Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật A Di Đà Và Chư Phật Mười Phương Tán Thán Đức Phật Thích Ca

30/05/202511:43(Xem: 1139)
Đức Phật A Di Đà Và Chư Phật Mười Phương Tán Thán Đức Phật Thích Ca

Buddha-312
ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ VÀ

CHƯ PHẬT MƯỜI PHƯƠNG

TÁN THÁN ĐỨC PHẬT THÍCH CA

Tâm Tịnh

Công đức và trí huệ của Chư Phật là bất khả thuyết, bất khả luận, bất khả lượng, như lời Phật dạy trong Tăng Chi Bộ, Chương 4 Pháp: Cảnh giới của các Đức Phật là không thể nghĩ bàn, nếu bàn luận, tâm sẽ bị cuồng loạn.

Vì lẽ đó (công đức và trí tuệ) mà các Đức Như Lai thường tán thán lẫn nhau. Tuy nhiên, công đức và trí tuệ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lại càng không thể luận bàn, vì ở trong thế giới ta bà uế tạp ngũ trược, mà ngài đạt đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, chuyển bánh xe pháp luân, giáo hóa chúng sinh cang cường khó dạy, khó ưa vì tà kiến, cố chấp, nhiều phiền não, tật đố, ganh tỵ, gièm pha, cuồng ngôn, tham lam, bỏn xẻn, tà dâm, buông lung, nhiều giận hờn, oán thù, nuôi mạng sống bằng cách ăn nuốt lẫn nhau, lừa lọc, dối trá, não nhiệt, kiêu mạn vv. Ở trong môi trường kiếp trược, kiến trược, mạng trược, chúng sanh trược, phiền não trược như thế, bằng trí tuệ siêu việt, Ngài vận dụng nhiều phương tiện thiện xảo cứu độ chúng sanh tùy theo căn duyên của hữu tình. Công đức và trí tuệ của Đức Phật Thích Ca được Đức Phật A Di Đà và vô lượng vô biên chư Phật trong mười phương đều tán thán, như đã được ghi lại trong Kinh Bi Hoa, được tóm lược, và những trích dẫn như sau đây:

Hằng hà sa số A-tăng-kỳ kiếp, tiền thân của Đức Phật Thích Ca là một vi Đại Thần của Vua Chuyển Luân Thánh Vương Vô Tránh Niệm (Tiền thân của Phật A Di Đà) có tên là Phạm Chí Bảo Hải. Thời đó, Vua có một  hoàng tử sau khi khôn lớn, cạo bỏ râu tóc xuất gia, mặc pháp phục, chứng thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tên là Bảo Tượng Như Lai. Phạm Chí Bảo Hải khuyên Vua cùng với các người con và vô số bồ tát phát tâm bồ đề trước Bảo Tượng Như Lai. Thời đó, Vua Vô Tránh Niệm đã phát ra 48 đại nguyện, được gọi là Bồ Tát Vô Lượng Thanh Tịnh, được Đức Phật Bảo Tượng thọ ký trong đời vị lai sẽ thành Phật A Di Đà ở cõi nước Cực Lạc trang nghiêm. Phạm Chí Bảo Hải là người phát tâm Bồ Đề cuối cùng với 500 đại nguyện, khiến vô lượng chư Phật khắp mười phương đều rúng động và cả Bồ Tát Vô Lượng Thanh Tịnh (Tiền thân của Phật A Di Đà) cảm động rơi lệ tán thán cùng với những người con, những tiền thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát vv, đều tán dương bằng những bài kệ, như đã được ghi lại trong Kinh Bi Hoa, như đoạn trích sau:

1.    Vua Vô Tránh Niệm, Bồ Tát Vô Lượng Thanh Tịnh Tiền thân của Phật A Di Đà, cùng với những người con, tiền thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát vv đều tán thán như đoạn trích sau:

Khi nghe nói như vậy xong, Chuyển Luân Thánh vương  với vô lượng thanh tịnh, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, cảm động rơi lệ, chắp tay hướng về Phạm chí, đầu mặt kính lạy và nói kệ:

Nay nguyện của Ngài

Bền vững sâu xa

Hy sinh vui riêng

Vì các chúng sinh

Phát tâm đại bi

Vì dạy chúng con

Các pháp chân thật

Pháp tướng thù thắng.

Bấy giờ, Bồ-tát Quán Thế Âm nói kệ khen ngợi:

Chúng sinh nhiều tham đắm

Nay Ngài không vướng mắc

Đối các căn cao, thấp

Được tự tại từ lâu

Nên tùy theo chúng sinh

Khởi thệ nguyện đầy đủ

Đời vị lai sẽ được

Trí tạng Đà-la-ni.

Bồ-tát Đắc Đại Thế nói kệ khen:

Vô lượng ức chúng sinh

Vì thiện nên nhóm họp

Biết ngài đại từ bi

Tất cả đều rơi lệ

Tu tập các hạnh khổ

Xưa nay chưa từng có.

Bồ-tát Văn-Thù-Sư-Lợi nói kệ khen:

Tinh tấn thiền định

Hết sức bền vững

Trí tuệ thắng diệu

Phân biệt hoàn toàn

Ai đem hoa hương

Cúng dường đến Ngài

Hôm nay được Ngài

Hoan hỷ nhận lấy.

Bồ-tát Phổ Hiền nói kệ khen:

Tất cả chúng sinh

Tâm siêng tu tập

Sinh tử đói khát

Vào núi tà kiến

Ăn nuốt lẫn nhau

Không có tâm thiện

Ngài vì đại bi

Cứu độ tất cả.

2.   Chư Phật mười phương khen ngợi và sai các bồ tát thị giả đến cúng dường Bồ Tát Đại Bi, như đoạn trích dưới đây:

Phật bảo Bồ-tát Tịch Ý:

-Thiện nam tử, khi ở trước Như Lai, Phạm chí Bảo Hải quỳ gối bên phải sát đất thì đại địa chấn động sáu cách. Tất cả thế giới trong mười phương nhiều như vi trần trong một cõi Phật cũng chấn động sáu cách. Có vầng ánh sáng lớn tỏa chiếu khắp thế gian, mưa vô số hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha mạn-đà-la, hoa Ba-lợi-chất-đa, hoa Mạn-thù-sa, hoa Ma-ha mạn-thù-sa cùng vô lượng ánh sáng chiếu khắp mười phương, như trong một cõi Phật. Chư Phật hiện tại khắp nơi nhiều như số vi trần trong các thế giới, tịnh hoặc bất tịnh giảng thuyết chánh pháp cho tất cả chúng sinh…

Phật Bảo Tượng nói: Này Thiện Nam Tử (Đại Bi Toàn Thiện Bồ Tát, Phạm Chí Bảo Hải)

Ông dùng âm thanh đại bi khiến cho chư Phật, Thế Tôn như số vi trần nơi một cõi Phật ở khắp mười phương sai sứ giả đến khen ngợi hiệu ông là Thành Tựu Đại Bi. Khen ngợi xong, lại dạy đại chúng này cúng dường ông.

3. Bảo Tượng Như Lai, chư Phật mười phương cùng với Bồ Tát Vô Lượng Thanh Tịnh (tiền thân của Phật A Di Đà) vv tán thán, ngợi khen Đại Bi Toàn Thiện Bồ Tát vì đại nguyện của ngài, không những thực hành những khổ hạnh khó làm của Ngài trong các cõi ô uế khi còn là Bồ Tát, mà còn thành Phật trong thế giới ta bà tà ác ngũ trược, là bậc đại trượng phu hùng lực mạnh mẽ, thể hiện đại bi sâu dày, vì chúng sanh cang cường khó dạy, khó điều phục mà thành Chánh Đẳng Giác, dùng trí tuệ phương tiện thiện xảo giáo hóa hữu tình, như lời dạy của Đức Phật Bảo Tượng, được ghi lại trong đoạn trích dưới đây:
Thiện nam tử, ông đã giáo hóa vô lượng, vô biên a-tăng-kỳ chúng sinh, làm cho họ an trụ nơi Chánh giác.

Các chúng sinh này đi đến chỗ Ta, mỗi người tự phát vô số thiện nguyện, nhận thế giới Phật tịnh hoặc bất tịnh. Tùy theo sở nguyện của họ, nên Ta đã thọ ký.

Thiện nam tử, Bồ-tát nào ở trước Ta, nguyện nhận Tịnh độ, dùng tâm thanh tịnh hoàn toàn tự điều phục, cứu giúp chúng sinh, trồng các căn lành thì vị ấy được gọi là Bồ-tát nhưng không phải là đại trượng phu hùng lực mạnh mẽ, không phải là Bồ-tát có đại bi sâu dày, vì chúng sinh mà cầu thành Chánh giác.

Bồ-tát nào nguyện nhận cõi Phật thanh tịnh tức là Bồ-tát xa lìa đại bi. Lại nữa, người nào không nguyện đi vào Nhị thừa là Bồ-tát không có phương tiện và trí tuệ khéo léo, không có tâm bình đẳng.

Bồ-tát nào phát thệ nguyện làm cho thế giới của mình xa lìa Thanh văn, Bích-chi-Phật thừa, diệt gốc bất thiện, không có các người nữ cùng ba đường ác, thành Chánh giác xong, chỉ dùng Đại Bồ-tát làm đại quyến thuộc, thuyết pháp Đại thừa vô thượng, tuổi thọ vô lượng, trụ mãi nơi đời trải qua vô số kiếp, chỉ thuyết pháp vi diệu cho người có tâm thiện, điều phục thanh tịnh, thành tựu thiện căn thì vị ấy tuy được gọi là Bồ-tát nhưng không phải Đại sĩ. Vì sao? Vì không có phương tiện thiện xảo và trí bình đẳng.

Phạm chí, ông đang ở trong vô lượng, vô biên, vô số ruộng hoa của đại chúng Bồ-tát này mà phát nguyện được thọ ký, vậy là ngay trước Phật, ông đã phát sinh ra Hoa sen trắng đại từ bi để nhận lấy đời năm trược xấu ác với những chúng sinh nhiều nghịch tội, đã tạo ra tất cả các căn bất thiện và ở trong ấy để tùy thuận mà điều phục họ.

4.               Chư Phật tán thán Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, được ghi lại trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh như đoạn trích dẫn sau:

Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tát cả thế gian khó tin này”.

5.                      Đức Phật Thích Ca được ví như người Cha lành, Đức Phật A Di Đà được ví như người Mẹ hiền, chúng sanh ở trong cõi ta bà ngũ trược được ví như những đứa con thơ rơi xuống giếng sâu: Cha lành dũng mãnh nhảy xuống giếng, tìm phương tiện đưa các con thoát ra khỏi giếng, và trao cho người Mẹ hiền ôm giữ chặc, không cho rớt xuống giếng lại nữa, (tức là vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ, vượt qua tam giới, không còn luân hồi (khổ nạn), trụ bất thối chuyến cho đến thành Phật). Thí dụ ấn tượng này thể hiện tấm lòng đại từ đại bi của chư Phật, được ghi lại trong Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Vãng Sanh Tịnh Độ Bản Duyên như đoạn trích dẫn sau:

Các ông nên biết, ngày hôm nay Ta (Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật) và Phật A-Di-Đà trước sau chỉ có một pháp giáo hóa. Giống như cha mẹ có một đứa con còn thơ bé, chẳng may rơi xuống giếng sâu. Người cha vội vàng xuống giếng vớt lên đặt trên bờ. Người mẹ bế đem về chăm sóc nuôi dưỡng. Thân thuộc trợ giúp người mẹ bồi dưỡng ý chí cho đứa bé, rồi kết thành tình bằng hữu, không còn để bé phải rơi vào giếng sâu nguy hiểm nữa. Các ông nên biết! Ta giống như từ phụ, chúng sanh trong đời năm trược như đưa bé rơi vào giếng sâu, A-di-đà Như Lai giống như mẹ hiền, bờ giếng giống như Tịnh Độ. Quán Thế Âm… giống như những bằng hữu. Được giai vị Bất thoái giống như không còn phải rơi lại giếng sâu. Ta vào cõi Ta-bà đầy dẫy năm trược giáo hóa chúng sanh ngu si trong sáu đường, nay họ sanh về Tịnh Độ, Phật A-di-đà luôn tiếp dẫn không bao giờ lìa bỏ. Quán Thế Âm, Đại Thế Chí giúp đỡ bảo vệ để không bị lui sụt. Tất cả những điều đó đều y theo nhân duyên thệ nguyện đời quá khứ.

Hơn 500 Đại Nguyện bi trí viên mãn của Đại Bi Toàn Thiện Bồ Tát, đã được thành tựu viên mãn, khi cách đây 2569 năm, Bồ Tát đã chứng đạt đạo quả Vô Thượng Bồ Đề, với danh Hiệu Thích Ca Mâu Ni Phật. Trong các đại nguyện được Đức Phật Bảo Tượng thọ ký, và vô lượng chư Phật tán thán, có nguyện để lại xá lợi để làm lợi ích cho chúng sanh như đoạn trích trong Kinh Bi Hoa như sau:

Bạch Đức Thế Tôn, ở thế giới Ta-bà, khi kiếp binh đao khởi lên, Xá-lợi của con sẽ hóa làm ngọc lưu ly xanh biếc từ đất hiện ra lên đến Trời A-ca-nị-tra (Trời Sắc Cứu Cánh, Trời Hữu Đảnh hay còn gọi là Trời Phi Phi Tưởng Xứ), mưa vô số hoa: hoa Mạn-đà-la, hoa Ma-ha mạn-đà-la, hoa Ba-lợi-chất-đa, cho đến trở lại ẩn nơi đất, tận nơi nền Kim Cang...

Bạch Đức Thế Tôn, như kiếp binh đao, kiếp đói khát, dịch bệnh nổi lên cũng lại như trên.

Bạch Đức Thế Tôn, giữa đại Hiền kiếp, sau khi con Bát-niết-bàn, các Xá-lợi này làm Phật sự như vậy, điều phục vô lượng, vô biên chúng sinh được Bất thối chuyển nơi ba thừa. (Kinh Bi Hoa Quyển 7, Hán Văn: Đàm Vô Sấm từ Phạn Văn. Việt Văn Thích Nữ Tâm Thường)

Đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký cho Phạm Chí Bảo - Đại Bi Toàn Thiện Bồ Tát (Tiền thân Đức Phật Thích Ca)

Này bậc Trượng phu hiền thiện, sau khi ông Bát-niết-bàn, chánh pháp trụ ở đời đủ một ngàn năm. Sau khi chánh pháp diệt, các Xá-lợi của ông tạo các Phật sự như ông đã nguyện, ở mãi nơi đời đem lại lợi ích cho chúng sinh như đã nói ở trên. (Kinh Bi Hoa Quyển 8, Hán Văn: Đàm Sấm từ Phạn Văn. Việt Văn Thích Nữ Tâm Thường)

Hòa vào không khí trang nghiêm và hoan hỷ của đông đảo tứ chúng và người dân Việt Nam trong việc tham gia cung rước, cung tiễn, trang trí tháp thờ xá lợi Phật, chiêm bái xá lợi Phật, và phục vụ bà con đến chiêm bái trong mùa Phật Đản 2025, Tâm Tịnh, con xin thành kính cúng dường bài tán thán Đức Phật bằng lời dạy của Như Lai, hy vọng nhờ vậy, quý thiện hữu, pháp hữu có duyên lành tham gia cung rước, cung tiễn, trang nghiêm nơi thờ tự xá lợi, hoặc/và chiêm bái xá lợi Phật, hoặc/và phục vụ bà con trong việc chiêm bái ,một phần nào đó, cảm nhận được ân đức vô biên của Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, của Chư Phật, qua đó phát sinh công đức vô lượng, như đã được ghi lại trong các Thánh Điển (từ Pali tạng cho đến Hán Tạng).

Với công đức chơn thiện phát sinh từ sự cúng dường và tùy hỷ với tất cả những hỷ tâm của toàn thể đại chúng, Tâm Tịnh, con xin nguyện cầu Hòa Bình cho Thế Giới, mọi người sống an yên, nhu thuận hiền hòa, hạnh phúc, và bình an khắp mọi loài chúng sanh trong cõi giới này cùng khắp pháp giới.

Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh nước Cực Lạc.

Trong tâm từ

Tâm Tịnh

Toowoomba, Queensland, 20/05/2025 (03/05/ Ất Tỵ)

Nguồn tham khảo:

1)Kinh Bi Hóa. Hán văn Đàm Vô Sấm dịch từ Phạn Văn, Đời Bắc Lương. Việt Văn: Thích Nữ Tâm Thường. Online https://phatphapungdung.com/phap-bao/kinh-bi-hoa-thich-nu-tam-thuong-113485.html

2) Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Vãng Sanh Tịnh Thổ Bản Duyên. Hán văn: thất dịch nhơn danh. Việt văn: Thích Chơn Nguyên. Online https://phatphapungdung.com/phap-bao/kinh-quan-the-am-bo-tat-vang-sanh-tinh-do-ban-duyen-165013.html

3) Phật Thuyết A Di Đà Kinh

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/06/2025(Xem: 757)
Bài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: thấy được cái không được thấy, nghe được cái không được nghe. Trong sách này, gọi ý chỉ đó là Tiếng Không Thành – viết theo âm Hán-Việt là Bất Quả Thanh.
07/06/2025(Xem: 682)
Trưới tiên chúng tôi xin nhắc lại niêm luật thơ 8 hoặc 9 chữ để quý vị nhớ và không khó chịu khi đọc những đọan thơ lạc vần.
04/06/2025(Xem: 861)
Dòng đời xưa nay vẫn thế, từng đời từng đời nối tiếp nhau, thịnh suy bất định, tụ tán vô kỳ. Kiếp người ở thế gian này trong vòng trăm năm, tuy nhiên thật sự “sống” chỉ vài mươi năm, còn lại phần lớn là thời gian của tượng hình, trẻ nít, bệnh tật, già nua… Có không ít người càng kéo dài tuổi thọ lại càng đau khổ: Đau khổ vì thể xác và cả tinh thần, sống không xong chết không được. Kiếp người ở thế gian này buồn vui lẫn lộn nhưng phần nhiều là buồn hơn vui. Suốt trăm năm ấy sum họp và chia ly cũng khó ai biết trước, sinh ly tử biệt là nỗi đoạn trường ai cũng phải qua. Muốn không được mà không muốn cũng không xong.
04/06/2025(Xem: 992)
Hôm 02/06/2025, chư Tôn đức Tăng Ni giáo phẩm GHPGVN Đà Nẵng, những đại diện lãnh đạo địa phương, đông đảo quý Phật tử và người dân hành lễ cung tiễn xá lợi Phật trong không khí trang nghiêm và tôn kính . Hàng ngàn Phật tử mặc đồng phục, pháp phục đứng hai bên đường bùi ngùi xúc động cung tiễn xá lợi Phật đến tận sây bay quốc tế Đà Nẵng ‘trở về’ quê hương Ấn Độ, nơi Đức Phật thị hiện đản sanh, giác ngộ, niết bàn, để lại cho đời vô số xá lợi và 84000 pháp môn, chỉ đường dẫn lối cho chúng sanh những cách sống an lạc, hạnh phúc, sống từ bi hỷ xả, được chơn lạc, nhơn thiên, niết bàn.
04/06/2025(Xem: 1032)
- Tu là tập cho mình thói quen quan sát lại chính mình. Cảm xúc đến rồi đi như những con sóng xô bờ. Khi tỉnh thức, bạn sẽ hiểu chúng đến từ đâu và nhận ra bản chất vô thường của các ý nghĩ cảm xúc và cả sự vô thường của vạn pháp. Nếu đang buồn chán, bạn không cần phải bám chặt lấy cảm xúc ấy mà hãy đơn giản để nó trôi đi. Cứ để cảm xúc phát khởi, sinh diệt một cách tự nhiên, bạn không can đè nén nó theo cách này hay cách khác.
02/06/2025(Xem: 1061)
Hàng năm vào tháng 4 âm lịch hoa sen bắt đầu nở, những đóa hoa sen tỏa hương thơm báo hiệu mùa Phật Ɖản lại trở về với người con Phật. Hòa chung niềm vui với Phật tử khắp năm châu, ngày chủ nhật 11 tháng 5 năm 2025 vừa qua, chùa Vạn Hạnh đã tổ chức Ɖại lễ Phật Ɖản Phật lịch 2569 để Phật tử và đồng hương về chùa cùng nhau cung kính đón mừng sự xuất thế gian của Ɖức Thích Ca.
02/06/2025(Xem: 848)
Vô-sanh là đặc điểm của Phật-giáo, là ách yếu của Phật-pháp, hiểu được vô-sanh là hiểu Phật-pháp, tu theo vô-sanh là tu chánh-dạo, chứng được vố-sanh là chứng thánh-quả; vậy cái pháp vô-sanh là thế nào, điều ấy chúng ta cần phải nghiên-cứu.
30/05/2025(Xem: 1500)
Nhân mùa Phật đản, để bày tỏ chút lòng về quê hương nguồn cội, hội Từ thiện Bodhgaya Heart Foundation đã cùng Chùa Thiện Thệ do Ni Sư Tn Huệ Lạc trụ trì tổ chức một phát quà cho bà con nghèo, cơ nhỡ, bịnh tật... Xin tường trình cùng chư Tôn Đức và chư vị hảo tâm đã góp một bàn tay cho thiện sự này. (18 05 2025)
28/05/2025(Xem: 1333)
ài viết này sẽ phân tích lời dạy của sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh về ý chỉ Thiền Tông: qua sông, bỏ bè, thấy thường trực không Phật, không ta, không người. Sách Trúc Lâm Tông Chỉ Nguyên Thanh là một tác phẩm về Thiền Tông Việt Nam xuất bản lần đầu vào năm 1796. Tác phẩm này được in trong Ngô Thì Nhậm Toàn Tập - Tập V, ấn hành năm 2006 tại Hà Nội, do nhiều tác giả trong Viện Nghiên Cứu Hán Nôm biên dịch.
24/05/2025(Xem: 1143)
(Lời người dịch: Bài này trích từ Viên Âm Nguyệt San, số 21, tháng 5 và 6, năm 1936. Tác giả là Viên Âm, được suy đoán có lẽ là Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám. Bài này kể chuyện một viên quan đời Vua Tự Đức, chỉ ra tánh vô thường và tánh vô ngã trong kiếp người. Đối với nhà Phật, hễ nhận ra tánh vô thường thường trực nơi thân tâm là đủ để giải thoát, không cần tu pháp gì khác nữa. Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ cùng từng có bài thơ, nói rằng muốn vượt qua dòng sông sinh tử để tới bờ giải thoát, thì hãy xem thân tâm như con trâu bùn qua sông, tan vào dòng sông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com