Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cố Học Để Viết Ít Sai Chính Tả Tiếng Việt (bài 2 - Phần Cuối)

24/03/202509:39(Xem: 1060)
Cố Học Để Viết Ít Sai Chính Tả Tiếng Việt (bài 2 - Phần Cuối)
CỐ HỌC ĐỂ VIẾT ÍT SAI CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT
 Bài học # 2 ( phần cuối)
bang-chu-cai-tieng-viet-co-dau-0

Từ Láy Vô Cùng Quan Trọng Trong Văn Viết.

Qua bài học # 1, các em đã hiểu Từ Láy Âm đầu. Nay các em học tiếp:

(II): TỪ LÁY VẦN: Giống nhau PHẦN VẦN ở 2 tiếng.

(III): TỪ LÁY TOÀN BỘ: GIỐNG NHAU CẢ ÂM ĐẦU và VẦN ở 2 tiếng:

Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra những ví dụ Từ Láy Toàn Bộ chung với Từ Láy Vần. Để các em dễ nhận biết, Từ Láy Toàn Bộ sẽ in đậm.

 

Loại Từ Láy Vần có rất nhiều ví dụ và phần lớn đúng quy tắc, tức PHẦN VẦN ở 2 tiếng giống nhau.

Những lỗi thường phạm ở Loại Từ Láy Vần này cũng giống các lỗi PHẦN VẦN thuộc Từ Láy Âm Đầu đã học ở bài học # 1.

Vì những lý do vừa nêu, các em phải cố gắng học thuộc những Từ Láy Vần sau:

(A): phần cuối  C hoặc T.

            (A1): phần vần AC hoặc AT và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(A1a): AC—AC:  b/ạc nh/ạc, giác mạc, khoác lác, (mưa) lác đác, toác hoác...

(A1b): AT—AT: b/át ng/át, hoạt bát, mạt sát, phát đạt,...//rát rạt, sát sạt,

Chú ý: Những từ sau đây không theo quy tắc: phát giác, quát lác,....

—----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(A2): phần vần ĂC hoặc ĂT và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(A2a): ĂC—ĂC:  đ/ặc s/ắc, lắc cắc, (mưa) lắc rắc, thắc mắc,...

(A2b): ĂT—ĂT: c/ắt đ/ặt, lắt nhắt,  lặt vặt, loắt choắt, thắt chặt, thắt ngặt…

Đề nghị: Cố học thuộc những từ thường dùng để khi cần đem áp dụng.

—----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(A3): phần vần ÂC hoặc ÂT và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(A3a): ÂCÂC: l/ấc x/ấc, (lấc ca) lấc cấc.

(A3b): ÂT—ÂT: ch/ất ng/ất, bất nhất, lất phất, lật bật, lật đật, ,...

Đề nghị: ví dụ phần (A3a): ÂCÂC: chỉ có: lấc xấc, (lấc ca) lấc cấc. Ngoài 2 từ này, còn lại đều viết ÂT—ÂT. Ví dụ: tất bật, trật lất,...  

—---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

            (A4): phần vần ƯƠC hoặc ƯƠT và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(A4a): ƯƠC—ƯƠC:  th/ược d/ược, ước l/ược.                   

(A4b): ƯƠT—-ƯƠT: say l/ướt kh/ướt, lướt thướt, lướt mướt, lượt thượt, ...

 Đề nghị : ví dụ phần (A4a): ƯƠC—ƯƠC chỉ có: th/ược d/ược, ước l/ược. Ngoài 2 từ này, còn lại đều viết ƯƠT—-ƯƠT. Ví dụ: mướt rượt, (khóc) sướt mướt,...

—-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài Tập Ôn (3):

(1)   Kể ra những từ không theo quy tắc ở  phần vần AC-ACAT-AT

(2)   Kể ra 2 từ có phần vần ÂC-ÂC.

(3)   Kể ra 2 từ có phần vần ƯƠC-ƯƠC.

******************************************************************************************

(B): phần cuối  N hoặc NG. 

(B1): phần vần AN hoặc ANG và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(B1a): AN—AN: ch/án n/ản, gian nan, hoạn nạn, ngoan ngoãn, phàn nàn,...

(B1b): ANG—ANG: b/ảng l/ảng, bàng hoàng, chàng ràng, chạng vạng, ngang tàng,...///  qu/áng qu/àng, th/oang th/oảng,...

 Chú ý:Những từ sau đây không theo quy tắc: hoang tÀN, tÀN nhang, AN khang, lãng mẠN,...

—--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(B2): phần vần ĂN hoặc ĂNG và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(B2a): ĂN—ĂN: b/ăn kh/oăn, cằn nhằn, tẳn mẳn,...///gằn gằn,  (mùi) khăn khẳn,

(B2b): ĂNG—ĂNG: đ/ằng th/ằng, đằng hắng, lăng nhăng,...///(mưa bay) gi/ăng gi/ăng, kh/ăng kh/ăng, (chó kêu) oăng oẳng, (chạy) ph/ăng ph/ăng,...

Chú ý: Những từ sau đây không theo quy tắc: bằng bẶN, phẳng phẮN, thẳng thẮN,...

—------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(B3): phần vần ÂN hoặc ÂNG và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(B3a): ÂN—ÂN: c/ân ph/ân, lấn cấn, luẩn quẩn, phân trần, phân vân, phấn chấn, tần ngần... /// cân cấn, n/ần n/ẫn, r/ân r/ấn nước mắt, nhìn trân trân,.

(B3b): ÂNG—ÂNG: b/âng kh/uâng, châng hẩng (=chưng hửng),.../// câng câng, l/âng l/âng, trâng trâng (tráo tráo)  

Đề nghị: Cố học thuộc những từ thường dùng để khi cần, áp dụng.

—------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

            (B4): phần vần N hoặc NG và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(B4a): UÔN—UÔN: c/uồn c/uộn,  (con) ch/uồn ch/uồn, luôn luôn.

(B4b): UÔNG—UÔNG: b/uông t/uồng, luông tuồng, (con) thuồng luồng, ///c/uống c/uồng,...

Đề nghị: ví dụ phần (B4a): UÔN—UÔN chỉ có 3 từ:  c/uồn c/uộn,  (con) ch/uồn ch/uồn, luôn luôn. Ngoài 3 từ này, còn lại đều viết UÔNG-UÔNG. Ví dụ: luồng tuông, luống cuống,...

—------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(B5): Học thêm: phần vần ÊN hoặc ÊNH và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(B5a): ÊN—-ÊN: (con) k/ÊN k/ÊN, (hay) k/ỀN k/ỀN, l/ển ngh/ển (=lểnh nghểnh),

(B5b): ÊNH—ÊNH: Ch/ênh v/ênh, lênh đênh, lềnh bềnh, lềnh kềnh,... // ềnh ễnh,

Đề nghị: ví dụ phần (B5a): ÊN—ÊN chỉ có 3 từ:  (con) k/ÊN k/ÊN, (hay) k/ỀN k/ỀN, l/ển ngh/ển. Ngoài 3 từ này, còn lại đều viết ÊNH—ÊNH. Ví dụ: m/ệnh l/ệnh, t/ênh h/ênh,...

—-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(B6):  Học thêm: phần vần ÊNH(O)ANG và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng KHÔNG giống nhau.

(B6a):  ÊNH —(O)ANG: chếnh choáng, chệnh choạng, dềnh dàng, hểnh hảng, khệnh khạng, lênh láng, lểnh lảng, //mênh mang, nghênh ngang, nghễnh ngãng,  vênh vang, xênh xang, xềnh xoàng,

 

(B6b): UÊNHOANG: chuếnh choáng,  huênh hoang, quệnh quạng,                                                            

Đề nghị: Cố học thuộc những từ âm ÊNH, chứ không phải ÊN thường dùng để khi cần, áp dụng.

Chú ý: Phải viết OANG chứ không phải OAN cho tất cả những Từ Láy Âm đầu có dạng ÊNH—-- OANG.

—-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(B7): Học thêm: phần vần ÊCHAC hay UÊCH—OAC và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng KHÔNG giống nhau

 

(B7a): ÊCHAC : lệch lạc, nghếch ngác, nghệch ngạc, nhếch nhác, rếch rác, rệch rạc, //tếch toác=tuếch toác, xệch xạc =xệch xoạc

 

(B7b):  UÊCH—OAC  : chuệch choạc=chệch choạc, huệch hoạc, huếch hoác, khuếch khoác, nguếch ngoác, nguệch ngoạc, quếch quác, quệch quạc, tuếch toác, tuệch toạc,

 

Đề nghị: Cố học thuộc những từ âm ÊCH, chứ không phải ÊT thường dùng để khi cần, áp dụng. 

Chú ý: Phải viết C chứ không phải T cho tất cả những Từ Láy Âm đầu có dạng (U)ÊCH—-- (O)AC

****

Bài Tập Ôn (4):

(1): Kể ra những từ không theo quy tắc có phần vần AN—ANANG—-ANG.

(2): Kể ra những từ không theo quy tắc có phần vần ĂN—-ĂNĂNG—-ĂNG.

(3): Kể ra 2 từ có phần vần UÔN—UÔN.

(4): Kể ra 3 từ có phần vần  ÊN—ÊN.

******************************************************************************************

(C): CÓ hoặc KHÔNG CÓ  “Ê, Ô, Ơ”  giữa PHẦN VẦN

(C1): phần vần  IU hoặc IÊU và nhớ PHẦN VẦN 2 tiếng giống nhau.

 

(C1a): IU—IU:(múa) d/ịu nh/ỉu, đìu hiu, (rắn) liu điu, líu quýu,  líu ríu, tiu nghỉu,  Ỉu xìu...///biu Bĩu (=bìu Bĩu) (đạn bay) chiu chíu, dìu dịu, (gió) hiu hiu, iu ỉu,  riu ríu,  thiu thiu,  trìu trĩu,...

 

(C1b): IÊU—IÊU: ph/iêu d/iêu, tiêu diêu, liêu xiêu, tiêu điều, yểu điệu, nhiễu điều,...

Đề nghị: Cố học thuộc những từ thường dùng để khi cần, áp dụng.

—------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(C2): phần vần  IM hoặc IÊM và nhớ PHẦN VẦN  2 tiếng giống nhau.

 

(C2a): IM—IM: ch/ìm b/ỉm, chìm lỉm, im lìm//bìm bìm, im ỉm, lìm lịm,...

(C2b): IÊM—IÊM: t/iêm nh/iễm, chiêm nghiệm, kiêm nhiệm.

Đề nghị: ví dụ phần (C2b): IÊM—IÊM chỉ có 3 từ: t/iêm nh/iễm, chiêm nghiệm, kiêm nhiệm. Ngoài 3 từ này, còn lại đều viết IM—IM. Ví dụ: chìm nghỉm, lim dim,...

—------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(C3): Học Thêm: phần vần  IM–IP  hoặc IÊM--IÊP và nhớ PHẦN VẦN 2 tiếng KHÔNG giống nhau.

 

(C3a): IM–IP: (buồn ngủ) d/im d/íp (mắt) /// (cười) him híp (mắt) /// (chim) b/ìm b/ịp.

(C3b): IÊM–IÊP: (gà con kêu) ch/iêm ch/iếp /// (con) điềm điệp (một loại sò)//// (ngủ) thiêm thiếp,

Đề nghị: Cố học thuộc những từ thường dùng để khi cần, áp dụng.

***

-----------------------------------------------------------------------------------------------------

(C4): phần vần UI hoặc UÔI và nhớ PHẦN VẦN 2 tiếng GIỐNG nhau

 

(C4a): UI—UI: b/ùi ng/ùi, bùi nhùi, trụi lủi,.../// (ngã) giúi giụi, lùi lũi, thui thủi, (đấm) thùi thụi, trùi trũi,...

(C4b): UÔI —UÔI: r/uồi m/uỗi,  /// ch/uồi chuội, nguồi nguội.                                                                           

Đề nghị: Ví dụ phần (C3b): UÔI— UÔI: chỉ có 3 từ:   r/uồi m/uỗi,  /// ch/uồi chuội, nguồi nguội. Ngoài 3 từ này, còn lại đều viết UI—UI. Ví dụ: chúi nhủi,.../// cùi cụi,...

—-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(C5): phần vần  ƯI hoặc ƯƠI và nhớ PHẦN VẦN ở 2 tiếng GIỐNG nhau

 

(C5a): ƯI— ƯI: Không có Từ Láy Phần Vần ƯI— ƯI       

(C5b): ƯƠI—-ƯƠI: đ/ười ươi, lười xười, cưởi rưởi// (buồn) dười dượi, buồn rười rượi//

 

Đề nghị: Ví dụ Từ Láy Phần Vần ƯI— ƯI  không có. Vậy tất cả đều viết: ƯƠI-ƯƠI. Ví dụ: thười lười, tươi cười,...

—-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

(C6): Học thêm: Phần Vần ƯU và ƯƠU  

 

(C6a): (03) cặp từ viết vần cuối ƯU và ƯƠU:

 

(1a): Hưu: Hưu bổng, Hưu trí, hồi Hưu, về Hưu,...

(1b): Hươu: con Hươu, nói Hươu nói vượn.( Học thuộc phần này. Tất cả còn lại là HƯU.

                                                                                                                                                                       

(2a): Khứu: Khứu giác.

(2b): Khướu: con Khướu, nói như Khướu. (Đặc tính của chim Khướu là có tiếng hót rất hay.)

 

(3a): Bưu: Bưu ảnh, Bưu chính, Bưu điện, Bưu kiện, Bưu phẩm, Bưu phí, Bưu thiếp,...                

(3b): Bươu: Bươu đầu, Bươu trán, quả thườu Bươu, ốc Bươu. 

 

Nhận xét: Ngoài 3 chữ có phần vần ƯƠU ở trên, các em cứ mạnh dạn viết ƯU cho tất cả những từ bắt đầu bằng “Hưu, Khứu và Bưu” mình gặp.

 

Cách nhớ cho 3 chữ: HƯƠU, KHƯỚU, BƯƠU:

Đọc nhiều lần câu chuyện vui vui bên dưới để thuộc 3 chữ viết vần ƯƠU

 

Ba con: con Hươu, con Khướu, con ốc Bươu gặp nhau nói ra ƯỚC NGUYỆN về tương lai của mình.

Con Hươu nói trước: Trên đời không gì tốt bằng sống hiền lành, lương thiện “Vì ở hiền gặp lành”. Ngoài ra, ai cũng thương mến kẻ hiền lành. Nên tôi nguyện dù sinh vào kiếp gì, tôi cũng làm điều LƯƠNG THIỆN.

Con Khướu nói tiếp :Trên đời không gì tốt bằng cất tiếng ra làm cho người vui. Vì người càng vui, sống càng thọ. Các bạn thấy tôi giúp đời nhiều chưa! Tôi nguyện kiếp sau được làm người và thành CA SỸ.

Con ốc Bươu chậm rãi nói tiếp: Trên đời không gì tốt bằng im lặng. Vì im lặng là vàng mà! Hơn nữa, giữ im lặng, miệng không nói xấu, chê bai, trách móc, không xuyên tạc, bôi nhọ ai để tránh ác khẩu. Tôi cầu nguyện một đời sau sẽ được làm người tốt.

***

(C6b): 7 CHỮ CHÌ viết vần cuối ƯƠU.

(1): Hát MƯỠU: Mưỡu là nhan đề của Hát Nói, cốt để trình bày tóm tắt những ý tưởng trong bài Hát …

(2): RƯỢU: uống Rượu, cây dâu Rượu, nát Rượu, Rượu chè.

(3): PHƯỢU: nói Phượu: nói bịa đặt, lếu láo.Tán Phượu: tán chuyện, nói ba hoa bù khú, chuyện gẫu, tán gẫu,

(4): TƯỜU: làm trò Tườu, làm trò khỉ, con Tườu =con khỉ,

(5): BƯỚU: Bướu cổ, Bướu lạc đà, Bướu ở lưng, cục Bướu, gỗ nhiều mắt Bướu, thằng đầu Bướu= thằng bướng...

(6): quả THƯỜU bươu

(7): NƯỚU: Nướu răng, viêm Nướu răng.

—------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Cách nhớ: Đọc nhiều lần câu vui vui bên dưới để thuộc 7 chữ chỉ viết vần ƯƠU.

              Có ông kia thích hát MƯỠU

               lại hay uống RƯỢU

                      rồi nói PHƯỢU.

            Ông nói ông thấy: con TƯỜU

                        trên đầu có cái BƯỚU

                         thích ăn quả THƯỜU bươu,

  Khi ăn, cười nhe răng, ló cái NƯỚU.

—--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề Nghị: Cố gắng học kĩ 10 chữ có vần cuối ƯƠU. Ở phần (C6a): 3 chữ và phần (C6b): 7 chữ .

—------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài Tập Ôn (5):

(1): Kể ra 3 từ ở phần (C2b):IÊM—IÊM.

(2): Kể ra 3 từ ở phần (C4b): UÔI— UÔI.

(3): Viết 10 từ có vần cuối ƯU không giống 3 chữ vần ƯU ở phần đã học.  

(4):Viết ra 10 chữ vần ƯƠU để ôn lại.

****

Bài học về Từ Láy Vần đến đây là hết. Mong các em học thật kỹ bài học #1 và Bài học # 2. Làm được vậy, các em sẽ dễ dàng viết đúng Dấu Hỏi, Ngã của Từ Láy trong những bài học tiếp.

Chúc các em chóng đạt kết quả./.

 

(Kính mong Quý vị sau khi đọc xong bài viết và thấy có lợi ích cho các em, xin vui lòng phổ biến rộng rãi bằng cách SHARE vào trang FB- cá nhân của mình. Chúng tôi chân thành cảm ơn.)

***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/04/2025(Xem: 26)
Hồi tháng 3 năm 2001, Taliban đã gây chấn động thế giới khi cho nổ tung các bức tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan. Hai thập niên sau, họ đã trở lại nắm quyền và tuyên bố đang có những bước tiến trong việc bảo tồn di sản hàng ngàn năm tuổi của Afghanistan, bao gồm cả các di tích thời kỳ tiền Hồi giáo. Ngay cả nhiều tháng trước khi họ tiếp quản toàn quốc Afghanistan hồi năm 2021, Taliban đã kêu gọi bảo vệ các di tích cổ trong nước, làm dấy lên sự hoài nghi trong giới quan sát.
18/04/2025(Xem: 462)
Trong một từ Láy, nếu một tiếng có dấu HUYỀN, tiếng còn lại có dấu NGÃ. (Tiếng mang dấu Ngã có thể đứng trước hoặc đứng sau. Xem ví dụ.) Từ đây trở đi, ngoài phần ví dụ về từ Láy, xin ghi một số từ Ghép và từ Hán Việt có hình thức giống từ Láy để học thêm. Trong ví dụ ở mỗi âm, phần đứng trước là từ Láy âm đầu. Phần đứng sau dấu // là từ Láy vần. Phần đứng sau dấu /// là từ Láy toàn bộ.
18/04/2025(Xem: 523)
MỤC LỤC TỔNG LUẬN.. 1 Ý NGHĨA VÀ DUYÊN KHỞI 26 NỘI DUNG CHỦ YẾU.. 34 PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH.. 51 BỒ TÁT DIỆU ÂM, PHẨM 24 CỦA KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA 58 PHẨM "DIỆU ÂM BỒ TÁT" THỨ HAI MƯƠI BỐN- Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch 83
16/04/2025(Xem: 608)
Hôm nay 15/4 2025, ( Lúc này đang là thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc Miến ), chúng con xin tiếp tường trình cứu trợ động đất Myanmar đợt 4. Cũng như 3 đợt cứu trợ vừa qua, lần này chúng con cũng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari).
15/04/2025(Xem: 534)
Trong giáo lý nhà Phật, "kham nhẫn" và "nhẫn nhục" là hai phạm trù rất quan trọng trong việc tu tập. - **Kham nhẫn** (kshanti) là khả năng chịu đựng những khó khăn, thử thách, bất công trong cuộc sống mà không để tâm sân hận chi phối. - **Nhẫn nhục** là sự nhẫn nại, chịu đựng sự xúc phạm, bất công, chỉ trích từ người khác mà không oán hận hay phản kháng một cách tiêu cực. Cả hai đều thuộc phạm vi của ba la mật (pāramitā), là những đức tính cần thiết để đạt đến sự giác ngộ.
13/04/2025(Xem: 579)
TỊNH ĐỘ CỰC LẠC VÀ TỊNH ĐỘ HIỆN TẠI Thượng Tọa Giảng Sư Thích Nguyên Tạng thuyết giảng ngày 8 tháng 8 năm 2024 Con, Phật Tử Tâm Lương Thành Kính Dâng Tặng Thầy Những Đoạn Thơ Đã Được Lấy Ý Từ Bài Thuyết Giảng Của Thầy.
12/04/2025(Xem: 571)
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ xin tường trình cứu trợ động đất Mynamar đợt 2. Cũng như đợt 1 vừa qua, lần này chúng con cùng kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari)
12/04/2025(Xem: 600)
Giữ giới không sát sanh, cho dẫu trong tình huống tổn thương nghiêm trọng cho đến mất mạng, vẫn kham nhẫn, từ bi, không phản kháng, không phẫn nộ, không ác ý đối với kẻ hại mình, là pháp hành giữ giới bất sát sanh tuyệt diệu, vì lòng từ bi, vì trí đạo sáng suốt, mang lại kết quả tốt đẹp khả ái, khả hỷ.
07/04/2025(Xem: 756)
Kính bạch chư Tôn Đức Tăng Ni, chư Phật tử và quý đồng hương hảo tâm Từ thiện. Chúng con, chúng tôi Như Nhiên-Thích Tánh Tuệ là trưởng ban điều hành Hội từ thiện Trái Tim Bồ Đề (Bodhgaya Heart Foundation) kết hợp cùng với chư vị Bhante, chư Tăng Ni VN tại Myanmar (Nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Từ Bi, Quỹ Phụng Sự Tâm An, Quỹ Từ Tâm, nhóm Sư Cô Khemacari) xin tường trình Lộ trình đi cứu trợ miền động đất Myanmar. Chúng tôi quyết định đi cứu trợ trễ một vài ngày mục đích là trực tiếp giúp những nạn nhân có tiền mặt để tự mua nhu yếu phẩm, xây dựng lại nhà cửa, khắc phục khó khăn sau hoạn nạn..
29/03/2025(Xem: 765)
Quê hương có cội nguồn, dân tộc có tổ tiên. Trong một quốc gia, người dân thường tự hào về quê hương mình và hãnh diện được làm con cháu của tổ tiên mình. Người Việt Nam nào lại chẳng xem quê hương mình mang tính cách thiêng liêng, tổ tiên mình mang khí phách hào hùng. Sách Tàu có nói đến nước Văn Lang và giống dân Lạc Hồng, thế nhưng có đúng là đất nước ta và dân tộc ta hay không. Theo truyền thống dân gian thì chúng ta là con Rồng cháu Tiên, thế nhưng đấy cũng chỉ là huyền thoại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com