- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
TOÀN KHÔNG
(Tiếp theo)
2. NÊU ƯU ĐIỂM CỦA NHĨ CĂN:
Đoạn 2, Bồ Tát Văn Thù trình Đức Phật pháp tu Nhĩ Căn viên thông bằng kệ như sau:
1- VỀ SÁU CĂN: Từ các câu kệ thứ 34 đến 38:
34- Nay xin bạch Như Lai,
Theo lời Quán Âm nói,
Như người đang yên tịnh,
Mười phương đồng đánh trống,
35- Mười chỗ nghe một lượt,
Là viên thông chân thật.
Mắt chẳng thấu chướng ngại,
Miệng mũi cũng như thế,
36- Thân xúc hợp mới biết,
Tâm niệm thì lăng xăng.
Cách tường nghe âm vang,
Xa gần đều nghe được,
37- Ngũ căn chẳng thể bằng,
Là viên thông chân thật.
Âm thanh có động tịnh,
Nơi nghe thành có không,
38- Tiếng dứt gọi chẳng nghe,
Đâu phải dứt tánh nghe.
Chẳng tiếng, nghe chẳng diệt,
Có tiếng, nghe chẳng sanh.
GIẢI NGHĨA:
Thí dụ như khi đang yên tịnh, mười phương cùng đánh trống, mười chỗ đều nghe một lượt, đây là thông suốt chân thật. Vì mắt chẳng thể nhìn qua chướng ngại, mũi cũng chẳng thể ngửi khi bị nghẽn, thân phải tiếp xúc mới biết, ý nghĩ tâm niệm thì thay đổi không ngừng, chỉ có âm vang cách tường đều nghe được, nên 5 căn chẳng thể bằng Nhĩ Căn. Âm thanh có động tịnh, nên nơi nghe thành có nghe không nghe, khi tiếng dứt gọi là chẳng nghe, mà chẳng phải dứt tính nghe khi không có tiếng, chẳng phải tính nghe diệt, khi có tiếng tính nghe chẳng phải sinh, vì tính nghe lúc nào cũng sẵn sàng.
2- VỀ NHĨ CĂN: Các câu kệ thứ 39 và 40:
39- Sanh diệt thảy đều lìa,
Ấy là thường chân thật,
Dẫu lúc đang nằm mơ,
Không tưởng nghe vẫn còn,
40- Giác quán vượt suy tư,
Thân tâm chẳng thể đến.
Nay cõi Ta Bà này,
Thanh giáo được giảng rõ.
GIẢI NGHĨA:
Bởi vậy tính nghe là chân thường lià sinh diệt, dù lúc ngủ mơ hay không, tính nghe vẫn có, do đó quán biết (Giác quán) vượt mọi suy tư, thân tâm chẳng thể đến, nên ở cõi Ta Bà này, Nhĩ Căn (Thanh giáo) viên thông là bậc nhất.
3- VỀ DÙNG NHĨ CĂN MÊ MUỘI: Các câu kệ thứ 41 và 42:
41- Chúng sanh mê Bản Văn,
Đuổi theo tiếng lưu chuyển,
A Nan dù nhớ hay,
Chẳng khỏi kẹt tà tưởng.
42- Theo vật bị chìm đắm,
Phản văn được lìa vọng,
A Nan hãy lắng nghe,
Ta thừa oai thần Phật,
GIẢI NGHĨA:
Chúng sanh mê muội nơi gốc nghe (Bản Văn), nên dính mắc theo tiếng nói, do đó bị sinh tử luân hồi (lưu chuyển). Dù nhớ hay, nhưng nghe rồi chạy theo tiếng sẽ khởi nhớ tưởng (tà tưởng) nên bị chìm đắm trong ba cõi; nếu quán xét cái nghe (phản văn) để thấy nó chỉ là giả không thật, là không, rồi xa lià dính mắc thì được lìa nhớ tưởng (vọng tưởng).
4- VỀ PHÁP KIM CANG: Các câu kệ thứ 43 đến 47:
43- Khai giảng pháp Kim Cang,
Chánh định sanh chư Phật,
Như huyễn bất tư nghì.
Ông nghe vô số Phật,
44- Tất cả pháp bí mật.
Nếu chẳng trừ dục lậu,
Chấp nghe thành lỗi lầm,
Dùng nghe, chấp lời Phật,
45- Đâu bằng nghe bản văn?
Nghe chẳng tự nhiên sanh,
Do tiếng có tên "nghe",
Xoay nghe thoát khỏi tiếng,
46- Đặt tên "nghe" cho ai?
Nhất căn trở về cội,
Lục căn thành giải thoát,
Kiến văn như bệnh nhặm,
47- Tam giới như hoa đốm.
Phản văn bệnh nhặm trừ,
Trần tiêu, giác trong sạch,
Cực trong sáng thông suốt,
GIẢI NGHĨA:
Nghĩa là chính định của giáo pháp Kim Cang thường đạt giải thoát (sinh chư Phật), huyền diệu không thể nghĩ bàn.
Các pháp huyền bí, nếu không diệt trừ dính mắc trần cảnh (dục lậu), chấp vào nghe thành ra lỗi lầm, dùng nghe chấp lời Phật, chẳng bằng nghe gốc nghe (bản văn).
Nghe chẳng tự nhiên sinh, do tiếng nói có tên "nghe", quán sát dứt trừ dính mắc nghe(xoay nghe), nghe chẳng còn ràng buộc (thoát khỏi tiếng).
Một căn trở về gốc (cội), sáu căn thành giải thoát, thấy nghe (Kiến văn) như bệnh mắt nhặm, Ba cõi (Tam giới) như hoa đốm không thật, quán sát dứt dính mắc nghe (phản văn) bệnh nhặm trừ,
Trần tiêu rồi thì biết (giác) trong sạch, trong sáng thông suốt, chiếu soi khắp hư không.
5- VÔ THƯỢNG ĐẠO: Các câu kệ thứ 48 đến 52:
48- Chiếu soi khắp hư không.
Trở lại xem thế gian,
Đều như việc trong mộng.
Ma Đăng Già trong mộng,
49- Sao nhiếp được thân ông!
Như người khéo huyễn thuật,
Làm ra hình nam nữ,
Dù thấy lục căn động,
50- Do sợi dây điều khiển
Vì huyễn vốn chẳng tánh,
Dây ngưng thành vắng lặng.
Lục căn cũng như vậy,
51- Dựa nhất tâm sáng tỏ,
Chia thành lục hòa hợp,
Nhất căn đã về cội.
Lục dụng đều chẳng thành.
52- Trần cấu ngay đó tiêu,
Thành sáng tỏ trong sạch.
Ngôi học còn dính bụi,
Cực sáng tức Như Lai (1).
GIẢI NGHĨA:
(1) Ngôi học còn dính bụi, cực sáng tức Như Lai:
Theo Hoa Nghiêm Hợp Luận: Sơ tâm Bồ Tát vì lòng tin Chân Như vững chắc, được thấy biết ít phần của thân Như Lai chẳng đoạn diệt, chẳng khứ lai, nhưng Bồ Tát này còn chưa thể lìa sự phân biệt vi tế, nên chỉ thấy thô dụng, chưa được vào ngôi pháp thân.
Tịnh tâm Bồ Tát còn thấy vi tế dụng, như thế dần dần tiến lên, cho đến bậc Bồ Tát cứu cánh, mới hết thấy vi tế dụng, gọi là thân thọ dụng; vì có nghiệp thức, mới có tâm thấy thọ dụng, nếu lìa nghiệp thức thì chẳng thể thấy, tại sao? Vì tất cả Như Lai đều là pháp thân; pháp thân chẳng có sắc tướng sai biệt để thấy nhau, nên chẳng thể thấy.
Tại sao hết thấy vi tế dụng, gọi là thân thọ dụng? Vì còn có thân thọ dụng để biết sự "hết thấy", vẫn là tướng vi tế của nghiệp thức; các bậc hữu học và vô học còn dính mắc tướng vi tế này, như gương dính bụi, nên nói "Ngôi học còn dính bụi". Nếu nghiệp thức vi tế đã sạch hết, chẳng thấy có sự thọ dụng, gọi là pháp thân Như Lai. Vậy bụi sạch gương sáng tỏ, nên nói "Cực sáng tức Như Lai".
Các câu kệ với ý nghĩa rằng trở lại xem thế gian, đều như việc Ma Đăng Già trong mộng, chẳng thể hấp dẫn (nhiếp) được. Như người khéo huyễn thuật, làm ra hình nam nữ, dù sáu căn động, nhưng đều do dây điều khiển. Dây ngưng thành im lặng, vì huyển vốn chẳng có tự tính, sáu căn cũng như vậy.
Dựa một tâm sáng tỏ, chia thành sáu hòa hợp, một căn đã về cội, sáu căn dụng đều chẳng thành; trần cấu ngay đó tiêu, thành sáng tỏ trong sạch. Các bậc học Phật còn chút dính mắc nhỏ nhiệm thì chưa cực sáng nên nói: “Ngôi học còn dính bụi, Cực sáng tức Như Lai”.
6- TU NHĨ CĂN:
(Còn tiếp)