HT Thích Phổ Tuệ
Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ thế danh là Bùi Văn Quý, sinh ngày 12 tháng 4 năm 1917 tại thôn Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.[1] Sư xuất gia năm 1923, tại chùa Quán, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Khi 8 tuổi thụ Sa di giới, 20 tuổi thụ Đại giới Tỷ khiêu và Bồ tát giới tại Đại giới Đàn chùa Bút tháp - Thuận Thành - Bắc Ninh năm 1937, cùng đàn thọ giới còn có người bạn thân thiết Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Bích, Sư đi sam học ở hầu hết các sơn môn lớn thời bấy giờ như: Tế Xuyên, Hương Tích... cuối cùng dừng chân tại Đa bảo sơn môn danh tiếng thứ 2 như câu ca dao " Nhất Đọi, Nhì Đa (đa bảo), thứ ba khê Hồi"
Sơn môn Viên Minh - Đa Bảo do Pháp Sư Nguyên Uẩn sáng lập năm 1900, sau đó do đệ Nhị tổ Thích Quảng Tốn trụ trì, năm 1961 HT. Thích Quảng Tốn viên tịch, Đại lão HT. Thích Phổ Tuệ về kế vị thầy tổ của mình làm trưởng sơn mônthứ ba của sơn môn Viên Minh - Đa bảo.
Không theo trào lưu du học Nhật bản những năm 1950 như các vị tăng thời đó, ông tu hành ẩn cư nơi thôn dã tại làng Ráng - Phú Xuyên - Hà Nội, sau 50 năm thọ đại giới năm 1987 pháp chủ đương thời phái 3 cao tăng: Kim Cương tử, Thích Thiện Siêu, Thích Tâm Thông tới trụ xứ mời ông lên Hà Nội đảm trách các chức vụ của giáo hội và chủ trì hiệu đính Đại Tạng Kinh Điển.
Từ năm 1953 đến 1958, HT. Thích Phổ Tuệ hoạt động Phật sự tại chùa Kim Đới, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Từ năm 1987 đến nay, ông giữ nhiều chức vụ trong Phật giáo Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam:
Ông là người nổi tiếng tinh thông kim cổ và là người có đóng góp không nhỏ trong việc biên soạn và dịch thuật nhiều tác phẩm về Phật học ở Việt Nam. Hiện sư đang trụ trì Viên Minh Tự (tên tục là chùa Ráng) huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Ông nhiều năm liền giữ ngôi Đường Chủ của các trường hạ tại Hà Nội, Hưng Yên... cũng như Ngôi Hoà thượng đầu đàn trong rất nhiều Đại Giới Đàn ở các tỉnh.
Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VI (2007), HT. Thích Phổ Tuệ được Đại hội suy tôn ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trở thành Pháp chủ thứ ba của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (Sau Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Hòa thượng Thích Tâm Tịch).
Ngày 24 tháng 11 năm 2012, Đại hội Đại biểu Phật giáo Toàn quốc lần thứ VII đã thống nhất tái suy tôn Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ giữ ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.[2]
Tác phẩm
HT đóng góp lớn trong nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn, dịch thuật về Phật học như: Đại từ điển Phật học, Đại Luật, Đại tạng kinh Việt Nam, Đề cương Kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật Tổ Tam Kinh, Phật học là tuệ học.