Đại sư Thái Hư tên Duy Tâm, hiệu Thái Hư, họ Lã, người Hải Ninh, Chiết Giang. Thuở nhỏ, ngài được bà ngoại nuôi dưỡng. Năm lên 10 tuổi, ngài hành hương đến núi Phổ Đà, từ đó rất thích đời sống tu hành. Năm 15 tuổi, ngài lễ hòa thượng Sĩ Đạt xuất gia, rồi đến Thiên Đồng thọ giới cụ túc. Năm 19 tuổi, ngài xem Đại tạng kinh có phần tỏ ngộ. Năm 26 tuổi, ngài đến núi Phổ Đà nhập thất, viết khảo cứu về nghĩa lý của bốn tông "Thiên Thai, Hiền Thủ, Thiền và Tinh độ tông". Đại sư Thái Hư chủ trương giáo thuyết Ngũ thừa, khởi xướng cải cách Phật giáo Trung Quốc, vận động Phật giáo thế giới, thành lập Phật học viện Vũ Xương, Phật học viện Hán tạng, nhằm đào tạo tăng tài.
HOẠT ĐỘNG CẢI CÁCH PHẬT GIÁO
Ngài là tăng sĩ Phật giáo tân thời, đã cải cách Phật giáo trong thời gian giữa các cuộc chiến. Thành lập Trung Hoa Phật giáo Hội và tạp chí Hải Triều Âm. Ngài du hành Âu Châu (1928-1929) và thành lập Hội Thân Hữu Phật giáo ở Paris. Ngài làm việc tích cực để cải thiện sự liên hệ giữa Phật tử Đông phương và Tây phương. Tác phẩm duy nhất được dịch sang tiếng Anh là "Thuyết giảng về Phật giáo", một quyển sách nhỏ được xuất bản ở Paris năm 1928. Giáo thuyết chánh của ngài nhằm phát triển sự hòa hợp nhịp nhàng giữa các trường phái Phật giáo khác nhau ở Trung quốc.
"Mùa Hè năm 1922, các môn đồ của vị đại sư nổi tiếng Thái Hư đã hành trình từ Shanghai (Thượng Hải) đến Chengtu ở Szechuan (Chiết Giang) để phổ biến thông điệp Phật giáo tân thời của Thầy mình. Sự có mặt của họ đem lại sự hân hoan nồng nhiệt, và kết quả là sự hồi sinh thật sự của Phật giáo. Họ đã được hoan nghinh hơn một năm qua, và hoạt động của họ đã được chuẩn bị bằng sự phổ biến rông rãi tạp chí Hải Triều Âm. Những đề mục được biên tập cẩn thận trên tạp chí đó chuẩn bị mọi người cho sự viếng thăm của những nhà truyền giáo, và thông điệp của họ đã được sẵn sàng đáp ứng trước khi họ tới nhà. Đây là thông điệp hòa bình cho những ngày nhiễu nhương, nói rõ mục tiêu là phát triển giáo pháp Đại Thừa cao quí để giúp đỡ những người đang rất hoang mang trước thời thế. Thông điệp tâm linh nầy nhằm ba mục tiêu:1) Ý định cải cách hệ thống tăng -già
2) Chương trình tái thiết Thần học Phật giáo theo đường hướng của triết học tân thời
3) Dùng giáo pháp của đức Phật để thăng hoa hoa con người và cải thiện xã hội