- Members of the Eleventh Executive Committee of WBSC ( term 2024-2028) - 世界佛教僧伽會第十一屆執行委員名單
- Day 1: Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 2/3/2024)
- Day 2: Lễ Khai Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Quán Âm Sơn Đạo Tràng, Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 2: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 3: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 3: Lễ Bế Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Chùa Pháp Tựu, Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 4: Bổ sung 2 tân thành viên vào Ủy Ban Hoằng Pháp thuộc Hội Tăng Già Thế Giới tại Đại Hội kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (05/03/2024)
- Báo cáo kết quả Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới tổ chức tại Auckland, New Zealand
- Tuyên Bố Chung New Zealand của Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới vào ngày 5 tháng 3 năm 2024
- 6_Phục Hồi Môi Trường Để Cùng Tồn Tại Hài Hòa
- 7_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 8_Hài hòa Sinh Thái, Sự Sống còn của Nhân loại và Sự Ổn định
- 09_Phục hồi Môi trường để tạo sự Sống Chung Hài Hòa
- 10_“Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”
- 11_Phục Hồi và Sống Hài Hòa với Môi Trường Thiên Nhiên
- 12_Trở về với Thiên nhiên, Hài hòa và Cùng sống chung
- 17_Trở về với Thiên nhiên, Sống chung Hài hòa
- 25_Một quan điểm Phật Giáo về việc Bảo Tồn và Giữ Gìn Môi Trường
- 20_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 21_Sống Hài Hòa Với Môi Trường
- 23_Môi trường và Năm Bộ Luật Tự Nhiên
- 24_Phục hồi và sống hài hòa với môi trường thiên nhiên
- 26_Hồi Hướng Công Đức
- 27_ Sống chung với Thiên Nhiên
Trở về với Thiên nhiên, Sống chung Hài hòa
Tong Zhi
Phó Chủ Tịch Hội Đồng Tăng Già Phật Giáo Thế Giới, Phó Chủ Tịch Hiệp Hội Phật Giáo tại MỸ
Trụ Trì Thiền Viện Phương Đông,Trung Tâm Thiền Tzu-hsin, và Trung Tâm Thiền Prajna tại New York City, USA
Nhập đề
“Trở về vói thiên nhiên có thể được hiểu theo hai cách: thứ nhất là trở về với bản chất thực của mình; và thứ hai là trở về để đi theo các định luật thiên nhiên. “Hài hòa và sống chung”, theo nghĩa của “trở về thiên nhiên”, cũng có hai cách để hiểu: một là trở về thiên nhiên như một sự đền đáp trực tiếp trong hài hòa, và xem sự hài hòa là một phần thưởng gián tiếp; hai là tuân theo những định luật thiên nhiên và thực hiên sự hài hòa trong sống chung. Tuy nhiên trọng tâm ở đây là quan hệ giữa con người trở về thiên nhiên và sống hài hòa với thiên nhiên.
Trong thế giới với sự phát triển kỹ thuật nhanh chóng ngày nay, quan hệ giữa con người và thiên nhiên đang trở nên càng lúc càng căng thẳng. Những vấn đề môi trường như thay đổi khí hậu trên trái đất, sự mất đa dạng sinh vật , ô nhiễm và hao hụt tài nguyên đang ảnh hưởng cuộc sống và tương lai của chúng ta ở mức độ chưa từng có. Trước bối cảnh này điều quan trọng là hướng về sự sáng suốt của người xưa để tìm ra những giải pháp cho những vấn đề hiện đại. Đạo Phật, một trong những tôn giáo xua nhất thế giới, đưa ra một viễn ảnh độc đáo và sâu sắc về thiên nhiên và môi trường.
Trong Đạo Phật sự diễn giải ý tưởng “quay trở về thiên nhiên và sống trong hài hòa” nhấn mạnh đến sự liên kết sâu sắc và tùy thuộc lẫn nhau giữa con người (đền đáp trực tiếp) và thiên nhiên (phần thưởng gián tiếp). Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu xem làm thế nào để Đạo Phật, với những giáo lý uyên thâm, có thể cung cấp sự hướng dẫn và nguồn cảm hứng cho những thách thức về môi trường mà chúng ta phải đương đầu ngày hôm nay. Dựa vào những kinh sách Phật giáo chúng ta sẽ phân tích xem bằng cách nào sự hiểu biết của người xưa có thể được sử dụng để giải quyết những vấn đề môi trường và thực hiện sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Diễn giải của Phật giáo về Con người và Môi trường Thiên nhiên
Đạo Phật nhấn mạnh đến sự bình đẳng của mọi chúng sinh và sự hiện hữu của tâm linh trong mọi vật. Vào lúc đó Đức Phật nhìn thấy một ngôi sao ban đêm dưới cây Bồ đề và nhận ra “Kỳ diệu ! Kỳ diệu ! Mọi giống hữu tình trên trái đất đều bình đẳng và có sự khôn ngoan và đạo đức của Phật, nhưng chúng không ý thức được vì chúng bị bao phủ bởi vô minh.”. Do đó, mọi chúng sinh đều bình đẳng và mọi vật đều có tâm linh và cần được tôn trọng.. Quan niệm này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự sống trong hài hòa với mọi sinh vật trong thiên nhiên. Trong các kinh Phật, như kinh Mahaparinirvana Sutra, có nói “ mọi sinh vật đều có Phật tính”điều này có thể được diễn giải là sự tôn trọng như nhau đối với mọi chúng sinh.
Nói gần hơn, điều này nhất quán với ý tưởng trong kinh Avatamsaka Sutra là “ khi tâm sinh ra, mọi hiện tượng sinh ra, khi tâm bị hủy diệt mọi hiện tượng bị hủy diệt.” Tâm là cốt lõi của thế giới, và màu sắc của cuộc sống và cái chết lang thang, cũng như mọi thứ trên thế gian quanh chúng ta đều được xác định bởi tâm.
“Tâm” đi theo những điều kiện ô nhiễm để trở thành sáu lãnh vực (realm) của chúng sinh, và “tâm” đi theo những điều kiện tinh khiết để trở thành bốn loại hiền triết, tức là tiếng nói, nghiệp, bồ tát và Srāvakas, Pratyeka, Bồ tát và Phật. Sự đền dáp trực tiếp (con người) đưa đến phần thưởng gián tiếp Srāvakas, Pratyeka, Bồ tát và Phật. Sự đền đáp trực tiếp (người) quyết định phần thưởng gián tiếp (môi trường nơi chúng ta sống). (Môi trường nơi chúng ta sống) ảnh hưởng sự đền đáp trực tiếp (người) và chúng bổ túc cho nhau.
Nhằm thay đổi môi trường thiên nhiên chúng ta phải thay đổi tâm con người. Thực hiện những việc tốt và năng lượng tích cực, môi trường sẽ thay đổi. Làm thế nào để thay đổi? Bằng cách yêu cầu mọi người tin vào nghiệp (karma).
Sự hài hòa giữa con người và môi trường
thiên nhiên theo nhãn quan nhân quả
Luật nhân quả của Phật giáo giải thích những vấn đề môi trường. Luật nhân quả của Phật giáo nhấn mạnh những hành động của chúng ta (nhân) đem đến những kết quả tương xứng (hậu quả). Nghiệp là một trong những giáo lý cốt lõi của Đạo Phật. Lời dạy này có thể áp dụng cho quan hệ giữa người và thiên nhiên, có nghĩa là những hành động của chúng ta trên thiên nhiên có những hậu quả, cả tốt lẫn xấu. Khi ta nhìn một cái cây, một bông hoa, một con bọ, ta bắt đầu ý thức được sự tùy thuộc lẫn nhau. Quan niệm nhân quả nhấn mạnh rằng mỗi điều chúng ta làm trong thế giới thiên nhiên có những hậu quả dài hạn. Thí dụ, việc tiêu thụ thái quá và tàn phá tài nguyên có thể dẫn đến thoái hóa môi trường và mất cân bằng sinh thái, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự sống còn và phát triển của con người. Vì vậy, chúng ta có thể trải rộng việc bảo vệ môi trường từ trong tâm chúng ta ra ngoài thiên nhiên, chúng ta có thể làm điều này bằng cách sống có tâm và sống đơn giản.
Sự đơn giản là một cách tiếp cận cuộc sống đơn giản của Phật giáo, nhấn mạnh đến việc giảm những ham muốn vật chất và sự thỏa mãn nội tâm. Sự đơn giản trùng hợp với quan niệm mới về đời sống ổn định, giảm thiểu việc khai thác và tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và ảnh hưởng trên môi trường.
Ngoài ra còn có tư tưởng hài hòa với thiên nhiên trong giáo lý Đạo Phật. Thí dụ; thuyết “Duyên khởi từ lãnh vực Pháp” ("Dependent Arising from the Dharma-realm") ghi trong kinh Avatamsaka Sutra. Có một đoạn miêu tả sự giác ngộ của Thích Ca Mâu Ni Siddhartha dưới gốc cây Bồ đề. Kinh nói, trong tâm của Thích Ca Mâu Ni Siddhartha mọi sự vật đều được phản ánh, và không chỉ mọi vật mà cả địa ngục, thiên đường và những thế giới của chư Phật trong mười phương có thể được phản ánh vào một thời điểm nhất định. Điều này không chỉ trưng bày hiện trạng của mọi vật mà cũng còn biểu hiện những giai đoạn quá khứ và vị lai. Nói tóm lại mọi hiện tượng trong thời gian và không gian, trong thế giới trần tục và thiên đường đều hiện ra. Dựa trên hiện tượng này kinh Avatamsaka Sect triển khai ý tưởng là mọi hiện tượng trong thế giới đều vô tận và bao trùm lẫn nhau, các cá thể khác nhau và liên hệ vói nhau, cái này tăng cường sức mạnh cho cái kia, cái này có trong cái kia, tại đây có cái kia, cái kia là thế này, thế này là cái kia; một sự xâm nhập lẫn nhau mà không gì cản trở, giữa những liên kết bất tận. Duyên khởi cũng còn gọi là Duyên khởi bất tận. Thuyết duyên khởi bàn đến sự liên kết trong vũ trụ của vạn vật, quan hệ giữa nhân và quả, quan hệ giữa điều tinh túy và hiện tượng, phản ánh những bước tiến bộ của triết lý Trung Hoa cổ xưa. Theo triết lý này mọi vật đều liên kết và tùy thuộc nhau, một là tất cả và tất cả là một. Điều đó nhấn mạnh rằng mọi con ngưòi phải sống hài hòa với thiên nhiên, thay vì cướp bóc và phá hủy thiên nhiên. Muốn làm điều này thì cần phải phát triển lòng từ bi của nhân loại.
Lòng từ bi là một trong những giá trị cốt lõi của Đạo Phật. Yêu thương tử tế đem đến hạnh phúc và lòng từ bi làm vơi đau khổ, cả hai là những thái độ của người này với người kia và là nền tảng của con đường dẫn đến Bồ Tát. Từ bi không có kẻ thù. Điều này áp dụng không chỉ cho quan hệ giữa con người mà còn cho cả quan hệ với thiên nhiên. Đối đãi thiên nhiên với lòng từ bi có nghĩa là bảo vệ môi trường, tôn trọng tài nguyên và giảm thiểu tối đa việc làm hại thiên nhiên.
Nói gần hơn, văn hóa Phật giáo thường tương trưng cho sự tôn sùng và kính trọng thế giới thiên nhiên. Thái độ này khuyến khích người ta nhận ra rằng họ là một phần của thế giới thiên nhiên hơn là những người thống trị thế giới đó. Đứng trên quan điểm này người ta được khuyến khích thực hiện thêm nhiều những hành động thân thiện với môi trường, chẳng hạn như trồng cây và bảo vệ các nguồn nước.
Khi liên kết các lời dạy của Phật giáo với các vấn đề môi trường, không khó để người ta nhận ra rằng Đạo Phật đem đến cho xã hội hiện đại sự hướng dẫn tâm linh và con đường thực hành về cách làm thế nào để sống hài hòa với thiên nhiên.
Áp dụng trí tuệ Bát Nhã trong Xã hội ngày nay
Làm cách nào để trí tuệ Bát Nhã Phật giáo có thể được áp dụng để giải quyết các vấn đề của môi trường thiên nhiên ngày nay?
Thứ nhất, luật nhân quả của Phật giáo dạy chúng ta là mỗi hành động đều có một hậu quả đi kèm. Điều này có thể được áp dụng vào đạo đức môi trường bằng cách khuyến khích mọi người nhận biết là các hành động của họ đối với thiên nhiên (thí dụ sử dụng các sản phẩm nhựa, tiêu thụ quá đáng, vv…) sẽ có ảnh hưởng lâu dài trên trái đất. Khi thấm nhuần được tinh thần ý thức đối với môi trường, người ta sẽ nhận ra rằng mọi người đều có trách nhiệm phải thân thiện với môi trường và từng bước phát triển thói quen làm như vậy, và tiếp tục biến điều đó thành một phần của đời sống.
Kế tiếp là việc trau dồi lòng từ bi. Đạo Phật nhấn mạnh đến từ bi cho mọi cuộc sống, một quan điểm đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh bảo vệ súc vật và bảo tồn sự đa dạng sinh học hiện nay. Thí dụ, việc bảo vệ thú hoang không chỉ nhằm duy trì sự cân bằng sinh thái, mà còn nhằm chứng tỏ sự tôn trọng và lòng từ bi với mọi cuộc sống. Cần phải nhấn mạnh ở đây là người nào không biết từ bi với chính mình thì không thể từ bi với người khác. Vì người đó chính là một chúng sinh có tri giác. Lòng từ bi thực sự có thể cắt đứt gốc rễ của mọi rắc rối, chỉ còn chừa lại sự biết ơn trong tim.
Đạo Phật chủ trương một đời sống đơn giản và khuyến khích con người thời đại mới giảm tiêu thụ vật chất và phung phí. Đối diện với chủ nghĩa tiêu thụ và sản xuất dư thừa, xã hội tân tiến đòi hỏi con người phải theo đuổi thức ăn tinh thần hơn là tích lũy vật chất, làm như vậy để thúc đẩy phát triển xã hội ổn định.
Quan niệm của Đạo Phật về sống chung hài hòa đòi hỏi người ta phải hài hòa với chính mình trước và rồi khởi đi từ chính mình hài hòa với môi trường thiên nhiên. Quan niệm này có thể được áp dụng vào công tác quy hoạch các đô thị và môi trường thiên nhiên. Thí dụ việc phát triển các đô thị sinh thái và các tòa nhà xanh không chỉ bảo vệ môi trường mà còn tạo ra một không gian sống lành mạnh và hài hòa hơn cho con người.
Hơn nữa, việc thực hành thiền trong Đạo Phật có thể giúp người ta cải thiện sự sáng suốt của chính mình và phát triển sự sáng suốt qua thực hành thiền. Đương nhiên là muốn đạt được mục tiêu của việc thiền định người ta trước hết phải tuân theo năm giới luật và thực hành mười đức hạnh trước khi bước vào lãnh vực thiền. Các Phật tử nói như vầy: từ giáo lý sinh ra thiền, và từ thiền sinh ra trí tuệ, điều này dẫn tới việc trau dồi một ý thức sâu xa về môi trường. Thông qua zazen người ta hiểu rõ hơn sự liên kết sâu xa của họ với thế giới thiên nhiên, và như vậy tạo nguồn cảm hứng cho một thái độ tích cực đối với việc bảo vệ môi trường.
Dựa vào những quan niệm về môi trường trong kinh sách Phật giáo người ta có thể nêu cao những vấn đề môi trường trong giáo dục và sinh hoạt cộng đồng. Thông qua các bài giảng, lớp tập huấn và hoạt động cộng đồng, các tổ chức Phật giáo có thể đóng vai trò quan trọng trong công tác nâng cao ý thức về môi trường.
Tư tưởng Bát nhã của Phật giáo có thể cung cấp một nhãn quan mới trên các thách thức và giải pháp về môi trường ngày nay. Điều này không chỉ giúp nâng cao ý thức của các cá nhân về môi trường, mà còn giúp đề cao sự phát triển của toàn xã hội trong chiều hướng ổn định và hài hòa hơn.
Kết luận
Khi đi tìm trong kinh sách Phật cách giải thích về môi trường thiên nhiên và việc áp dụng trí tuệ bát nhã vào giải quyết những vấn đề môi trường, chúng ta có thể rút ra một số kết luận quan trọng. Những lời dạy của Đạo Phật như luật nhân quả, sự bình đẳng của mọi chúng sinh, và đời sống đơn giản không chỉ cho chúng ta một cách sống hài hòa hơn với thiên nhiên mà còn đưa ra những cái nhìn sâu sắc và những giải pháp thực tiễn cho các thách thức về môi trường trong xã hội hiện đại. Thứ nhất kinh sách Phật giáo nhấn mạnh đến các quan niệm về nghiệp và sự bình đẳng của mọi người, thúc đẩy chúng ta xem xét lại lối sống và ảnh hưởng của chúng ta trên môi trường. Bằng cách cắt giảm rác thải, bảo tồn sự đa dạng sinh học và thực hiện những hình thức tiêu thụ ổn định, chúng không chỉ tuân theo những lời dạy của Đạo Phật mà còn đóng góp vào sức khỏe và tương lai của hành tinh.
Thứ hai, việc đề cao lòng từ bi và cách sống giản dị khuyến khích chúng ta có những hành động thân thiện với môi trường và có trách nhiệm. Điều này bao gồm không chỉ gồm những thay đổi ở cấp cá nhân, như là giảm thiểu sự tiêu thụ vật chất và bảo tồn tài nguyên, mà còn cả sự đề cao những sáng kiến và chính sách về môi trường ở cấp cộng đồng và xã hội.
Cuối cùng, việc áp dụng trí tuệ Bát nhã vào những vấn đề môi trường ngày nay chứng minh sự bắc cầu giữa tư tưởng cổ xưa và những thách thức hiện đại. Cuộc đàm thoại xuyên thế hệ này không chỉ làm giàu sự hiểu biết của chúng ta về bảo vệ môi trường mà còn đem đến cho chúng ta một lối sống hài hòa và cân bằng hơn.
Nói tóm lại, những lời dạy của Đạo Phật không chỉ hướng dẫn mọi người trên bình diện tâm linh mà còn tạo nguồn cảm hứng cho họ để theo đuổi sự hài hòa với thiên nhiên. Đứng trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng chúng ta có thể tìm thấy sự sáng suốt và cảm hứng từ Đạo Phật và chuyển những lời dạy này thành những hành động thực tế để tạo ra một thế giới ổn định và hài hòa hơn.
Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh chuyễn ngữ
🙏🙏🙏🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
English Version