Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Bốn thứ thiền

03/05/201119:55(Xem: 7258)
7. Bốn thứ thiền

KINHLĂNG GIÀ
LĂNGGIÀA BẠT ĐA LA BỬU KINH
PhápSư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sangHán đời nhà Tống.
ViệtDịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực

PHẨMNHẤT THIẾT PHẬT NGỮ TÂM
(Phần 2)
QUYỂNTHỨ NHÌ

-Lại nữa, Đại Huệ! Có bốn thứ thiền. Thế nào là bốn?1. Phàm phu sở hành thiền.

2.Quán sát nghĩa thiền. 3. Phan duyên như thật thiền. 4. NhưLai thiền.

- Thếnào là PHàM PHU SỞ HÀNH THIỀN? Là nói Thanh Văn, Duyên Giác,ngoại đạo tu hành, quán nhân vô ngã tánh, tự tướng cộngtướng, lóng xương liền nhau, vô thường, khổ, tướng bấttịnh, v.v... do chấp trước làm gốc. Chỉ quán các tướngnhư thế, chẳng quán cái khác, thứ lớp tiến tới, tướngchẳng trừ diệt, ấy gọi là Phàm Phu Sở Hành Thiền.

- Thếnào là QUÁN SÁT NGHĨA THIỀN? Nói quán nhơn (người) vô ngã,tướng cộng tướng, ngoại đạo, biết tự và tha đều vôtánh, xong quán pháp Vô Ngã, Nghĩa hành tướng của Thập ĐịaBồ Tát thừa, dần dần tiến lên, gọi là Quán Sát NghĩaThiền.

- Thếnào là PHAN DUYÊN NHƯ THẬT THIỀN? Là nói vọng tưởng: haithứ Vô Ngã là vọng tưởng; chỗ như thật thì chẳng sanhvọng tưởng, ấy gọi là Phan Duyên Như Thật Thiền.

- Thếnào là NHƯ LAI THIỀN? Nói nhập Như Lai Địa, đắc ba thứtướng trụ chánh định của Tự Giác Thánh Trí thì thànhtựu việc bất tư nghì của chúng sanh, gọi là Như Lai Thiền.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Phàmphu sở hành thiền,

Quánsát tướng nghĩa thiền.

Phanduyên như thật thiền,

NhưLai thanh tịnh thiền.

Vínhư hình nhựt nguyệt,

BátĐầu Ma (hoa sen đỏ) trong bùn,

Nhưlửa diệt nơi không,

Ngườitu hành quán sát,

Mỗimỗi tướng như thế,

Ngoạiđạo chấp tướng thiền.

ThanhVăn và Duyên Giác,

Đọanơi cảnh giới không.

Nếuxả bỏ tất cả,

Thìlà Vô Sở Hữu.

Tấtcả cõi chư Phật,

Dùngtay bất tư nghì,

Nhấtthời xoa đầu họ,

Thuậnnhập tướng Chơn Như.

LượcGIẢI :

Phàmphu thiền chỉ dứt trừ vọng tưởng, Bồ Tát thì xu hướngChơn Như, đều chẳng phải thật trong sạch. Nếu là Như LaiThanh Tịnh Thiền thì Thánh phàm bình đẳng, thể tự như như,dùng cái tâm chẳng sanh diệt làm nhân địa, để tu chứngthành tựu quả địa Phật. Ngoại đạo thì chấp tướng màcầu nhập định, lúc thấy hình nhựt nguyệt sáng tỏ, hoặcthấy hoa sen mọc nơi đất bùn mà chẳng nhiễm, cho là sựchứng đắc. Thanh Văn, Duyên Giác thì chán sanh tử nên xảthân diệt trí, lần lượt diệt sạch thì đọa nơi chấpkhông. Đạo của ngoại đạo vì không phá ngã chấp, dù tuthiền đắc được thần thông, cũng chẳng thể ra khỏi luânhồi. Như Lai Thiền thì xa lìa tất cả. Nói VÔ SỞ HữU cónghĩ là vô sở trụ, chẳng phải chấp thật không, nên đượcvào tướng Chơn Như, chứng quả bất tư nghì, khởi dụngbất tư nghì. Ấy là Như Lai Thanh Tịnh Thiền vậy.

Lượcgiải hết

CHÁNHVĂN :

Khiấy Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng:

- ThếTôn nói pháp NIẾT BÀN, thuyết pháp nào gọi là Niết Bàn?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tậpkhí tự tánh của tất cả thức đều là pháp sanh tử, nhưtập khí Tạng thức (Thức thứ tám), tập khí ý (Thứcthứ bảy), tập khí ý thức (Thức thứ sáu), tập khí kiến(Tiền Ngũ Thức). Nếu chuyển được các tập khí ấy, tứclà chuyển sanh tử, gọi là Niết Bàn. Cái Niết Bàn của Tavà chư Phật sở thuyết, tức là cảnh giới tánh không củacác pháp.

- Lạinữa, Đại Huệ! Niết Bàn là cảnh giới của Thánh Trí TựGiác, lìa đoạn thường (phi đoạn phi thường), lìa vọngtưởng tánh phi tánh. Thế nào là phi thường? Là vọng tưởngcủa tự tướng cộng tướng đoạn dứt nên phi thường. Thếnào là phi đoạn? Nói tất cả bậc Thánh quá khứ, vị lai,hiện tại đều được tự giác nên phi đoạn. Đại Huệ!Niết Bàn bất hoại bất tử. Nếu Niết Bàn TỬ thì phảithọ sanh tương tục; nếu HOẠI, thì phải đọa tướng hữuvi. Cho nên Niết Bàn lìa hoại lìa tử, là chỗ quy y của ngườitu hành.

- Lạinữa, Đại Huệ! Niết Bàn phi xả phi đắc, phi đoạn phi thường,phi nhứt nghĩa, phi đa nghĩa, gọi là Niết Bàn.

- Lạinữa, Đại Huệ! Niết Bàn của Thanh Văn, Duyên Giác dựa theokhổ, không, vô thường, vô ngã, quán sát các pháp tự tướngcộng tướng vốn chẳng thật thể, quán Thập nhị nhân duyêncũng thế, đều là cảnh giới náo động, chẳng ưa thân cận,ham chỗ tịch lặng, tri kiến chẳng điên đảo thì vọng tưởngchẳng sanh. Vì họ chẳng thể chuyển Thức thành trí, trôngthấy chỗ tịch lặng của Thức ấm cho là Niết Bàn, thậtthì chẳng phải cứu cánh.

- Lạinữa, Đại Huệ! Có hai thứ tướng tự tánh. Thế nào làhai? 1.- Tướng chấp trước ngôn thuyết tự tánh: Là do tậpkhí chấp trước hư ngụy của ngôn thuyết từ vô thỉ màsanh khởi. 2.- Tướng chấp trước sự tự tánh: Là do bấtgiác hiện ra ngằn mé tự tâm mà sanh khởi.

- Lạinữa, Đại Huệ! Như Lai dùng hai thứ thần lực kiến lập,khiến Đại Bồ Tát đảnh lễ chư Phật, hỏi nghĩa và nghepháp thọ giáo. Thế nào là hai thứ thần lực kiến lập?1.- Là hiện thân thuyết pháp. 2.- Là vô ngôn thuyết, chỉdùng tay quán đảnh, truyền thọ địa vị Như Lai.

- ĐạiHuệ! Đại Bồ Tát chứng Sơ Địa, trụ nơi thần lực củaPhật, nhập Đại thừa Chiếu Minh Tam Muội. Nhập Tam Muộinày rồi, thì mười phương thế giới, tất cả chư Phậtdùng sức thần thông thị hiện tất cả thân diệu ngôn thuyết,như Đại Bồ Tát Kim Cang Tạng, và như các Đại Bồ Tát khácđã thành tựu tướng công đức như thế. Đại Huệ, ấygọi là Sơ Địa Bồ Tát.

- BậcĐại Bồ Tát được thần lực Tam muội chánh thọ, là dotích chứa thiện căn từ trăm ngàn kiếp sở thành tựu. Đốitrị tướng sở trị (tập khí xuất thế gian) thứ lớptiến lên chư Địa, cho đến Pháp Vân Địa, thông đạt cứucánh, trụ nơi cung điện Đại Liên Hoa vi diệu, ngồi tòasư tử Đại Bửu Liên Hoa, được quyến thuộc của các ĐạiBồ Tát cùng loại vây quanh, các thứ báu anh lạc trang nghiêmthân thể, như hoa Chiêm Bặc bằng vàng, như ánh sáng nhựtnguyệt. Các Bồ Tát từ mười phương đến, nơi tòa đạiLiên Hoa trong cung điện mà quán đảnh, cũng như sự quán đảnhcủa Tự Tại Chuyển Luân Thánh Vương và Thái Tử Đế Thích,ấy gọi là thần lực Bồ Tát trụ nơi hai thứ thần lực,thì sẽ gặp mặt chư Phật Như Lai, nếu chẳng thế thì chẳngthể gặp.

- Lạinữa, Đại Huệ! Những pháp hạnh thần túc, tam muội, phânbiệt của Đại Bồ Tát, tất cả đều trụ nơi hai thứ thầnlực của Như Lai. Đại Huệ! Nếu Đại Bồ Tát lìa hai thứthần lực Phật mà có biện tài thuyết pháp, thì tất cảphàm phu cũng phải có biện tài thuyết pháp. Tại sao? Vì chẳngcần trụ nơi thần lực mà tự có vậy.

- ĐạiHuệ! Khi Như Lai vào thành, hiện sức oai thần của Phật,khiến các thứ vô tình như núi đá, cây cối và nhạc cụ,thành ấp, cung điện đều tự nhiên phát ra tiếng âm nhạc,huống là người có tâm thức, dù mù, điếc, câm, ngọng cóvô lượng khổ, đều được giải thoát. Như Lai có vô lượngthần lực như thế để lợi lạc chúng sanh.

ĐạiHuệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Do nhân duyên nào, Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác giahộ thần lực cho bậc Bồ Tát đang trụ Tam muội chánh thọvà khi được Thắng Tiến Địa quán đảnh?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Vìlìa ma nghiệp phiền não nên chẳng đọa thiền của Thanh Vănthừa; vì đắc Như Lai Tự Giác Địa và đắc pháp tinh tấn,nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, đều dùng thần lựckiến lập chư Đại Bồ Tát. Nếu chẳng dùng thần lực kiếnlập, ắt phải đọa ác kiến vọng tưởng của ngoại đạo,hoặc đọa Thanh Văn thừa, hoặc đọa hy vọng của chúng ma,chẳng thể đắc Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Do đó,chư Phật Như Lai đều dùng thần lực nhiếp thọ chư ĐạiBồ Tát.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Thầnlực của chư Phật,

Dođại nguyện trong sạch.

Quánđảnh bậc Bồ Tát,

SơĐịa đến Thập Địa.

Khi ấy,Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Phật rằng :

- ThếTôn! Phật thuyết duyên khởi tức là thuyến nhân duyên sanh,chẳng thuyết đạo do tự tâm vọng tưởng phân biệt mà sanh.Thế Tôn! Ngoại đạo cũng thuyết nhân duyên, nói vi trầnsanh khởi lúc ban sơ là nhớ tánh thắng tự tại của thầnngã, các tánh khác sanh khởi cũng như thế. Nhưng Thế Tônnói nhân duyên hay sanh ra các tánh, là dùng Hữu Gián Tất Đànhoặc Vô Gián Tất Đàn (lý thành tựu) để giáo hóa chúngsanh.

- ThếTôn! Ngoại đạo cũng thuyết Hữu Sanh và Vô Hữu Sanh, ThếTôn cũng thuyết Vô Hữu Sanh, sanh rồi diệt. Như Thế Tônsở thuyết Thập Nhị Nhân Duyên, từ vô minh duyên hành chođến lão tử, ấy là Vô Nhân Thuyết của Thế Tôn, chẳngphải hữu nhân thuyết. Thế Tôn kiến lập cái thuyết nhưvậy, nói "có cái này nên có cái kia", chẳng phải kiếnlập cái nghĩa tiệm sanh. Cái thuyết "Quán tánh thắng" củangoại đạo, chẳng phải cái thuyết của Như Lai vậy? Tạisao? Vì ngoại đạo thuyết cái nhân chẳng từ duyên sanh màcó sở sanh. Nhưng Thế Tôn thì thuyết quán nhân có quả, quánquả có nhân, nói nhân duyên tạp loạn như vậy, thế thìduyên nhau đến vô cùng tận vậy.

Phậtbảo Đại Huệ:

- Tachẳng thuyết Vô Nhân và thuyết Nhân Duyên tạp loạn, cáinày có nên cái kia có, và năng nhiếp sở nhiếp đều phi tánh,là giác được tự tâm hiện lượng. Đại Huệ! Nếu chấptrước năng nhiếp sở nhiếp thì chẳng giác được tự tâmhiện lượng và ngoài cảnh giới tánh phi tánh, họ có cáilỗi như thế, chẳng phải cái thuyết duyên khởi của ta.Ta thường thuyết do nhân duyên hoà hợp mà sanh các pháp, chẳngphải Vô Nhân Sanh.

ĐạiHuệ lại bạch Phật rằng:

- ThếTôn! Chẳng phải ngôn thuyết hữu tánh là có tất cả tánhư? Thế Tôn! Nếu vô tánh thì ngôn thuyết chẳng sanh, cho nênngôn thuyết hữu tánh, nghĩa là có tất cả tánh.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Vôtánh mà có ngôn thuyết, như lông rùa sừng thỏ, là hiệnngôn thuyết của thế gian. Đại Huệ! Chẳng phải tánh, chỉlà ngôn thuyết mà thôi. Như lời người nói "Ngôn thuyếthữu tánh, có tất cả tánh" đó, lập luận của ngươi ắtbị lật đổ.

- ĐạiHuệ! Chẳng phải tất cả quốc độ đều có ngôn thuyết,ngôn thuyết chỉ là tạo tác thôi. Hoặc có cõi Phật dùngngó nhìn để hiển bày pháp, hoặc có cõi Phật làm ra hìnhtướng, hoặc nhướng mày, hoặc chớp mắt, hoặc cười, hoặcngáp, hoặc tằng hắng, hoặc tưởng niệm, hoặc lay động,các cõi Phật ấy đều chẳng nhờ ngôn thuyết mà hiển bàycác pháp. Đại Huệ! Như thế giới Hương Tích và quốc độPhổ Hiền Như Lai, chỉ dùng ngó nhìn, khiến các Bồ Tát đắcVô Sanh Pháp Nhẫn và Tam Muội Thù Thắng. Cho nên chẳng phảingôn thuyết hữu tánh là có tất cả tánh. Đại Huệ! Nhưngươi đã thấy, các loại ruồi, lằn, trùn, kiến trong thếgiới này, những chúng sanh ấy chẳng có ngôn thuyết cung làmxong công việc.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Nhưhư không sừng thỏ,

Vàcon của Thạch Nữ.

Khôngmà có ngôn thuyết,

Tánhvọng tưởng như thế.

Nhânduyên hòa hợp sanh,

Phàmphu khởi vọng tưởng.

Chẳngthể đúng như thật,

Nênluân hồi tam giới.

Khi ấy,Đại Huệ Bồ Tát bạch Phật rằng : Thế Tôn! Âm thanh hiểnbày nghĩa CHƠN THƯờNG ấy nương theo việc gì mà thuyết?

Phậtbảo Đại Huệ :

- Vìsự mê hoặc mà thuyết. Do chúng sanh mê hoặc, nên chư Thánhthị hiện âm thanh thuyết pháp giáo hóa, gọi là Thanh Giáo,mà chẳng phải điên đảo. Đại Huệ! Như dương diệm, vònglửa, hoa đốm, thành Càn Thát Bà, mộng huyễn, bóng trong gươngv.v... là điên đảo của thế gian, chẳng phải minh trí củabậc Thánh vậy, nhưng chẳng phải không có hiện ra nhữngviệc trên.

- ĐạiHuệ! Bọn mê hoặc có đủ thứ vọng hiện kể trên, chẳngphải mê hoặc tạo ra vô thường. Tại sao? Vì lìa tánh phitánh vậy. Đại Huệ! Thế nào là mê hoặc lìa tánh phi tánh?Là nói mỗi mỗi cảnh giới của tất cả phàm phu, cũng nhưbọn ma quỷ thấy sông Hằng là lửa, chẳng thấy nước. Tánhmê hoặc này chỉ hiện nơi ngạ quỷ mà thôi, nơi chúng sanhkhác thì hiện tánh chẳng mê hoặc, chứ chẳng phải vô tánh,vì họ đều thấy nước sông Hằng vậy. Tánh mê hoặc nhưthế, nên bậc Thánh lìa điên đảo và bất điên đảo, dođó nói mê hoặc là thường, vì mỗi mỗi tướng đều chẳngthể hoại vậy. Đại Huệ! Chẳng phải mỗi mỗi tướng mêhoặc hoại, chỉ là tướng vọng tưởng hoại, nên nói mêhoặc là thường.

- ĐạiHuệ! Tại sao cho mê hoặc là chơn thật? Nếu nói theo nhânduyên, nghĩa là bậc Thánh ở nơi pháp mê hoặc, chẳng khởicái giác tưởng điên đảo hoặc bất điên đảo. Nếu ởnơi pháp mê hoặc mà có ít phần tư tưởng thì chẳng phảiThánh Trí, vì có chút tư tưởng tức là hý luận của phàmphu, chẳng phải sự tướng của Thánh Trí vậy. Phàm nói hữuvô là phàm phu vọng thuyết, chẳng phải Thánh ngôn thuyết.Kẻ mê hoặc nói điên đảo, bất điên đảo, đều thuộcvọng tưởng, y theo mê hoặc mà sanh khởi hai thứ chủng tánh,ấy là Thánh chủng tánh và phàm phu chủng tánh.

Khiấy, Đại Huệ Bồ Tát lại bạch Thế Tôn rằng :

-Cúi xin Phật thuyết tướng nhân duyên của tất cả các pháp,do giác đựơc tướng nhân duyên, khiến con và các Bồ Tátđược lìa tất cả tánh của vọng kiến hữu vô, chẳng vọngchấp các pháp tiệm sanh, hoặc đốn sanh, hoặc tiệm đốncộng sanh.

Phậtbảo Đại Huệ :

- Tấtcả pháp có hai thứ duyên tướng, là ngoại duyên và nộiduyên. Ngoại Duyên là : Cục đất, cây cọc, bánh xe, sợidây, nước, gỗ, nhân công, các thứ phương tiện làm duyên,sanh ra cái bình như bình đất, còn các thứ tơ, lụa, látchiếu, giống mầm, tô lạc v.v... do ngoại duyên phương tiệnsanh ra cũng như thế. Ấy gọi là tướng Ngoại Duyên.

- Thếnào là Nội Duyên? Vì có vô minh ái nghiệp các pháp hòa hợpgọi là năng duyên, từ đó sanh khởi các pháp ấm, giới,nhập, gọi là sở duyên. Các pháp do tự tâm sở hiện vốnchẳng sai biệt, mà phàm phu vọng chấp, thành có sai biệt,ấy gọi là pháp Nội Duyên.

- ĐạiHuệ! Nói về Nhân gồm có sáu thứ, ấy là : Đương hữunhân, Tương tục nhân, Tướng nhân, Tác nhân, Hiển thị nhân,Đối đãi nhân.

1.Đương Hữu Nhân : Vì thức thứ tám từ vô thỉ đến nayhay làm nhân cho tất cả pháp, từ nhân sanh quả, bất khảtư nghì, đương lúc đó làm nhân, nên gọi là Đương HữuNhân.

2.Tương Tục Nhân : Vì bên trong nương thức thứ tám và thứcthứ sáu, phan duyên ngoại cảnh, từ đó pháp trong ngoài làmnhân sanh quả như ngũ ấm chủng tử v.v... do hiện hành huântập chủng tử, lại do chủng tử huân tập hiện hành, màquả nhiễm tịnh theo đó liên tục sanh khởi chẳng dừng,nên gọi là Tương Tục Nhân.

3.Tướng Nhân : Do cái đẳng Vô Gián Duyên ( duyên chẳng giánđoạn ) làm ra tướng Vô Gián, sanh ra quả tương tục. Nơitương tục có tướng Vô Gián đã lìa nơi nhân mà chưa đếnnơi quả, vì nó chẳng gián đoạn cho nên tương tục. Vì ởnơi chính giữa của nhân và quả mà có tướng,, nên gọilà Tướng Nhân.

4.Tác Nhân : Tức là tăng thượng duyên, ấy là tạo nghiệptăng thượng mà sanh ra quả, cũng như Chuyển Luân Vương, dothân thể chứng đắc Luân Vương làm bản nhân mà bánh xeThất Bửu từ hư không bay đến, ấy là sự tăng thượng.Vì cảnh chẳng thể sanh quả, phải nhờ tâm làm tăng thượng,Luân Vương mới có thể làm ra thắng nhân. Vì tâm làm tăngthượng duyên cho cảnh ( bánh xe bay ), nên gọi là Tác Nhân.

5.Hiển Thị Nhân : Sự vọng tưởng sanh rồi thì hiện cái tướngnăng tác, sở tác, như cây đèn chiếu soi hiển thị sắc tướngv. v... gọi là Hiển Thị Nhân.

6.Đối Đãi Nhân : Là lúc pháp diệt thì sự tương tục đoạnđứt, mà ngay đó tánh ''chẳng vọng tướng'' sanh khởi. ĐạiHuệ! Tự tướng vọng tưởng của phàm phu chẳng lần lượtsanh, chẳng cùng chúng sanh. Tại sao? Nếu cùng lúc sanh thìchẳng phân biệt được năng tác, sở tác, vì chẳng có tướngnhân. Nếu lần lượt sanh thì chẳng có tự tướng, cho nênchẳng thể có lần lượt sanh, như chẳng sanh con thì khôngđược gọi là cha. Đại Huệ! Vì cha với con làm nhân đốiđãi với nhau, không có cha thì không sanh được con, khôngcó con thì không được gọi là cha; cha con đối đãi nhau màsanh, nên gọi là Đối Đãi Nhân.

- ĐạiHuệ! nói tóm lại, các thứ tướng sanh đều do các thứ nhâncủa tự tánh vọng tưởng chấp tướng mà sanh. Vì tự tâmhiện ra thọ dụng mà có tự tướng, cộng tướng, ngoạitánh, phi tánh; thực ra Lần Lượt Sanh và Cùng Lúc Sanh haithứ đều chẳng thể sanh. Cho nên phải lìa hai thứ kiếnchấp đó.

Khiấy, Thế Tôn muốn lặp lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:

Tấtcả đều Vô sanh,

Cũngkhông nhân duyên diệt.

Ởnơi tướng sanh diệt,

Màkhởi nhân duyên tưởng.

Phápdiệt rồi lại sanh,

Donhân duyên tương tục.

Vìđoạn dứt si mê,

Củatất cả chúng sanh.

Nênthuyết pháp duyên khởi,

Cácpháp thật Vô Sanh.

Dotập khí mê hoặc,

Từđó hiện tam giới.

Duyênthật vốn Vô Sanh,

Lạicũng chẳng có diệt.

Tấtcả pháp hữu vi,

Nhưhoa đốm trên không.

Nếulìa bỏ kiến chấp,

Năngnhiếp và sở nhiếp.

Chẳngcó Vô nhân sanh,

Vàđã sanh, sẽ sanh.

Sựsanh vốn chẳng có,

Thảychỉ là ngôn thuyết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567