tuyển tân đồ” (tìm người tiếp nối mạng mạch tông môn). Ngày được tin đi làm tu sĩ được Ngài miêu tả lại trong tự truyện “Tôi sung sướng nhảy cởn lên, chuẩn bị rời khỏi nhà mình (giã từ những ngày sống trong thế tục tràn đầy thống khổ)”. Câu chuyện xuất gia của Pháp sư Thánh Nghiêm là một bài học lớn mà chúng tôi muốn chia sẻ. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, có những người đến với Đạo vì nghèo khổ. Và đôi khi chúng ta khởi ý niệm xem thường, đại loại như: “Khổ quá mới đi tu chứ gì!”. Nhưng qua cuộc đời của ngài Thánh Nghiêm, sự thành tựu một bậc Cao tăng có xuất thân nghèo khổ cho chúng ta nhận ra rằng: “Xuất thân của một tu sĩ không quan trọng, quan trọng là cách sống, cách hành đạo, hoằng đạo…” (trích nguyên văn lời người dịch tác phẩm này – Hạnh Đoan).
Đến đây, tôi xin lược qua một vài cột mốc về cuộc đời Ngài. Năm 15 tuổi, Pháp sư Thánh Nghiêm rời Lang Sơn đến Đại Thánh tự (Thượng Hải). Năm 1947 (16 tuổi), Ngài đến học tại Phật học viện Tĩnh An Tự do Đại sư Thái Hư lãnh đạo. Thời kỳ này, chiến tranh loạn lạc, để rời xa Thượng Hải đến Đài Loan, Pháp sư Thánh Nghiêm đành chấp nhận nhập ngũ: “Cởi tăng bào, đổi thành quân trang”.
Mười (10) năm Ngài sống trong quân ngũ, rồi cuộc hội ngộ với Linh Nguyên lão hòa thượng cũng vô cùng thú vị với câu hét thật to: “BUÔNG”, nhưng ấn tượng nhất với tôi là câu chuyện của Ngài với Đông Sơ lão nhân – người thế phát tái xuất gia lại cho Ngài. Dưới gậy xuất hiếu tử.
“Ngày mồng 6 tháng giêng 1960. Đông Sơ lão nhân cạo tóc cho tôi, ban cho pháp danh là Huệ Không Thánh Nghiêm”. Từ đây, Ngài nếm trải những cách huấn luyện hà khắc của Đông Sơ lão nhân như câu chuyện “Mua ba viên gạch”. Cách huấn luyện học trò của vị này thật là một bài học quý giá cho chúng ta. Pháp sư Thánh Nghiêm trong tự truyện của mình đã nhận “Tôi có một đặc tính: hay kháng cự lại những gì tôi cho là bất công, những việc tôi cho là vô lý và dấy khởi phiền não”. Đặc tính này có lẽ không xa lạ trong bạn và trong tôi nhỉ? Nhưng chính nhờ cách huấn luyện của Đông Sơ lão nhân đã giúp Pháp sư Thánh Nghiêm tiêu hẳn thói quen ấy: “Điều này thật sự giúp tôi, khi đối diện với cuộc sống không còn cho mình là trung tâm”. Cách huấn luyện có phần quái quỷ của Đông Sơ lão nhân thật sự là một bài học thú vị chờ đợi bạn khám phá.
Đến ngày 11 tháng 11 năm 1961, pháp sư Thánh Nghiêm từ biệt Đông Sơ lão nhân để nhập thất tĩnh tu tại Triều Nguyên tự. Năm 1969, Ngài lại qua Nhật Bản du học tại Đại học Lập Chánh ngành Nghiên cứu học, khóa tiến sĩ. Sau đó, Ngài qua Mỹ hành đạo, trụ trì Đại Giác tự rồi về lại Đài Loan “gánh vác việc nhà”. Đến năm 1978, Ngài tiếp nhận chức Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học và Giảng sư Viện nghiên cứu Văn hóa Đại học Triết học… Rất nhiều chi tiết về cuộc đời Ngài tôi xin lược qua để nói đến những tháng ngày phiêu bạt của cuộc đời Ngài.
“Tôi sống lang thang phiêu bạt ngoài đường ngót sáu tháng”.
Pháp sư Thánh Nghiêm đã tự gọi mình là “vị Tăng hành cước giữa tuyết sương” (phong tuyết trung đích hành cước Tăng) chính là trong khoảng thời gian này. Một vị Tăng vì mục đích hoằng pháp mà chấp nhận những tháng ngày lang thang đã đáng khâm phục, huống chi đây là một vị từng là Viện trưởng, trụ trì một ngôi chùa lớn… càng khiến chúng ta muôn phần bội phục. Có những đêm trên đất Mỹ, Ngài phải ngủ trước Giáo đường hoặc trong công viên; phải tìm thức ăn trong những đống trái cây hay rau quả mà người ta vứt bỏ. Cần lưu ý với các bạn, thời gian này Pháp sư Thánh Nghiêm đã ngoài năm mươi (50) tuổi.
Tôi muốn dừng lại đây. Để chúng ta dành một phút nghĩ tưởng về công hạnh của Ngài!
…
Tại sao Ngài phải chấp nhận những tháng ngày gian khổ như vậy nếu không vì sứ mệnh hoằng pháp khắp bốn phương? Hoằng pháp là như thế, xin mỗi Tăng sĩ chúng ta đừng buông xuôi. “Giữ gìn (bảo trì) tâm bình thường – là không phải cứ bất động (buông xuôi) hoặc đặt mình rơi vào trạng thái bị động (để cho vọng niệm mặc tình xỏ mũi dẫn dắt”... “Những công tác này mặc dù là hư huyễn, nhưng chúng ta vẫn phải làm. Dù chúng sinhlà hư huyễn, song chúng ta vẫn phải đi hướng dẫn họ. Cho dẫu Đạo tràng tu giống như bóng trăng trong đáy nước, không thật có; nhưng ta vẫn phải kiến lập đạo tràng và bắt buộc phải độ chúng sinh. Đây chính là trách nhiệm mà ta cần phải tận lực hoàn thành và không nên chấp vào thành bại”. Mong tất cả những người bạn của tôi, những sư anh, sư chị đi trước, khi ra làm đạo, có khó khăn, nghịch cảnh luôn vững chí bền lòng và soi chiếu vào tấm gương của Pháp sư Thánh Nghiêm mà dũng mãnh vượt lên…
Trải qua bao khó khăn trên đất Mỹ, cuối cùng Pháp sư Thánh Nghiêm đã hoằng pháp thành tựu. Rồi Ngài lại quay về Đài Loan, xây dựng Pháp Cổ Sơn, đề xướng “Tịnh độ trong tâm” (ngay trong thế giới này có thể đạt được niềm an lạc như cõi Tịnh độ).
“Hoa Đàm tuy rụng vẫn còn hương…”
Tôi nhớ đến ngày Pháp sư ra đi, ngày mùng 9 tháng Giêng năm Kỷ Mão (03-02-2009), trụ thế 80 năm. Cách đây 8 năm rồi… Nhớ lại, thời đó internet tại Việt Nam chưa phát triển rộng khắp như bây giờ nhưng tôi vẫn biết được tin Pháp sư viên tịch từ khá sớm qua Giác Ngộ online. Tại Nông Thiền tự, cơn mưa kéo dài không dứt, như đau thương vì bậc Cao Tăng Thạc Đức ra đi. Xem lại di chúc của Ngài về tang lễ lại khiến chúng ta dập đầu kính ngưỡng: “Sau khi Ngài viên tịch không được cáo phó, không được phúng điếu, không được xây mộ tháp, không được lập tượng, tang lễ phải dùng hình thức đơn giản trang nghiêm, không được nhận vòng hoa liễn đối, trước Linh đài chỉ viết bốn chữ “Tịch diệt vi lạc” và thỉnh từ một đến ba vị Hòa thượng Trưởng lão chứng minh Tang lễ. Quan trọng nhất là phải gìn giữ Tông phong Pháp mạch của Pháp Cổ Sơn”. Đọc từng chữ mà bùi ngùi xúc động trước những lời di ngôn của Pháp sư, Ngài sống đời đơn giản và ngay cả khi ra đi cũng không quên để lại cho đời một bài học sống về cách tổ chức Tang lễ giản dị mà trang nghiêm…
Xin khép lại bài cảm nhận với bài kệ của Pháp sư Thánh Nghiêm:
“Vô sự giữa bận rộn
Trong không có khóc cười
Xưa nay đâu có ngã
Sanh tử đều ném phăng”.
(Trích đoạn trong lời giới thiệu tác phẩm “Thánh Nghiêm tự truyện”. Nhà xuất bản Phương Đông,nguyên tác: Tuyết Trung Túc Tích, Hạnh Đoan biên dịch phát hành tại Nhà sách Văn Thành, Bình Chánh, ngày 21-07-2017, Thích Nhật Đạo)