Là một Tăng sĩ Trung Hoa trong thời dại sau cải cách mới của Phật giáo Trung hoa dưới thời Thái Hư Đại Sư
Thái Hư Đại Sư (太虛大師 1890-1947) đã tìm cách phục hồi lại Phật giáo Trung Quốc bằng việc tạo nên những hình thức tổ chức mới. Ngài thiết lập những tổ chức Phật giáo và khuyến khích tăng sĩ ra nước ngoài học, như họ đã thực hiện hơn một ngàn năm trước. Trong suốt 20 năm giữa 1921-1941, hơn 30 tăng sĩ Trung Quốc đã được gửi ra nước ngoài học. Những người này học ở Tây Tạng, Ấn Độ, Tích Lan và đạt được những thành quả tốt đẹp. Kết quả của việc đào tạo quốc tế này là một thế hệ giảng sư Phật giáo Trung Quốc đã được duy trì tại thời điểm khi Phật giáo gặp khó khăn để phát triển ở Trung Quốc.
Theo lời tự thuật của Ngài
Vào năm 1982, lãnh đạo Phật giáo Triệu Phác Sơ đã gửi nhiều tăng sĩ sang nghiên cứu tại Nhật Bản, Tích Lan, Thái Lan, Anh và Miến Điện. Bản thân tôi cũng là một trong số họ. Tôi đã học ở Tích Lan từ năm 1986 cho đến 1995. Theo kinh nghiệm của tôi, Tích Lan cho thấy là một nơi lý tưởng để nghiên cứu Phật giáo Theravada. Trước đây khi còn được gọi là Ceylon, Tích Lan là thuộc địa của Anh gần 300 năm cho đến khi nó độc lập vào năm 1948, và do đó tiếng Anh ở đó rất tốt. Những học giả Trung Quốc thành thạo tiếng Anh có thể sang học tiếng Pali và nghiên cứu Phật giáo Theravada ở Tích Lan. Thêm nữa sau độc lập, chính phủ Tích Lan đã sử dụng giáo lý và những tổ chức Phật giáo để chống lại chủ nghĩa thực dân; như vậy Phật giáo vẫn hoà nhập tốt vào cơ cấu xã hội. Trong suốt thập niên 50 thế kỷ trước, Phật giáo là một môn học phổ thông dành cho lớp trẻ, và nhiều tăng sĩ trẻ Tích Lan đã ra nước ngoài du học. Những tăng sĩ này hiện đang tích cực tham gia vào nghiên cứu Phật học và đang đóng vai trò then chốt trong việc phát triển Phật giáo. Có hơn 40 tăng sĩ Trung Quốc hiện đang học tại Tích Lan. Phật giáo Trung Quốc (trong quá khứ) phát triển không ngoài sự tương tác giữa các tăng sĩ Ấn Độ và văn hoá Trung Quốc. Có mọi lý do để tin rằng sức mạnh tương lai của Phật giáo không chỉ nằm ở nơi sự thịnh vượng kinh tế, mà cũng nằm nơi những liên kết quốc tế, mà nhiều thế kỷ đã là một trong những đặc điểm của một tôn giáo thực sự của thế giới.