HTThích Thanh Từ
TẬP 3
Sư họ Ổ, quê ở Thủy Hưng Nam Hùng, thuở bé làm thơ sanhcó tiếng. Năm mười chín tuổi, Sư bị mù mắt cha mẹ nguyệncho xuất gia, con mắt Sư sáng lại. Sư đến nương với Sa-mônHuệ Toàn ở chùa Long Sơn. Năm sau thi Kinh nghiệp, Sư chỉdâng thi liền được xuất gia. Sư tiếp trụ viện của thầychẳng thọ giới luật.
Một hôm, Sư bỏ chùa vào tùng lâm yết kiến Thiền sư VănDuyệt ở Vân Phong, dừng lại đây ba năm. Sư khổ vì chỗcứng cỏi cô độc, bèn cáo từ Thiền sư Duyệt ra đi. Duyệtbảo: Hãy đến nương với Huệ Nam ở Hoàng Bá. Sư đến HoàngBá ở bốn năm, tuy tri hữu mà cơ chẳng phát. Sư từ giãtrở lại Vân Phong, đến nơi Thiền sư Duyệt đã tịch. Nhânđó, Sư đến tựa ở Thạch Sương mà không có tham vấn. Sưthử xem Truyền Đăng đến đoạn: "Tăng hỏi Thiền sư ĐaPhước: Thế nào là một vườn tre của Đa Phước? Đa Phướcđáp: Một cây hai cây nghiêng, Tăng thưa: Chẳng hiểu. Đa Phướcnói: Ba cây bốn cây cong." Khi ấy, Sư liền giác ngộ hiểurõ được hai Thầy. Sư liền đi thẳng đến Hoàng Bá. Vừamới trải tọa cụ, Huệ Nam cười nói: Ngươi vào thất củata. Sư cũng thích thú vui mừng thưa: Việc lớn xưa nay nhưthế, Hòa thượng cần gì dạy người khán thoại, hạ ngữ,trăm cách sưu tầm? Huệ Nam đáp: Nếu chẳng dạy ông tầmcứu như thế, đến chỗ không dụng tâm tự thấy tự nhận,là ta đã chôn vùi ngươi vậy. Sư thong thả chìm lặng ởtrong chúng, thường đến thưa hỏi về cú ngữ của Vân Môn.Huệ Nam bảo: Biết là việc bên liền thôi, ông dùng nhiềucông phu làm gì? Sư thưa: Chẳng thế, con còn có chút nghi,chẳng đến vô học đâu hay bảy dọc tám ngang xoay trời chuyểnđất? Huệ Nam hứa nhận. Sau đó, Sư đến yết kiến Thiềnsư Khả Chân ở Phong Nham. Khả Chân tiếp Sư lời nói rấtlạ. Sư dừng ở đây hai năm, Khả Chân qui tịch. Sư trởlại Hoàng Bá, Huệ Nam dạy phân tòa tiếp độ Tăng chúng.Đến Huệ Nam dời trụ Hoàng Long, Sư sang yết kiến Thiềnsư Hiểu Nguyệt ở Phần Đàm. Hiểu Nguyệt dùng kinh luậntinh nghĩa được nhập thần, những vị đồng hàng ở cácnơi nghe thế đều cười, bảo là chủ yếu không tự hếtđi, lại thả một cây cầu vào hang sâu. Sư nói: Kia cho hữuđắc mà đắc giữ trước ngừa sau, ta cho vô học mà họctrăm sông về biển.
Sư do có chút bệnh dừng trụ ở Chương Giang. Chuyển vậnphán quan là Hạ Ỷ Công có nhã ý học thiền, gặp DươngKiệt Thứ Công than rằng: Tôi đến Giang Tây hận không gặpđược Thiền sư Huệ Nam. Thứ Công nói: Có Thượng tọa TổTâm ở Chương Giang, Công hãy đến thưa hỏi chẳng thiếtgặp Huệ Nam. Ỷ Công liền đến ra mắt Sư, cùng đàm luậntinh thần khoáng đạt, đến bàn về Triệu Luận câu "hộimuôn vật làm chính mình và tình cùng vô tình chung một thể".Khi ấy có con chó nằm dưới bàn hương, Sư lấy cây thướcđè giấy gõ con chó, lại gõ cái bàn, nói: Con chó hữu tìnhnên đi, cái bàn vô tình vẫn ở, tình cùng vô tình đâu thànhmột thể. Ỷ Công không thể đáp được, Sư tiếp: Vừa cósuy nghĩ liền thành pháp dư, đâu từng "hội muôn vật làmchính mình?"
Thiền sư Huệ Nam qui tịch, Sư tiếp trụ trì Hoàng Long ngótmười hai năm. Song tánh Sư thực lơ là không thích theo việc,năm phen xin nghỉ mới được rảnh việc nhàn cư. Tạ CảnhÔn, Sứ trấn thú Đàm Châu thấy Qui Sơn thiếu người, đếnthỉnh ba phen Sư vẫn từ chối. Sau Tạ Cảnh Ôn thỉnh Sưđến Trường Sa gặp một lần. Sư liền đến. Cảnh Ôn cầuxin nghe pháp yếu. Sư vì ông nói đại cương: "Ba thừa mườihai phần giáo, giống như nói ăn, chỉ thức ăn cho người.Đã nhờ đó nói thức ăn, cốt nơi mình nếm lấy. Chính mìnhnếm được, liền rõ biết mùi vị kia là mặn lạt cay đắng.Tổ Đạt-ma từ Ấn Độ sang chỉ thẳng tâm người thấytánh thành Phật cũng lại như thế. Chân tánh đã nhân văntự mà bày, cốt tại chính mình thấy được. Nếu hay thấyđược liền rõ biết trước mắt là chân là vọng là sanhlà tử. Đã rõ biết chân vọng sanh tử, xem lại tất cảngữ ngôn văn tự đều là lời nói hiển bày trọn không cónghĩa thật. Như nay không hiểu bệnh tại chỗ nào? Bệnh tạithấy nghe hiểu biết. Vì chẳng biết như thật chỗ đếnmé chân, nhận cái thấy nghe hiểu biết này làm cái sở kiếncủa chính mình. Đâu chẳng biết, cái thấy nghe hiểu biếtnày đều nhân tiền trần mà có phân biệt. Nếu không cảnhgiới tiền trần thì cái thấy nghe hiểu biết này đồng vớilông rùa sừng thỏ, trọn không có chỗ nương." Tạ CảnhÔn nghe được điều chưa nghe.
*
Sư đáp câu hỏi của Hàn thị lang Tông Cổ rằng: Nhân nghe: "khi xưa khai ngộ rỗng thênh không nghi, mà tập khí từ vôthủy đến nay không thể chóng dứt". Song ngoài tâm không dưmột pháp, chẳng biết phiền não tập khí là vật gì mà muốndứt. Nếu khởi tâm này trở thành nhận giặc làm con. Từtrước đến giờ chỉ có ngôn thuyết, cho đến theo bệnhcho thuốc. Dù có phiền não tập khí, chỉ dùng tri kiến NhưLai trị nó, đều là lời quyền biến phương tiện dẫn dạy.Nếu là quyết định có tập khí để trị, lại là ngoàitâm có pháp, mà có thể hết ấy. Ví như con linh qui lấy đuôikhỏa dấu, dấu lại hiện rõ, nên nói đem tâm dụng tâm lai thấybệnh sâu. Nếu hay sáng tâm, ngoài tâm không pháp, ngoài phápkhông tâm, tâm pháp đã không, lại muốn dạy cái gì hết.
Sư dạo kinh đô, Phụ mã đô úy là Vương Công Săn thành tâmlễ đón và cất am ở ngoài Quốc môn. Sư ở đây thời gian,lại sang phương Nam dạo Lô Sơn. Bành Khí Tư trấn thú CửuGiang gặp Sư, Khí Tư thong dong hỏi: Khi người lâm chung cóchỉ quyết chăng? Sư đáp: Có. Khí Tư thưa: Xin được nghelời này. Sư bảo: Đợi Khí Tư chết liền nói. Khí Tư đứngdậy kính trọng nói: Việc này phải là Hòa thượng mới được.
Sư thường làm bài kệ:
Bất trụ Đường triều tự
Nhàn vi Tống địa Tăng
Sanh nhai tam sự nạp
Cố cựu nhất chi đằng
Khất thực tùy duyên khứ
Phùng sơn nhậm ý đăng
Tương phùng mạc tương tiếu
Bất thị Lãnh Nam Năng.
Dịch:
Chùa triều Đường chẳng trụ
Làm Tăng đất Tống nhàn
Sanh nhai ba vật chánh
Cố cựu một cây hèo
Tùy duyên đi khất thực
Gặp núi mặc tình leo
Thấy nhau chớ cười mỉm
Chẳng phải Năng Lãnh Nam.
Đọc bài thơ này khả dĩ thấy được phẩm cách của Sư.
*
Sư tuổi đã già lại dời am vào chốn rừng sâu, bặt ngườilui tới hơn hai mươi năm. Mỗi khi đến ngày kỵ của Thiềnsư Huệ Nam, Sư làm bài kệ:
Tích nhân khứ thời thị kim nhật
Kim nhật y nhiên nhân bất lai
Kim ký bất lai tích bất vãng
Bạch vân lưu thủy phong bồi hồi
Thùy vân: Bình xích bình, trực trung hoàn hữu khúc
Thùy vân: Vật lý tề, chủng ma hoàn đắc túc.
Khả lân trì trục thiên hạ nhân
Lục lục nguyên lai tam thập lục.
Dịch:
Người xưa ra đi ngày này thực
Ngày nay như cũ người chẳng về
Nay đã chẳng về xưa chẳng đến
Mây trắng nước trôi gió quẩn quanh
Ai bảo: Cân thước bằng, trong ngay lại có cong
Ai bảo: Vật lý đồng, gieo gai lại được lúa.
Đáng thương lận đận thảy mọi người
Sáu sáu xưa nay là băm sáu.
Niên hiệu Nguyên Phù năm thứ ba (1100) giữa đêm ngày mườisáu tháng mười một, Sư viên tịch, thọ bảy mươi sáu tuổi,năm mươi lăm tuổi hạ. Vua ban hiệu là Bảo Giác.