Hòa thượng THÍCH THÔNG BỬU thế danh TRẦN THƯỢNG HIỀN, sinh ngày 02-09-1936 (Bính Tý) tại xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên. Ngài xuất thân trong gia đình nhiều đời thâm tín Đạo Phật. Thân phụ là cụ ông Trần Qúa tự Nguyễn Nghiêm, pháp danh Thiện Hóa, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Ngã, pháp danh Quảng Ngộ. Gia đình có ba anh em, ngài là con thứ hai.
Thời niên thiếu, ngài đã tham gia sinh hoạt gia đình phật tử huyện Đồng Xuân. Sớm nhận ra đời người vô thường giả hợp, năm 1956 ngài xin song thân cho xuất gia tu hành. Được song thân đồng ý, ngài đến chùa Long Hà, xã Xuân Long, huyện Đồng Xuân theo hầu Hòa Thượng Thích Như Tâm. Đến năm 1957 ngài vào Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa tìm cầu học hỏi Phật pháp, duyên lành gặp được Hòa Thượng Thích Quảng Đức tại tổ đình Thiên Bửu “thượng”, ngài khẩn cầu xin làm đệ tử và được Hòa Thượng hoan hỉ tiếp nhận, cho pháp danh Đồng Phước.
Sau đó, được tin thân phụ bệnh nặng ngài đành về lại quê hương chăm sóc, khi người khỏi bệnh ngài trở vào Ninh Hòa theo thầy, thì lúc đó Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã trở vào Nam hoằng hóa Phật pháp. Thầy trò không gặp nhau nên ngài cầu Hòa Thượng Thích Viên Giác chùa Giác Hải Vạn Gĩa làm y chỉ sư nương tựa tu học. Để có giới đức trang nghiêm thân tâm, thăng tiến trên đường giải thoát, năm 1960 ngài đã thọ giới tỳ kheo Bồ Tát.
Đến năm 1962, được tin Hòa Thượng Thích Quảng Đức phổ hóa Phật pháp tại Sài Gòn, ngài xin Hòa Thượng y chỉ sư cho vào Nam gặp thầy tổ. Khi gặp lại Hòa Thượng bổn sư, ngài một mực hầu thầy, tiến tu đạo hạnh và được bổn sư ban pháp tự Thông Bửu.
Gặp lúc nước nhà đấu tranh dành độc lập, Phật giáo cũng không thể đứng ngoài làm ngơ, nhất là năm 1963 Phật giáo bị lâm vào pháp nạn. Hòa Thượng bổn sư và ngài dấn thân vào cuộc đấu tranh cho sự trường tồn của đạo pháp và dân tộc, mà đỉnh cao của cuộc đấu tranh là ngọn lửa tự thiêu của Bồ Tát Quảng Đức làm chấn động lòng người, kéo theo sự sụp đổ triều đại Ngô Đình Diệm sau đó. Cuộc đấu tranh của Phật giáo không dừng lại, mà vẫn tiếp diễn, tổ đình Quán Thế Aâm trở thành nơi trung tâm phát xuất những phong trào xuống đường rầm rộ ở Gia Định. Tổ đình cũng là nơi cơ sở hoạt động nội thành, in ấn, phát tán tài liệu cách mạng trước 1975, trong đó có in và bí mật phổ biến quyển Tù Chính Trị, gây xôn xao dư luận quần chúng trong nước và nước ngoài thời bấy giờ.
Trước khi tự thiêu, Hòa Thượng bổn sư gởi gắm ngài cho chư tôn đức Giáo Hội giúp đỡ kế thế trụ trì tổ đình Quán Thế Âm. Với tâm nguyện phát triển tổ đình làm nơi tu học cho hàng xuất gia và tại gia, năm 1965 ngài đã cung thỉnh Hòa Thượng Thích Vạn Ân chùa Hương Tích, Phú Yên về tổ đình chứng minh. Thời gian này ngài cầu pháp với Hòa Thượng, được ban pháp hiệu Viên Khánh và được trao truyền pháp hành trì mật tông. Do nhu cầu phật sự, Ban Đại Diện Phật Giáo tỉnh cung thỉnh Hòa Thượng Thích Vạn Aân về lại Phú Yên làm chứng minh đạo sư Giáo Hội, nên ngài cung thỉnh Hòa Thượng Thích Huyền Cơ về chứng minh tổ đình, tiếp tăng độ chúng.
Ngài luôn ý thức muốn đạt đến chỗ giải thoát, cần phải có pháp tu, do đó cả cuộc đời ngài thực hiện theo sự chỉ giáo của Bồ Tát Quảng Đức về phương pháp hành trì kinh Pháp Hoa và tu tập theo pháp mật tông của Hòa Thượng Thích Vạn Ân. Đây là hai pháp môn ngài rất tâm đắc.
Đồng thời nhận ra rằng, sự kế thừa mạng mạch Phật pháp phải cần đào tạo tăng tài, nên năm 1964 ngài thu nhận 22 học tăng từ các tỉnh về Sài gòn tu học, trong đó có những vị hiện nay đã thành danh như Hòa Thượng Thích Quảng Thiện, Hòa Thượng Thích Tịnh Từ … . Năm 1965 ngài mở mang tổ đình thành tu viện và từ đó cho đến nay ngài đã nhận 31 đệ tử xuất gia và cầu pháp. Đặc biệt năm 1967, ngài mở trường hạ, tổ chức giới đàn Sa di tại tổ đình, ngài làm hoá chủ kiêm đàn chủ. Những năm 1968 – 1974 liên tục mở các khóa an cư kiết hạ, mời giảng sư giảng dạy kinh luật luận cho chư tăng.
Song song với việc tiếp tăng độ chúng, ngài còn chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo tăng tài, nên đã tham gia giảng dạy tại trường cao trung Phật học Đại Tòng Lâm, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Ngoài ra, ngài còn giảng dạy những chuyên đề Phật học tại các trường Phật học và các trường hạ khắp Bắc Trung Nam trong dịp hướng dẫn phật tử hành hương cúng dường an cư kiết hạ.
Để phổ hóa sâu rộng giáo lý Đạo Phật vào quần chúng, năm 1964 – 1985 ngài đã tổ chức đạo tràng Diệu Pháp Liên Hoa tại tổ đình Quán Thế Âm, giảng dạy cho phật tử, tín đồ nắm rõ phương pháp tu hành. Năm 1991 ngài thành lập sáu liên chúng đưa đạo tràng vào sự tu học có tổ chức. Cung thỉnh 14 vị Hòa Thượng, Thượng Tọa thành lập Ban giáo thọ giảng dạy giáo lý cho phật tử. Và ngài cũng quan tâm đến thế hệ trẻ, nên năm 1965 thành lập gia đình phật tử Chánh Đức, hướng dẫn các em học tập giáo lý nhà Phật.
Chẳng những quan tâm truyền bá giáo lý Phật giáo cho giới tăng ni, phật tử, mà ngài còn cố gắng đưa tinh thần đạo Phật rộng khắp qua mảng văn hóa để làm lợi lạc quần sanh như :- 1965 sáng lập và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tập san “Sử liệu thức”.- 1966 thành lập “Ấn quán Phổ Đà Sơn” và làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí An Lạc, tuần báo An Lạc.- Biên soạn : Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa giảng luận 2 tập, Phổ Môn giảng luận, Phật pháp căn bản, 25 bài giảng Phật pháp, Quản trị học Phật giáo, 36 pháp điều thân.- Sáng tác : Giảng Sư Bảy Đức Tính Ưu Việt, Truyện ngắn triết lý Phật giáo bằng tranh, Thi phẩm Từng Giọt Ma Ni.- Chủ biên nội san tổ đình Quán Thế Âm (từ năm 1999 –2007).- Phát hành một số băng đĩa giảng Phật pháp của ngài, băng đĩa phổ nhạc một số bài thơ trong thi phẩm Từng Giọt Ma Ni.
Ngoài hạnh nguyện hoằng pháp lợi sanh, ngài còn tổ chức các chuyến hành hương cúng dường các trường hạ trong nước suốt mười năm (1995 – 2005) và vận động phật tử phát tâm giúp dân nghèo, cứu trợ đồng bào thiên tai bão lụt.Là Trưởng tử của Bồ Tát Quảng Đức, được kế thế trụ trì tổ đình Quán Thế Aâm (ngôi chùa thứ 31 và cuối cùng của Bồ Tát), ngài có trách nhiệm trùng tu, mở rộng ngôi tổ đình thành nơi trang nghiêm thờ phụng tam bảo và xây dựng cơ sở nhà tăng, phòng ốc để chư tăng có nơi tu học. Qúa trình trùng tu đã thực hiện qua các giai đoạn :- 1964 xây dựng dãy nhà tăng.- 1966 làm lễ đặt đá trùng tu tổ đình.- 1969 khởi công xây cất ngôi chánh điện.- 1971 xây dựng dãy nhà lưu niệm Bồ Tát Quảng Đức và phòng khánh tiết.- 1983 tạo tượng Bồ Tát Quán Thế Aâm Thập Nhứt Diện.- 1992 xây bảo tháp Lửa Từ Bi và đúc tượng đồng Bồ Tát Quảng Đức.- 1994 xây bảo tháp chánh điện.- 2000 đúc tượng đồng Đức Phật Thích Ca.
Năm 1986 ngài còn khai sơn ngôi chùa Quảng Đức tại Mađagui, huyện Đạ Oai, Tỉnh Lâm Đồng. Năm 1998 xây dựng nhà từ đường Bồ Tát Quảng Đức tại xã Tu Bông, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Năm 2000 trùng tu chùa Thiên Phước huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang (ngôi chùa thứ 30 của Bồ Tát Quảng Đức khai sơn). Năm 2002 tái thiết chùa Phước Huệ Hàm Long tại xã Xuân Quang 2, Huyện Đồng Xuân, Tỉnh Phú Yên.
Mặc dù Phật sự bề bộn, ngài vẫn dành thời gian tham gia công tác Giáo Hội và đã giữ các chức vụ :- Năm 1966 – 1975 Chánh thư ký Ban Đại Diện GHPGVNTN tỉnh Gia Định.- Năm 1967 – 1974 Sáng lập viên Tổng Đoàn Thanh Niên Tăng Ni Sài Gòn – Gia Định và giữ chức vụ Phó Tổng Đoàn .- Năm 1972 – 1975 Tổng thư ký Tổng Vụ cư sĩ GHPGVNTN.- Năm 1975 – 1977 Chánh Đại Diện GHPGVNTN tỉnh Gia Định.- Năm 1977 – 1981 Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ cư sĩ GHPGVNTN.- Năm 2002 Đại hội Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ 5, Trung Ương GHPGVN chính thức tấn phong ngài lên hàng giáo phẩm Hòa Thượng.- Năm 2003 Trung Ương MTTQVN mời ngài vào thành viên Hội Đồng Tư Vấn tôn giáo và sắc tộc Trung Ương.
Ngài tính tình vui vẻ, ưa chuộng văn chương, hiếu khách, giao thiệp rộng rãi, nên được nhiều người kính mến, giới văn nghệ sĩ thường đến với ngài. Các giới phật tử về tổ đình tu học ngày càng đông. Khách thập phương đến chiêm bái, tìm hiểu về Bồ Tát Quảng Đức ngày càng nhiều.Với sự thông minh, ý chí và nghị lực phi thường, với tấm lòng bao la trải rộng, ngài đã hy sinh suốt cuộc đời mình cho đạo pháp, quê hương và dân tộc. Đến những năm tháng cuối đời, dù bệnh tật càng lúc càng nặng, nhưng Hòa Thượng vẫn cố gắng tiếp tục giảng dạy Phật pháp cho chư tăng ni, phật tử và vẫn chỉ đạo sự sinh hoạt tổ đình một cách đều đặn.
Trải qua một thời gian lâm bệnh, dù được các cấp Giáo Hội quan tâm, môn đồ pháp quyến chăm sóc chu đáo, các y bác sĩ bệnh viện tận tình chữa trị, nhưng bệnh tình của ngài không thuyên giảm. Đến hồi nhân duyên đã mãn, ngài thâu thần thị tịch tại tổ đình Quán Thế Aâm lúc 21 giờ ngày 14 tháng giêng năm Đinh Hợi (tức ngày 02-03-2007), trụ thế 72 năm, 47 giới lạp. Tuy ra đi về cõi Phật, nhưng hình ảnh và đức độ của ngài vẫn còn mãi trong lòng môn đồ pháp quyến, tăng ni và phật tử xa gần.Cung duy Quán Thế Âm đường thượng tự Lâm Tế Chánh Tôn Tứ Thập Tam Thế, huý thượng Đồng hạ Phước tự Thông Bửu hiệu Viên Khánh hòa thượng giác linh tân viên tịch đài tiền chứng giám.
Kính mời vào xem và nghe bài giảng của HT Thông Bửu