Bồ Tát Trần Na
Luận Sư Trần Na tức Đại Vức Long là đệ tử của Ngài Thế Thân đã sáng lập ra môn Nhân Minh Học ra Phật giáo vào thế kỷ thứ 6. TL
( thế kỷ thứ 6nhà duy thức học nổi tiếng Bồ tát Trần Na, thông qua nghiên cứu cổ Nhân Minh, trên cơ bản trước kia đối với việc cấu thành Nhân Minh và hình thức suy lý đã tiến hành sự cải cách rất quan trọng. Ngài đã trước tác tám bộ luận Nhân Minh : “Quán tam thế luận”, “Quán tổng tướng luận”, “Nhân môn luận”, “Tự nhân môn luận”, “Lý môn luận”, “Thủ lý thi thiết luận”, “Tập lượng luận”, “Nhân luân luận”. Đổi “Cửu câu nhân” của “Cổ Nhân Minh” thành “Nhân tam tướng” tức là “Biến thị tôn pháp tánh”, “Đồng phẩm định hữu tánh” và “Dị phẩm biến vô tánh”. “Biến thị tôn pháp tánh” nghĩa là nhấn mạnh tính chất mà từ trong “nhân” đưa ra nhất thiết phải là chư pháp phổ biến vốn có ở trong “Tôn”, vấn đề có liên quan đến là tính chu diên của khái niệm. “Đồng phẩm định hữu tánh” nghĩa là tính chất mà “nhân” đưa ra nhất định phải chung có trong sự vật đồng loại. “Dị phẩm biến vô tánh” nghĩa là cái tính chất mà “nhân” đưa ra nhất định không có trong sự vật khác loại. Phương pháp như vậy thì bảo đảm tính chính xác của “nhân”. Bồ tát Trần Na tiến tới lấy “ngũ chi tác pháp” Tôn, Nhân, Dụ, Hợp, Kết của “cổ Nhân Minh” đổi thành “tam chi tác pháp” Tôn, Nhân, Dụ, cho rằng hai chi Hợp, Kết trong “ngũ chi tác pháp” trên thực tế tức là trùng lập với ba chi trước, chỉ cần có đầy đủ ba chi : tôn, nhân, dụ thì có thể bảo đảm tính chính xác của suy lý, và có thể bảo đảm tính tất nhiên lôgích của suy lý. Sự cải biến hình thức suy lý của Nhân Minh này, từ suy lý loại tỷ phát triển thành suy lý diễn dịch. Đây chính là sự cống hiến trọng đại của Bồ tát Trần Na đối với Nhân Minh học, Nhân Minh sau khi được Ngài cải tiến, được gọi là “Tân Nhân Minh”. Vì thế Bồ tát Trần Na được xưng là cha của nền lôgích học trung thế kỷ.)