Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mùa Xuân nói chuyện Nghiệp

28/03/202520:06(Xem: 261)
Mùa Xuân nói chuyện Nghiệp

mua xuan usa

MÙA XUÂN

NÓI CHUYỆN NGHIỆP


Những thuật ngữ: nghiệp, vô thường, nhân quả…rất quen thuộc với chúng ta, ngay cả những người khác đức tin hay vô thần cũng biết đến. Những thuật ngữ này nói lên một phần căn bản của giáo lý Phật pháp lại vừa mang màu sắc triết lý dân gian, ấy là do bởi sự giao thoa giữa Phật giáo và văn hóa bản địa. Hàng ngày, mọi người chúng ta vẫn thường nói “nghiệp nó vậy, nghiệp không thể khác được, thiện nghiệp, ác nghiệp, sanh nghề tử nghiệp, trả nghiệp, đổ nghiệp, sự nghiệp… vậy nghiệp là gì?

Nghiệp tiếng Phạn là Karma, là kết quả của quá trình tạo tác bởi thân – khẩu – ý, nói dễ hiểu hơn thì nghiệp là hậu quả của tất cả những gì đã nghĩ, đã nói và đã làm (sự là đang tạo tác, nghiệp là quả đã thành)

Nghiệp có thiện nghiệp, ác nghiệp, vô ký nghiệp, cộng nghiệp, biệt nghiệp, cận tử nghiệp, trọng nghiệp, khinh nghiệp…Mở đầu kinh Suy Niệm Về Nghiệp đức Phật nói: “Tất cả chúng sanh là chủ nhân của nghiệp cũng là kẻ thừa tự nghiệp. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời”. Lời này tóm lược một cách tổng quát và toàn diện. Vì sao nói chúng sanh là chủ nhân của nghiệp? bởi vì sự thật là không có ai làm cho ta thăng hay đọa, không có ai làm cho ta sướng hay khổ. Nghiệp của ta như thế nào là do chính ta tạo ra và thọ nhận lấy. Khi chúng ta hành động – nói năng – suy nghĩ thì có thể đổ thừa cho hoàn cảnh này, lý do nọ nhưng cho dù bất cứ lý do gì thì cái quả của nghiệp ta vẫn phải chịu chứ không thể trốn tránh hay chối bỏ. không có ai đem cái nghiệp buộc vào cổ mình và mình cũng không thể đem cái nghiệp đổ cho ai khác. Ngay cả đức Phật với lòng từ bi vô lượng cũng không làm sao có thể gánh giùm cái nghiệp của chúng ta. Vì vậy mà kinh mới nói chúng ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp.

Chúng sanh, từ này hàm nghĩa rất rộng, là chúng duyên hợp lại mà sanh ra, tất cả mọi loài dù là hữu tình hay vô tình đều là chúng sanh. Với nghiệp thì chỉ nói với con người, vì con người mới có suy nghĩ – nói năng – hành động. Loài vật hoàn toàn sống bằng bản năng sinh tồn không thể bảo là tạo nghiệp (mặc dù chúng mang thân loài vật vì cái nghiệp của chúng). Loài vật không có tâm ý, nhận thức, tư tưởng… chúng hoàn toàn thọ nghiệp chứ không phải tạo nghiệp. 

Con người trong xã hội này có sự sai biệt vô cùng lớn, tuy cùng mang thân người nhưng khác biệt rất nặng nề: giàu – nghèo, trí – ngu, sang – hèn, mạnh – yếu, thanh – trọc, đẹp – xấu…Tất cả sự khác biệt trong đời sống hiện tại này là kết quả của hành động – nói năng – suy nghĩ trong quá khứ, nói cách khác ấy chính là nghiệp của mỗi người chúng ta. Điều này phá bỏ cái thuyết đẳng cấp trong xã hội Ấn giáo. Thuyết về nghiệp bác bỏ thuyết của Bà La Môn cho rằng nghiệp của con người là do định đoạt bởi thần linh và không thể thay đổi, vĩnh viễn phải chịu như thế. Bà La Môn cho rằng những đẳng cấp thấp (Chiên Đà la, Thủ Đà La) là do sanh ra từ bàn chân của thần Brahma. Còn những đẳng cấp cao (Bà La Môn, Sát Đế Lợi) sanh ra tư miệng thần Brahma. Con người sanh ra ở đảng cấp nào là vĩnh viễn chịu cái nghiệp như thế! Nhiều quốc gia với những thể chế chính trị và hình thái nhà nước khác nhau cũng áp dụng chế độ đẳng cấp. Họ cho rằng số phận hay nghiệp của mọi người vốn do thượng đế hay thần linh định đoạt và vĩnh viễn phải chịu như thế. Điều này hoàn toàn sai trái, Đức Phật không chấp nhận, ngài dạy chúng ta: Nghiệp là do chính chúng ta tạo tác và tự mình chịu lấy, tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào hành động – nói năng – suy nghĩ của chính chúng ta. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp viết: “Chính mình làm việc thiện nên khiến mình thanh tịnh, chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược, không có ai có thể làm cho mình thanh tịnh hay uế trược”. Đời sống hiện tại của mình thanh tịnh hay uế trược, giàu hay nghèo, trí hay ngu, sang hay hèn… là kết quả của mình tạo ra trong quá khứ và cái nghiệp hiện tại hoàn toàn có thể thay đổi trong tương lai, điều này cũng phụ thuộc vào hành động – nói năng – suy nghĩ ngay hiện tại. Đức Phật dạy: “Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người thấp hèn hay cao quý. Chính hành vi tạo tác khiến người thấp hèn hay cao quý”. Chính vì tạo tác thiện nghiệp nên sinh vào dòng dõi quý phái, vì tạo tác ác nghiệp mà sanh vào hạng hạ tiện. Cao quý hay hạ tiện chỉ tạm thời thọ hưởng trong hiện đời, tương lai cao quý hay hạ tiện lại phụ thuộc vào tam nghiệp đang tạo tác. Nhà thiền có bài kệ: Dục tri tiền thế nhân/kim sanh thọ giả thị/ dục tri lai thế quả/ kim sanh tác giả thị cũng đồng ý nghĩa này. Đức Phật cũng nói rõ ràng: “Quá khứ, hiện tại, tương lai kết nối bằng những tác ý thiện hay bất thiện”. Cứ nhìn vào tác ý của chúng ta là có thể “biết” tương lai sẽ như thế nào.

 Thân – khẩu – ý thiện thì cho nghiệp thiện, thân – khẩu – ý ác thì cho nghiệp ác. Nghiệp theo ta như bóng không với hình, như bánh xe theo chân con vật kéo. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp viết: “Tâm dẫn đầu các pháp, chính tâm chủ trì tạo tác các nghiệp. Nếu người nói năng hay hành động với tâm bất thiện thì đau khổ sẽ theo mình như bánh xe theo chân con vật kéo. Tâm dẫn đầu các pháp, nếu người nói năng hành động với tâm hiền thiện thì hạnh phúc sẽ theo mình như bóng không rời hình”.

Trong đời thường hàng ngày chúng ta thường thấy có những người xấu, người ác nhưng lại sống giàu sang, quyền lực, làm gì cũng thành công. Còn nhiều người hiền thiện nhưng nghèo hèn, cô thế, làm gì cũng bại xụi…và không ít người trong chúng ta đâm ra nghi nghờ nhân quả và cho là định nghiệp như thế. Những trường hợp này có thể hiểu là họ đang thọ nhận cái nghiệp, cái quả tư quá khứ, còn những việc họ đang làm thì cái quả, cái nghiệp chưa tựu thành. Chỉ tiếc là chúng ta không có ngũ nhãn để nhìn thấu quá khứ - hiện tại – tương lai; thọ mạng chúng ta quá ngắn ngủi để có thể thấy cái quả, cái cái nghiệp của tam ngiệp đang tạo tác. Kinh Suy Niệm Về Nghiệp viết: “Khi ác nghiệp chưa trổ quả thì người ác chưa thấy là ác. Đến khi quả nghiệp kết thành thì người ác mới thấy là ác. Khi thiện nghiệp chưa trổ quả thì người thiện chưa thấy là thiện, đến khi quả nghiệp kết thành thì bây giờ người thiện mới thấy là thiện”.

Ngày tháng hiện tại, chúng ta đang chứng kiến một trường hợp hết sức tiêu biểu về thọ phước từ nghiệp cũ và tạo ác nghiệp mới. Một con người giàu có, quyền lực nhất thiên hạ nhưng vô cùng ích kỷ, tham lam, gian trá, tàn độc… Cả đời chẳng làm được một việc thiện nào dù nhỏ nhặt. Cả đời chửi mắng, mạ lỵ, nói láo, phun ra thuyết âm mưu, làm loạn thế. Cả đời gạt người, hại người, hại vật bằng mọi giá nhằm tranh cho được cái lợi tối đa cho bản thân và phe nhóm. Cuộc đời giàu có và quyền lực này nhờ dư phước tiền kiếp nhưng với tam nghiệp nói – làm – nghĩ như thế này thì ắt tương lai sẽ đọa. Cái biệt nghiệp của con người này nhưng lại là cái cộng nghiệp của cả cộng đồng. Nhân quả nghiệp duyên không sai vạy, chỉ có điều chúng ta không có ngũ nhãn lục thông và thọ mạng lại ngắn ngủi nên không thể thấy tiền nghiệp hậu nghiêp của y và cũng như của chính bản thân mình.

Chúng ta đang sống trong một thời đại khoa học kỹ thuật phát triển cao độ, công nghệ cao, điện toán bùng nổ, trí tuệ nhân tạo đầy đột phá…Chúng ta hưởng được nhiều tiện ích lớn lao, mặc khác cũng chính phương tiện khoa học kỹ thuật cao này làm cho chúng ta dễ dàng tạo tác nghiệp xấu. Những mạng xã hội: Facebook, Youtube, X, Instagram, Baidu… và nhiều cơ quan truyền thông khác đang từng ngày, từng phút giây tung tin thất thiệt, phun thuyết âm mưu, nói láo, mạ lỵ, chửi mắng, kích động, kích dục, kích tham, kích sân…Lịch sử loài người chưa có giai đoạn nào mà con người nói láo, nói sai sự thật và chửi mắng cuồn cuộn như hôm nay. Việc này lan tràn khắp mọi nơi trên thế giới, len sâu vào mọi giai tầng trong xã hội. Mọi người bị cuốn vào cơn lốc đầy thị phi của các mạng xã hội, bị các cơ quan truyền thông dẫn dắt đi vào mê hồn trận không còn biết đâu là thật đâu là giả. Hiện thực xã hội ngày nay thật đáng sợ, những dám đông người rần rần nghe, tin và làm theo tin giả, thuyết âm mưu, khuếch tán thuyết âm mưu, tung tin thất thiệt. Những con người bất chấp sự thật, bất chấp đạo lý luân thường, bất chấp nhân văn và dĩ nhiên chẳng đếm xỉa gì chuyện nhân quả. Những đám đông người mê muội đang tạo tác các nghiệp ác về sau.

 

Tiểu Lục thần Phong

Ất Lăng thành, 0325

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2025(Xem: 1311)
Đào muộn Xuân về khoe sắc hương An yên cảnh tịnh đẹp sân vườn Nắng vàng trải cỏ trang nghiêm tượng Trúc biếc lay cành tịch tĩnh phương Nấu chữ rèn kinh công đức dưỡng Soi tâm tỉnh ý nghĩa ân tường Tăng nhân nguyện thắp mong thiền vượng Phật pháp hoằng thông ánh đạo trường..!
15/02/2025(Xem: 701)
Tâm Tình Đầu Xuân Ất Tỵ 2025 với HT Thích Nguyên Siêu, Chủ Tịch Giáo Hội PGVNTN Hoa Kỳ
15/02/2025(Xem: 1342)
“Tâm linh” vốn là cụm từ mà đối với nhiều người vẫn xem đó là những gì thuộc về thế giới siêu linh, huyền bí, thuộc về cõi âm. Với không ít người, khi nói đến “tâm linh”, người ta cho rằng đó là một cụm từ mang tính đe dọa và đáng sợ. Thế nhưng thực ra, tâm linh được lý giải như thế nào, bài viết hôm nay xin chia sẻ một góc nhìn về “Tâm linh” qua lăng kính Khoa học và Phật giáo, cũng như trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong sự hữu hạn của một bài viết cũng như những giới hạn trong khả năng hiểu biết của con người, sẽ chỉ phác họa được một phần nào đó về thế giới tâm linh vốn mênh mông và đầy huyền bí.
13/02/2025(Xem: 991)
Ngọc Hoàng vạn tuế 1. Táo Lớn: Minh Đạo Chúng thần bái kiến Ngọc Hoàng Võ văn Thiên tướng hàng hàng uy nghiêm Vân du hết mấy ngày đêm Cưởi đàn Cá Chép đến thềm thiên oai Trang nghiêm mũ mão cân đai Chúng thần một vợ mà hai ông chồng Người người kính trọng gọi ông Chép ghi nhân quả tội công dưới trần.
13/02/2025(Xem: 1265)
🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
12/02/2025(Xem: 2070)
Xuân về lộc nở thắm màu tươi Mở cửa mừng Xuân ngắm Phật cười Bát Nhã hoa bừng an lạc tới Lăng Nghiêm tuệ chiếu thái bình phơi Trồng cây thiện phước cho đời mới Rưới nước linh ân để đạo ngời Thắp nến kinh cầu hương nguyện nối An lành hạnh phúc trải nơi nơi..!
10/02/2025(Xem: 2202)
Khi tiếng pháo đón chào năm mới 2025 chấm dứt, khi người Hòa Lan trở về với cuộc sống bình thường mỗi ngày thì đó lại là lúc người Việt Nam nơi đây chuẩn bị đón chào năm mới. Chúng ta đón Tết Nguyên Ɖán trong không khí gia đình, chúng ta không hưởng được không khí Tết ngoài đường phố, trong các cửa hàng như ở quê nhà.
06/02/2025(Xem: 2615)
XUÂN VÀ CON ĐƯỜNG CỦA BỒ TÁT ĐI Pháp thoại Hòa thượng Thích Thái Hòa giảng cho Phật tử ngày mùng 2 tết Giáp Thìn, tại Tịnh Nhân Thiền đường, Tự viện Phước Duyên - Huế Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam mô Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật.
03/02/2025(Xem: 1638)
Đầu Xuân nghe nhạc phẩm "Xuân nầy con không về" do con mình từ xa gửi về, gợi nhớ lại những năm tháng lao lý. Lần đầu tiên trong đời vào nằm trong nhà lao ở vùng hiu quạnh nơi rừng xanh xa lạ. Một cuộc đời tù mà không có tội trong buổi giao thời của đất nước sang trang. 30 năm làm tu sĩ, trãi qua nhiều Tỉnh thành, từ thôn quê đến phố thị, qua bao mùa Xuân trên đất nước chiến chinh, cũng bao lần nghe nhạc Xuân, kể cả nhạc phẩm "Xuân nầy con không về", thế mà lòng không khỏi xúc động khi nghe văng vẳng giữa đêm khuya, từ nhà dân, có lẽ xa lắm, vọng lại.
01/02/2025(Xem: 3721)
Kính nguyện là cánh én xua tan đi giá lạnh Mang lại mùa Xuân ấm áp tình người Ước mong chuyển được … Giọt nước mắt thành nụ cười ! Hãy cùng nhau đón Tết mang sắc màu hy vọng!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com