Bài # 2: CỐ TẬP TU THẬT TỐT, ĐỜI HẠNH PHÚC HƠN
Trưới tiên chúng tôi xin nhắc lại niêm luật thơ 8 hoặc 9 chữ
để quý vị nhớ và không khó chịu khi đọc những đọan thơ lạc vần.
Ví dụ:
Muốn Tiêu Trừ Nghiệp Chướng, Thay Đổi Vận Mệnh. (1)
Hãy Hiếu Dưỡng Mẹ Cha, Lạy Phật hàng ngày. (2)
Luôn Niệm Phật, Bố Thí, Cúng Dường, Ăn Chay. (3)
Còn điều quang trọng: phải Phóng Sanh: Nguyện Thành. (4)
***
Niêm luật thơ 8 hoặc 9 chữ có nhiều cách. Chúng tôi áp dụng:
Chữ cuối câu 2 (ngày) và chữ cuối câu 3 (chay) cùng vần.
Còn 3 chữ nữa ở vị trí ghi bên dưới cùng vần càng tốt.
Nhưng quý vị thấy: ở ví dụ này những chữ màu đỏ: (Mệnh và Phật)
không cùng vần.// Chữ Chay câu 3 và chữ Sanh câu 4
không cùng vần.// Nói chung ở thể thơ 8 hoặc 9 chữ: nơi nào
không thể dùng cùng vần thì dùng cùng THANH vẫn được.//
Tức là 2 chữ phài cùng thanh TRẮC hoặc cùng thanh BẰNG.
Thanh Trắc: sắc, nặng, hỏi, ngã//Thanh bằng: huyền, không dấu.
***
Bây giờ, kính mong những bạn đạo hữu duyên hãy cùng chúng tôi
thực tập tốt những đoạn thơ 4 câu dưới đây:
(1):Tôi làm thơ chuyên về những Điều Răn Dạy.
Trước giúp mình: cố học lấy Điều Hay.
Sau mong người thích: hãy thực tập hằng ngày.
Hy vọng đời thay đổi: tốt thay Lành Nhiều !
***
(2): Vọng Tâm là buồn khổ, giận tức, thù hiềm,...
Thân, Tâm mỗi lúc bệnh càng nhiều, biết không?!
Chưa hết: lúc chết sẽ Tàn Phá Linh Hồn.
Làm cho Thần Thức phải Luân Hồi Sáu Nơi !
***
(3): Nhớ lời khuyên: “Một điều nhịn, chín điều lành”
Bị xử tệ, hãy cố làm thinh: nhớ đời.
Còn không, bao điều xấu đến liền ngay thôi !
Ấy, Nhẫn Nhịn nếp sống hiền hòa, tuyệt thay !
***
(4): Hãy luôn ghi nhớ: “Chịu Thiệt thì dưỡng Đức”
“Chịu Nhẫn sẽ dưỡng Tâm” cố thực hành nhiều !
Làm được vậy “Túi Phúc” thêm biết bao nhiêu !
Còn chỉ làm một: cũng là điều đáng noi !
***
(5): Tu làm sao nên Sống Chân Thành, Đơn Giản,...
Kỵ: cố tỏ Thanh Cao, Hoa Mỹ từng lời.
Tự cho mình cao cả phán xét mọi người !
Thật ra: chẳng ai Hoàn Hảo, cả mình vậy thôi !
***
(6): Tập Tu đừng: -xem nặng Được, Mất, Hơn, Thua,
-Gian Manh, Dối Trá,...chẳng ai ưa đâu nào !
Phải cố sửa những điều xấu ấy cho mau.
Khỏi Ân Hận: gánh Nhiệp do mình tạo ra !
***
(7): -Người Ích Kỷ, Lươn Lẹo, Dối Trá, Tham Lam,
Dâm Dục, Cáu Gắt lẫn Ngu Si quá nhiều.
-Người Thích Giúp Đỡ, Bênh Vực, Biết Thương Yêu,...
Kiếp sau nhận đúng: Tội, Phước xưa đã làm !
***
(8): Tại sao Đức Phật dạy tránh ăn Ngũ tân?
Gồm: Hành, Hẹ, Kiệu, Nén, Tỏi cần khắc ghi:
Ăn sống sinh Cáu Gắt, Nóng Giận tức thì.
Ăn chín Ham Tình Dục có khi quá nhiều.
***
(9): Để tránh Khẩu Nghiệp, nhớ xa những điều sau:
Chuyện Không Rõ, nhớ: đừng gọi nhau lắm lời.
Chuyện Không Có: đừng thêm thắt, chẳng chuyện chơi.
Phải thận trọng: Chuyện Tổn Thương Người tránh xa.
***
(10): Còn Chuyện Của Người, chớ bàn tán ba hoa.
“Bớt Nói, Bớt Họa”: đó chính là Châm Ngôn.
Nhớ: KHẨU NGHIỆP nặng tội lắm, chớ khinh lờn.
Hàng ngày ÍT NÓI, ấy người khôn trên đời.
***
(11): Có kẻ Nói Xấu người để gây Chia Rẽ.
Tội nặng lắm, nhưng lại khinh dể, cứ làm.
Hiện tại chưa đủ duyên, cuộc sống bình an.
Ngày kia NGHIỆP ĐỔ, cứ gặp toàn trái ngang.
***
(12): Câu: “ Bảy mươi chưa què, chớ khoe rằng lành”
Khuyên người may mắn sống Khiêm Cung hàng đầu.
Chớ nên chê kẻ gặp Nghịch Cảnh,...khổ đau.
Để khỏi gặp Quả Báo về sau nặng nề !
***
(13): Người biết Tu: Hiện Tại Quý Giá vô cùng !
Họ tận dụng từng phút giúp mình tốt hơn.
Kết quả Thân Khỏe, Tâm An sướng nào bằng.
Ai tin: hãy thực tập dần dần đạt thôi !
Thành tâm cảm ơn quý vị đã đọc hết bài viết và cố gắng thực hành.
Được vậy, chúng tôi xin đem công đức này hồi hướng tất cả pháp giới
chúng sanh tương lai đồng sanh về Tịnh Độ./.