Vĩnh Gia Huyền Giác (zh. yòngjiā xuānjué 永嘉玄覺, ja. yōka genkaku), 665-713, là Thiền sư Trung Quốc đời Đường. Sư còn có các tên Minh Đạo (zh. 明道), Chân Giác (zh. 眞覺), và Đạo Minh (zh. 道明), là đệ tử được Huệ Năng ấn chứng. Sư tinh thông cả 3 tông, Thiền, Thiên Thai, và Hoa Nghiêm, nổi tiếng với tên Nhất Túc Giác (zh. 一宿覺), có nghĩa là "giác ngộ trong một đêm" với câu chuyện Sư nghỉ lại chỉ một đêm với Lục tổ. Sư còn là tác giả của 2 tác phẩm ngắn nhưng rất thông dụng là Chứng đạo ca (zh. 證道歌) và Thiền Tông Vĩnh Gia tập (zh. 禪宗永嘉集). Cả 2 tác phẩm đều giải quyết những vấn đề tư tưởng quan trọng trong giai đoạn ấy và cũng là đề tài của luận Đại thừa khởi tín, kinh Viên Giác, kinh Thủ-lăng-nghiêm.
Cơ duyên và hành trạng[sửa | sửa mã nguồn]Sư họ Đới, quê ở Vĩnh Gia, Ôn Châu. Sư xuất gia từ nhỏ và sớm tham học Đại tạng kinh, tinh thâm Chỉ-Quán. Nhân xem kinh Duy-ma-cật sở thuyết, Sư hoát nhiên liễu ngộ. Môn đệ của Lục tổ Huệ Năng là Thiền sư Huyền Sách thấy Sư đàm luận lời lẽ thích hợp với chư Tổ bèn khuyên Sư đến Lục tổ để được ấn chứng chỗ sở đắc. Trận Pháp chiến sau đây giữa Sư và Tổ đã đi vào lịch sử của Thiền tông:
Sư cùng Huyền Sách đến Tào Khê tham vấn Tổ. Đến nơi, Sư tay cầm tích trượng, vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng. Tổ hỏi: "Phàm Sa-môn phải đủ ba ngàn uy nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức là người phương nào đến mà sinh đại ngã mạn như vậy?"Sư thưa: "Sinh tử là việc lớn, Vô thường quá mau."Tổ bảo: "Sao không ngay nơi đó thể nhận cái vô sinh, liễu chẳng mau ư?"Sư thưa: "Thể tức vô sinh, liễu vốn không mau."Tổ khen: "Đúng thế! Đúng thế!"Đại chúng nghe vậy đều ngạc nhiên. Sư bây giờ mới đầy đủ trang nghiêm lễ bái Tổ. Lát sau, Sư cáo từ, Tổ bảo: "Trở về mau quá!"Sư thưa: "Vốn tự không động thì đâu có mau."Tổ hỏi: "Cái gì biết không động?"Sư thưa: "Ngài tự phân biệt."Tổ bảo: "Ngươi đạt ý vô sinh rất sâu!"Sư thưa: "Vô sinh há có ý sao?"Tổ hỏi: "Không có ý, cái gì biết phân biệt?"Sư thưa: "Phân biệt cũng không phải ý."Tổ khen: "Lành thay! Lành thay!"Sư lưu lại một đêm hỏi thêm đạo lí và sau đó cùng Huyền Sách xuống núi. Thời nhân gọi Sư là "Giác giả một đêm", Nhất túc giác (zh. 一宿覺).Sư sau trụ trì ở Ôn Giang, học chúng đến tấp nập. Đời Đường, niên hiệu Tiên Thiên thứ hai, ngày 17 tháng 10, Sư ngồi vui vẻ thị tịch, thọ 49 tuổi. Vua sắc phong là Vô Tướng Đại sư, tháp hiệu Tịnh Quang.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.Dumoulin, Heinrich:Geschichte des Zen-Buddhismus I. Indien und China, Bern & München 1985.Geschichte des Zen-Buddhismus II. Japan, Bern & München 1986.
Yongjia Xuanjue (Chinese: 永嘉玄覺; pinyin: Yòngjiā Xuānjué; Wade–Giles: Yung Chia; Japanese: 永嘉玄覚 or Yōka Genkaku; Korean: Yongga Hyǒngak; Vietnamese: Vĩnh Gia Huyền Giác), also known as Yongjia Zhenjue (Chinese: 永嘉真覺),[1] was a Zen and Tiantai Buddhist monk who lived during the Tang dynasty. The name Yongjia is derived from the city of his birth, which is now called Wenzhou.[2] He is also known by his nickname "The Overnight Guest" because of his first encounter with his teacher, Huineng. On a visit to Caoxi (漕溪), where Huineng's Nanhua Temple is located, Yongjia was convinced to stay just one night, during which his enlightenment was acknowledged. He supposedly died while meditating in 713.[3] He is best remembered today as the author of the Song of Enlightenment, often known by its Japanese name Shodoka (證道歌).[2][4]This work remains popular in contemporary Zen practice. For example, Kosho Uchiyama quotes the following when giving his instructions on seated meditation:
Neither try to eliminate delusion, nor search for what is real. This is because ignorance, just as it is, is the Buddha Nature. This worldly body itself which appears and disappears like a phantom is nothing other than the reality of life. When you actually wake up to the reality of life, there is not any particular thing which you can point to and say, 'this is it'.
In other words, Uchiyama explains, while one should not be "dragged around" by the thoughts that occur during meditation, one should also not try to extinguish them as they are an expression of true reality.[5] Xuanjue is also known for the Yongjia ji (永嘉集), a collection of his writings.[1]