Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1b: Trích Giảng Kinh A Hàm (tt)

30/04/201109:26(Xem: 2910)
Phần 1b: Trích Giảng Kinh A Hàm (tt)

NHẶTLÁ BỒ ĐỀ
HT Thích Thanh Từ

Tập 2

PHẦN I: TRÍCH GIẢNG KINH A HÀM (tt)

19. Nghiệp báo khó tránh

TrongTương Ưng Bộ Kinh chép:

Có vịTỳ Kheo đem lời ác đến mạ nhục Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên. Phật ba lần can gián nhưng vị Tỳ Kheo này không biết cãi hối.

Thời gian sau, vị Tỳ Kheo ấy thân bị ghẻ lở khắp mình đau nhức rồi chết. Khi chếtthần thức đọa vào địa ngục.

Phật dùng Thiên nhãn nhìn thấy bèn họp chúng dạy: “Xét người ở đời búa để trong miệng. Sở dĩ giết người bởi do lời ác” (Phù sĩ xử thế phủ tại khẩucung, sở dĩ trảm thân do kỳ ác ngôn). Thế nên Tỳ Kheo các ngươi phải tự răn dè!

BÌNH:

Bài kinh này Phật nhắc lại quả báo của lời nói ác để răn dạy các thầy Tỳ Kheo.

Lời nói ác độc hại hơn lửa dữ, hơn rắn độc, nó có thể gây khổ đau cho người ta hiện đời cũng như nhiều kiếp. Qua câu chuyện Phật kể trên chúng ta đã thấy rõ.

Giờ thử tìm hiểu nguyên nhân người ta lại nói lời độc ác. Sỏ dĩ buông ra nhữnglời độc ác là do nóng giận mà ra. Vì vậy muốn không khởi lời nói ác, Phật dạy chúng ta phải tu hạnh nhẫn nhục. Nhịn chịu những lời nói trái tai,những hành động nghịch ý, những cử chỉ thiếu lễ độ... của kẻ khác để tâmta luôn luôn mát mẻ dịu hiền. Phải luôn luôn nhớ câu Phật dạy: “Lời nói ácnhư búa để trong miệng, sỏ dĩ giết người do lời nói ác” để tự răn mình.

TrongKinh Tứ Thập Nhị Chương, Phật dạy: “Người ác hại người hiền như ngược gió tung bụi, bụi không đến người mà mình bị lấm. Lại cũng như ngước mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt chẳng đến trời mà rơi xuống mặt mình”.

Xét lại lời Phật nói trên thật là chí lý. Lời nói ác chỉ tự chuốc họa vào thânmình mà thôi. Tục ngữ có câu: “Ngậm máu phun ngưòi miệng mình dơ trước” làvậy.

Một điều lợi ích rất lớn khi người ta biết dằn cơn nóng giận, không để thốt lênlời nói ác. Trong Kinh Pháp Cú có câu: “Nếu bị người ta mắng mà không mắnglại, là tự cứu mình và cứu người”. Tại sao? Vì nếu người ta cãi với mình mà mình làm thinh, thì họ hết cãi (trái lại thì sanh ấu đã). Họ sân với mình mà mình không sân tức là mình đã chinh phục được họ.

Ngườithế gian không hiểu lý này, cho là ngu si hay yếu đuối. Sự thực đây là việclàm của kẻ có trí tuệ và đầy đủ nghị lực. Phải mạnh lắm mới có thể nhẫn được, nếu yếu ớt nghe một câu trái tai tức nổi giận liền. Vậy muốn thân tâm mát mẻ, lời nói ra có đạo đức hiền từ, chúng ta phải dứt tâm phân biệt hơnthua, phải quấy, khi tâm hơn thua, phải quấy dứt thì lòng yêu ghét khôngcòn, tâm nóng giận cũng theo đó mà hết. Hiện đời ta được an lạc và tương lai cũng tránh được quả báo khổ đau, đó là người hùng trong đạo vậy.

20. Dòng suối yếu

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy:

Ngườitu thiền bị năm triền cái (ngũ cái) làm lu mờ trí tuệ. Ví như sườn núi có một dòng suối chảy xuống biển, nếu để nó chảy một dòng thẳng ra biển thì sức chảy rất mạnh. Trái lại, nếu chia ra nhiều nhánh thì sức chảy yếu đi. Khi ấy nếu có ai dùng cây hoặc đá ngăn các ngã tẻ kỹ càng thì nó sẽ chảy bon bon ra biển.

Cũng vậy, người tu thiền định, nếu không bị “ngũ cái” che đậy thì sức định vững chắc và trí tuệ sáng ngời.

BÌNH:

Tâm chúng ta tròn sáng như hạt minh châu không một tỳ vết nhiễm nhơ, nhưng vì không khéo giữ gìn để bụi trần phiền não vô minh che phủ làm mất đi tánhsáng tròn của nó. Phiền não vô minh Phật nói ở đây chính là “ngũ cái” vậy. Ngũ cái là gì? Là năm thứ phiền não che đậy chân tánh chúng ta.

1. Tham dục cái (tham đắm ngũ dục)

2. Sân nhuế cái (giận tức, buồn phiền)

3. Thùy miên cái (ngủ nghỉ lười biếng)

4. Trạo hối cái (ăn năn và dao động)

5. Nghi cái (nghi ngờ do dự).

Trongnăm món che đậy này, mỗi khi một món nào khởi lên đều làm cho tâm ta bàng hoàng xao xuyến, mất đi tánh bình thường, do đó là trí huệ không phát sinh được. Như trên Phật dùng dòng suối để thí dụ. Nếu để dòng suối chảy thẳng ra biển thì sức chảy rất mạnh, trái lại, nếu chia ra nhiều ngõ ngách thì dòng suối phải yếu kém.

Vậy người tu thiền muốn đạt được kết quả viên mãn phải đoạn trừ ngũ cái. Một khi đám mây ngũ cái tiêu tan thì mặt trời trí tuệ xuất hiện sáng ngời vậy.

21. Voi quí của vua

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật nói:

Con voi quí của vua phải có đủ năm điều kiện:

1. Biết nghe: Nghe theo tiếng điều khiển của thằng nài.

2. Biết giết: Giết ngựa, giết người đối địch với nó.

3. Biết phòng hộ: Giữ gìn ngà, mắt, thân thể và người ngồi trên lưng nó.

4. Biết kham nhẫn: Biết nhẫn chịu trước lằn tên mũi kiếm.

5. Biết đi đến: Bảo đi phải đi nhanh và đến mục đích.

Tỳ Kheo cũng thế, muốn được người tôn trọng cung kính cũng phải đủ năm điều.

1. Biết nghe: Nghe pháp biết tất cả đầu đuôi, manh mối, không thiếu sót.

2. Biết giết: Niệm tham, sân, si, tất cả niệm xấu ác dấy lên đều giết sạch.

3. Biết phòng hộ: Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng... biết giữ gìn năm căn không chạy theo năm trần.

4. Biết kham nhẫn: Nhẫn chịu đói lạnh, cực khổ ruồi muỗi, rắn rết, khen chê...

5. Biết đi đến: Biết hướng đi và đi thẳng đến cứu cánh Niết Bàn.

Thầy Tỳ Kheo có đủ năm điều kiện trên mới xứng đáng là phước điền của chúng sanh và đáng cho người trời cung kính cúng dường.

BÌNH:

Bài kinh trên Phật nêu lên năm điều kiện thiết yếu và căn bản mà một vị Tỳ Kheo chân chánh cần phải có. Phật lấy con voi quý của vua làm thí dụ:

Muốn trở thành con voi tài giỏi của nhà vua phải có đủ những điều kiện:

1. Biết nghe: Tuyệt đối tuân lịnh theo người nài giữ nó.

2. Biết giết: Gặp các loài khác đến xâm phạm quyết giết chết không tha.

3. Biết phòng hộ: Luôn luôn gìn giữ phòng hộ thân thể và chủ nó được an toàn.

4. Biết kham nhẫn: Nhẫn chịu sự thương tích kẻ địch đánh giết.

5. Biết đi đến: Phải đi nhanh và đến nơi theo ý của chủ muốn.

Thầy Tỳ Kheo chân chánh cũng phải đủ năm điều:

Trướctiên phải biết nghe pháp: Thầy Tỳ Kheo khi nghe pháp phải biết đầu đuôimanh mối, biết một cách rõ ràng thông suốt. Nghĩa là phải học thông kinh điển không còn nghi lầm.

Học thông kinh điển xong chưa đủ, mà phải thực hành theo lời Phật dạy để diệt phiền não, tham, sân, si và tất cả sự mê lầm trong nhiều kiếp.

Kế phải phòng hộ các căn gìn giữ cẩn thận không cho phiền não tiếp tục sanh khởi, như giữ mắt không duyên sắc, tai không duyên theo tiếng v.v... không để năm căn chạy theo năm trần sanh tâm đắm nhiễm.

Đã phòng hộ các căn lại cần phải kham nhẫn mọi nghịch cảnh thử thách, như nónglạnh, đói khát, muỗi mòng, lời khen, tiếng chê v.v... không để nó làm chi phối mà chướng ngại việc tu tập.

Cuối cùng là phải đạt được mục đích cao tột là chứng quả Niết Bàn.

Vị TỳKheo có đủ những điều kiện như vậy rất xứng đáng cho Trời Người và tất cả chúng sanh tôn trọng cung kính và cúng dường.

22. Năm điều thường nhớ

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy các Thầy Tỳ Kheo hằng nhớ năm điều thì tâm khôngbuông lung:

1. Già: Tất cả mọi người rồi cũng phải già yếu tàn tạ không ai tránh khỏi.

2. Bệnh: Bệnh tật luôn luôn rình rập bên mình không phút giây lơi lỏng.

3. Chết: Chết là luật chung của mọi người, ai rồi cũng phải chịu luật vô thường không thể tránh khỏi.

4. Tất cả sự nghiệp đều vô thường: Cái gì có tạo rồi cũng hoàn không, không ai giữ mãi sự sản được.

5. Mỗi người đều là chủ tạo nghiệp và trả nghiệp không ai thay thế cho mình được.

BÌNH:

Bài kinh này Phật dạy cách tu rất đơn giản. chỉ đổi một chữ “quên” thành “nhớ”.Nếu quên năm điều trên thì tâm dễ buông lung đắm nhiễm gây nghiệp tạo tội, trái lại nếu nhớ năm điều trên thì tâm hằng tỉnh giác, trong sạch và giải thoát. Thật là một phương pháp nhiệm mầu để đối trị bệnh buông lung vậy.

23. Hãy tin những gì?

Một vị Bà La Môn đến hỏi Phật:

-Nghenói Gotama Ngài biết huyễn thuật và dùng huyễn thuật ấy để lôi cuốn những người ngoại đạo phải vậy chăng?

Phật liền nói với vị Bà La Môn:

-Này Bà La Môn! Ngươi chớ có tin điều gì do báo cáo đem lại, chớ có tin điều gì do tin đồn đem lại, chớ có tin điều gì do truyền thống để lại, chớ cótin điều gì do kinh điển để lại, chớ có tin điều gì do phù hợp với định kiến của mình, chớ có tin điều gì do người có uy quyền nói ra, chớ có tin điều gì do bậc Đạo Sư chỉ dạy.

Này Bà La Môn! Người chỉ nên tin những gì do chính ngươi thực sự chứng nghiệm cáiđó có đưa đến an lạc hạnh phúc hay không?

-Ví như có người từ lòng tham sai khiến thì sẽ đưa đến an lạc hạnh phúc hay đau khổ bất hạnh?

-BạchCồ Đàm! Đưa đến đau khổ bất hạnh.

-Ví như người từ lòng nóng giận sai khiến thì đưa đến hạnh phúc an lạc hay đau khổ bất hạnh?

-BạchCồ Đàm! Đưa đến đau khổ bất hạnh.

-Ví như người từ lòng si mê sai khiến thì đưa đến an lạc hạnh phúc hay đau khổ bất hạnh?

-BạchCồ Đàm! Đưa đến đau khổ bất hạnh.

-Vậy người tham, sân, si có ai khen không?

-BạchCồ Đàm! Không ai khen người ấy.

Phật lại hỏi:

-Này Bà La Môn! Nếu người dứt lòng tham có làm ai đau khổ chăng?

-BạchCồ Đàm, không.

-Này Bà La Môn! Nếu người dứt lòng sân có làm ai đau khổ không?

-BạchCồ Đàm, không.

-Này Bà La Môn! Nếu người dứt lòng si có làm ai đau khổ không?

-BạchCồ Đàm, không.

-Vậy ngươi hãy nghe theo người ấy.

Ông Bà La Môn nghe đến đây liền vui mừng thưa rằng:

-Lànhthay! Tôn giả Gotama khéo dùng huyễn nói huyễn, nếu có ai nghe lời giải thích của Ngài tức cũng đều an vui hạnh phúc. Cho đến cây Sa La kia nghelời giải thích của Ngài đây cũng phải an vui hạnh phúc. Xin Ngài nhận con làm đệ tử tại gia, từ đây đến suốt đời con nguyện quy y Thế Tôn, quy ychánh pháp, quy y chúng Tăng.

Phật nói:

-Đúngvậy! Cho đến cây Sa La mà nghe lời giải thích của Ta đây cũng an lạc hạnh phúc.

Phật chấp nhận cho ông Bà La Môn làm người Cư sĩ tại gia.

BÌNH:

Quả thật Thế Tôn hay khéo vô cùng! Nghe người bảo mình dùng huyễn thuật để lôi cuốn kẻ khác, Ngài không tức giận chỉ bình tỉnh bảo: Ông chớ nghe chớ tin... những gì do người khác truyền lại, chỉ nên tin những gì do chính mình thực sự chứng nghiệm lấy, điều đó có đưa đến an vui hạnh phúc hay không? Nếu điều đó đưa đến đau khổ bất hạnh thì dù là lời nói của bậc Đạo Sư cũng chớ vội tin. Điều này chẳng những đối với ngoại đạo mà chính trong hàng đệtử, Ngài cũng thường nhắc: “Các ông chớ vội tin theo Ta khi các ông chưa hiểu Ta. Chưa hiểu mà tin là kẻ si”. Cho nên giáo lý Ngài rất thực tế và rộng rãi không bắt buộc một ai. Như ba môn học: Văn huệ, Tư huệ, Tu huệ, đầu tiên chúng ta phải nghe và học với sự sáng suốt của chính mình. Kếđó dùng trí sáng suốt suy nghiệm phán đoán xem điều ấy đúng hay sai. Sau cùng thực hành trong sự sáng suốt. Chúng ta thấy trong cả ba môn đều kèm theo chữ Huệ nghĩa là nếu thiếu trí huệ thì sự học không thành. Nên nói: đạo Phật là đạo của trí huệ. Một điều gì mà chúng ta chỉ nghe nói rồi tin theo là kẻ mê muội và thường rất dễ bị lừa gạt. Thế nên đức Phật gạn hỏi lại ông Bà La Môn: Người mà từ lòng tham, sân, si thúc đẩy thì đem đến an vui hạnh phúc hay đau khổ bất hạnh? Và người dứt tham, sân, si có làm ai đau khổ bất hạnh hay đem lại an vui hạnh phúc. Điều này chúng ta thấy quá rõ ràng phải không? Những gì bắt nguồn từ lòng tham, sân, si tất nhiên là mầm móng đưa đến đau khổ bất hạnh không thể chối cãi. Trái lại, người đã dứt lòng tham, sân, si thì mầm móng đau khổ từ đâu sanh, do đó không đem lại an vui hạnh phúc cho người là gì? Vì vậy, sau khi để chính ông ấy xác định lấy, Phật liền bảo “hãy nghe theo người ấy”. Chúng ta ngày nay sống trong thời khoa học cũng phải thực tế như vậy, không thể mù mờ nhắm mắt tin theo một cái gì chưa sáng sủa. Câu mà chúng ta không thể quên được là: “Chớtin theo điều gì do báo cáo, chớ tin theo điều gì do tin đồn, chớ tin theo điều gì do truyền thống để lại, chớ tin điều gì do kinh điển lưu truyền, chớ tin điều gì phù hợp với định kiến của mình, chơ tin điều gì dongười có uy quyền nói ra, chớ tin điều gì do bậc Đạo Sư truyền dạy. Chỉ tin điều gì do chính mình thực sự chứng nghiệm cái đó chân thật đưa đến an vui hạnh phúc!” Được vậy là chúng ta thật sống đúng với tinh thần giác ngộcủa đạo Phật vậy.

24. Sáu pháp vô thượng

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy:

Thầy Tỳ Kheo chân chánh phải tu sáu pháp vô thượng. Những gì là sáu?

1. Mắt thấy sắc không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

2. Tai nghe tiếng không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

3. Mũi ngửi mùi không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

4. Lưỡi nếm vị không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

5. Thân xúc chạm không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

6. Ý đối với pháp không ưa thích, ghét bỏ, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.

Ai được sáu pháp như vậy, là bậc Vô thượng, là phước điền của chúng sanh, xứngđáng cho Trời Người tôn trọng cung kính cúng dường.

BÌNH:

Bài kinh trên Phật dạy chúng ta tu sáu căn khi duyên sáu trần. Nghĩa là khi mắt thấy sắc không ưa thích đắm nhiễm sắc mà phải trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng.Tai, mũi, lưỡi, thân, ý đều cũng tu như vậy. Tại sao? Vì sáu căn là đầumối của luân hồi và giải thoát. Nếu sáu căn chạy theo sáu trần sanh tâm ưathích tức khởi niệm tham ái đắm nhiễm liền bị sáu trần lôi cuốn trong luân hồi. Trái lại, nếu sanh tâm ghét bỏ tức khởi niệm sân, cũng là gốc của luân hồi. Thế nên chẳng sanh yêu ghét, trụ tâm ở xả, hằng tỉnh sáng, ngay đó giải thoát, cũng gọi là Quán Tự Tại!

Ví như trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật dạy Ngài A Nan: “Khiến ông lưu chuyển sanh tử bởi do sáu căn và làm cho ông an lạc giải thoát cũng từ sáu căn mà được”.

Sáu căn có tầm quan trọng như vậy cho nên người tu tập muốn được giác ngộ giải thoát phải chế ngự sáu căn không cho chạy theo sáu trần. Như người chăn trâu luôn luôn cầm roi và sợi dây mũi chăn giữ con trâu không cho buông lungxâm phạm vào lúa mạ của người. Mỗi khi trâu vừa liếc ngó hai bên thì phải kéo mũi trâu lại. Cũng vậy khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, chúng taphải thấy rõ sáu trần không thật, tạm bợ giả dối, như mộng ảo, như huyễn hóa, như bọt nước, như sương mai... tâm trụ ở xả, hằng tỉnh sáng, đó làThiền vậy.

TrongKinh Kim Cang, Ngài Tu Bồ Đề hỏi Phật: “Làm sao an trụ tâm và làm sao hàng phục tâm?” Phật trả lời: ”Muốn trụ tâm phải: Không nên trụ sắc sanh tâm, không nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, nên sanh tâm không chỗ trụ, nếu còn chỗ trụ tức chẳng phải tâm an trụ rồi”. (Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm, nhược vi hữu trụ tức vi phi trụ).

Như vậy chúng ta thấy Phật dạy muốn trụ tâm (tâm an định) phải không kẹt sáu trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Nếu còn kẹt sáu trần thì tâm không thể an trụ. Không đắm trước sáu trần thì tâm an trụ tự tại.

Khi tâm ta tự tại thì con đường giải thoát chúng ta khỏi tìm đâu xa.

Đây là con đường tu thiết yếu để chúng ta thoát ly sanh tử, không có con đường thứ hai nào khác. Vì thế mà Phật, Tổ đắng miệng, cạn lời khuyên nhắc chúng ta phải cố gắng tu tập nhiếp phục sáu căn, gìn giữ tâm ý cho thanh tịnh hằng sống với trí huệ sáng ngời. Được như thế mới đủ làm ruộng phước của chúng sanh và xứng đáng cho Trời Người tôn trọng cung kính cúng dường.

25. Phật nằm mộng

Khi chưa thành đạo (còn làm hạnh Bồ Tát), Phật có thấy năm lần mộng:

Điềm mộng thứ nhất: Ngài thấy quả địa cầu là chiếc giường Ngài nằm, đầu Ngài gốitrên núi Tuyết, tay phải gác qua biển Đông, tay trái gác ở biển Tây, hai chân để lên biển Nam. Điềm nằm mộng này ứng hợp sau khi Phật thành đạo giáo lý của Ngài bủa khắp nhân gian.

Điềm mộng thứ hai: Phật thấy nơi rún có một loại cỏ Tiriva (phên) mọc lên cao tận cõi Trời. Đây là biểu trưng sau khi thành đạo, Phật sẽ nói Pháp Bát Chánh Đạo.

Điềm mộng thứ ba: Phật thấy từ đầu gối Ngài trở xuống có một loài sâu mình trắngđầu đen bò ra lúc nhúc. Ngài bèn lấy vải đậy lại che chở. Ứng hợp với việcsau này các cư sĩ đến với Phật, Ngài bèn đem Phật pháp dạy dỗ khiến họ được an ổn.

Điềm mộng thứ tư: Phật thấy có các loài chim màu sắc khác nhau bay đến đụng vào chân Ngài, rớt xuống và biến thành một màu trắng như nhau. Điềm mộng này ứng hợp sau này Phật giáo hóa ngoại đạo trở về tu đều được giải thoát.

Điềm mộng thứ năm: Phật thấy đi qua một dãy núi toàn phân nhơ nhớp, nhưng qua rồi chân Ngài vẫn sạch, không một chút nhơ bẩn. Ứng hợp sau khi thành đạo, Phật nhận tất cả tứ sự cúng dường nhưng Ngài không nhiễm trước.

BÌNH:

Phật nằm mộng như thế, còn chúng ta thì mộng thấy thế nào? Thấy nào là chém giết, ăn chơi v.v... toàn là những điều xấu ác phải vậy không? Từ đây chúngta mới thấy mộng cũng từ tâm mà ứng hiện. Người có phước đức, tâm tánh thiện thì thường mộng lành tốt. Trái lại người xấu ác thường mộng hãi hùng, la hét. Mộng tuy là cái không thật nhưng ảnh hưởng đến chúng ta rất nhiều.Nếu khi mộng lành, mộng tốt tức tinh thần an ổn, khi thức giấc cũng nhẹ nhàng, còn mộng dữ ắt hồi hộp lo âu, khi thức giấc vẫn còn mệt nhọc. Thế nên chúng ta phải luôn luôn giữ gìn tâm niệm tốt, bỏ đi những tâm niệm xấu ác để khi mộng có thể an lành hơn là hoảng hốt. Cho đến khi nằm mộng mà chúng ta vẫn làm chủ được là công phu có phần đắc lực. Như Ngài Đại Mai Pháp Thường ở bên núi có một pho đá tương truyền là chỗ để thuốc của thần tiên. Một đêm, Sư nằm mộng thấy có thần nhân đến bảo:

-Thầykhông phải phàm phu, trong pho đá này có quyển sách Thánh, người nhận được là chủ cõi này, chẳng thế cũng là bậc Đế Vương.

Ngay trong mộng Sư đáp:

-Xưa Tăng Trù không màng đến kinh tiên, thì quyển kinh ấy tự mất. Tôi lấy Niết Bàn tự vui, tuổi thọ kia đâu thể cùng Trời đồng ư?

Như thế chúng ta thấy ngay trong mộng mà Ngài vẫn làm chủ được và nói một câu đầy đạo lý!

Lại trong năm điềm mộng của đức Phật, vua Trần Nhân Tông có một lần cũng mộng tương tự. Ngài mộng thấy từ nơi rún mọc lên một hoa sen thay vì ở nơi Phật là cỏ Tiriva. Vậy chúng ta có được điềm nào hay chưa?

26. Chừng ấy đủ rồi

Một thuở Thế Tôn trụ ở Vương Xá Trúc Lâm. Lúc bấy giờ ba mươi vị Tỳ Kheo xứ Pava, tất cả sống trong rừng, đi khất thực mang y phấn tảo, chỉ dùng ba y vàđang còn kiết sử. Tất cả cùng đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ xong rồi ngồi xuống một bên.

Thế Tôn suy nghĩ: “Ba mươi vị Tỳ Kheo này, tất cả sống trong rừng, đi khất thực, mang y phấn tảo và còn đang kiết sử. Vậy phải thuyết pháp như thế nào để ngay tại chỗ này, tâm của họ đều được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không còn chấp thủ”.

Thế Tôn mới gọi các Thầy Tỳ Kheo nói như sau: “Vô thủy là luân hồi này, này các Tỳ Kheo! Khởi điểm không thể nêu rõ, đối với chúng sanh lưu chuyển luân hồi, bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.

Các ngươi nghĩ thế nào, này các Tỳ Kheo! Cái nào là nhiều hơn dòng máu tuôn chảy,do bị thương tích khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, hay là nước trong bốn biển lớn?”.

Các Thầy Tỳ Kheo bạch rằng:

“Cái này là nhiều hơn, bạch Thế Tôn, tức là dòng máu tuôn chảy do bị thương tích khi chúng con lưu chuyển luân hồi trong thời gian dài này, không phải là nước trong bốn biển lớn”.

Phật bảo: Lành thay! Lành thay! Này các Tỳ Kheo, các ngươi đã hiểu pháp ta dạy như vậy.

Lại nữa này các Tỳ Kheo, dòng máu tuôn chảy do bị thương tích khi các ngươi sanh làm bò, làm trâu, làm heo, dê, gà, vịt v.v... là nhiều hay nước trong bốn biển lớn?

-BạchThế Tôn, dòng máu tuôn chảy do bị thương tích khi chúng con sanh làm trâu, bò, heo, dê... nhiều hơn là nước trong bốn biển lớn.

Phật bảo:

-Này các Tỳ Kheo, như vậy là vừa đủ để được giải thoát đối với tất cả hành!

Và trong khi lời dạy này được tuyên bố đối với ba mươi vị Tỳ Kheo xứ Pava, tâm các vị ấy giải thoát các lậu hoặc không còn chấp thủ.

BÌNH:

Đọc qua bài kinh trên, chúng ta có cảm nhận được những gì? Chúng ta có đủ để thống thiết khi nhớ đến cơn hãi hùng mà chúng ta đã trải qua trong cuộc luân hồi dài đăng đẳng này không? Bao nhiêu dòng máu tuôn chảy! Bao chiếc đầu lăn lóc! Mà chúng ta đã từng thọ lãnh trong những kiếp làm trâu, ngựa,heo, dê v.v...! Nghĩ lại mà rùng mình! Với chừng ấy cũng đủ để cho chúng ta cảm niệm cơn thống khổ và nỗ lực vươn lên trong chánh pháp. Chúng ta đã nếm đủ tất cả mùi vị của cuộc đời không thiếu một thứ gì, từ lạc thú tột đỉnh cho đến khổ đau cùng cực. Vậy ngang đây hãy chấm dứt cũng là vừa, có gì đáng tiếc ư? Thế nhưng chúng ta lại không chịu mở mắt quán cho kỹ, cứ để lăn lóc làm thân phong trần khách mãi, thật tự đáng thương biết mấy! Từ đó lại còn tranh hơn tranh thua, tranh từ lời ăn tiếng nói, từ miếng cơm manh áo để tạo thêm khổ cho nhau. Chúng ta thử xét lại một điểm nhỏ thôi, giả sử có người chửi ta “đồ trâu!”, đúng lý mà nói, có đáng giận không? Quả thật chẳng có gì đáng giận. Ta đã từng làm trâu, giờ người ấy bảo là trâu, thì cũng chỉ nhắc lại một lần bất hạnh cho chúng ta nhớ để tiến tu. Chúng ta vẫn mĩm cười chớ có gì đáng phiền, đáng trách. Có người chửi ta “đồ ngu!” Cũng thế ta đã bao lần làm kẻ ngu rồi, và chính giờ này được nhắc lại để bớt dễ duôi trên đường tu tập, thế là một điều đáng hoan hỷ và biết ơn hơn là đáng buồn.

Quánrộng ra một chút nữa, những kẻ chửi ta, mắng ta có phải là ai xa lạ đâu? Chính những kẻ ấy đã từng là cha ta, là mẹ ta, là anh em ta, là bè bạn ta vậy. Như trong một bài kinh Phật nói: “Này các Tỳ Kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh trong thời gian luân hồi dài này lại không mộtlần đã làm cha ta, lại không một lần đã làm mẹ ta v.v... cho đến con cháu của ta”. Thế thì nay cha mẹ mà mắng chửi chúng ta, có lẽ nào lại giận!Hiểu như thế và quán như thế tức là chúng ta được an ổn trước mọi sự mắng chửi hay đối nghịch, trái lại, một tình thương chân thật trổi dậy nối liền giữa chúng ta với tất cả mọi loài. Do đó, chúng ta không còn nghĩ đến làm khổ cho ai!

Như vậy, với chừng ấy trí tuệ cũng đủ để chúng ta dừng tay tạo nghiệp, cắt đứt vòng xích luân hồi đã chôn vùi chúng ta từ vô lượng kiếp không thấy được sự thật. Phật thường nói: “Nước mắt chúng sanh nhiều hơn biển cả”. Nghĩa là chúng ta đã khóc quá nhiều rồi, đâu thể tiếp tục con đường nước mắt ấy nữa!

Hãy vươn lên với trí tuệ! Chấm dứt những gì đau khổ cho nhau! Một đời sống an vui giải thoát chúng ta đang sống!

Ôi luân hồi dài dài

Bao lần máu tuôn chảy!

Bao lần giáo gươm đâm!

Khi ta làm giặc cướp

Bao lần máu tuôn chảy!

Bao lần giáo gươm đâm!

Khi ta làm heo dê...

Và đây tìm khắp chốn

Không một chúng sanh nào,

Chẳng phải cha mẹ ta.

Không một chúng sanh nào,

Chẳng phải con em ta.

Không một chúng sanh nào.

Không phải bè bạn ta.

Này hỡi, các hiền hữu

Chừng ấy đủ cho ta

Cảm niệm bao thống khổ!

Chừng ấy đủ cho ta

Giải thoát tất cả hành!

Chừng ấy đủ cho ta

Thương xót hết mọi loài!

27. Hai cực đoan

TrongTăngChi Bộ Kinh tập 3A.

Một hôm Phật nói cho các vị Tỳ Kheo nghe một bài kệ:

Ai biết hai cực đoan

Giữa bậc trí vô nhiễm

Ta gọi bậc đại nhơn

Đây, vượt người dệt vải.

Sau khi nghe kệ xong các vị Tỳ Kheo bàn luận với nhau, nhưng không vỡ lẽ.

Sau cùng đức Phật mới giải thích: “Hai cực đoan” là xúc và xúc tập khởi. “Giữa”là xúc diệt tức thọ diệt. “Người dệt vải” là ái.

Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần do sự tập khởi này mà có xúc. Nếu ngay đó không ưa thích, không ghét bỏ, tức trụ tâm nơi xả, thì thọ diệt. Thọ diệt rồi thì đâu còn ái nhiễm mà kết nghiệp tức được giải thoát.

Đây Phật gọi là bậc Đại nhân vượt qua được sự đan dệt của “ái” mà được Niết Bàn(vì Niết Bàn nghĩa là vô sanh mà cũng có nghĩa là không đan dệt).

BÌNH:

Thườngchúng ta quen quan niệm “ái” là đầu mối của luân hồi sanh tử nên diệt áitức nhổ gốc luân hồi. Nhưng trong bài kinh này đức Phật lại nói, ngay xúc mà không cảm thọ, tức “xúc diệt” mà cũng là “thọ diệt” thì sẽ không có sự ái nhiễm, liền đó được giải thoát.

Nhữngniệm yêu ghét của chúng ta giống như những canh chỉ tiếp nối nhau dệt thànhtấm vải, luân hồi miên viễn. Nếu không có chỉ (thọ) thì ông thợ dệt (ái) lấy gì mà dệt?

Dĩ nhiên trong cuộc sống chúng ta không tránh khỏi xúc được, nào là mắt phải thấysắc, tai phải nghe tiếng, lưỡi phải nếm vị v.v... nhưng chủ yếu ở chỗ chúng ta có cảm thọ hay không cảm thọ. Nếu cảm thọ thì sinh yêu ghét và bị ràng buộc. Nếu không cảm thọ thì không sanh yêu ghét và được tự tại giải thoát.

Giốngnhư khi người cho ta một vật quý mà ta không nhận. Vì không nhận của quý ấy nên tâm ta không dính mắc. Nếu chúng ta nhận tức chấp đó là của ta liền sanh ái nhiễm thì khi ấy muốn bỏ cũng không phải dễ. Và muốn được cái “thọ diệt” này chúng ta phải hằng “tỉnh giác” dùng trí tuệ quán chiếu tất cả pháp đều không thật có, chỉ do nhân duyên hòa hợp mà tạm thành, không thật có “cái Ta” và “cái của Ta” thì mới có thể không ưa thích, không ghét bỏ, trụ tâm nơi xả mà được Niết Bàn.

28. Đức Phật hàng ma

Nìhư vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn ở tại Uruvelã bên bờ sông Neranjara dưới cây Nigrodha Ajapãla khi Ngài mới giác ngộ. Lúc bấy giờ Thế Tôn đang ngồi ngoài trời trong bóng đêm tối và trời đang mưa từng hột một.

Rồi ác ma muốn khiến Thế Tôn sợ hãi, hoảng sợ lông tóc dựng ngược, liền biến hìnhthành con voi chúa to lớn và đi đến Thế Tôn.

Và đầu con voi ví như hòn đá đen lớn, ngà của nó ví như bạc trắng tinh, vòi ví như đầu cái cày lớn.

Thế Tôn biết được “đây là ác ma” liền nói bài kệ cho ác ma:

Ngươi luân hồi dài dài

Hình thức tịnh bất tịnh

Thôi vừa rồi ác ma

Ngươi đã bị bại trận.

Rồi ác ma biết được “Thế Tôn biết ta, Thiện Thệ biết ta”, buồn khổ thất vọng liềnbiến mất tại chỗ ấy. (Tương Ưng Bộ Kinh).

BÌNH:

Chúngta thấy đức Phật với cái gì Ngài thắng được ác ma? Với sức mạnh, với khí giới hay với bùa chú? Đây là điểm rất quan trọng, chúng ta cần nhận định cho thật rõ ràng, không thôi tuy sống trong chánh pháp tuyệt vời mà trở thành yếu đuối. Thường người tu chúng ta hay có cái lo sợ bị ma quấy phá, rồi nghe theo người này người kia mà học bùa niệm chú hoặc bắt ấn trừ ma ếmquỷ. Thế là chúng ta tự chôn vùi chính mình mà hướng về bên ngoài để nhờ vả những cái xa xôi mờ ảo. Quả thật chúng ta đã đánh mất những gì sáng ngời của chính mình thuở trước. Hãy nhớ kỹ lại, Phật đối với ác ma, Ngài có dùng chú thuật gì đâu. Trước sự khủng bố thách thức của ác ma, Ngài chỉ nhận rõ: “Đây là ác ma”, rồi nhẹ nhàng bảo: “Thôi vừa rồi ác ma, ngươi đã bị bại trận”. Thế là ác ma thất bại rút lui. Ngài thắng một cách an lành. Ví như trong một ngôi nhà, nếu người chủ mà mê mờ điên đảo, phán đoán sai lầm thì kẻ ngoài mới có cơ hội nhiễu loạn quấy phá. Trái lại, với người chủ sáng suốt, chánh trực, không ỷ lại, phán đoán đúng như pháp thì kẻ ngoài chẳng tài nào quấy phá. Cũng vậy, Đức Phật với trí tuệ ngời sáng của chính mình không do ai đem lại, chẳng từ lòng tin đưa đến, cũng không do sách vở ghi chép, Ngài tự thắng ác ma. Vì sao? Chúng ta nên nhớ rằng, ác ma có biến hiện trăm ngàn tướng trạng lạ lùng đi nữa cũng chẳng qua một thứ huyễn hóa hư vọng. Đã là cái huyễn hóa hư vọng thì không thể tồn tại! Chính vì vậy, khi ta biết được nó tức thì nó tự rút lui. Chúng ta hãy nghe kỹ câu này: Khi ác ma được biết: “Thế Tôn biết ta, Thiện Thệ biết ta” liền buồn khổ thất vọng bỏ đi. Không niệm một câu chú, không vẽ một chữbùa. Nói một cách nôm na là nếu ông chủ sáng suốt thì khách phải tùy phục. Đức Phật đã như thế, chúng ta những hàng hậu thế đã sống dậy từ trong nguồn pháp ấy, lẽ nào lại yếu đuối làm mất đi cái dũng khí của thuở ban đầu! Chúng ta hãy mạnh mẽ rống lên tiếng rống oai hùng của dòng giống sư tử cho loài tà ma phải khiếp vía vỡ mật nát gan!

Quý thay bậc Mâu Ni

Sống trong nhà không tịch

Biết chế ngự tự ngã

Tại đây vị ấy trụ

Sống từ bỏ tất cả

Với hạnh tu tương xứng

Nhiều loại thú bộ hành

Nhiều sự vật khủng khiếp

Nhiều ruồi muỗi độc xà

Không mảy may rung động

Sợi tóc bậc Mâu Ni

Sống trong nhà không tịch

Dầu trời nứt đất động

Dầu muôn loài khủng bố

Dầu bị giáo đao tên

Quăng ném vào ngực Ngài

Chư Phật không tạo nên

Những căn cứ sanh y.

Nghĩalà với tâm lặng lẽ dứt mọi chấp trước ở đời thì không còn điều gì phải sợhãi. Thế là một lần nữa đức Phật lại thắng ác ma (khi ác ma hiện hình con đại xà vương đến khủng bố Ngài).

Rồi đến đệ tử Ngài, một vị Tỳ Kheo Ni Uppalavanna, lúc bấy giờ ở Savatthi, bà Uppalavana đứng dưới gốc cây Sa La có trổ hoa. Aïc ma đến nói lên bài kệ:

Này nàng Tỳ Kheo Ni

Dưới gốc cây Sa La

Đang nở nụ trăm hoa

Nhan sắc nàng tuyệt đẹp

Không ai dám sánh bằng

Tại đây nàng đã đến

Trong tư thế như vậy

Nàng ngu dại kia ơi!

Không sợ cám dỗ sao?

Tỳ Kheo Ni Uppalavanna liền trả lời ác ma với bài kệ:

Trăm ngàn người cám dỗ

Có đến đây như ngươi

Mẩy lông ta không động

Ta không gì sợ hãi

Ác ma, ta không sợ

Ta đứng đây một mình

Ta có thể biến mất

Hay vào bụng nhà ngươi

Ta đứng giữa hàng mi

Ngươi không thấy ta được

Với tâm khéo điều phục

Thần túc khéo tu trì

Ta thoát mọi trói buộc

Ta đâu có sợ ngươi

Này hiền giả, ác ma!

Chúngta thấy, là một người nữ mà đã từng bị coi là yếu đuối, bà Tỳ Kheo Ni Uppalavanna có đáng cho chúng ta kính phục hay không? Một mình trước sự cám dỗcủa ác ma bà đã dõng dạc nói lên những lời mạnh mẽ khiến ác ma đành rút lui. Thế mà chúng ta ngày nay ở trong nhà kín một mình còn hồi hộp đêm không dám bước ra đi tiểu vì sợ ma, thật đáng hổ thẹn biết chừng nào!

Với tinh thần người tu Phật, chúng ta phải gan dạ, dũng mảnh, tự mình sáng ngời với trí tuệ đập tan mọi bóng dáng đe dọa hão huyền. Hãy nhìn thẳng vào mặtthật của nó không rụt rè không trốn tránh! Điều mà chúng ta phải nhận định cho thật kỹ là “Thắng ma không bằng thắng mình”. Nếu tâm chúng ta chứađầy những tư tưởng điên đảo, đen tối thì dù có niệm chú thuật gì cũng khó tránh khỏi bị nhiễu loạn. Tâm lặng, trí sáng dứt mọi điên đảo vọngtưởng thì vượt mọi thứ ma. Cho nên nói: “Quý thay bậc Mâu Ni, sống trongnhà không tịch. Biết chế ngự Tự ngã”... Nếu trong tâm không còn chỗ nào đắm trước sanh khởi, tức ma không còn chỗ để rình rập. Đâu chẳng nghe nói: “Ly tham vậy, tâm an, mọi kiết sử siêu thoát, dầu tìm mọi xứ sở, ma quân không gặp được”.

Do đó, ác ma với bảy năm theo dõi Thế Tôn để mong tìm được lỗi lầm của Ngài, nhưng không tìm được, cuối cùng trước mặt Thế Tôn, ác ma trong nỗi niềm thất vọng nói lên bài kệ:

Như quạ liệng hư không

Thấy đá như miếng mỡ

Tưởng rằng sẽ tìm được

Miếng gì mềm và ngon

Không tìm được gì ngon

Liền từ đó bay đi

Như quạ mổ hòn đá

Thất vọng ta bỏ đi

Giã từ Gotama!

Như có vị Tăng hỏi Thiền Sư Huệ Thanh ở Ba Tiêu: “Giặc đến cần đánh, khách đến cần xem, chợt gặp giặc khách đồng thời đến phải làm sao?” Sư đáp: “Trong thất đá có một đôi giầy cỏ rách”. Sở dĩ trong nhà có chứa chấp của cải nên mới bị giặc cướp; trái lại nếu trong nhà trống không thì cướp cái gì? Cũng vậy, tâm nếu không thì vọng không chỗ khởi, ma từ đâu thấy được? Khác nào quạ mổ hòn đá, chỉ nhọc nhằn rồi bỏ đi. Ta đã chiến thắng!

Tóm lại hư vọng biết là hư vọng, chân thật biết là chân thật, thường tỉnh sáng luôn luôn, đó là diệu pháp hàng ma, mà cũng chính là yếu chỉ tu hành. Vòng sanh tử từ đó mà cắt đứt, nhẹ nhàng vượt qua mọi khủng bố, lo âu, an lành chiến thắng tất cả loại ma ở trong tâm lẫn ở ngoài cảnh. Hãy tỉnh sáng và vươn lên!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com