- Bài 01: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 02: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 03: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 04: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 05: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 06: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 07: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 08: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 09: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 10: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 11: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 12: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 15: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 16: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 17: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 18. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 19. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 20. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 21: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 22: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 23: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 24: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 25: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 26: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 27: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 28: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 29: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 30: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 31: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 32: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 33: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 34: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 35: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 36: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 37: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 38: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 39: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 41: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 42: Kinh Thủ Lăng Nghiêm (giải nghĩa)
- Bài 43: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 44: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 45: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 46: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 47: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 48: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 49: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 50: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 51: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 52: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 53: Kinh Thủ Lăng Nghiêm giảng giải
- Bài 54: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 55: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 56: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 57: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 58: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 59: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 60: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 61: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 62: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 63. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 64. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 65. Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 66. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 67. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 68. Kinh Thủ Lăng Nghiêm giải nghĩa
- Bài 69: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 70: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 71: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 72: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 73: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 74: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 75: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 76: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 77: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 78: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 79: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 80: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 81: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 82: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 83: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 84: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 85: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 87: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 88: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 89: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 90: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
- Bài 91: Kinh Thủ Lăng Nghiêm
KINH THỦ LĂNG NGHIÊM
GIẢI NGHĨA
Toàn Không
(Tiếp theo)
3). CÁI TÂM BIẾT CÓ THỂ TÁNH.
Phật bảo:
- Sai rồi, A Nan! Cái ấy chẳng phải tâm ông.
A Nan giựt mình đứng dậy, chắp tay bạch Phật rằng:
- Cái ấy chẳng phải tâm con thì gọi là cái gì?
Phật bảo A Nan:
- Ấy là tướng vọng tưởng (1) của tiền trần (2), mê hoặc chân tánh (3) của ông. Do ông xưa nay nhận giặc làm con, lạc mất bản thức chân thường, nên bị luân chuyển.
- Bạch Thế Tôn! Con là em cưng của Phật, vì mến Phật nên xuất gia. Tâm con chẳng những cúng dường Như Lai, mà còn muốn trải khắp hằng sa quốc độ, phụng sự chư Phật và thiện tri thức, phát tâm dũng mãnh, làm những Phật sự khó làm, đều dùng tâm này; dẫu cho báng pháp, bỏ hẳn thiện căn cũng vì tâm này. Nếu Thế Tôn phát minh cái ấy chẳng phải tâm, vậy con thành không có tâm, đồng như đất gỗ, lìa giác tri này chẳng còn gì cả, sao Như Lai nói cái ấy chẳng phải tâm? Con thật kinh sợ, và cả đại chúng đều chẳng khỏi nghi hoặc, kính mong Thế Tôn rủ lòng từ bi, khai thị cho kẻ chưa ngộ.
Bấy giờ, Thế Tôn muốn cho A Nan và đại chúng đều được chứng nhập vô sanh pháp nhẫn (4), nơi tòa sư tử (5), xoa đầu A Nan khai thị rằng:
- Như Lai thường nói: Chư pháp sở sanh, duy tâm sở hiện (6). Tất cả nhân quả, thế giới vi trần đều do tâm này mới thành có thể tánh. A Nan, tất cả sự vật trên thế gian, cho đến cỏ, lá, chỉ mành, cứu xét cội gốc đều có thể tánh, dẫu cho hư không cũng có danh hiệu, huống là cái tánh trong sạch sáng tỏ của tất cả tâm lại chẳng có tự thể ư? Nếu ông chấp thật cái tánh giác tri phân biệt cho là tâm, thì tâm này lìa tất cả sự vật lục trần phải riêng có tự thể (7)(chẳng theo cảnh trần sanh diệt). Như ông hiện nay đang nghe thuyết pháp, là do âm thanh nên có phân biệt; dẫu cho diệt hết tất cả kiến, văn, giác, tri (8), trong giữ u nhàn, cũng còn là bóng phân biệt của pháp trần (9).
- Ta chẳng bảo ông chấp thật phi tâm, nhưng ông hãy xét kỹ nơi tâm: nếu lìa tiền trần mà có tự thể của tánh phân biệt, tức là chân tâm của ông. Nếu tánh phân biệt lìa trần chẳng có tự thể, ấy là bóng phân biệt của tiền trần. Trần chẳng thường trụ, khi biến diệt thì tâm này đồng như lông rùa, sừng thỏ, vậy pháp thân (10) của ông thành ra đoạn diệt, còn ai tu chứng vô sanh pháp nhẫn?
GIẢI NGHĨA:
(1)Vọng tưởng:Là suy nghĩ tưởng nhớ hết việc này đến chuyện khác, do căn dính mắc trần và do nương theo duyên khởi thì các thứ vọng tưởng chấp trước sinh khởi.
(2) Tiền trần: Là 5 cảnh ở ngoài thân: sắc, thanh, hương, vị và xúc, là đối tượng của 5 căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.
(3) Chân tánh: Là thật tánh, chân như, Phật tính...
(4) Vô sinh pháp nhẫn: Nhẫn là thể nhập, thể nhập lý vô sinh vô diệt; thật tướng lìa các tướng sinh diệt, gọi là “vô sinh pháp”; chân trí tuệ không xao động, gọi là “vô sinh pháp nhẫn”.
(5)Tòa sư tử: Sư tử là vua các loài thú, Phật là bậc chí tôn trong ba cõi. Trong kinh điển thường ví đức Phật như “sư tử chúa”; cho nên, pháp âm của Ngài thường được ví như “tiếng gầm sư tử” (sư tử hống), và chỗ ngồi của Ngài được gọi là “tòa sư tử”
(6) Chư pháp sở sanh, duy tâm sở hiện:Làcác pháp sinh ra, do tâm biến hiện.
(7) Tự thể: Là thể tính, tự tính, tâm thể, chân như, Phật tính...
(8) Kiến, văn, giác, tri:Là thấy, nghe, tỉnh, biết.
(9) Pháp trần:Là những hình ảnh, tiếng, mùi, vị, cảm giác của năm trần tiếp xúc năm căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ghi lưu lại sau khi duyên với ý căn. Các hình ảnh, tiếng, mùi, vị, cảm giác ở đây không phải là vật chất của ngoại cảnh mà chỉ là những hình bóng âm vang cảm giác của ngoại cảnh sau khi lọc qua năm giác quan và đồng thời được duyên bởi ý căn.Ý căn là nơi nương tựa của ý thức (thức thứ 6). Ý căn chính là nơi phát sinh ra sự phân biệt, đắn đo, nghi ngờ là nguồn gốc của chấp cái ta (chấp ngã) và chấp cái của ta (chấp pháp), nó chính là thức thứ Bảy.Cảnh trần có hai loại: đối với năm căn gọi là tiền trần, đối với ý căn gọi là pháp trần.
Tóm lại, Pháp trần là những cảnh ở trong tâm ý, chứ không phải ở ngoài thân; chúng là đối tượng của ý căn (hay cảnh giới tri giác của ý thức), gồm trong phạm vi vô cùng rộng rãi, phức tạp và trừu tượng. Chúng là tất cả những đối tượng cảm giác của năm thức trước, những ý tượng, ảnh tượng, và tư tưởng không ảnh tượng.
(10) Pháp thân:Là một trong ba thân của Phật gồm: Báo thân là thân bằng da thịt máu xương, Hóa thân là thân biến hóa và Pháp thân là thân chân thật của Phật, lấy chính pháp làm thể, cho nên gọi là “Pháp thân”.
Đức Phật bảo Tôn giả A Nan Đà:
- Sai rồi, cái tư tưởng suy tìm ấy chẳng phải tâm ông.
Tôn giả giựt mình đứng dậy, chắp tay thưa rằng:
- Cái ấy chẳng phải tâm con thì là cái gì?
Đức Phật giảng:
- Ấy là tướng vọng tưởng của tiền trần, mê hoặc chân tánh của ông. Do ông xưa nay nhận giặc làm con, lạc mất bản thức chân thường, nên bị luân chuyển.
Nghĩa là tư tưởng suy tìm làtướng vọng tưởng của năm trần: Sắc, thanh, hương, vị, xúc (tiền trần),chứ không phải là tâm chân thật;ở đây Đức Phật xác định cái mà “tư tưởng suy tìm” là vọng tưởng của tiền trần tức là vọng tưởng của sắc với mắt, thanh với tai, hương với mũi, vị với lưỡi, xúc với thân, pháp trần với ý.Nhận những thứ này làm của mình, nên bị chúng mê hoặc che lấp chân tâm bản tính của mỗi người nên nói “nhận giặc làm con, lạc mất bản thức chân thường”. Vì mải miết bám viú dính mắc vào tiền trần, nhận cái giả làm cái thật của mình và gây ra biết bao nhiêu nghiệp lụy nên phải “bị luân chuyển” trong sáu đường (trời, người, thần, qủy, súc sinh, địa ngục) tùy theo qủa báo nặng nhẹ mà phải vào nơi tương ưng vậy.
Ví dụ khi mắt thấy thân hình mặt mũi đẹp đẽ, lại nghe giọng nói ngọt ngào, đây là tiền trần, thì liền yêu thích, như vậy hình ảnh đẹp và âm thanh hay liền dính mắc vào các căn mắt và tai, đây là nhận giặc làm con. Những hình ảnh và âm thanh ấy lập tức được chuyền vào tạng thức ghi giữ, mỗi khi nói tới hay nhớ tới thì hình ảnh, âm thanh, cảm giác này lại xuất hiện, đây là vọng tưởng của tiền trần. Trong tâm chỉ toàn là những thứ như đẹp xấu, hay dở, thơm hôi, đúng sai, phải trái, giàu nghèo, vui buồn v.v… do tiền trần đem lại; những thứ này che lấp chân tính của mỗi người, vì vậy cho nên Đức Phật nói: “Vọng tưởng của tiền trần mê hoặc chân tánh, lạc mất bản thức chân thường” là vậy.
Tôn giả A Nan Đà thưa: “Con là em cưng của Phật, vì mến Phật nên xuất gia. Tâm con chẳng những cúng dường Như Lai, mà còn muốn trải khắp hằng sa quốc độ, phụng sự chư Phật và thiện tri thức, phát tâm dũng mãnh, làm những Phật sự khó làm, đều dùng tâm này. Dẫu cho báng pháp, bỏ hẳn thiện căn cũng vì tâm này; nếu Thế Tôn phát minh cái ấy chẳng phải tâm, vậy con thành không có tâm, đồng như đất gỗ, lìa giác tri này chẳng còn gì cả, sao Như Lai nói cái ấy chẳng phải tâm? Con thật kinh sợ, và cả đại chúng đều chẳng khỏi nghi hoặc, kính mong Thế Tôn rủ lòng từ bi, khai thị cho kẻ chưa ngộ”.
Chúng ta thấy sự trình bày và thắc mắc của Tôn giả A Nan Đà đúng là tiêu biểu đại diện chung cho mọi người, vì những “tư tưởng suy tìm” nó là vọng tưởng từ vô thủy đến nay, nó luôn luôn hiện diện, đêm khi ngủ thì nó là “ngủchiêm bao”, ngày thì suy nghĩ tưởng nhớ đủ thứ, nên gọi nó là “mở mắt chiêm bao”, chỉ khi nào kiến tánh, đốn ngộ rồi thì mới biết là ra khỏi “mở mắt chiêm bao” mà thôi.
Kinh nói: “Bấy giờ, Thế Tôn muốn cho A Nan và đại chúng đều được chứng nhập vô sanh pháp nhẫn, nơi tòa sư tử, xoa đầu A Nan khai thị rằng: “Như Lai thường nói: Chư pháp sở sanh, duy tâm sở hiện””. Nghĩa là vì Đức Phật muốn Tôn giả và bốn chúng chứng lý không sinh không diệt (vô sinh pháp nhẫn), đạt chân trí tuệ, nên Ngài ở nơi tòa ngồi xoa đầu Tôn giả A Nan Đà và bảo: “Các pháp phát-sinh là do tâm biến hiện” (Các pháp sở sinh, duy tâm sở hiện).
Đức Phật bảo: “Tất cả nhân quả, thế giới vi trần đều do tâm này mới thành có thể tánh. Tất cả sự vật trên thế gian, cho đến cỏ, lá, chỉ mành, cứu xét cội gốc đều có thể tánh, dẫu là hư không cũng có danh hiệu, do đó cái tính trong sạch sáng tỏ của tất cả tâm phải có tự thể”. Nghĩa là tất cả nhân qủa nghiệp báo trong mười phương thế giới vạn vật cho đến vi trần đều có tự tính trong sạch sáng tỏ (thể tánh), mà tự tính thì không sinh chẳng diệt, tự tính của chúng sinh gọi là Phật tính, và tự tính của vật chất vô tri gọi là Pháp tính.
Ngài giảng: “Nếu ông chấp thật cái tánh giác tri phân biệt cho là tâm, thì tâm này lìa tất cả sự vật lục trần phải riêng có tự thể”,nghĩa là nếu cho cái tính biết (giác tri) là tâm thì tâm này khi không có sáu trần phải có tự thể riêng của nó, tức là chẳng theo cảnh trần sinh diệt. Ví dụ cái tính biết như thấy hoa đẹp thì nó phải luôn luôn mãi mãi đẹp, chứ nó không thể sinh diệt theo sự tàn lụi của hoa.
Ngài lưu ý: “Như ông hiện nay đang nghe thuyết pháp, là do âm thanh nên có phân biệt; dẫu cho diệt hết tất cả kiến, văn, giác, tri, trong giữ u nhàn, cũng còn là bóng phân biệt của những cảnh ở trong tâm ý”. Nghĩa là khi nghe thuyết pháp thì phải có phân biệt điều này điều kia, phải có ghi nhận pháp trần, khi nghe xong dù có diệt hết những gì đã nghe, những gì đã hiểu đã biết về pháp trần, cho dù trong lòng giữ được tự tại thanh nhàn, thì trong tâm ý vẫn còn bóng dáng của pháp trần, tức là vô cùng khó khăn để diệt để dứt để rửa sạch pháp trần in sâu nơi tâm khảm vậy.
Đức Phật giảng tiếp: “Ta chẳng bảo ông chấp thật phi tâm, nhưng ông hãy xét kỹ nơi tâm: nếu lìa tiền trần mà có tự thể của tính phân biệt, tức là chân tâm của ông. Nếu tính phân biệt lìa trần chẳng có tự thể, ấy là bóng phân biệt của tiền trần”. Nghĩa là Đức Phật chẳng bảo chấp thật “không tâm”, nhưng tính phân biệt khi lià trần cảnh thì chẳng còn phân biệt được, nên nó không có thể tính (tự thể) mà chỉ là bóng phân biệt của tiền trần thôi.
Ngài dạy: “Trần chẳng thường trụ, khi biến diệt thì tâm này đồng như lông rùa, sừng thỏ, vậy pháp thân của ông thành ra đoạn diệt, còn ai tu chứng vô sanh pháp nhẫn?” Nghĩa là khi không có trần thì chẳng thấy tâm đâu nữa, mất tăm mất tích không còn, ví như không hề có lông của con rùa và sừng của con thỏ vậy; vì tâm biến mất nên thân chân thật (Pháp thân) thành ra đoạn diệt, do đó chẳng thể có một người nào tu chứng không sinh không diệt (vô sinh pháp nhẫn).
Tóm lại, Đức Phật phá sự hiểu lầm của chúng sinh cho rằng tướng vọng tưởng của tiền trần là tâm của mình, vì chấp cho rằng tiền trần là tâm của mình nên bị nó che lấp chân tính. Ví như mây mù che lấp ánh sáng mặt trời, như bụi phủ tính sáng soi của gương, như sóng làm vẩn đục tính trong của nước. Do đó chúng sinh bị tiền trần dẫn dắt lôi kéo vào sáu đường sinh tử luân hồi; tại sao? Vì khi mắt thấy hình ảnh đẹp hay xấu, tai nghe lời nói hay hay nói dở v.v… thì liền có ý khen hình ảnh đẹp hay chê xấu, khen nói hay hay chê nói dở. Như vậy là đã bị dính mắc hình ảnh và âm thanh (sắc và thinh trần), vì những sự phân biệt yêu ghét khen chê hình ảnh và âm thanh cảm giác này đã được lưu giữ trong tâm rồi. Thêm một tầng nữa là khi ưa thích yêu mến thì muốn có, muốn gần gũi, khi không ưa không thích thì ghét muốn xa lánh gạt bỏ; từ đó biểu hiện sự yêu ghét bằng lời nói, cử chỉ, hành động để được thỏa mãn cái yêu cái ghét của mình. Do đó tạo nghiệp mà phải luân chuyển trong sáu cõi, vì vậy cho nên Đức Phật nói: “xưa nay nhận giặc làm con, lạc mất bản thức chân thường, nên bị luân chuyển” là vậy.
4). TÁNH-THẤY KHÁC CON MẮT
(Còn tiếp)