- Members of the Eleventh Executive Committee of WBSC ( term 2024-2028) - 世界佛教僧伽會第十一屆執行委員名單
- Day 1: Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 2/3/2024)
- Day 2: Lễ Khai Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Quán Âm Sơn Đạo Tràng, Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 2: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 3: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 3: Lễ Bế Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Chùa Pháp Tựu, Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 4: Bổ sung 2 tân thành viên vào Ủy Ban Hoằng Pháp thuộc Hội Tăng Già Thế Giới tại Đại Hội kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (05/03/2024)
- Báo cáo kết quả Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới tổ chức tại Auckland, New Zealand
- Tuyên Bố Chung New Zealand của Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới vào ngày 5 tháng 3 năm 2024
- 6_Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại Hài Hòa
- 7_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 8_Hài hòa Sinh Thái, Sự Sống còn của Nhân loại và Sự Ổn định
- 09_Phục hồi Môi trường để tạo sự Sống Chung Hài Hòa
- 10_“Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”
- 11_Phục Hồi và Sống Hài Hòa với Môi Trường Thiên Nhiên
- 12_Trở về với Thiên nhiên, Hài hòa và Cùng sống chung
- 17_Trở về với Thiên nhiên, Sống chung Hài hòa
- 25_Một quan điểm Phật Giáo về việc Bảo Tồn và Giữ Gìn Môi Trường
- 20_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 21_Sống Hài Hòa Với Môi Trường
- 23_Môi trường và Năm Bộ Luật Tự Nhiên
- 24_Phục hồi và sống hài hòa với môi trường thiên nhiên
- 26_Hồi Hướng Công Đức
- 27_ Sống chung với Thiên Nhiên
Theo triết lý Phật giáo, tên của thế giới vật chất, loka, cũng có nghĩa là bản chất vật chất và tinh thần của con người. Những lời dạy của đức Phật coi con người không tách rời thế giói vật chất. Vì vậy môi trường có ba khía cạnh: vật chất, tinh thần và xã hội. Những thí dụ về môi trường vật chất được mọi người biết rõ – cây cỏ và thú vật, đất đai bao quanh, khí hậu và các yếu tố thiên nhiên khác của thế giới vật chất. Môi trường tinh thần của chúng ta bao gồm các điều kiện giúp, hoặc cản trở việc phát triển trí thức, tâm linh, tôn giáo và đạo đức. Cuối cùng, môi trường xã hội của chúng ta được định nghĩa bởi quan hệ của chúng ta với những người khác, cũng như với cộng đồng rộng lớn hơn ở quanh ta.
Theo những chú giải xưa của Phật giáo có những nhóm luật thiên nhiên hoặc trật tự vũ trụ tác động qua lại với môi trường như là: vật chất, hoặc các luật không có hệ thống (inorganic laws), luật có hệ thống, luật đạo đức, luật tâm lý và luật nhân quả.
Hãy bắt đầu với luật vật chất hoặc luật không hệ thống (utu niyama), luật vật chất mô tả cách mà những thứ vật chất, bao gồm bốn yếu tố là lửa, nước, đất và gió, có thể tương tác với nhau. Thí dụ, khí hậu, thay đổi theo mùa, thảm họa thiên nhiên, và những hệ thống đơn thuần vật chất rơi vào loại này, cùng với cuộc sống của cây cỏ màchúng ta tùy thuộc vào để tồn tại. Nhìn chung, những luật này không những chỉ hướng dẫn môi trường vật chất của chúng ta, mà còn có ảnh hường lớn lao trên các môi trường xã hội và tinh thần. Khí hậu có thể ảnh hưởng đến cách mọi người thiết lập cấu trúc xã hội và còn tác động đến sức khỏe tinh thần của chúng ta. Thí dụ, những xứ ở những vùng lạnh hơn, tối tăm hơn của thế giới thường có mức tự tử cao hơn. Luật vật chất thường dễ hiểu nhất, nhưng chúng cũng đem lại nhiều đau khổ khi chúng bị bỏ qua. Bất cứ khi nào con người khai thác thế giới tự nhiên bằng những cách thức vô trách nhiệm và nguy hiểm như là đánh cá quá lố, phá rừng và làm độc môi trường, chúng ta vi phạm luật vật chất. Thường thì kết quả là đói kém, hạn hán, và tàn phá sinh thái không cứu chữa được. Con người phải tạo tài sản mà không hủy hoại và khai thác môi trường vật chất.
Thêm vào luật không có hệ thống là luật có hệ thống (bija niyāma), luật này là luật sinh học chi phối mọi sinh vật. Thí dụ, bản chất của các bào thai, hạt giống, cấu tạo gen của chúng. Khi chúng ta trồng một cây xoài, chúng ta thu về xoài chứ không phải là táo. Luật có hệ thống tác động qua lại với luật vật chất để duy trì một môi trường lành mạnh cho các chúng sinh có tri giác sống còn và phát triển.
Hơn nữa, luật đạo đức (kamma niyāma) đôi khi được nói đến chung chung là luật kamma (hoặc karma) là những luật chi phối những kết quả tiềm tang của các hành động của chúng ta. Nói tóm gọn, kamma của chúng ta là tổng số những hành động có chủ ý của chúng ta. Khi chúng ta hành động làm hại thế giới, chúng ta phạm vào kamma xấu và phải đương đầu với các kết quả . Ngược lại, khi chúng ta hành động tử tế và khôn ngoan chúng ta tạo ra kamma tốt và hưởng phước đức bây giờ và sau này. Lòng ích kỷ và tham lam là những trạng thái tinh thần không lành mạnh, chúng dẫn đến đau khổ to lớn cho thế giới. Khi chúng ta hành động theo những ham muốn này, chúng ta đem những kamma không tốt cho chính chúng ta. Thí dụ, nội chiến, tranh chấp chủng tộc, và cả tội diệt chủng đều là những hành động tiêu cực ghê tởm, và kết quả của kamma đến từ chúng thật là ghê gớm
Ngoài ra luật tâm lý (citta niyāma) là luật chi phối đầu óc chúng ta, ngược lại với cơ thể. Những tiến trình ý thức, cảm giác, suy nghĩ, và sự tập trung đều bị chi phối bởi những luật này, chúng giúp chúng ta hiểu và nhận thức về thế giới bên ngoài. Những ai chất đầy đầu những tư tưởng thiện chí, rộng lượng, tử tế, và kềm chế đóng góp nhiều vào sự an toàn và ổn định của các cộng đồng của họ.
Hơn nữa, luật nhân quả (Dhamma niyāma) hướng dẫn sự tương tác giữa các luật kia, kết nối chúng với một mạng lưới phức tạp của duyên khởi và dứt duyên. Thí dụ, phá rừng có thể dẫn đến việc làm cho không khí xấu đi, điều này dẫn đến việc gây ra bệnh hoạn và khó chịu. Mặt khác một việc làm tốt cho người hàng xóm có thể đưa đến sự phát sinh những ý tưởng tử tế và từ bi, điều này lại dẫn đến sự phát sinh một cộng đồng lành mạnh và sống động. Dhamma là luật thiên nhiên kết nối chúng ta với mọi thứ khác tồn tại trong thế giới tự nhiên. Hiểu biết điều khôn ngoan này và kinh nghiệm trực tiếp giúp chúng ta đối xử với thế giói tự nhiên của chúng ta bằng sự chăm sóc dịu dàng, lòng tử tế vô biên và từ bi sâu xa.
Nói tóm lại, các luật không có hệ thống (inorganic laws), luật có hệ thống, luật đạo đức, luật tâm lý và luật nhân quả cùng nhau hướng dẫn vũ trụ và mọi thứ trong đó, liên kết mọi thứ và chúng sinh trong một mạng lưới rộng lớn của nhân quả. Nếu chúng ta hiểu chân lý này một cách sâu sắc và trực tiếp thí chúng ta có thể bắt đầu hành động theo những cách phù hợp với những luật tự nhiên này. Thông qua trách nhiệm với vũ trụ, chúng ta co thể cứu hành tinh của mình, chữa lành bệnh cho cộng đồng và thay đổi tư tưởng của chúng ta để giúp cho cuộc sống tốt và hạnh phúc của mọi chúng sinh có tri giác.
Cầu xin cho mọi chúng sinh có tri giác được mạnh khỏe hạnh phúc và an lành.
Tác giả: Đại đức. Bhante Buddharakkhita
Sư Trụ Trì và Chủ Tịch Trung Tâm Phật Giáo Uganda, Uganda.
Sư Trụ Trì và Chủ Tịch Trung Tâm Phật Giáo Uganda, Uganda.
Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh chuyễn ngữ
Gửi ý kiến của bạn