Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Sự phối hợp giữa tâm và các sở hữu tâm

24/05/201115:04(Xem: 8949)
17. Sự phối hợp giữa tâm và các sở hữu tâm

VI DIỆU PHÁPGiảng Giải

Tỳ kheo Giác Chánh

BÀI 17

SỰ PHỐI HỢP GIỮA TÂM VÀ CÁC SỞ HỮU TÂM

A- Tâm và sở hữu tâm

Tâm thức, như đã nói, không phải là một cá thể đơn thuần mà là một đơn vị tổng hợp. Một tâm thức sanh khởi lên chắc chắn phải có những thành phần phụ thuộc. Những thành phần phụ thuộc này được gọi là sở hữu tâm (Cetasika). Tất cả tâm khi khởi lên đều chỉ có một nhiệm vụ là "biết cảnh", nhưng được phân chia làm nhiều loại vì chúng có những đặc tính khác biệt nhau. Đặc tính khác biệt ấy là do Śở Hữu Tâm" gây nên, như cũng đồng biết cảnh mà sự biết cảnh nầy có đặc tánh ham muốn, sự biết cảnh kia có đặc tánh khó chịu, ...

Như vậy, để nhận rõ và phân định từng trạng thái của các thứ tâm cũng như những điểm dị đồng của các loại tâm thức chúng ta cần phải biết rõ về những sở hữu phối hợp tương ưng đồng sanh với tâm.

I. Tâm Bất Thiện Hợp Đồng

1) Tâm Tham: tính chung 8 tâm tham có tất cả là 22 sở hữu:

13 sở hữu tợ tha.
7 sở hữu biến hành: Xúc, Thọ, Tưởng, Tư, Nhất Hành, Mạng Quyền và Tác ý.
6 sở hữu biệt cảnh: Tầm, Tứ, Thắng Giải, Cần, Hỷ và Dục
4 sở hữu Si phần: Si, Vô Tàm, Vô Úy và Phóng Dật
3 sở hữu tham phần: Tham, Tà Kiến và Ngã Mạn
2 sở hữu Hôn phần: Hôn Trầm và Thụy Miên

Những tâm Tham thọ Xã không có sở hữu Hỷ xuất hiện. Những tâm Tham hợp Tà không có sỡ hữu Ngã Mạn xuất hiện. Những tâm Tham Ly Tà không có sở hữu Tà Kiến xuất hiện. Những tâm Tham Vô Trợ không có 2 sở hữu Hôn Trầm và Thụy Miên xuất hiện.

2) Tâm Sân: tính chung có 22 sở hữu đồng sanh hòa hợp là:

12 sở hữu tợ tha (trừ Hỷ)
4 sở hữu Si phần
4 sở hữu Sân phần: Sân, Tật, Lận và Hối
2 sở hữu Hôn phần

Tâm Sân Vô Trợ không có sở hữu Hôn phần.

3 sở hữu Tật, Lận và Hối không thể khởi lên cùng lúcnên tâm Sân được chia ra làm 6 trường hợp như sau:

Tâm Sân có "Tật" vô trợ.
Tâm Sân có "Tật" hữu trợ.
Tâm Sân có "Lận" vô trợ.

Tâm Sân có "Lận" hữu trợ.
Tâm Sân có "Hối" vô trợ.
Tâm Sân có "Hối" hữu trợ.

3) Tâm Si: Tính chung có 16 sở hữu phối hợp là

11 sở hữu tợ tha (trừ Hỷ và Dục)
4 sở hữu Si phần
1 sở hữu Hoài Nghi.

Tâm Si hợp Hoài Nghi không thể có sở hữu Thắng Giải.

Tâm Si hợp Phóng Dật không thể có sở hữu Hoài Nghi.

II. Tâm Vô Nhân Hợp Đồng

Tổng cộng ở tâm vô nhân chỉ có 12 sở hữu tợ tha phối hợp theo 5 trường hợp sau:

Ngũ song thức chỉ có 7 sở hữu biến hành xuất hiện.

Tâm Khán Ngũ Môn, 2 tâm Tiếp Thu, 2 tâm Quan Sát thọ Xã có 10 sở hữu xuất hiện (trừ Cần, Hỷ, Dục).

Tâm Khán Ý Môn, có 11 sở hữu xuất hiện (trừ Hỷ, Dục).

Tâm Quan Sát thọ Hỷ có 11 sở hữu xuất hiện (trừ Cần và Dục).

Tâm Ưng Cúng Vi Tiếu có 12 sở hữu (trừ Dục).

III. Tâm Dục Giới Tịnh Hảo Hợp Đồng

Tâm Dục Giới có 38 sở hữu phối hợp là:

13 sở hữu tợ tha

25 sở hữu tịnh hảo: Tín, Niệm, Tàm, Úy, Vô Tham, Vô Sân, Hành Xã, Tịnh Thân, Tịnh Tâm, Khinh Thân, Khinh Tâm, Nhu Thân, Nhu Tâm, Thích Thân, Thích Tâm, Thuần Thân, Thuần Tâm, Chánh Thân, Chánh Tâm, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Bi, Tùy Hỷ và Trí Tuệ.

Những tâm thọ Xã sẽ không có sở hữu Hỷ xuất hiện.

Những tâm Ly Trí sẽ không có sở hữu Trí Tuệ xuất hiện.

3 Sở Hữu Giới Phần và 2 Sở Hữu Vô Lượng Phần khởi lên riêng biệt và tùy lúc (không bao giờ có 2 trong 5 sở hữu tâm này đồng khởi) nên tuy nói là có 38 sở hữu mà thật ra chỉ có 34 Sở Hữu đồng khởi trong các tâm Thiện hợp trí mà thôi.

3 Sở Hữu Giới Phần và 2 Sở Hữu Vô Lượng Phầøn không có mặt trong các tâm Quả Dục Giới Tịnh Hảo nên tâm Quả hợp trí chỉ có 33 Sở Hữu xuất hiện.

3 Sở Hữu Giới Phần không có mặt trong tâm vị A-La-Hán. Vì thế nên tâm Duy Tác Dục Giới Tịnh Hảo hợp trí chỉ có 35 Sở Hữu tâm phối hợp mà thôi.

IV. Tâm Đáo Đại Hợp Đồng

Tâm Đáo Đại gồm có 35 sở hữu tâm hợp lại là:

13 Sở Hữu tợ tha
19 Sở Hữu tịnh hảo biến hành
2 Sở Hữu vô lượng phần
1 Sở Hữu trí tuệ.

Tâm sơ thiền có 35 Sở Hữu phối hợp.

Tâm nhị thiền có 34 Sở Hữu (trừ Tầm) phối hợp.

Tâm tam thiền có 33 Sở Hữu (trừ Tứ) phối hợp.

Tâm tứ thiền có 32 Sở Hữu (trừ Hỷ) phối hợp.

Tâm ngũ thiền có 30 Sở Hữu (trừ 2 Sở Hữu vô lượng phần) phối hợp.

V. Tâm Siêu Thế Hợp Đồng

Gồm 36 Sở Hữu đồng sanh hòa hợp là:

13 Sở Hữu tợ tha.
19 Sở Hữu tịnh hảo biến hành.
3 Sở Hữu giới phần.
1 Sở Hữu trí tuệ.

Tâm Sơ thiền có 36 Sở Hữu phối hợp.

Tâm Nhị thiền có 35 Sở Hữu (trừ Tầm) phối hợp.

Tâm Tam thiền có 34 Sở Hữu (trừ Tứ) phối hợp.

Tâm Tứ thiền có 33 Sở Hữu (trừ Hỷ) phối hợp.

Tâm Ngũ thiền có 33 Sở Hữu phối hợp.

B- Sở hữu tâm và tâm

Sở hữu tợ tha

Sở Hữu biến hành gồm 7 Sở Hữu có mặt trong 121 tâm.

Sở Hữu Tầm có mặt trong 55 tâm: 44 tâm Dục giới (trừ ngũ song thức) và 11 tâm Sơ thiền.

Sở Hữu Tứ có mặt trong 66 tâm: 44 tâm Dục giới ( trừ ngũ song thức), 11 tâm Sơ thiền và 11 tâm Nhị thiền.

Sở Hữu Thắng Giải có mặt trong 110 tâm (trừ ngũ song thức và tâm Si hợp Hoài nghi).

Sở hữu Cần có mặt trong 105 tâm (trừ 16 tâm Vô Nhân: ngũ song thức + 2 tâm tiếp thu + 3 tâm quan sát + 1 tâm Khán ngũ môn).

Sở hữu Hỷ có mặt trong 51 tâm: 4 tâm Tham thọ Hỷ + 2 tâm Vô Nhân thọ Hỷ + 12 tâm Dục Giới Tịnh Hảo thọ Hỷ + 11 tâm Sơ thiền + 11 tâm Nhị thiền + 11 tâm Tam thiền.

Sở hữu Dục có mặt trong 101 tâm (trừ 2 tâm Si và 18 tâm Vô Nhân).

Sở hữu bất thiện

Sở hữu Si phần có mặt trong 12 tâm bất thiện.

Sở hữu Tham có mặt trong 8 tâm tham.

Sở hữu Tà Kiến có mặt trong 4 tâm tham hợp tà.

Sở hữu Ngã Mạn có mặt trong 4 tâm tham ly tà.

Sở hữu Sân có mặt trong 2 tâm sân.

Sở hữu Tật

Sở hữu Lận

Sở hữu Hối

(3 sở hữu Tật, Lận, Hối này bất định và xuất hiện đơn độc)

Sở hữu Hôn phần có mặt trong 5 tâm bất thiện hữu trợ.

Sở hữu Hoài nghi có mặt trong tâm si hợp nghi.

Sở hữu Tịnh Hảo

Sở hữu tịnh hảo biến hành gồm 19 sở hữu có mặt trong 91 tâm (trừ 30 tâm dục giới vô tịnh hảo).

Sở hữu giới phần có mặt trong 48 tâm (8 tâm thiện dục giới và 40 tâm siêu thế).

Sở hữu vô lượng phần có mặt trong 28 tâm (8 tâm đại thiện dục giới tịnh hảo, 8 tâm duy tác dục giới tịnh hảo và 12 tâm thiền sắc giới thọ hỷ).

Sở hữu Trí Tuệ có mặt trong 79 tâm (12 tâm dục giới tịnh hảo hợp trí, 27 tâm đáo đại và 40 tâm siêu thế).

C- Sở Hữu Nhất Định và Bất Định.

Sở hữu Bất Định: Là những sở hữu được quy định phối hợp với một số tâm nào đó nhưng có tánh cách bất định chứ không nhất thiết là phải có (khi có, khi không). Sở hữu bất định gồm 11 sở hữu: Ngã Mạn, Tật, Lận, Hối, 3 sở hữu giới phần, 2 sở hữu vô lượng phần và 2 sở hữu hôn phần (Hôn Trầm và Thụy Miên luôn luôn đồng khởi, các sở hữu kia khởi lên riêng biệt).

Sở hữu Nhất Định: là những sở hữu luôn luôn xuất hiện ở những tâm đã được quy định sẵn. Gồm có 41 sở hữu (ngoại trừ những sở hữu đã nói ở trên).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com