- Bài 01. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 02. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 03. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 04. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 05. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 06. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 07. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 08. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 09. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 10. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 11. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 12. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 13. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 14. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 15. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 16. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 17. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 18. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 19. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 20. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 21. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 22. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 23. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 24. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 25. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 26. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 27. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 28. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 29. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 30. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 31. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 32. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 33. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 34. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 35. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 36. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 37. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 38. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 39. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 40. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 41. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 42. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 43. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 45. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 46. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 47. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 48. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 49. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 50. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 51. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 52. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 53. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 54. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 55. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 56. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 57. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 58. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 59. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 60. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 61. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 62. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 63. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 64. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 65. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 66. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 69. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 70. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 71. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 72. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 73. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 74. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 75. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 76. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 77. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 78. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 79. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 80. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 81. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 82. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 83. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 84. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 85. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 86. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 87. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 88. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 89. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 90. Kinh Lăng Già giải nghĩa
- Bài 91: Kinh Lăng Già giải nghĩa (hết)
KINH LĂNG GIÀ
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
2-KỆ HỎI ĐÁP THỨ HAI:
Đại Huệ Bồ Tát lại dùng kệ hỏi:
Mặt trời sáng soi khắp,
Chúng sanh thượng, trung, hạ.
Như lai soi thế gian,
Khai thị lời chân thật.
Tại sao chia nhiều thừa,
Thuyết pháp nói chẳng thật?
Khi ấy, Thế Tôn dùng kệ đáp rằng:
1. Nếu nói lời chân thật,
Tâm họ chẳng chân thật.
Ví như làn sóng biển,
Như bóng gương, mộng huyễn.
2. Tất cả cùng lúc hiện,
Cảnh giới tâm (1) cũng thế.
Nay cảnh giới chẳng đủ,
Là do nghiệp chuyển sinh,
3. Thức do thức nhận biết,
Ý do ý cho vậy.
Năm thức tùy cảnh hiện,
Chẳng thứ lớp nhất định.
4. Ví như thợ vẽ khéo,
Và học trò thợ vẽ.
Bút màu vẽ hình tướng,
Thuyết ta cũng như thế.
5. Màu sắc vốn vô nghĩa,
Chẳng phải bút hay lụa.
Vì thỏa lòng chúng sanh,
Vẽ đủ thứ hình tướng.
6. Dùng lờì nói khai thị,
Thật nghĩa lìa văn tự.
Phân biệt tiếp sơ cơ (2),
Tu hành đến chân thật.
7. Chỗ chân thật tự ngộ,
Lìa năng giác, sở giác.
Đây vì Phật tử nói,
Kẻ ngu vọng phân biệt.
8. Thế gian đều như huyễn,
Dù hiện chẳng chân thật.
Thuyết pháp cũng như thế,
Tùy sự lập phương tiện.
9. Lương y trị bệnh nhân,
Tùy bệnh mà cho thuốc.
Thuyết pháp chẳng ứng cơ (3),
Nơi họ thành phi thuyết.
10. Tùy tâm lượng (4) chúng sanh,
Như Lai ứng cơ thuyết.
Phi cảnh giới vọng tưởng,
Thanh văn chẳng có phần.
Vì thương xót kẻ mê,
Thuyết cảnh giới tự giác.
Lại nữa Đại Huệ! Nếu Đại Bồ Tát muốn biết hiện lượng (5) của tự tâm, nhiếp thọ và kẻ nhiếp thọ đối với cảnh giới vọng tưởng, phải lìa phong tục tập quán thế gian; ngày đêm sáu thời thường tự cảnh tỉnh, phương tiện tu hành, phải lìa ngôn luận của người ác kiến và các tướng khác, thông đạt tướng vọng tưởng của tự tâm hiện.
GIẢI NGHĨA:
(1). Cảnh giới tâm: Bản thể của tâm cùng khắp không gian và thời gian, nên cùng lúc hiện, chẳng có trước sau.
(2) Sơ cơ: Gọi là Sơ học, Sơ tâm, Sơ phát tâm. Cơ là căn cơ; Sơ cơ chỉ cho người mới học đạo.
(3) Ứng cơ: Tùy thời mà hành động.
(4) Tâm lượng: Tâm đo lường, tâm so đo phân biệt nọ kia.
(5) Hiện lượng: Có các nghĩa:
1. Biết đúng:1. Thấy một cách rõ ràng (s: pratyaksam). 2. Nhận thức trực tiếp, đặc biệt là sự nhận biết ngay không qua suy luận nào. 3. Nhận thức căn bản trong luận lí Phật giáo như nhận thức sự vật đúng như chúng đang là. 4. Người tu chính pháp được chứng ngộ, hiển hiện bản thể đầy khắp không gian thời gian, cái thực tướng này gọi là Hiện lượng, cái dụng gọi là Hiện lượng trí.
2. Biết sai: Lượng là đo lường phân biệt đúng sai của tri thức, nhận biết chưa phân biệt suy xét, sự nhận thức bị ảnh hưởng bởi huyển tướng và tác dụng phân biệt của khái niệm.
Hỏi đáp thứ ba này, Bồ Tát hỏi với ý: Như mặt trời soi khắp nơi, Như Lai soi tất cả chúng sinh các loại (thượng, trung, hạ), khai thị những lời chân thật, tại sao lại chia ra nhiều Thừa nói lời không thật?
Đức Phật đáp rằng:
1. Nếu nói lời chân thật,
Tâm họ chẳng chân thật.
Ví như làn sóng biển,
Như bóng gương, mộng huyễn.
2. Tất cả cùng lúc hiện,
Cảnh giới tâm (1) cũng thế.
Nay cảnh giới chẳng đủ,
Là do nghiệp chuyển sinh,
Nghĩa là nếu nói lời thật, tâm họ chẳng chân thật, thì giống như sóng biển, như bóng gương mộng huyển, tất cả hiện cùng một lúc, cảnh giới tâm cũng như thế. Nay cảnh giới hiện chẳng đầy đủ là do nghiệp chuyển sinh biến đổi.
3. Thức do thức nhận biết,
Ý do ý cho vậy.
Năm thức tùy cảnh hiện,
Chẳng thứ lớp nhất định.
4. Ví như thợ vẽ khéo,
Và học trò thợ vẽ.
Bút màu vẽ hình tướng,
Thuyết ta cũng như thế.
Sự nhận biết (thức), khởi niệm liên tục (ý), tùy cảnh hiện không có thứ lớp; ví như nguời thợ vẽ dùng bút màu vẽ các hình tướng, Phật nói cũng như thế.
5. Màu sắc vốn vô nghĩa,
Chẳng phải bút hay lụa.
Vì thỏa lòng chúng sanh,
Vẽ đủ thứ hình tướng.
6. Dùng lờì nói khai thị,
Thật nghĩa lìa văn tự.
Phân biệt tiếp sơ cơ (2),
Tu hành đến chân thật.
Chẳng phải vì bút màu hay vải lụa vì chúng vô nghĩa, chỉ vì thỏa lòng chúng sinh nên vẽ đủ thứ hình tướng; nên Phật dùng lời chân thật.
7. Chỗ chân thật tự ngộ,
Lìa năng giác, sở giác.
Đây vì Phật tử nói,
Kẻ ngu vọng phân biệt.
8. Thế gian đều như huyễn,
Dù hiện chẳng chân thật.
Thuyết pháp cũng như thế,
Tùy sự lập phương tiện.
Chỗ chân thật là lià ý biết và chỗ biết mà kẻ ngu chấp trước phân biệt; thế gian đều hư huyển biến đổi chẳng chân thật, Phật lập phương tiện để thuyết pháp cũng phải theo như thế.
9. Lương y trị bệnh nhân,
Tùy bệnh mà cho thuốc.
Thuyết pháp chẳng ứng cơ (3),
Nơi họ thành phi thuyết.
10. Tùy tâm lượng (4) chúng sanh,
Như Lai ứng cơ thuyết.
Phi cảnh giới vọng tưởng,
Thanh văn chẳng có phần.
Vì thương xót kẻ mê,
Thuyết cảnh giới tự giác.
Như lương y tùy bệnh cho thuốc, thuyết pháp mà không thích hợp không đúng thời cơ và căn cơ thì chẳng phải là thuyết pháp, do đó Phật tùy tâm so đo phân biệt nọ kia của chúng sinh (tâm lượng) mà ứng thuyết. Chẳng phải cảnh giới vọng tưởng Thanh Văn có phần, nay vì Phật thương xót kẻ mê mà thuyết cảnh giới của gốc biết (bản giác).
Đức Phật lưu ý: “Lại nữa Đại Huệ! Nếu Đại Bồ Tát muốn biết hiện lượng (1) của tự tâm, nhiếp thọ và kẻ nhiếp thọ đối với cảnh giới vọng tưởng, phải lìa phong tục tập quán thế gian; ngày đêm sáu thời thường tự cảnh tỉnh, phương tiện tu hành, phải lìa ngôn luận của người ác kiến và các tướng khác, thông đạt tướng vọng tưởng của tự tâm hiện”. Nghĩa là nếu Đại Bồ Tát muốn biết nhận thức một cách rõ ràng tự tâm, sự thu nhận giữ gìn (nhiếp thọ) và người thu giữ (kẻ nhiếp thọ) đối với cảnh giới vọng tưởng. Phải xa lià thói quen phong tục tập quán của thế gian, ngày đêm thường lưu ý cảnh tỉnh, tùy phương tiện hữu ích mà tu hành, phải dứt bỏ lời nói tà vạy của người có ác kiến cùng các tướng khác.
Ác kiến gồm 5 thứ là:
1. Ngã Kiến gọi là thân kiến, là chấp cái ta, là nhận thức sai lầm cho rằng có một bản ngã riêng biệt tồn tại trong thực tại làm chủ sở hữu các đối tượng trong vũ trụ.
2. Biên Kiến là nhận thức sai lầm thiên lệch chấp về một bên, như chấp rằng đời sống là thường tồn (thường kiến), hoặc chấp rằng đời sống không tồn tại sau khi chết (đoạn kiến).
3. Tà Kiến là nhận thức sai lầm về sự vật, như không có kiến giải chân chính về mối tương quan luân hồi nhân quả, nhân duyên v.v...
4. Kiến Thủ Kiến là chấp giữ 3 thứ Ngã Kiến, Biên Kiến và Tà Kiến.
5. Giới Cấm Thủ Kiến, là thực hành theo Kiến Thủ Kiến, vì thế chắc chắn dẫn đến sai lầm.
4). BA TƯỚNG CỦA THÁNH TRÍ:
(Còn tiếp)