- 01. Giới Bổn Tỳ-kheo Của Luật Tứ Phần
- 02. Giới Bổn Tỳ-kheo Ni Của Luật Tứ Phần
- 03. Giới Bổn Thức -Xoa Của Luật Tứ Phần
- 04. Giới Sa-di, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 05. Giới Sa-Di-Ni, Oai Nghi, Luật Nghi Và Lời Khuyến Tu Của Tổ Quy Sơn
- 06. Giới Bồ-tát Cho Người Xuất Gia (Kinh Phạm Võng Bồ-Tát Giới)
- 07. Giới Bồ-tát Cho Người Tại Gia (Kinh Ưu-Bà-Tắc Giới)
- 08. Nghiên Cứu Giới Tỳ-kheo Của Thượng Tọa Bộ (Đối Chiếu Với Năm Phái Luật Phật Giáo)
- 09. Giải Thích Giới Luật Và Oai Nghi Của Sa-Di
NGỘ TÁNH HẠNH
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
HỘI LUẬT GIA VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Địa chỉ: 65 Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Email: nhaxuatbanhongduc65@gmail.com
Điện thoại: 024.39260024 - Fax: 024.39260031
MỤC LỤC
Lời giới thiệu - HT. Thích Trí Quảng...........................................vii
Lời giới thiệu - HT.Thích Giác Toàn............................................. ix
Lời nói đầu của dịch giả................................................................ xi
Lời đầu sách................................................................................ xxi
GIỚI BỔN TỲ-KHEO-NI
I. Lời tựa Giới kinh........................................................................ 3
II. Biểu quyết đọc giới................................................................... 5
III. Đọc Giới Tỳ-kheo-ni . ............................................................. 8
1. Tám giới trục xuất................................................................. 9
2. Mười bảy giới Tăng tàn...................................................... 13
3. Ba mươi giới xả vật ........................................................... 24
4. Một trăm bảy mươi tám giới sám hối................................. 35
5. Tám giới hối lỗi.................................................................. 71
6. Một trăm điều nên học........................................................ 73
7. Bảy cách dứt tranh chấp .................................................... 84
8. Lời kết thúc . ...................................................................... 85
IV. Giới kinh vắn tắt của bảy đức Phật . ..................................... 86
V. Lời khuyến khích giữ giới....................................................... 88
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng đối chiếu số lượng Giới Tỳ-kheo-ni của sáu phái
luật Phật giáo................................................................................ 93
Phụ lục 2: Giới Tỳ-kheo-ni của Thượng tọa bộ bằng tiếng Việt,
Pali, Trung văn............................................................................. 94
Phụ lục 3: Giới bổn Tỳ-kheo-ni bằng chữ Hán.......................... 181
Vài nét về dịch giả..................................................................... 200
LỜI GIỚI THIỆU
Quyển “Giới bổn Tỳ-kheo-ni” (P. Bhikkhuni Pātimokkha, S. Bhikṣuṇī Pratimokṣa, 比丘尼戒本) của Luật Tứ phần do Thượng tọa Nhật Từ dịch và chú thích là cương lĩnh giới luật của Tăng đoàn, do đức Phật thành lập, theo đó, Tăng đoàn đọc tụng trong lễ Bố-tát vào ngày rằm hoặc mùng một.
Là một trong ba nền tảng tâm linh quan trọng trong Phật giáo, giới luật được xem là trụ cột của Tăng đoàn, giúp các vị xuất gia có lý tưởng cao quý làm chủ giác quan, chuyển hóa tham ái, lần lượt trở thành tiệm cận thánh nhân và thánh nhân.
Trong 12 năm đầu từ lúc giác ngộ, đức Phật chưa thành lập giới luật là do Tăng đoàn và Ni đoàn thanh tịnh, “giới thể” của người xuất gia như gương tròn sáng. Trong 33 năm hoằng pháp còn lại, đức Phật lần lượt thành lập “giới tướng”, theo Luật Tứ phần, Tỳ-kheo-ni có 348 điều giới và Tỳ-kheo có 250 điều giới nhằm giúp người xuất gia tăng trưởng giới hạnh thanh cao.
Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ XX, Tăng Ni thuộc Phật giáo Bắc truyền đọc Giới bổn bằng chữ Hán, đang khi hơn 3 thế kỷ qua, kể từ lúc vùng Nam bộ trở thành lãnh thổ hợp pháp của Việt Nam thì Tăng đoàn Phật giáo Thượng tọa bộ đọc Giới bổn bằng Pali. Tăng đoàn của hai truyền thống Bắc truyền và Nam truyền ít khi có cơ hội đọc, tham khảo và đối chiếu Giới bổn của nhau.
Từ năm 2019, đức Trưởng lão HT. Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tin tưởng và chỉ định tôi làm Chủ tịch Hội đồng Giám luật nhằm thúc đẩy Tăng Ni trên toàn quốc giữ giới thanh tịnh, tìm hiểu Giới bổn của các trường phái Phật giáo, thể hiện đạo phong thoát tục trong cuộc sống.
Từ năm 2020, với tư cách là Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, tôi chủ trương thành lập khoa Luật học Phật giáo. Khóa đầu tiên của khoa này được khai giảng tại tu viện Vĩnh Nghiêm, Quận 12, TP.HCM vào 3-3-2021, với 22 Tăng sinh và 10 Ni sinh theo học nội trú.
Tại TP.HCM, từ lúc khánh thành Việt Nam Quốc tự vào 7-11-2017 đến nay, tôi quy định các thành viên Ban Trị sự Giáo hội Phật
giáo Việt Nam TP.HCM phải tham dự các lễ Bố-tát đọc Giới bổn vào ngày rằm và mùng một hằng tháng.
Từ vài thập niên qua, song song với việc dịch và ấn tống các Nghi thức tụng niệm thuần Việt, tôi dự định dịch Giới bổn ra tiếng Việt nhưng do bận nhiều Phật sự quan trọng khác, tôi chưa thể thực hiện được. Tôi hoan hỷ khi TT. Nhật Từ dịch và chú thích Giới bổn Tỳ-kheo-ni của Luật Tứ phần, đính kèm phụ lục Giới bổn Tỳ-kheo của Thượng tọa bộ bằng tiếng Việt, Pali, Trung văn để tham khảo.
Để góp thêm một tài liệu cho ngành luật Phật giáo tại Việt Nam, tôi giới thiệu dịch phẩm này đến với Ni sinh theo học tại 4 Học viện Phật giáo Việt Nam trên toàn quốc, cũng như tất cả giới tử Tỳ-kheo-ni tại các Đại giới đàn do các Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức tại 63 tỉnh thành.
Tôi tin tưởng và cầu chúc các thành viên Tăng đoàn và Ni đoàn sống đời giới hạnh thanh cao, xứng đáng làm bậc thầy tinh thần của hàng Phật tử tại gia.
Chùa Huê Nghiêm 2, rằm tháng Giêng 2021
Trưởng lão HT. THÍCH TRÍ QUẢNG
Đệ nhất Phó pháp chủ kiêm Giám luật
Hội đồng Chứng minh GHPGVN
Thích_Nhật_Từ-02-Gioi_Bon_Ty_Kheo_Ni_Cua_Luat_Tu_Phan