Võ Văn Ái sinh ra sinh ra trên dãy Hoàng Liên Sơn vùng biên giới Việt Hoa, trong một gia đình mà cha ban đầu làm cho nhà dây thép Pháp, từ khi 5 tuổi thì gia đình dọn về ở Bến Ngự, Huế. Ông chịu ảnh hưởng văn thơ cụ Phan Bội Châu ngay từ thời còn nhỏ. Năm 1955, ông đi sang Paris, Pháp du học. Ban đầu ông học y học, nhưng được một người bạn hứa sẽ trợ cấp nếu ông chuyển sang học ngành văn chương, nên ông đăng ký vào học ở đại học Sorbonne.[1]
Vì bất mãn với thực dân Pháp, ông đã tham gia kháng chiến rất sớm, năm 13 tuổi ông đã bị bắt và bị bỏ tù.[1]. Từ 1963 đến 1970, ông đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở nước ngoài, một tổ chức phật giáo mà sau 1981 không được chính thức công nhận.[3] Sau khi Hòa thượng Thích Quảng Độ được đặc xá năm 1998, và trong vị thế Viện trưởng Viện Hóa Đạo, vào ngày 27.8.1999 đã chọn ông làm Phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, và Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế.
Năm 1970 ông đi làm nhà in và nhà xuất bản tại Paris, khi thôi làm việc cho giáo hội. Sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt vào năm 1975, ông Ái cùng một số bạn ở Paris thành lập Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam(Que Me: Action for Democracy in Vietnam)[2] (Cơ sở Quê Mẹ) vào tháng 10.1975 và cho ấn hành Tạp chí Quê Mẹ, số đầu tiên ra mắt ngày 1.2.1976 vào dịp Tết Bính Thìn, trọng tâm của tạp chí là về Văn hóa Việt và Nhân quyền, mục đích là để thông tin cho cộng động quốc tế về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam dưới chế độ Cộng sản. Ông cho là để "Bảo vệ nền văn hóa Việt đang bị nền văn hóa Mác xít uy hiếp, và bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam trước chủ thuyết không-có-con-người của Cộng sản."[3]. Bà Lê Thị Huệ, chủ biên tờ báo về văn hóa Gió O trong bài viết về cuộc phỏng vấn với ông, cho là "Tờ Quê Mẹ ở Pháp do ông tạo dựng cùng với tờ Người Việt Tự Do của sinh viên Ngô Chí Dũng ở Nhật là hai cánh cổng lớn mở đường cho biểu tượng trí thức Việt hải ngoại dấn thân từ năm 1975 đến nay."
Hai tổ chức thuộc cơ sở Quê Mẹ là Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, và Ủy ban Cứu Sống Người Vượt biển. Ủy ban Cứu Sống Người Vượt biển xướng xuất chiến dịch “Một Chiếc Tàu cho Việt Nam” tại Paris vào tháng 11 năm 1978, mà Tàu Đảo Ánh Sáng đã ra Biển Đông vớt thuyền nhân và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào tị nạn trên Đảo Poulo Bidong, dẫn đầu cho một loạt những con tàu khác ở Đức (Cap Anamur), Ý Đại Lợi, Na Uy… đi vớt Người Vượt biển. Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam cũng mở cuộc họp báo quốc tế đầu tiên tại Paris tháng 5 năm 1978 tố cáo chế độ Trại Tập trung Cải tạo và đàn áp nhân quyền, tôn giáo tại Việt Nam. Võ Văn Ái và Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thường tường thuật đều đặn về các vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo ở Việt Nam cho Liên Hiệp Quốc (từ năm 1985), Quốc hội Hoa Kỳ, Nghị viện châu Âu và tham gia các Hội nghị Nhân quyền, Dân chủ trên khắp năm châu.[4]
Thơ ông sâu thẳm, cô đọng, kiến trúc chữ cầu kỳ đẹp cấp cao. (Lê Thị Huệ –tháng 11/2009)