- 1.1 Lời Tự Trần
- 1.2 Lời Tựa Đầu Tiên
- 1.3 Nguyên Tựa Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.4 Tựa Khắc In Lại Thanh Quy Chứng Nghĩa
- 1.5 Lời Bạt
- 1.6 Thanh Quy Thiền Môn
- 1.7 Tán
- 1.8 Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng
- Quyển 01: Chúc Diên – Chúc Quốc Vương
- Quyển 02: Báo Ân
- Quyển 03: Báo Đáp Nguồn Gốc
- Quyển 04: Ân Đức Tổ Sư
- Quyển 05: Trụ Trì
- Quyển 06: Hai Dãy Đông Tây Lang
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Thượng
- Quyển 07: Đại Chúng - Phần Hạ
- Quyển 08: Tuổi Đạo
- Quyển 09: Những Đồ Pháp Khí, Hiệu Lệnh
Thông Tin Thư Từ, Thư Truyền Pháp Đến, Di Thư
Đầu tiên làm Trụ Trì ắt hẳn thông báo thư từ để không vong bản. Nếu thư truyền pháp đến Trụ Trì phải thăng tòa thuyết pháp, tùy cơ mà nói, bởi vì lập đàn pháp giáo hóa phải tương tục làm cho giáo pháp tồn tại mãi. Nếu pháp sư nối dòng pháp (hoặc thầy thế độ hay y chỉ sư có di thư đến lập tức đưa vào giảng đường đặt lên bàn, treo hình Thầy lên để cúng giác linh. Trụ Trì xuất tiền sai thị giả mời vị đại diện tới cúng, phải cho trang nghiêm thanh tịnh; cho 2 dãy (liêu) đại chúng biết hoặc trong ngày hoặc cách đêm trước lên chánh điện cho chúng hay (nghi thức thượng đường xem ở trước), nói pháp thương cảm rồi xuống tòa đến bàn giác linh niệm hương, đọc lời buồn kể.
Lập đàn tụng Kinh, nhóm chúng để tụng niệm (tụng kinh gì, ngày nào tùy ý quyết định). Ngày đầu cúng ngọ, phải quỳ dâng cúng sớ. Xem chương tôn Tổ ở trước về phần lễ kỵ. Song tiếp di chúc thư đến, nghi tiết cũng giống nghi này. Chỉ có điều nên lập long vị (nên đặt nơi thật yên tịnh) không treo hình. Cúng đất đai không cần phải quỳ, cũng không phải đắp y, không lạy (chỉ xá) mà chỉ tiến lùi với tâm trạng lặng lẽ mà giữ vẽ bình tĩnh mong đợi. Muốn rõ hơn xem chương khách đường có qui định.
Phụ: Lời Sớ Cúng Tiến Pháp Sư (Giác Linh) như sau:
Từng nghe rằng, linh tánh vắng lặng, quán bào ảnh biết cuộc phù sanh chìm nổi; sữa pháp lênh láng; tìm đạo phong mà suy gốc ngọn; giọng cáo tang chợt đến; kính trải lòng thành, ngưỡng mong đức Thế Tôn điều ngự chứng giám đức của tiên giác. Thiết nghĩ rằng: Tôn sư viên tịch thượng A hạ B Hòa Thượng, tên đời… quê quán… tên chùa và ngày sanh, ngày tịch… Thêm: hiện tướng sanh diệt như đài gương soi không đến đi, hợp cơ Phật Tổ, như thổi lông đủ lung linh tác dụng, tiếp tục huệ mạng nơi thâm viễn. Chấn chỉnh tông phong trong thời mạt pháp, làm cho đèn Tổ rạng ngời ánh sáng chiếu soi việc Phật mới nên thành tựu. Thương tiếc pháp tràng bỗng gãy đổ… tên người được phó chúc. May mắn được thấm nhuần ân giáo hóa, đau đớn thay giờ này cô quả; tưởng áo khăn còn đó hình ảnh khó phai mờ. Những bữa cơm văn vẻ đượm tình, đặc biệt điển hình tụng Kinh Phạm Võng (thay…). Ngưỡng trông từ lực để báo đáp ân sư. Lại nguyện: giác linh thầy… Hòa Thượng đại vắng lặng trong ánh sáng sánh với tỳ lư thọ dụng. Nhất chân pháp giới, lấy bảo tạng để trang nghiêm. Hồi hướng mưa pháp nhuận khắp quần sanh khiến cho tòng lâm hưng thạnh, mong cho đạo mạch được lưu thông. Cung thỉnh Tam Bảo chứng minh phúng kinh văn sớ cung tiến thầy.
Ngày …tháng… năm… môn đồ pháp quyến đệ tử… chí thành dâng sớ.
Ghi chú: Trong sớ phải đọc thêm: bổn sư đức hạnh ở đây sợ rườm rà nên không ghi ra hết. Cúng bổn sư thế độ, thầy giáo thọ, y chỉ sư tùy đó thay đổi, theo như các nghi thường.
Chứng nghĩa trích Ngu Am Chích Cổ ghi rằng: Hòa Thượng Chân Tịnh có lúc bảo thị giả: “Đi mời lão Hòa Thượng đến”. Thị giả mời thiền sư Nam đến thật đúng lúc. Ngài Tịnh lấy tay sờ trán than rằng: “Không phải lão Hòa Thượng đây đâu mà đến nổi như thế này!”. Hòa Thượng Tiềm Am Nguyên mỗi lần thấy Nam thiền sư liền rơi lệ, than rằng: “2 người này có thể nói nghĩ tới hiếu không rời”, nên ghi thêm vào đây.
Gửi ý kiến của bạn