(VietNamNet) - Thơ của Tagore giàu tinh thần nhân loại, là chiếc gạch nối giữa những truyền thống văn hóa Ấn Độ và văn hóa hiện đại Phương Tây.
Rabindranath Tagore (7/5/1861-7/8/1941)
Giải Nobel văn học 1913
* Nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch, nhạc sĩ và họa sĩ Ấn Độ
* Nơi sinh: Calcutta (Ấn Độ)
* Nơi mất: Calcutta (Ấn Độ)
Rabindranath Tagore được trao giải vì những vần thơ tuyệt diệu, mang những cảm nhận sâu sắc, độc đáo, thể hiện một tài năng thơ ca đặc biệt khác thường. Thơ của Tagore giàu tinh thần nhân loại, là chiếc gạch nối giữa những truyền thống văn hóa Ấn Độ và văn hóa hiện đại Phương Tây. Thi phẩm nổi tiếng nhất của ông là Lời dâng (Gitanjali).
Rabindranath Tagore là con thứ mười bốn của một điền chủ - nhà cải cách tôn giáo giàu có. Ông đi học ở trường một thời gian ngắn; về sau học ở nhà với cha. 8 tuổi, R. Tagore nổi tiếng giỏi văn nhất vùng Bengal; 13 tuổi có thể sáng tác nhạc, họa, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn và dịch kịch Shakespeare(*); 17 tuổi sang Anh du học; năm 1880, trở về Ấn Độ, viết vở nhạc kịch đầu tiên. Từ giữa những năm 1880, R. Tagore sáng tác nhiều tập thơ, truyện ngắn, kịch; về sau, khi trở thành chủ bút các tờ báo khác nhau ông đã tự in tác phẩm của mình. Hầu hết sáng tác viết bằng tiếng Bengal, trong đó có một phần được R. Tagore dịch sang tiếng Anh.
Là người yêu nước nhiệt thành, nhưng R. Tagore không thể hiện mối quan tâm lớn đến chính trị, và việc từ chối ủng hộ M. Gandhi(*) của ông đã làm thất vọng nhiều người hâm mộ ông ở Ấn Độ. R. Tagore coi điều quan trọng hơn cả không phải là thay đổi chính thể, mà là phục hưng dân tộc, cho rằng có thể tổng hợp những tinh hoa từ các nền văn hóa Đông và Tây. Vì mục đích đó, năm 1901 ông thành lập trường tư thục Santiniketan dành cho học sinh nam tại thái ấp cùng tên của gia đình ở ngoại ô Calcutta; năm 1921 nơi đây trở thành trường Đại học Tổng hợp Quốc tế Visvabkharati dành cho các nhà khoa học có nguyện vọng tìm hiểu các nền văn minh Phương Đông. R. Tagore dành phần lớn thời gian trong những năm cuối đời cho việc phát triển trường đại học này và cho nhiệm vụ đoàn kết thế giới trong nền văn hóa quốc tế. 50 năm sau Visvabkharati trở thành một trường Đại học Tổng hợp danh tiếng thế giới.
Năm 1910 ra đời tiểu thuyết sáng giá nhất của R. Tagore - Gora - ủng hộ tính nhẫn nại tôn giáo và chính trị.
Năm 49 tuổi R. Tagore xuất bản bằng tiếng Anh tập thơ Gitanjali (theo tiếng Bengal có nghĩa là Lời dâng). Thi phẩm này là lí do cho việc đề cử trao giải Nobel Văn học năm 1913, được cả thế giới công nhận là kì công thứ hai của văn học Ấn Độ (sau Sakuntala của Kalidasa(*), nhà thơ lớn Ấn Độ thế kỉ thứ V). Đang ở Mỹ, R. Tagore không đến Thụy Điển nhận giải, chỉ gửi một bức điện cảm ơn ngắn. Nhà thơ hiến số tiền nhận từ giải thưởng cho ngôi trường của mình để miễn học phí cho học sinh. Thời kì sau Lời dâng R. Tagore bắt đầu được tôn vinh ở Tổ quốc của mình như một vị thánh.
Từ năm 45 đến 59 tuổi, R. Tagore lần lượt đi thăm các nước Nhật, Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Liên Xô; năm 1929 ông đã đến thăm Sài Gòn 3 ngày. Năm 1915, ông được vua Anh phong tước hiệu quý tộc, nhưng sau vụ thảm sát ở Amritsar năm 1919, ông đã từ chối danh hiệu đó. R. Tagore được trao học vị danh dự của bốn trường đại học tổng hợp Ấn Độ và trường Đại học Tổng hợp Oxford.
Năm 68 tuổi R. Tagore bắt đầu vẽ tranh và triển lãm ở Münich, New York, Paris, Moxcva và nhiều nơi khác.
80 tuổi R. Tagore qua đời sau hai năm bị mù, để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn, bút kí, tiểu luận, diễn văn, hồi ức, thư tín cùng hàng ngàn ca khúc và tranh vẽ vô giá.
ở Việt Nam, R. Tagore được dịch khá nhiều. Năm 2004 Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây đã tổ chức xuất bản R. Tagore. Tuyển tập tác phẩm - bao gồm thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn của R. Tagore và các công trình nghiên cứu về ông.
Ca khúc Chúa là linh hồn tất cả chúng sinh viết năm 1911 trở thành quốc ca Ấn Độ từ năm 1950.
* Tác phẩm:
- Câu chuyện nhà thơ (Kabikahine, 1878), trường ca.
- Tiếng hát buổi chiều (Sandhya sangeet, 1882), thơ.
- Tiếng hát buổi sáng (Prabhat sangeet, 1883), thơ.
- Lễ hiến sinh (Visarjan, 1890), kịch.
- Một lí tưởng (Manasi, 1890), thơ [The ideal one].
- Con thuyền vàng (Sonar tari, 1894), thơ [The golden boat].
- Khoảnh khắc (Khanika, 1900), thơ.
- Tặng vật (Naivedya, 1901), thơ.
- Kí ức (Sharan, 1902), thơ.
- Hạt cát nhỏ (Cokher bāli, 1903), tiểu thuyết.
- Đắm thuyền (Naukādubi, 1906), tiểu thuyết.
- Trẻ thơ (Sisu, 1909; năm 1915 đổi tên thành Trăng non), thơ.
- Gora (1910), tiểu thuyết.
- Vượt biển (Kheya, 1906), thơ.
- Hi sinh (Naibedya, 1910), thơ.
- Lời dâng (Gitanjali, 1910), thơ [(Song offerings].
- Thân chủ của gia đình (Raja, 1910), kịch [The king of the dark chamber].
- Vô cảm (Achalayatan, 1912), kịch [The immovable].
- Sở bưu điện (Dakghar, 1912), kịch.
- Hồi ức (Jibansmriti, 1912), thơ.
- Đá khát và những câu chuyện khác (Hungry stones and other stories, 1913), tập truyện.
- Bài hát tưởng niệm (Gitimalya, 1914), thơ [Wreath of song].
- Người làm vườn (The gardener, 1914), thơ.
- Vòng hoa thơ (Gitali, 1914), thơ.
- Ngôi nhà và thế giới (Ghare - baire, 1916), tiểu thuyết [The home and the world].
- Thầy tu khổ hạnh (Xaniaxi, 1916), kịch.
- Mùa xuân trở lại (Phalguni, 1916), kịch.
- Đường bay của chiếc cần cẩu (Balaka, 1916), thơ [The flight of cranes].
- Mùa hái quả (Fruit - gathering, 1916), thơ.
- Tặng vật (Lover's gift, 1918), thơ.
- Kẻ lánh nạn (The fugitive, 1921), thơ.
- Thác nước (Muktadhara, 1922), kịch [The waterfall].
- Cây trúc đào đỏ (Rakta - karabi, 1926), kịch [Red oleanders].
- Dòng chảy (Yogayog, 1929), tiểu thuyết [Crosscurrents].
- Cuộc khủng hoảng của nền văn minh (Sabhyatar sankat, 1941), tiểu luận.
* Tác phẩm đã dịch ra tiếng Việt:
- Lời tuyên cáo của Đông phương, Hoa Đường dịch, Tạp chí Nam Phong số 89, 1924.
- Thần ái tình, Diệp Văn Kỳ dịch, Nhứt đức - thơ xã, 1929.
- Gia đình và thế giới, Mặc Lan dịch, Tạp chí Tao Đàn (từ số 6-13), 1939.
- Tagorơ, (thơ, truyện ngắn, kịch), Cao Huy Đỉnh - La Côn tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn Học, 1961.
- Tập thơ kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Rơ- vin Đra-nat Ta-gor, nhiều người dịch, NXB Văn Học, 1961.
- Thơ, Xuân Diệu - Yến Lan - Nguyễn Đình Thi tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn Học, 1961.
- Khúc hát dâng đời, Phạm Hồng Dung - Phạm Bích Thủy dịch, NXB Nguồn Sáng, 1969.
- Thực hiện tâm linh, Như Hạnh dịch, NXB Kinh Thi, 1969.
- Tâm tình hiến dâng (nguyên tác: The gardener, thơ), Đỗ Khánh Hoan dịch, NXB An Tiêm, 1969 - 1986; NXB Ba Vì, 1969 -1971 - 1972 - 1973 - 1974; NXB Đà Nẵng, 1997 - 2001.
- Lời dâng (thơ), Đỗ Khánh Hoan dịch, NXB An Tiêm, 1972; NXB Ba Vì, 1969 - 1971 - 1972 - 1973 - 1974; NXB Đà Nẵng, 1997 - 2001.
- Tặng vật (thơ), Đỗ Khánh Hoan dịch, NXB An Tiêm, 1972; NXB Ba Vì, 1969-1971- 1972 - 1973 - 1974; NXB Đà Nẵng, 1997 - 2001.
- Khúc hát dâng đời - Gitanjali - và ba danh tác khác: Tặng phẩm người tình, Mảnh trăng non, Chim lạc, Phạm Hồng Dung - Phạm Bích Thủy dịch, NXB Nguồn Sáng, 1971.
- Kẻ lang thang (truyện), Lê Thanh Hoàng Dân dịch, NXB Trẻ, 1973.
- Thực hiện toàn mãn, Nguyễn Ngọc Thơ dịch, NXB An Tiêm, 1973.
- R.Tagore - Thơ, Đào Xuân Quý dịch, NXB Văn Học, 1979.
- Đời tôi, Hoàng Hải dịch, Tạp chí Văn học nước ngoài, 1984.
- Mây và mặt trời (tuyển tập truyện ngắn), Hoàng Cường - Nguyên Tâm dịch, NXB Văn Học, 1986.
- Nàng Binôdini (tiểu thuyết), Hồng Tiến - Mạnh Chương, NXB Đà Nẵng, 1989.
- Đắm thuyền (tiểu thuyết, 2 tập), Lưu Đức Trung - Trương Thị Thu Vân - Hoàng Dũng dịch, NXB Văn Học, 1989.
- R. Tagore - Tác phẩm chọn lọc, Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu, NXB Giáo Dục, 1990 - 1994.
- Tagore - người tình của cuộc đời (có tuyển chọn một số bản dịch thơ của Tagore), Nhật Chiêu - Hoàng Hữu Đản biên soạn, NXB Hội Nhà Văn, 1991.
- Mảnh trăng non (thơ), Phạm Hồng Dung - Phạm Bích Thủy dịch, NXB Nguồn Sáng, 1969; NXB Đà Nẵng, 1997.
- Thơ Tago (thơ), Đào Xuân Quý dịch, NXB Văn hóa - Thông tin, 2000.
- Người đàn ông xứ Kabul, Phạm Viêm Phương dịch; Ảo ảnh tan vỡ, Quan chánh án, Hoàng Cường dịch, in trong Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Văn Học, 1997.
- Cứu rỗi, Ngô Tự Lập dịch, in trong Đôi mắt lụa, NXB Văn Học, 1998.
- R. Tagore như tôi hiểu (60 bài thơ), Nguyễn Linh Quang dịch, NXB Văn hóa - Thông tin, 2001; NXB Giáo Dục, 2003.
- Đói, Lá số tử vi, Từ con, Người láng giềng xinh đẹp, Hoàng Cường dịch, in trong Truyện ngắn chọn lọc - tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà Văn, 1998; Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Hội Nhà Văn, 2004.
- Dàn hỏa thiêu, Chiến thắng, Kho vàng bí mật, Những bậc bến tắm bên sông, Hoàng Cường dịch; Từ con, Các babu vùng Nayajor, Nguyễn Tâm dịch; Cô dâu bé nhỏ, Nguyễn Văn dịch; Cứu rỗi, Ngô Minh Tự dịch, in trong Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, NXB Văn Học, 1999.
- R. Tagore, tuyển tập tác phẩm, Lưu Đức Trung tuyển chọn và giới thiệu, 2 tập, NXB Lao Động - Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, 2004.
Rabindranath Tagore (1861-1941) was the youngest son of Debendranath Tagore, a leader of the Brahmo Samaj, which was a new religious sect in nineteenth-century Bengal and which attempted a revival of the ultimate monistic basis of Hinduism as laid down in the Upanishads. He was educated at home; and although at seventeen he was sent to England for formal schooling, he did not finish his studies there. In his mature years, in addition to his many-sided literary activities, he managed the family estates, a project which brought him into close touch with common humanity and increased his interest in social reforms. He also started an experimental school at Shantiniketan where he tried his Upanishadic ideals of education. From time to time he participated in the Indian nationalist movement, though in his own non-sentimental and visionary way; and Gandhi, the political father of modern India, was his devoted friend. Tagore was knighted by the ruling British Government in 1915, but within a few years he resigned the honour as a protest against British policies in India.
Tagore had early success as a writer in his native Bengal. With his translations of some of his poems he became rapidly known in the West. In fact his fame attained a luminous height, taking him across continents on lecture tours and tours of friendship. For the world he became the voice of India’s spiritual heritage; and for India, especially for Bengal, he became a great living institution.
Although Tagore wrote successfully in all literary genres, he was first of all a poet. Among his fifty and odd volumes of poetry are Manasi (1890) [The Ideal One], Sonar Tari (1894) [The Golden Boat], Gitanjali (1910) [Song Offerings], Gitimalya (1914) [Wreath of Songs], and Balaka (1916) [The Flight of Cranes]. The English renderings of his poetry, which include The Gardener (1913), Fruit-Gathering (1916), and The Fugitive (1921), do not generally correspond to particular volumes in the original Bengali; and in spite of its title, Gitanjali: Song Offerings (1912), the most acclaimed of them, contains poems from other works besides its namesake. Tagore’s major plays are Raja (1910) [The King of the Dark Chamber], Dakghar (1912) [The Post Office], Achalayatan (1912) [The Immovable], Muktadhara (1922) [The Waterfall], and Raktakaravi (1926) [Red Oleanders]. He is the author of several volumes of short stories and a number of novels, among them Gora (1910), Ghare-Baire (1916) [The Home and the World], and Yogayog (1929) [Crosscurrents]. Besides these, he wrote musical dramas, dance dramas, essays of all types, travel diaries, and two autobiographies, one in his middle years and the other shortly before his death in 1941. Tagore also left numerous drawings and paintings, and songs for which he wrote the music himself.
From Nobel Lectures, Literature 1901-1967, Editor Horst Frenz, Elsevier Publishing Company, Amsterdam, 1969.
This autobiography/biography was written at the time of the award and first published in the book series Les Prix Nobel. It was later edited and republished in Nobel Lectures. To cite this document, always state the source as shown above.
Rabindranath Tagore died on August 7, 1941.
Copyright © The Nobel Foundation 1913