Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Năm Pháp Tự tánh

03/05/201119:55(Xem: 8400)
4. Năm Pháp Tự tánh

KINHLĂNG GIÀ
LĂNGGIÀA BẠT ĐA LA BỬU KINH
PhápSư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sangHán đời nhà Tống.
ViệtDịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

QUYỂNBỐN

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Cúi xin vì đại chúng thuyết năm pháp tự tánh thức,hai thứ Vô Ngã và Cứu Cánh phân biệt tướng, khiến con vàcác Đại Bồ Tát nơi tất cả Địa thứ lớp tương tụcphân biệt pháp này, vào tất cả Phật Pháp. Nếu vào đượctất cả Phật pháp thì đến Tự Giác Địa của Nhu Lai.

Phậtbảo Đại Huệ:

- Hãylắng nghe và khéo ghi nhớ.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng:

- Cúixin thọ giáo.

Phậtbảo Đại Huệ:

-Nay ta thuyết năm pháp tự tánh thức, hai thứ Vô Ngã và phânbiệt Trí tướng. NĂM PHÁP TỰ TÁNH là: Danh, Tướng, Vọngtưởng, Chánh trí, Như như. Nếu người tu hành tu theo phápnày thì vào Tự Giác Thánh Trí của Như Lai, lìa những kiếnchấp đoạn thường hữu vô v.v..., hiện tiền trụ nơi chánhđịnh, hiện thọ pháp lạc. Đại Huệ! Nếu chẳng biết nămthứ tự tánh thức, hai thứ Vô Ngã và ngoài tánh tự tâmhiện, là phàm phu vọng tưởng, chẳng phải Thánh Hiền.

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Thế nào là sanh khởi vọng tưởng phàm phu, chẳng phảiThánh Hiền?

Phậtbảo Đại Huệ:

- Phàmphu chấp trước danh tướng thế tục, tùy tâm lưu chuyển.Lúc lưu chuyển thì hiện đủ thứ tướng mạo, đọa kiếnchấp ngã và ngã sở, chấp trước hy vọng diệu sắc rồithành vô tri, bị vô tri chướng ngại nên sanh nhiễm trước.Đã nhiễm trước thì tham, sân, si sanh nghiệp tích tụ, đãtích tụ thì sanh vọng tưởng tự trói, như con tằm nhả tơlàm kén tự trói vậy. Chúng sanh đọa biển sanh tử, dạonơi đồng hoang lục đạo, như bánh xe xoay chuyển chẳng ngừng.Vì họ ngu si, chẳng biết từ tự tâm vọng tưởng sanh khởicác tướng sanh, trụ, diệt, như huyễn hóa, như bụi trầnlăng xăng, như mặt trăng trong nước, chẳng do tự tại, thờitiết, vi trần, sự thắng diệu mà sanh.

- NóiDANH, là phàm phu ngu si tùy theo dòng nước danh tướng sanh khởitất cả vọng tưởng chẳng thật, đặt ra đủ thứ tên gọi,ấy gọi là Danh.

- NóiTƯỚNG, là do nhãn thức chiếu soi gọi là sắc; nhĩ, tỹ,thiệt, thân, ý, ý thức phân biệt gọi là thanh, hương, vị,xúc, pháp. Ấy gọi là Tướng.

- NóiVỌNG TƯỞNG, là giả lập nhiều danh để hiển thị các tướng,do vọng tưởng suy nghĩ, vọng lập các tên gọi: Voi, ngựa,xe cộ, nam nữ v.v... gọi là Vọng Tưởng.

- NóiCHÁNH TRÍ, là tìm danh tướng bất khả đắc, cũng như kháchđi đường chẳng có sở trụ. Các thứ phân biệt chẳng sanh,chẳng đoạn chẳng thường, chẳng đọa nơi tất cả ngoạiđạo Thanh Văn Duyên Giác, ấy gọi là Chánh Trí.

- Lạinữa, Đại Huệ! Nói NHƯ NHƯ, là Đại Bồ Tát dùng chánhtrí này chẳng lập danh tướng, cũng chẳng phải không lậpdanh tướng, lìa bỏ kiến lập với phủ định, và nhị kiếnđối đãi thì danh tướng chẳng sanh, gọi là Như Như.

- ĐạiHuệ! Đại Bồ Tát trụ nơi Như Như rồi, đắc cảnh giớiVô Sở Hữu, chứng đắc Bồ Tát Hoan Hỷ Địa. Đắc BồTát Hoan Hỷ Địa rồi, lìa hẳn ác kiến cuả tất cả ngoạiđạo, chánh thức trụ bậc xuất thế gian, pháp tướng thànhthục, phân biệt tướng huyễn của tất cả pháp. Tự giácpháp tướng lìa các vọng tưởng, thấy tánh của các tướngkhác biệt, thứ lớp tiến lên Pháp Vân Địa. Giữa lúc đósức Tam muội thần thông được mở mang khắp nơi, chứngđắc Như Lai Địa. Đắc Như Lai Địa rồi, viên chiếu hiểnthị đủ thứ biến hóa để thành tựu cho chúng sanh mà chẳngtrụ nơi chúng sanh, như bóng trăng trong nước, nên cứu cánhđầy đủ Thập Vô Tận Cú, vì mỗi mỗi chúng sanh phân biệtthuyết pháp. Pháp thân lìa ý sở tác này, gọi là "Bồ TátNhập Như Như Sở Đắc".

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Thế nào? Là ba thứ tự tánh gom vào năm pháp ư? Hay làmỗi mỗi có tự tướng ư?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Bathứ tự tánh, tám thức và hai thứ vô ngã thảy đều gomvào năm pháp. Đại Huệ! Nói DANH và TƯỚNG là vọng tưởngtự tánh. Đại Huệ! Nếu dựa theo vọng tưởng sanh tâm, tâmpháp, gọi là đồng thời sanh, như ánh sáng mặt trời đồngthời chiếu soi mỗi mỗi tướng sai biệt. Do thức thứ sáuphân biệt, thức thứ bảy chấp trì duyên khởi lẫn nhau,gọi là Duyên Khởi Tự Tánh. Đại Huệ! Nói CHÁNH TRÍ NHƯNHƯ là tánh chẳng thể hoại, gọi là THÀNH TỰ TÁNH.

- Lạinữa, Đại Huệ! Vọng tưởng tự tâm hiện tám thứ thứckhác nhau, ấy là: Tạng thức (thức thứ tám), ý (thức thứbảy), ý thức (thức thứ sáu), và Tiền Ngũ Thức (nhãn, nhĩ,tỹ, thiệt, thân), nếu diệt hẳn tướng ngã, ngã sở, năngnhiếp sở nhiếp và tất cả vọng tưởng chẳng thật, thìhai thứ Vô Ngã sanh khởi. Cho nên, Đại Huệ! Nói năm phápnày là Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát, Như Lai, Tự Giác ThánhTrí, chư Địa thứ lớp tương tục, tất cả Phật Pháp thảyđều bao gồm trong đó.

- Lạinữa, Đại Huệ! Nay ta tóm tắt lại năm pháp Tướng, Danh,Vọng Tưởng, Như Như và Chánh trí. Nghĩa TƯỚNG là xứ sở,hình tướng, sắc tượng v.v... hiện ra tướng khác biệt,gọi là Tướng. Nghĩa DANH là theo tướng đặt tên, như bìnhtên là bình, y áo tên là y áo... chẳng phải cái khác, gọilà Danh. Nghĩa VỌNG TƯỞNG là giả lập nhiều tên để hiểnthị các tướng, như phân biệt bình, y áo v.v... hiện trongtâm, tâm pháp, gọi là Vọng tưởng, Nghĩa NHƯ NHƯ là danhnày tướng kia chẳng có tri giác, nơi các pháp cũng chẳngthể lần lượt sanh nhau, lìa vọng tưởng chẳng thật, cuốicùng bất khả đắc, ấy gọi là Như Như. Nghĩa CHÁNH TRÍlà sự quyết định chơn thật, cứu cánh tự tánh bất khảđắc, chỉ là như như, Ta và chư Phật tùy thuận chỗ nhậpcủa chúng sanh phổ biến thuyết pháp, giả lập phương tiện,hiển bày nghĩa như thật cho họ, khiến họ theo đó đi vàochánh giác, biết pháp phi đoạn phi thường, vọng tưởng chẳngkhởi, tùy thuận Tự Giác Thánh Trí. Pháp tướng này tấtcả ngoại đạo và Thanh Văn, Duyên Giác chẳng thể đắc,ấy gọi là Chánh Trí. Đại Huệ! Gọi chung là năm pháp. Thậtra, ba thứ tự tánh, tám thức và hai thứ Vô Ngã, tất cảPhật Pháp thảy đều gom vào trong năm pháp này. Cho nên ĐạiHuệ! Nên theo phương tiện tu học, cũng dạy người khác theođúng chánh pháp này, chớ theo pháp khác.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Nămpháp ba tự tánh
Cùngvới tám thứ thức
Vàhai thứ Vô Ngã
Thảynhiếp trong Đại Thừa
Tướng,Danh và Vọng tưởng
Thuộcvề pháp thế gian
NhưNhư cùng Chánh Trí
Thuộcpháp xuất thế gian
Haitánh chẳng thể hoại
Nêngọi THÀNH TỰ TÁNH.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Như Thế Tôn sở thuyết nghĩa cú, hằng sa chư Phật quákhứ, hiện tại, vị lai cũng thuyết như thế. Thế nào? ThếTôn! Là tất cả như thuyết tín thọ ư? Hoặc còn có nghĩakhác ư? Cúi xin Như Lai rũ lòng thương xót mà giải thích cho.

Phậtbảo Đại Huệ:

- Chớnói như thuyết tín thọ. Số lượng của tam thế Chư Phậtchẳng phải như hằng sa. Tại sao? Vì siêu việt hy vọng củathế gian, dùng thí dụ chẳng thể thí dụ. Vì phàm phu ngoạiđạo vọng tưởng chấp trước, nuôi dưỡng ác kiến, đọanơi sanh tử vô cùng tận, vì muốn khiến họ nhàm chán sanhtử luân hồi, siêng năng tinh tấn tu hành giải thoát, nêngiả lập phương tiện nói với họ rằng "Chư Phật dễ thấy,chẳng như Ưu Đàm Bát Hoa khó gặp". Như lập ra Hóa Thành,chỉ là phương tiện để thỏa mãn sự mong cầu của họ.Có khi quán theo căn cơ của người thọ giáo hóa, lại nóirằng: "Phật rất khó gặp như hoa Ưu Đàm. Thật ra hoa ƯuĐàm chẳng ai đã thấy, nay thấy và sẽ thấy, mà Như Laithì khắp thế gian thảy đều được thấy". Chẳng vì kiếnlập Tự Thông mà nói Như Lai ra đời như hoa Ưu Đàm. ĐạiHuệ! Kiến lập tự thông, siêu việt hy vọng của thế gian,phàm phu chẳng thể tin nổi, cảnh giới Tự Giác Thánh Tríchẳng có gì để thí dụ, vì Chơn Thật Như Lai siêu việttướng sở thấy biết của tâm, ý, ý thức, nên chẳng thểthí dụ. Đại Huệ! Nhưng ta nói thí dụ "Phật như hằng sa"chẳng có lỗi lầm.

- ĐạiHuệ! Ví như cát sông hằng, mặc cho tất cả con cá, con baba, cho đến sư tử, voi, ngựa, người, thú dẫm đạp, cátấy cũng chẳng nghĩ rằng họ nhiễu loạn Ta mà sanh vọngtưởng. Cũng thế, Tự Giác Thánh Trí dụ là sông Hằng, sứcthần thông tự tại dụ là cát, tất cả ngoại đạo và người,thú v.v... dụ cho kẻ nhiễu loạn, Như Lai chẳng do đó màkhởi niệm sanh vọng tưởng. Vì Như Lai tịch diệt chẳngcó niệm tưởng, do bản nguyện của Như Lai dùng Tam muộikhiến chúng sanh đoạn dứt tham sân, được sự an lạc, chẳngcó sự nhiễu loạn rong đó. Như Lai Ứng Cúng Đẳng ChánhGiác tự tánh trong sạch chẳng có cáu bẩn, cũng như cát sôngHằng, chẳng có sai biệt vậy.

- Vínhư cát sông Hằng là tự tánh của địa, khi hỏa kiếp đếnthiêu hết tất cả địa đại mà địa đại chẳng xả tựtánh. Vì địa đại với hỏa đại cùng sanh nơi tứ đại,nhưng phàm phu vọng tưởng cho là địa đại bị thiêu, màthật thì chẳng bị thiêu, vì hỏa với địa đồng một nhântrong tứ đại vậy. Như thế, Đại Huệ! Như Hằng sa chẳnghoại, vì cùng Như Lai ở trong một pháp thân vậy. (Vì Phápthân Như Lai cùng khắp hư không).

- ĐạiHuệ! Ví như cát sông Hằng chẳng có hạn lượng, ánh sángNhư Lai cũng như thế, chẳng có hạn lượng, vì thành tựucho chúng sanh nên phổ chiếu tất cả đại chúng trong cõiPhật. Đại Huệ! Ví như cát sông Hằng, ngoài cát muốn cầucát khác trọn bất khả đắc. Như thế, Đại Huệ! Như LaiỨng Cúng Đẳng Chánh Giác chẳng có sanh tử sanh diệt, vìđã đoạn dứt nhân duyên sanh diệt vậy.

- ĐạiHuệ! Ví như cát sông Hằng thêm bớt đều chẳng thể biết.Như thế, Đại Huệ! Trí huệ của Như Lai thành tựu cho chúngsanh chẳng thêm chẳng bớt, vì chẳng phải sắc thân. Sắcthân thì có hoại, mà Pháp thân của Như Lai chẳng phải sắcthân nên chẳng thể hoại. Như ép cát sông Hằng chẳng thểđược dầu. Cũng thế, Như Lai độ tất cả khổ não chúngsanh, do Tam muội bản nguyện khởi tâm đại bi, chẳng xảpháp giới, dù chúng sanh chưa chứng Niết Bàn bức bách NhưLai đến mức nào cũng chẳng nổi sân hận.

- ĐạiHuệ! Ví như cát sông Hằng trôi theo dòng nước, cát chẳngthể không có nước mà tự trôi được. Các pháp của NhưLai thuyết trôi theo dòng nước Niết Bàn cũng như thế, phápchẳng thể lìa Niết Bàn mà tự ra, cũng như cát chẳng thểlìa nước mà tự trôi. Niết Bàn là bản tế của sanh tử,là tướng tịch diệt nên chẳng thể biết. Biết còn chẳngđược, làm sao nói nghĩa đoạn dứt ư?

ĐạiHuệ Bồ Tát bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Nếu bản tế của sanh tử chẳng thể biết thì tạisao giải thoát của chúng sanh có thể biết?

Phậtbảo Đại Huệ:

- Nếucái nhân của vọng tưởng tập khí hư ngụy từ vô thỉ diệtthì biết được ngoài nghĩa tự tâm hiện, thân vọng tưởngchuyển thành giải thoát, giải thoát bất diệt tức là TịchDiệt, tịch diệt chẳng có ngằn mé cho nên vô biên, chẳngphải vô sở hữu, như vọng tưởng ngoại đạo lại cho làcó nhiều tên gọi khác biệt vô lượng vô biên v.v... Theobậc trí quán sát nội tâm ngoại cảnh, lìa nơi vọng tưởngthì chúng sanh chẳng có khác biệt, trí và nhĩ diệm, tấtcả các pháp thảy đều tịch tịnh, vì chẳng biết vọngtưởng do tự tâm hiện, nên có vọng tưởng sanh khởi, hểbiết được thì tất cả tịch diệt, gọi là giải thoát.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Quánsát chư Đạo sư,
Cũngnhư cát sông Hằng.
Chẳnghoại chẳng khứ lai,
Cũngchẳng có cứu cánh.
Ấytức là bình đẳng,
Quánsát chư Như Lai.
Cũngnhư cát sông Hằng,
Thảylìa tất cả lỗi.
Tùylưu mà tánh thường,
Ấylà chánh giác Phật.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng :

-Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp,do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tátđược lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọngchấp các pháp tiệm sanh, hoặc đốn sanh, hoặc tiệm đốncộng sanh.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tấtcả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyên và nộiduyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợidây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên,sanh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, látchiếu, giống mầm, tô lạc v.v... do ngoại duyên phương tiệnsanh ra cũng như thế. Ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.

- Thếnào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợpgọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới,nhập, gọi là sở duyên. Các pháp do tự tâm sở hiện vốnchẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt,ấy gọi là pháp Nội Duyên.

- ĐạiHuệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là : Đương hữunhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân,Đối đãi nhân.

1.Đương Hữu Nhân : Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nayhay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khảtư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương HữuNhân.

2.Tương Tục Nhân : Vì bên trong nương thức thứ tám và thứcthứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làmnhân sanh quả như ngũ ấm chủng tử v.v... do hiện hành huântập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, màquả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng,nên gọi là Tương Tục Nhân.

3.Tướng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng giánđoạn ) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục. Nơitương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đếnnơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục. Vì ởnơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng,, nên gọilà Tướng Nhân.

4.Tác Nhân : Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệptăng thượng mà sanh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, dothân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xeThất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng.Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng,Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăngthượng duyên cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.

5.Hiển Thị Nhân : Sự vọng tưởng sanh rồi thì hiện cái tướngnăng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướngv. v... gọi là Hiển Thị Nhân.

6.Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạnđứt, mà ngay đó tánh ''chẳng vọng tướng'' sanh khởi. ĐạiHuệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượtsanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng lúc sanh thìchẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướngnhân. Nếu lần lượt sanh thì chẳng có tự tướng, cho nênchẳng thể có lần lượt sanh, như chẳng sanh con thì khôngđược gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đốiđãi với nhau, không có cha thì không sanh được con, khôngcó con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau màsanh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.

- ĐạiHuệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhâncủa tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâmhiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoạitánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sanh và Cùng Lúc Sanh haithứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiếnchấp đó.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tấtcả đều Vô sanh,

Cũngkhông nhân duyên diệt.

Ởnơi tướng sanh diệt,

Màkhởi nhân duyên tưởng.

Phápdiệt rồi lại sanh,

Donhân duyên tương tục.

Vìđoạn dứt si mê,

Củatất cả chúng sanh.

Nênthuyết pháp duyên khởi,

Cácpháp thật Vô Sanh.

Dotập khí mê hoặc,

Từđó hiện tam giới.

Duyênthật vốn Vô Sanh,

Lạicũng chẳng có diệt.

Tấtcả pháp hữu vi,

Nhưhoa đốm trên không.

Nếulìa bỏ kiến chấp,

Năngnhiếp và sở nhiếp.

Chẳngcó Vô nhân sanh,

Vàđã sanh, sẽ sanh.

Sựsanh vốn chẳng có,

Thảychỉ là ngôn thuyết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com 
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000