- 01. Thiền Sư Khương Tăng Hội (? - 280) Sơ Tổ của Thiền tông Việt Nam 🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻
- 02.Thiền Sư Thích Đạo Thiền (Vị thiền sư thứ 2 (vào thế kỷ thứ 6) của Việt Nam )
- 03. Thiền Sư Thích Huệ Thắng
- 04. Thiền Sư Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi (Vinitaruci) (? - 594) Tổ khai sáng dòng Thiền Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 05. Thiền Sư Pháp Hiền ( ?-626) (Nhị Tổ Thiền Phái Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi tại Việt Nam)
- 06. Thiền Sư Thanh Biện, Đời thứ 4, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 07. Thiền Sư Định Không, Đời thứ 8, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 08. Thiền Sư Vô Ngôn Thông, Sơ Tổ Thiền Phái Vô Ngôn Thông ở Việt Nam
- 09. Thiền Sư Cảm Thành, Đời thứ 1, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 10. Thiền Sư Thiện Hội, Đời thứ 2, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 11. Trưởng lão La Quí, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi ở
- 12. Thiền sư Pháp Thuận, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 13. Thiền sư Vân Phong, Đời thứ 3, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 14. Thiền Sư Khuông Việt, Đời thứ 4, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 15. Thiền sư Ma Ha Ma Ya, Đời thứ 10, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 16-17. Thiền Ông Đạo Giả (902-979) và Thiền Sư Sùng Phạm (1004-1087).
- 18-19. Thiền sư Định Huệ, Thiền Sư Vạn Hạnh (938– 1018) Đời thứ 12 Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Sư Phụ của Vua Lý Thái Tổ 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️
- 20. Thiền sư Đa Bảo, Đời thứ 5, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 21. Trưởng lão Định Hương, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 22. Thiền sư Thiền Lão, Đời thứ 6, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 23. Thiền sư Thảo Đường, Sơ Tổ Thiền Phái Thảo Đường ở Việt Nam
- 24. Thiền sư Viên Chiếu, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 25. Thiền sư Cứu Chỉ, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 26. Thiền sư Đạo Hạnh, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 27. Thiền sư Bảo Tánh & TS Minh Tâm, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 28. Thiền sư Quảng Trí, Đời thứ 7, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 29. Thiền sư Thuần Chân, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 30. Thiền sư Trì Bát, Đời thứ 12, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 31. Thiền sư Huệ Sinh, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 32. Thiền sư Ngộ Ấn, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 33. Thiền sư Mãn Giác, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 34. Quốc sư Thông Biện, Đời thứ 8, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 35. Thiền sư Bổn Tịch, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 36. Thiền sư Thiền Nham, Đời thứ 13, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 37. Thiền Sư Minh Không (1066 - 1141) Đời thứ 13 của Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi 🙏🌷🙏🌼🙏🌺🙏🌹🌺
- 39. Thiền sư Giới Không, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 40. Thiền sư Pháp Dung, Đời thứ 15, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 41. Thiền sư Không Lộ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 42. Thiền sư Đạo Huệ, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 43. Thiền sư Bảo Giám, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 44. Thiền sư Bổn Tịnh, Đời thứ 9, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 45.Thiền sư Trí Thiền, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 46. Thiền sư Chân Không, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 47. Thiền sư Đạo Lâm, Đời thứ 16, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 48. Thiền Sư Ni Diệu Nhân, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 49. Thiền sư Viên Học, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 50. Thiền sư Tịnh Thiền, Đời thứ 17, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 51. Quốc sư Viên Thông, Đời thứ 18, Thiền Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi
- 52. Bắc Phái Tiệm Tu
- 53. Thiền sư Giác Hải, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 54. Thiền sư Tịnh Không, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 55. Nam Phương Đốn Ngộ- TT Thích Nguyên Tạng giảng
- 56. Thiền sư Đại Xả, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 57. Thiền sư Tín Học, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 58. Thiền Sư Trường Nguyên. Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông ( thời Vua Lý Cao Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌸
- 59. Thiền Sư Tịnh Lực (1112 - 1175) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 60. Thiền Sư Trí Bảo (? - 1190) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông & Lý Cao Tông)
- 61. Thiền Sư Nguyện Học (? - 1174) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông)
- 62. Thiền sư Minh Trí, Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 63. Thiền Sư Tịnh Giới (? - 1207) Đời thứ 10, Thiền Phái Vô Ngôn Thông (Vào thời Vua Lý Anh Tông) 🙏🙏🙏🌹🥀🌷🍀🌷🌸
- 64. Thiền sư Quảng Nghiêm, Đời thứ 11, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 65. Thiền sư Thường Chiếu, Đời thứ 12, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 66. Thiền sư Thần Nghi, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 67. Thiền Sư Y Sơn (? - 1213) (Đời thứ 19, Thiền Phái Tý Ni Đa Lưu Chi (Vào thời Vua Lý Huệ Tông)
- 68. Thiền Sư Thông Thiền, Đời thứ 13, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 69. Thiền Sư Hiện Quang, Đời thứ 14, Thiền Phái Vô Ngôn Thông
- 70. Thiền sư Tức Lự , Đời thứ 14, dòng Vô Ngôn Thông
- 71. Ông Vua Thiền Sư Trần Thái Tông (1218 - 1277)
- 72. Lục Thời Sám Hối (do Vua Trần Thái Tông soạn)
- 73. Thi Kệ Bốn Núi (do Vua Trần Thái Tông soạn)
Vài cảm nhận khi dự thính bài pháp thoại
“ NAM PHƯƠNG ĐỐN NGỘ”
qua Zoom Phật Pháp Online USA lần thứ 6 với Giảng Sư TT Thích Nguyên Tạng
Kính đang Thầy bài viết khi nghe pháp thoại quá tuyệt vời hôm nay. Kính tri ân và đảnh lễ Thầy , hy vọng bài thơ con cúng dường ...mọi người đều đồng cảm . Kính , HH
Tôi đã không ngạc nhiên lắm khi nghe vào lúc bắt đầu vấn đáp Thượng Tọa Chúc Đại người hướng dẫn chương trình đã tán thán sự tham dự của nhiều học nhân Phật Tử từ khắp Liên Châu .
.Vì sao vậy ? Có lẽ chẳng riêng tôi, phải nói những ai đã từng được nghe xuyên suốt hơn 250 bài của Thầy về Tổ Sư Thiền ( từ Ấn, Trung Hoa đến Việt Nam) trong mùa đại dịch Covid-19 khởi đầu từ tháng 5/2020 đến nay và có lẽ sẽ tạm ngưng sau 30/11/2021 vì Phật Sự , đều ngưỡng phục Đức độ Từ Bi và Hạnh nguyện Hoằng Pháp độ sinh của TT Giảng Sư .
Lần này khi được thông báo TT Giảng Sư sẽ tiếp tục bài tuần trước với chủ đề Nam Phương đốn ngộ ....tôi đã tìm nghe lại hai bài Đốn ngộ Tiệm Tu và Lục Tổ Huệ Năng được đến với Phật Tử khắp nơi và Đạo Tràng Quảng Đức nói riêng, vào hai ngày 14-15/8/2020 . ( mấy tháng đầu tiên TT giảng mỗi buổi sáng sớm không ngừng nghĩ sau công phu sáng ) và háo hức đợi chờ bài giảng mới vừa để kiểm soát mức độ tu tập của mình sau một năm học online Tổ Sư Thiền với Ngài vừa để ghi nhận thêm nhiều điều mới lạ mà hai buổi giảng trước tôi chưa thọ nhận đầy đủ.
Quả đúng vậy, bài pháp thoại hôm nay Thầy vừa tập hợp những tông phái được nở ra năm cánh từ những đại đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng và tiếp tục truyền thừa đến nay tại VN và hải ngoại dù hiện tại Phật tử có thiên hướng về Tịnh Độ nhưng một ngày không xa Thiền Tịnh song tu sẽ mạnh mẽ được khôi phục ...
Với sự quảng bác biện tài , Giảng Sư nhắc lại ngũ diệp từ đóa hoa Lục Tổ Huệ Năng như sau:
Lục Tổ có 33 môn đệ đắc pháp, trong đó nổi bật nhất là 5 vị làm cho Thiền Tông đời sau được hưng thịnh và ảnh hưởng lớn trong Phật Giáo Trung Quốc:
Thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng, từ pháp mạch Mã Tổ này sinh ra Tông Lâm Tế, Quy Ngưỡng.
Thiền sư Thanh Nguyên Hành Tư, từ pháp mạch này sinh ra Tông Tào Động, Vân Môn, Pháp Nhãn.
Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác, tác giả của Chứng Đạo Ca và quyển Thiền Tông Vĩnh Gia Tập nổi tiếng
Thiền sư Nam Dương Tuệ Trung, từng làm Quốc Sư.
Thiền sư Hà Trạch Thần Hội, người phát dương tông chỉ, đưa Thiền Nam Tông trở thành chính thống.
Đặc biệt, từ hai vị Nam Nhạc Hoài Nhượng và Thanh Nguyên Hành Tư, Thiền Tông sản sinh vô số các Thiền sư danh tiếng truyền bá tư tưởng Đốn Ngộ, Thiền Tông trở thành Pháp môn phổ biến, thịnh hành nhất vào các thời Đường, Tống. Được truyền qua nhiều nước như Việt nam, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hơn thế nữa Giảng Sư đã minh chứng không phải vào thời Lục Tổ Thiền đốn ngộ mới hình thành mà vào thời Đức Thế Tôn với kinh Bahiya trong Tiểu Bộ kinh - Chỉ với năm phút nhiệm mầu , Ngài Bahiya đã chứng được Vô Sanh pháp nhẫn: "Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, này Bàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau"
Và cũng như trường hợp của Ngài Đại Trí Xá Lợi Phất. Ngài Xá-lợi-phất là một người đầy nghi ngờ trước khi nhập Tăng đoàn Đức Phật khi gặp Tỉ-khâu A-thuyết-thị (pi. assaji). Thấy gương mặt trang nghiêm sáng ngời, phong độ thanh thoát của A-thuyết-thị, Chỉ sau khi nghe A-thuyết-thị trả lời bằng bốn câu kệ trứ danh, sau được gọi là "Duyên khởikệ":
若法因緣生
法亦因緣滅
是生滅因緣
佛大沙門說
Nhược pháp nhân duyên sinh
Pháp diệc nhân duyên diệt
Thị sinh diệt nhân duyên
Phật Đại sa-môn thuyết.
Các pháp nhân duyên sinh
Cũng theo nhân duyên diệt
Nhân duyên sinh diệt này
Phật Đại sa-môn thuyết.
Nghe xong, ngài Xá-lợi-phất liền ngộ được Đạo Lý Duyên Khởi, chứng sơ quả Tu Đà Hoàn, một trong Tứ Thánh Quả.
Kính mời xem tiếp