Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Pháp Hành Giữ Giới Bất Sát Sanh Tuyệt Diệu

12/04/202510:07(Xem: 543)
Pháp Hành Giữ Giới Bất Sát Sanh Tuyệt Diệu

PHÁP HÀNH GIỮ GIỚI BẤT SÁT SANH TUYỆT DIỆU

Tâm Tịnh cẩn tập

Giữ giới không sát sanh, cho dẫu trong tình huống tổn thương nghiêm trọng cho đến mất mạng, vẫn kham nhẫn, từ bi, không phản kháng, không phẫn nộ, không ác ý đối với kẻ hại mình, là pháp hành giữ giới bất sát sanh tuyệt diệu, vì lòng từ bi, vì trí đạo sáng suốt, mang lại kết quả tốt đẹp khả ái, khả hỷ.

20250412-1--000

1.   Một lòng giữ giới bất sát sinh chuyển xấu thành tốt

Chuyện Thiên Đế Thích nhờ thiện hành, không  vì giữ mạng sống của mình để hại chúng sanh, đã chuyển thua thành thắng quân A-tu-la, là một thí dụ minh chứng cho thiện quả khả hỷ do hành động chơn thiện, không hại chúng sanh cho dẫu tổn đến mạng sống  của chính mình (những con chim sí điểu con hoảng sợ khi thiên xa của Thiên chủ Sakka chạy quá nhanh do bị quân A-tu-la đuổi bắt), như được ghi lại trong Thánh Điển Tiền thân số 31[i]:

 Này bạn Màtali, tiếng kêu gì vậy? Nó kêu thật bi thương?

- Thưa Thiên đế, vì rừng cây bông lụa rơi xuống, do tốc độ cỗ xe ngài nghiền nát, các con chim Kim-sí-điểu sợ chết đồng thanh kêu gào như vậy.

Bậc Đạo Sĩ nói:

- Này bạn Màtali, chớ làm chúng mệt mỏi, vì chúng ta. Chúng ta không vì chủ quyền thiên giới mà sát sanh. Vì lợi ích của chúng, ta sẽ từ bỏ mạng sống và nộp mình cho loài A-tu-la! Hãy quay xe lại đi!

Nói vậy xong, Đế Thích đọc bài kệ:

Hãy để tổ chim con,
Hỡi này Mà-ta-li!
Trong rừng Sim-ba-li
Tránh miệng ác chủ tể,
Ta sẵn sàng nộp mạng
Cho các A-tu-la,
Chớ để các chim này
Bị xé nát khỏi tổ.

Thần đánh xe Màtali nghe lời Đế Thích, quay xe lại, đi về hướng thiên giới bằng con đường khác. Các thần A-tu-la thấy Đế Thích quay xe lại, tự nghĩ: "Chắc chắn các Đế Thích từ những thế giới khác đến, được sức mạnh tiếp viện, nên mới quay xe lại". Bị dao động vì sợ chết, chúng liền chạy trốn vào lâu đài A-tu-la.

Còn Đế Thích đi vào thành chư Thiên, đứng ở giữa thành, với Thiên chúng của hai thiên giới vây quanh. Trong thời khắc ấy, đất nứt ra, và lâu đài Vejayanta (Tối thắng) trồi lên cao một ngàn dặm...

2.  Kiên tâm giữ giới bất sát sanh, không hận thù, không ác tâm, không đánh trả kẻ hại mình, được sanh thiên ngay sau khi chết

Tích Truyện Kinh Pháp cú, XXIV Phẩm Tham Ái, 1. Con Cá Vàng kể rằng 500 đảng cướp kiên quyết giữ giới bất sát sinh khi vừa mới được thọ ngũ giới từ một vị ẩn sỹ, không phản kháng, không chống trả, không ác ý, cho dẫu bị dân làng đánh cho đến chết. Nhờ vậy, tất cả đảng cướp, sau khi thân hoại mạng chung, đều được sinh Thiên, thọ hưởng sự hỷ lạc ở các cõi trời dục giới trong khoảng thời gian giữa hai vị Phật – Đức Phật Ca Diếp – Kassapa và Đức Phật Thích Ca – Gotama.

[ii]Thời ấy, có năm trăm tên cướp, một ngày kia chúng bị rượt bắt, phải vào rừng ẩn náu. Chúng không tìm được nơi nương thân, và khi gặp một vị ẩn sĩ, chúng vái chào và thưa:

- Bạch Ngài, hãy cho chúng con nương tựa.

Vị ấy trả lời:

- Không có nơi nương tựa nào bằng đạo đức. Tất cả các anh có thể giữ năm giới được không?

- Thưa được.

Chúng bằng lòng thọ năm giới cấm.

Tôn giả ẩn sĩ khuyên họ:

- Hôm nay các anh đã thọ giới, cho dù mạng sống bị đe dọa đi nữa, các anh cũng không được phạm giới hay có tư tưởng ác.

- Được thôi.

Các tên cướp hứa sẽ giữ giới luật đã thọ.

Dân làng đuổi theo tận nơi bọn cướp ẩn náu, và giết chết hết tất cả. Chúng được tái sinh lên cõi trời, tên cầm đầu bọn cướp thành vị thiên chủ cai quản các vị kia. Sau khi tái sinh nhiều lần nơi các cõi trời, lúc ở cõi cao lúc cõi thấp suốt vô số kiếp trôi qua trong thời kỳ giữa hai vị Phật…(Hết trích)

Vì thế, bài kệ số 670 trong Trưởng Lão Tăng KệTiểu Bộ Kinh cho thấy thật là tốt đẹp khi làm đúng pháp hơn là hành phi pháp, cho dẫu tổn tánh mạng.

[iii]Làm phi pháp để sống,

Làm đúng pháp, có chết

Làm đúng pháp, có chết,

Hơn sống, làm phi pháp.

 

3.     Giữ  giới không sát sanh, khuyên người khác không sát sinh, và tùy hỷ không sát sanh, được sanh thiên

Lời Phật dạy trong Tăng Chi Bộ Kinh, Chương ba Pháp cho thấy những pháp hữu nào hoan hỷ thực hành ba pháp sau đây, sẽ được sinh Thiên, từ bỏ sát sanh, tùy hỷ từ bỏ sát sanh, và khuyên người khác từ bỏ sát sanh như đã được minh định trong đoạn kinh văn sau:

 [iv]Đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy được sanh thiên giới. Thế nào là ba?

Tự mình từ bỏ sát sanh, khích lệ người khác từ bỏ sát sanh, tùy hỷ sự từ bỏ sát sanh. Đầy đủ ba pháp này, này các Tỷ-kheo, tương xứng như vậy, được sanh thiên giới.

4.  Dòng tộc Thích Ca Sàkya kiên quyết giữ giới bất sát sanh, không chống trả, không giết hại trong đại nạn tàn sát của vua Lưu Ly

[v]Tích Truyện Kinh Pháp Cú. IV. Phẩm Hoa. Vua Vidùdabha trả thù dòng họ Thích Ca cho thấy bà con dòng họ  Sàkya kiên quyết giữ giới bất sát sanh, không đánh trả lại với quân lính của vua Lưu Ly trong cuộc tàn sát đẩm máu, tận diệt dòng họ Thích Ca Sàkya. Vì họ là những đệ tử chân chính của Đức Phật, nghe theo lời Thế Tôn thọ trì ngũ giới, không có ác tâm, hận thù, vì tin và biết rằng khi họ có ác tâm giết chết kẻ thù trong cuộc giao tranh, và không may bị giết chết trong trạng thái tâm hận thù, hay ác tâm đó, thời họ sẽ bị đọa địa ngục. Sự thật này được hiển bày trong Thánh Điển Tương Ưng Bộ_Samyutta Nikàya, Tương Ưng Thôn Trưởng như đoạn kinh văn trích dẫn dưới đây:

[vi]Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá), tại Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc

Rồi chiến đấu sư Yodhàjivo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi xuống một bên, chiến đấu sư bạch Thế Tôn:

-- Con được nghe, bạch Thế Tôn, các vị Đạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các chiến đấu viên, nói rằng: "Vị chiến đấu viên nào trong chiến trường, hăng say, tinh tấn; do hăng hay tinh tấn như vậy, bị người khác tàn sát, đánh bại; vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên tên là Saràjità". Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào?

-- Thôi vừa rồi, này Chiến đấu sư. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này.

 Lần thứ hai...

Lần thứ ba, chiến đấu sư bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, con được nghe các vị Đạo sư, Tổ sư thuở xưa nói về các chiến đấu viên, nói rằng: "Vị chiến đấu viên nào trong chiến trường hăng say, tinh tấn; do hăng say, tinh tấn như vậy, bị người khác tàn sát, đánh bại, vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên tên là Saràjità". Ở đây, Thế Tôn nói như thế nào?

-- Thật sự, Ta đã không chấp nhận và nói rằng: "Thôi vừa rồi, này Chiến đấu sư. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này". Tuy vậy, Ta sẽ trả lời.

Này Chiến đấu sư, đối với chiến đấu viên nào trong chiến trường hăng say, tinh tấn, tâm của vị ấy trước đó phải có những ý nghĩ thấp kém, ác ý, ác nguyện như sau: "Mong rằng các loài hữu tình ấy bị giết, bị bắt, bị tàn sát, bị tàn hại!", hay: "Mong họ chớ có tồn tại!" Do vị ấy hăng hái, tinh tấn như vậy, nếu vị ấy bị người khác tàn sát, đánh bại, thời người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, bị sanh vào địa ngục tên là Saràjità. Nếu người ấy có tà kiến như sau: "Vị chiến đấu viên nào giữa chiến trường hăng say, tinh tấn; do hăng say, tinh tấn như vậy, bị người khác tàn sát, đánh bại, vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên tên là Saràjità". Như vậy là tà kiến. Ai rơi vào tà kiến này, này Chiến đấu sư, Ta nói rằng, người ấy chỉ có một trong hai sanh thú: Một là địa ngục, hai là súc sanh.

Khi được nói vậy, vị chiến đấu sư phát khóc, rơi nước mắt.

-- Chính vì vậy, này Chiến đấu sư, Ta không chấp nhận và nói: "Thôi vừa rồi, này Chiến đấu sư. Hãy dừng ở đây. Chớ có hỏi Ta về điều này".

-- Bạch Thế Tôn, con khóc không phải vì Thế Tôn đã nói như vậy. Nhưng, bạch Thế Tôn, vì con đã bị các Đạo sư, các Tổ sư, các chiến đấu viên thuở trước đã lâu ngày lừa dối con, dối trá con, dắt dẫn con lầm lạc, nói rằng: "Ai là người chiến đấu viên giữa các chiến trường hăng say, tinh tấn; do hăng say, tinh tấn như vậy, bị người khác tàn sát, đánh bại, vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cọng trú với chư Thiên tên là Saràjità".

Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!... Từ nay cho đến mệnh chung con trọn đời quy ngưỡng!

Như vậy, theo Tuệ Giác của Thế Tôn, như đã được diễn giải trong đoạn kinh văn trên, những người lính, các chiến sỹ trong những cuộc giao tranh, đặc biệt, cuộc chiến tranh tàn khốc như hiện nay giữa các nước vì địa chính trị, giữa các nhóm giao tranh vv, không những phải chịu nỗi sợ hãi, sân hận thường trực, mà còn bị đọa địa ngục, ngay sau khi hy sinh trong trạng thái tâm sân hận, thù địch, ác tâm này.

Là người con Phật, thật bất lực và xót xa chứng kiến con người tàn sát lẫn nhau mà chẳng biết làm gì hơn, ngoại trừ với công đức chia sẻ chánh pháp, bố thí, cúng dường, ăn chay,  thọ trì các giới, và những công đức lành trong việc tu tâm, dưỡng tánh mỗi ngày và với tâm chân thành cùng với quý Phật tử, những hiền thiện hữu xa gần, xin hồi hướng và nguyện cầu HÒA BÌNH sớm trở lại với đất nước Ukraine, Nga, dãi Gaza nói riêng và HÒA BÌNH cho cả Thế Giới, trong đó mọi người sống tương ái lẫn nhau, hòa chung với muôn loài chúng sanh trong một môi trường tự nhiên trong xanh hiền hòa.

Trong tâm từ,

Tâm Tịnh

Nguyện đem công đức này

Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc

 

 

NGUỒN THAM KHẢO

<![if !supportEndnotes]>

[i] Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya. Tập IV. Chuyện Tiền Thân Đức Phật. Phẩm Kulavaka. 31. Chuyện Tổ Chim Con. Việt văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu. Online [Available] https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo4/tb4-04.htm

[ii] Tích Truyện Kinh Pháp Cú. XXIV. Phẩm Tham Ái. 1. Con Cá Vàng.  1A. Thầy Tỳ Kheo Tự Phụ - Đảng Cướp. Online [Available] https://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/ttpc24.htm

[iii] Tiểu Bộ Kinh Khuddaka NikàyaTrưởng Lão Tăng Kệ. Chương 14 kệ. Kệ 670. Godatta. Việt văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu. Online [Available] https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tieubo3/tb3-ta06.htm#14

[iv] Tăng Chi Bộ Kinh_Anguttara Nikàya. Chương Ba Pháp. XVI. Phẩm Lõa thể. 153 sát sanh. Việt văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu. Online https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/tangchi03-1116.htm

[v] Tích Truyện Kinh Pháp Cú. IV.Phẩm Hoa. Vua Vidùdabha trả thù dòng họ Thích Ca. Pháp Cú 47. Online [Available] https://www.budsas.org/uni/u-kinh-phapcu-ev/ttpc04a.htm

[vi] Tương Ưng Bộ_Samyutta Nikàya. Tập IV. Thiên Sáu Xứ. Tương Ưng Thôn Trưởng. III. Yodhàjivo (Kẻ chiến đấu) (S.vi,308). Việt văn: Hòa Thượng Thích Minh Châu. Online [Available] https://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-42.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2025(Xem: 414)
Trong một từ Láy, nếu một tiếng có dấu HUYỀN, tiếng còn lại có dấu NGÃ. (Tiếng mang dấu Ngã có thể đứng trước hoặc đứng sau. Xem ví dụ.) Từ đây trở đi, ngoài phần ví dụ về từ Láy, xin ghi một số từ Ghép và từ Hán Việt có hình thức giống từ Láy để học thêm. Trong ví dụ ở mỗi âm, phần đứng trước là từ Láy âm đầu. Phần đứng sau dấu // là từ Láy vần. Phần đứng sau dấu /// là từ Láy toàn bộ.
18/04/2025(Xem: 462)
MỤC LỤC TỔNG LUẬN.. 1 Ý NGHĨA VÀ DUYÊN KHỞI 26 NỘI DUNG CHỦ YẾU.. 34 PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH.. 51 BỒ TÁT DIỆU ÂM, PHẨM 24 CỦA KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 58 PHẨM "DIỆU ÂM BỒ TÁT" THỨ HAI MƯƠI BỐN- Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch 83
16/04/2025(Xem: 545)
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
15/04/2025(Xem: 477)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập. - **Kham nhẫn** (kshanti) là khả năng chịu đựng những khó khăn, thử thách, bất công trong cuộc sống mà không để tâm sân hận chi phối. - **Nhẫn nhục** là sự nhẫn nại, chịu đựng sự xúc phạm, bất công, chỉ trích từ người khác mà không oán hận hay phản kháng một cách tiêu cực. Cả hai đều thuộc phạm vi của ba la mật (pāramitā), là những đức tính cần thiết để đạt đến sự giác ngộ.
13/04/2025(Xem: 547)
TỊNH ĐỘ CỰC LẠC VÀ TỊNH ĐỘ HIỆN TẠI Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng thuyết giảng ngày 8 tháng 8 năm 2024 Con, Phật Tử Tâm Lương Thành Kính Dâng Tặng Thầy Những Đoạn Thơ Đã Được Lấy Ý Từ Bài Thuyết Giảng Của Thầy.
12/04/2025(Xem: 528)
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ xin tường trình cứu trợ động đất Mynamar đợt 2. Cũng như đợt 1 vừa qua, lần này chúng con cùng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari)
07/04/2025(Xem: 721)
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari) xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar. Chúng tôi quyết định đi cứu trợ trễ một vài ngày mục đích là trực tiếp giúp những nạn nhân có tiền mặt để tự mua nhu yếu phẩm, xây dựng lại nhà cửa, khắc phục khó khăn sau hoạn nạn..
29/03/2025(Xem: 742)
Quê hương có cội nguồn, dân tộc có tổ tiên. Trong một quốc gia, người dân thường tự hào về quê hương mình và hãnh diện được làm con cháu của tổ tiên mình. Người Việt Nam nào lại chẳng xem quê hương mình mang tính cách thiêng liêng, tổ tiên mình mang khí phách hào hùng. Sách Tàu có nói đến nước Văn Lang và giống dân Lạc Hồng, thế nhưng có đúng là đất nước ta và dân tộc ta hay không. Theo truyền thống dân gian thì chúng ta là con Rồng cháu Tiên, thế nhưng đấy cũng chỉ là huyền thoại.
24/03/2025(Xem: 687)
Duyên khởi cho bài chia sẻ này là từ một quý Phật tử được cho là bị hữu tình trong thế giới vô hình quấy nhiễu. Sau đây là một trong những cách trưởng dưỡng tâm từ bi mỗi ngày cho đến sung mãn, có thể chuyển xấu thành tốt, tiêu hết oán ghét đối nghịch, hóa giải hận thù, đưa đến an lạc.
24/03/2025(Xem: 1015)
Từ Láy Vô Cùng Quan Trọng Trong Văn Viết. Qua bài học # 1, các em đã hiểu Từ Láy Âm đầu. Nay các em học tiếp: (II): TỪ LÁY VẦN: Giống nhau PHẦN VẦN ở 2 tiếng. (III): TỪ LÁY TOÀN BỘ: GIỐNG NHAU CẢ ÂM ĐẦU và VẦN ở 2 tiếng: Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ Từ Láy Toàn Bộ chung với Từ Láy Vần. Để các em dễ nhận biết, Từ Láy Toàn Bộ sẽ in đậm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com