192- Đại Sư Shabkar
Shabkar Tsokdruk Rangdrol (Tib. ཞབས་དཀར་ཚོགས་དྲུག་རང་གྲོལ་, Wylie. zhabs dkar tshogs drug rang grol) (1781-1851) was a Tibetan Buddhist yogi and poet from Amdo. Shabkar's yogic and poetic skill is considered second only to Milarepa.[1][2]
Shabkar begin his spiritual practice early, completing a one year retreat at the age of 16, later becoming a Gelug monk at 20.[3]Shabkar studied with masters of all major Tibetan Buddhist schools including Gelug and Nyingma, and received Dzogchenteachings from his main root guru Chögyal Ngakgi Wangpo.[4] He spent years in solitary retreats in various caves, woods and mountains of Tibet.[5]
Shabkar's works express non-sectarian ideals similar to those of the 19th century Rimé movement, even though he predates the movement by about three decades and never met with any of the Rime masters from Kham.[6] Shabkar also held that even non-Buddhist religions are manifestations of the Buddhas:
“Thus, one should know all the tenets of the religions of Buddhism and non-Buddhism—for example, other religions, Bönpos, the Chan Buddhists, the Nyingma, the Kagyus, the Sakya, the Geluks, and so forth—to be the emanations of the buddhas and bodhisattvas.”[7]
Shabkar was a prolific writer, his collected works running into several volumes. One of his key works is a series of poems on Trekchö and Tögal, Khading Shoklap—Flight of the Garuda which has become an important text in the Nyingma Nyingthig tradition.[8]
He also wrote a spiritual autobiography in mixed prose and verse, which is considered one of the lengthiest and most masterful of the Tibetan namtar literature.[9]
Shabkar also wrote works promoting vegetarianism and compassion for animals.[10]
Contents
Writings
Ngài đã bỏ gần như trọn cuộc đời trong động thất, hoặc vân du đây đó khắp nơi như một kẻ hành hương, thăm viếng rất nhiều những địa điểm linh thiêng tại Tây-Tạng và toàn vùng Hy Mã Lạp Sơn -- từ Amdo và vùng biên giới Mông Cổ ở phía bắc nơi ngài đã chào đời, cho đến rặng núi hùng vĩ ở Amnye Manchen, và từ đó, ngang qua hai tỉnh U và Tang ở miền trung, cho đến những khe núi ở Tsari, rồi đến Kailash, đỉnh núi linh thiêng ở miền tây, và sau đó, xuôi nam xuống thung lũng Kathmandu ở xứ Nepal.
Shabkar đã kể lại cho chúng ta nghe về sự nghiệp tâm linh của ngài, khởi đầu bằng sự phát tâm từ bỏ thế gian ngay trong thời thơ ấu, để cuối cùng dẫn đến thành đạt trọn vẹn quả vị giác ngộ.
Ngài là một người tột cùng tự do, sống bên lề xã hội. Phần lớn cuộc đời, ngài đã sống ẩn dật, trên những rặng núi cao, không có ai bên cạnh chăm lo cho cả, ngoại trừ, nếu có, một số rất ít những đệ tử tâm truyền nhất. Những đệ tử này là những người có đủ khả năng và ý chí để chịu đựng những khó khăn thử thách gây ra bởi cảnh sống khắc nghiệt, và đã nếm được vị tự do tuyệt hảo đến từ sự hoàn toàn từ bỏ những lo lắng tầm thường thế gian.
Đại sư Shabkar không hề bị lệ thuộc vào khuôn mẫu mực thước của xã hội hay của tăng đoàn, và tuy là một vị tỳ khưu thọ đủ tất cả các giới, ngài chưa hề bao giờ liên kết mật thiết với một hệ thống tăng-già có thế lực nào cả, cho dù bất cứ khi nào có dịp là ngài cũng đến thăm viếng và gia ơn [cho chư tăng tại các tu viện], nhiều khi với một tấm lòng quảng đại tuyệt vời. Rất yêu mến giới luật của đời sống tu viện, nhưng cũng hoà mình thể nhập trong cách sống tự do và cách hành pháp của những đạo sư du-già tu theo Mật-điển, chắc chắn ngài đã hiện ra như một mẫu người lập dị trong những chuyến hành hương liên tiếp của ngài, mặc y vá đụp của một vị tỳ khưu, với giải khăn choàng màu trắng khoác vai và với mái tóc dài không cắt tỉa của một đạo sư du-già.
Y phục bất thường của đại sư Shabkar đã phản ảnh hết sức trung thực nhân cách và những nỗ lực tâm linh của ngài. Là một vị tỳ khưu mà cũng là một đạo sư du-già, trong khi hành pháp, ngài đã phát triển pháp tu của Tiểu-Thừa bằng tâm đoạn tuyệt thế gian, pháp tu của Đại-Thừa bằng tâm đại từ bi đối với tất cả chúng sinh, và pháp tu du-già tối mật của Mật-Thừa. Cả ba thừa này đều hiện diện trong Phật-giáo Tây-Tạng, được áp dụng từng giai đoạn trên con đường tu, và có liên hệ rất nhiều với giòng truyền thừa Kadampa. (Huệ Hương ST)