Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1a: Trích Giảng Kinh A Hàm

30/04/201109:26(Xem: 2744)
Phần 1a: Trích Giảng Kinh A Hàm

NHẶTLÁ BỒ ĐỀ
HT Thích Thanh Từ

Tập 2

PHẦN I: TRÍCH GIẢNG KINH A HÀM

1. Nhan sắc thù diệu:

TrongTương Ưng Bộ Kinh chép:

Một buổi khuya, tại vườn Ông Cấp Cô Độc, khi đêm sắp tàn, với dung nhan thùthắng một vị Thiên đến ra mắt Phật và thưa:

-BạchThế Tôn, các vị Tỳ Kheo ngày chỉ ăn một bửa, do vì đâu mà dung nhan các Ngài thù diệu như thế?

Thế Tôn nói bài kệ đáp:

Không than việc đã qua

Không mong việc sắp đến

Sống ngay với hiện tại

Do vậy, sắc thù diệu.

Do mong việc sắp đến

Do than việc đã qua

Kẻ ngu thân héo mòn

Như lau xanh rời cành!

BÌNH:

Thế gian sở dĩ mau già trước tuổi là có gì lạ đâu, bởi lo nghĩ qua nhiều phải không? Những việc đã qua không chịu để cho qua đi, cứ ghi nhớ mãi rồi than thở nuối tiếc... Những việc chưa đến lại cứ mong mỏi đợi chờ hồi hộp lo âu... Người ta cứ sống mãi với những bóng dáng viễn vông mà quên mất những gì hiện có. Quả thật chúng ta lâu nay chỉ sống với cái đã chết, cái mộng mị, mà chưa từng biết sống thực, trách gì thân chưa bao nhiêu tuổi mà đầu đã bạc! Cho nên hình ảnh đáng thương nhất, đức Phật đã diễn tả: Như lau xanh rời cành, đáng lẽ lá vàng mới rụng khỏi cành, đó là đúng thời tiếc. Còn đây tức là chín háp, già háp, như lá lau còn xanh tươi mà phải rụng đi, thật có đáng buồn chăng? Cho nên bậc Tỳ Kheo hiểu được đạo lý sốngrất nhàn. Việc qua rồi không bận lòng nhớ đến, việc sắp tới cũng chẳngđể tâm đợi chờ, hiện tại tùy duyên sống, thì tuy ở trong sóng gió cuộc đời mà vẫn thường an ổn, nhan sắc tươi trẻ, lâu già, tinh thần trong sáng. Chúng ta thấy, rất là Thiền khỏi phải tìm đâu xa!

“Ngày nay chỉ biết ngày nay

Còn xuân thu trước ai hay làm gì!”

Tóm lại, người hiểu đạo khác với người thế gian là ở chỗ: Thế gian thì quên hiện tại mà sống với những chuyện đâu đâu, trái lại, người hiểu đạo sống ngay với cái hiện có, không nghĩ ngợi vu vơ. Hãy quán kỹ lại xem, thế gian này có gì đáng nhớ? Có gì đáng mong?

2. Không hoan hỉ không sầu muộn

TrongTương Ưng Bộ Kinh chép:

Một thời Thế Tôn ở tại Xá Vệ, rừng Kỳ Đà (Jetavana) vườn ông Cấp Cô Độc.

Rồi một vị Thiên Tử tên là Kakudha, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jatavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên, bạch rằng:

-ThưaSa Môn, Ngài có hoan hỷ không?

-Ta được cái gì, này hiền giả (mà ta hoan hỷ)?

-Nếu vậy, thưa Sa Môn, có phải Ngài sầu muộn?

-Ta mòn mỏi cái gì, này hiền giả (mà ta sầu muộn)?

-Vậy thời, thưa Sa Môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn?

-Thậtđúng vậy, này hiền giả!

Thế Tôn liền nói bài kệ:

Hoan hỷ chỉ có đến

Với người tâm sầu muộn

Sầu muộn chỉ có đến

Với người tâm hoan hỷ

Do vậy, vị Tỳ Kheo

Không hoan hỷ sầu muộn

Vậy nên, này hiền giả

Ngươi phải biết như vậy.

BÌNH:

Hỏi hoan hỷ hay sầu muộn là bởi trong lòng còn chứa cái niệm được mất. Vì nghĩđược nên hoan hỷ, vì nghĩ mất nên sầu muộn. Nhưng có hoan hỷ là do đã từng sầu muộn: Cái gì bị mất mát, khi được thì sanh tâm hoan hỷ. Trái lại,sầu muộn là do đã có cái hoan hỷ: Cái đã được mà bị mất đi liền sầu muộn.

Thế gian chúng ta cứ mãi sống lẫn quẩn trong vòng được mất nên hết hoan hỷ rồi sầu muộn, hết sầu muộn đến hoan hỷ... như sóng chập chùng lên xuống không cóngày dừng. Thế nên người hiểu đạo, thấy rõ hoan hỷ và sầu muộn chỉ là cặp đối đãi nhau không thật thể, ngay đó tâm lặng lẽ như như. Mà lặng lẽ như như tức là đạo chứ gì? Cho nên chúng ta có phảỉ nhọc nhằn tìm đạo đâu xa?

Chỗ này chúng ta mới thấy Phật nói, Tổ nói không hai. Phật nói hoan hỷ là do tâmsầu muộn, sầu muộn là do tâm hoan hỷ tức hai bên nhơn nhau mà có; lại bảo không hoan hỷ sầu muộn là dứt cả hai đầu được mất. Tổ thì thường bảo, còn thấy có hai là chưa thấy đạo; cho nên người hỏi đạo mà còn mắc kẹthai bên thì các Ngài liền đưa hai ngón tay.

Tóm lại, còn có tâm được mất là còn có hoan hỷ sầu muộn, tức còn dao động. Tráilại, không thấy có được mất tức không hoan hỷ sầu muộn, ngay đó là Đạo!

3. Chân nhân

Cũng trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật nói có bốn hạng người:

1. Hạng người thứ nhất: Không ai hỏi về cái tốt của mình mà cứ nói, huống là có hỏi.

2. Hạng người thứ hai: Có ai hỏi đến cái tốt của người cũng chỉ nói bập bẹ, nói ngập ngừng, huống là không hỏi (tức chẳng nói).

3. Hạng người thứ ba: Không ai hỏi đến cái xấu của người mà cứ nói, huống là có hỏi.

4. Hạng người thứ tư: Có ai hỏi đến cái xấu của mình thì che giấu, huống là không hỏi (tức chẳng bao giờ nói).

BÌNH:

Thấy lỗi người, che giấu lỗi mình, khoe khoang cái hay của mình và che dấu cái hay của người là căn bệnh trầm kha của con người. Nó là bức tường kiêncố ngăn cách đạo giải thoát. Vì nồng cốt của đạo Phật là “Vô Ngã”. Người muốn giải thoát sanh tử phải phá tan ngã chấp. Nếu tâm chấp ngã còn nặng trĩu thì không mong gì giải thoát được. Sở dĩ che giấu lỗi mình, vạch bày lỗi người v.v...là gốc của si mê chấp ngã. Muốn dứt trừ bệnh si mê chấp ngã,điều kiện trước tiên phải dẹp trừ tâm lỗi lầm “thấy lỗi người, che dấu lỗi mình...”. Lục Tổ dạy: “Người đời nếu thật tu hành, đừng thấy lỗi thế gian. Các việc muốn không ngại, thường phải thấy lỗi mình, như thế mới hợp với đạo”.

Trên bước đường tu tập của chúng ta, muốn khỏi bị chướng ngại thì phải xoay lại chính mình, tự kiểm điểm từng tâm niệm để xét nét những lỗi lầm khi tâm vừa dấy khởi. Nếu tu hành như vậy, chúng ta đâu có thì giờ rảnh rỗi để nghỉ đến lỗi lầm của kẻ khác. Người dụng tâm như vậy tiến đạo không khó. Phật gọi người này là “người chân thật” (chân nhân). Trái lại, người ôm lòng chấp ngã, bươi móc lỗi người che dấu cái hay, cái tốt của kẻ khác, chính là kẻ tà vạy, không phải người chân chính (giả đạo nhân).

Vậy chúng ta nên đem những điều Phật dạy trên để làm cây thước đo lại lòng mìnhthuộc “chân” hay “giả”.

4. Ba thứ trí tuệ

TrongTương Ưng Bộ Kinh, Phật nói có ba thứ trí tuệ:

1. Trí tuệ lộn ngược.

2. Trí tuệ bắp vế.

3. Trí tuệ rộng lớn.

Thế nào là trí tuệ lộn ngược?

-Có người đến chùa, tinh xá nghe pháp, trong khi nghe không rõ biết, không phân biệt được đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối. Ví như cái bình để dựng ngượclên dù đổ bao nhiêu nước cũng chảy ra ngoài không chứa đựng được chút gì.Phật nói người như thế gọi là trí tuệ lộn ngược.

Thế nào là trí tuệ bắp vế?

-Có người đến chùa đến tinh xá nghe pháp, cũng phân biệt biết rõ đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối; nhưng khi đứng dậy liền quên hết. Ví như có người ngồi để bánh, kẹo v.v... trên bắp vế, khi đứng dậy liền đổ hết. Âúy gọi là trí tuệ bắp vế.

Thế nào là trí tuệ rộng lớn?

-Nhữngngười đến chùa, tinh xá, khi nghe pháp hiểu biết, phân biệt rõ ràng đoạnđầu, đoạn giữa, đoạn cuối. Khi đi cũng nhớ biết và phân biệt rõ đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn cuối. Phật nói ví như cái bình để dựng đứng, khi đổ nước vào tức chứa đựng lại, ấy gọi là trí tuệ rộng lớn.

BÌNH:

Chúngta thử kiểm điểm lại mình xem là thuộc loại trí tuệ nào:

Là Phật tử đi chùa nghe pháp, chúng ta phải cố gắng nhận hiểu rõ ràng những nghĩa lý Phật dạy, hoặc chư Tổ nói mà chư Tăng đã thuyết giảng để rồi sau khi ra về nhớ đó mà thực hành theo. Như vậy chúng ta mới có lợi ích, xứng đáng là người Phật tử biết đi chùa nghe pháp. Nếu đã đến chùa, lại về không thì chúng ta thiếu sót biết mấy, phí bao nhiêu thì giờ quý báu. Cho nên chúng ta phải học trí tuệ rộng lớn, chớ không để trở thành trí tuệ lộn ngược hay trí tuệ bắp vế là điều đáng hổ thẹn!

Tiến lên một tầng, chúng ta có thể dùng cả ba loại trí tuệ trên. Nhưng dùng nhưthế nào?

1/ Chúng ta đến chùa nghe pháp mỗi lời, mỗi câu đều xoay trở về bản tâm của mình, chớ không ghi câu, ghi lời hay lấy cái hiểu của Thầy làm cái hiểu của mình. Khi đã nhận rõ sự thật nơi chính mình tức thì những điều thấy nghetừ trước đều rỗng suốt. Cũng như cái bình lủng đáy để dựng ngược, khiđổ nước ở đáy bình thì chảy suốt qua miệng bình rồi ra ngoài, không giữ lại cái gì trong ấy, tuy nhiên bụi bặm trong đó đã bị tẩy rửa. Đó gọi là trí tuệ lộn ngược.

2/ Chúng ta khi cần phương tiện nghe pháp cũng phân biệt rành rẽ đoạn đầu, đoạn giữa, đoạn cuối, hiểu rõ từng câu văn, song khi không cần liền buông hếtchẳng luyến tiếc. Như khi ngồi ăn thì tạm để đồ ăn trên bắp vế đến khi đứng dậy liền bỏ rơi hết. Đó gọi là trí tuệ bắp vế.

3/ Chúng ta đến chùa nghe pháp, mỗi mỗi phân biệt hiểu biết rành rẽ nhưng không chấp lấy một điểm sở đắc, khi đi cũng phân biệt nhớ biết rõ ràng mà chính mình cũng không một điểm. Ví như cái bình lủng đáy để dựng đứng. Khi đổnước vào miệng bình thì chảy suốt tận đáy rồi ra ngoài, tẩy sạch bao nhiêu bụi bặm mà không giữ lại cái gì trong ấy. Đấy là trí tuệ rộng lớn không bờ mé, chúng ta không thể quên.

Như vậy, ba thứ trí tuệ Phật đã nói, chúng ta có thể nói xuôi mà cũng có thể dùng ngược. Nói xuôi thì trí tuệ rộng lớn nên học, trí tuệ lộn ngược vàtrí tuệ bắp vế chớ theo. Dùng ngược thì cả ba đều thông, đồng một thể giác. Mỗi người hãy tự xét lấy mà dùng cho xứng đáng là người con Phật.

5. Chọn bạn

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy:

Ngườimuốn chọn bạn lành, phải chọn những người có đủ ba điều khó có thể làm.Tức là:

-Dám cho những cái khó cho.

-Dám làm những việc khó làm.

-Khamnhẫn những việc khó nhẫn.

BÌNH:

Đây là Phật nêu ra ba nguyên tắc để chúng ta chọn bạn. Thông thường ở thế giankết bạn, hay theo tình cảm cá nhân hoặc đoàn thể: Người làm thợ thíchchọn bạn làm thợ, kẻ công chức thích kết bạn với người làm công chức, người thích văn nghệ thích chơi với người biết văn nghệ, kẻ rượu chè thường kết bạn rượu chè hoặc lựa người cùng một đoàn thể cùng một tổ chức v.v... mà kết bạn với nhau.

Ở đâyPhật dạy kỹ hơn, Ngài bảo: Người mà muốn kết nghĩa bạn thân phải chọn nhữngngười có những đức tánh như sau:

1/ Dám cho những cái khó cho, tức là người rộng rãi, bao dung không keo kiệt,sẵn sàng hy sinh cho bạn chẳng tiếc của cải khi thấy bạn cần.

2/ Dám làm những việc khó làm, tức là người có ý chí, có lập trường vững chắc, khi ra làm một việc gì quyết làm cho kỳ được, dù gặp khó khăn thế mấy cũng không nãn lòng, chùng bước.

3/ Kham nhẫn những điều khó kham nhẫn, tức người có nghị lực mạnh, dù gặp nhữngcâu nói trái tai, những lời vô lý nhưng vẫn an nhiên bình tỉnh giữ thái độhòa dịu trước mọi người không tranh hơn thua.

Ngườicó đủ ba đức tánh trên, ta nên gần gũi họ nhất định sẽ được lợi ích lớn trong hiện tại và mai sau. Tổ Qui Sơn bảo: “Người gần gũi bạn lành như đi trong sương mù, tuy không thấy ướt áo, nhưng nó sẽ thấm dần” (Thân cận thiện hữu như vụ lộ trung hành. Tuy bất thấp y thời thời hữu nhuận).

6. Biết xả

Cũng trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy có ba hạng người:

-Hạngngười như chữ khắc trên đá.

-Hạngngười như chữ viết trên đất.

-Hạngngười như chữ viết trên nước.

BÌNH:

Đây là nói về người biết xả hay không biết xả. Xả là buông bỏ. Người biết buông bỏ thì đối trước một việc gì thấy có tổn hại thân tâm liền buông bỏ khôngchấp giữ. Chẳng hạn khi gặp người nói trái tai, biết rõ lời nói không thật liền thông qua không cố chấp tức thì tâm tự nhiên mát mẻ. Nếu cứ khắc khoải trong lòng tất không khỏi phiền hận, từ đó có đấu tranh và đau khổ! Ví như chữ viết trên nước đâu thành chữ? Trái lại viết trên đất, chữ ắt thành, còn khắc vào đá thì còn nguy hại to. Cũng vậy, buông xả thì phiền não không thành, chấp thủ nhẹ thì ray rứt trong lòng, nặng thì phát rahành động, hoặc nhẹ thì khổ trong đời này, nặng thì khổ trong nhiều đờisau nữa.

Vậy chúng ta phải tập giống như chữ viết trên nước, dù viết bao nhiêu cũng không thành chữ, đó là chúng ta sống an vui đời này và đời sau...

7. Biết pháp

Cũng trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật dạy:

Có bahạng người biết pháp:

1/ Biết vị ngọt.

2/ Biết nguy hại.

3/ Biết xuất ly.

Thế nào là biết vị ngọt?

-Tức ám chỉ người si mê chạy theo sáu trần sanh tâm tham ái nhiễm trước, đắm chìm trong ngũ dục.

Thế nào là biết nguy hại?

-Tức là biết rõ sự vật là vô thường biến diệt, là pháp đưa đến khổ đau và bất hạnh.

Thế nào là biết xuất ly?

-Tức là biết rõ các pháp vô thường biến hoại đưa đến khổ đau không phải pháp chân thật an lạc, nên cầu xuất ly ra khỏi sanh tử luân hồi.

BÌNH:

Ở đâyPhật nêu ra cho chúng ta thấy hạng người khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần là bị triền phược hay giải thoát.

Ngườimà không biết vị ngọt, không biết nguy hại, không biết xuất ly tức bị triềnphược không thể giải thoát. Ví như khi ăn thức ăn ngon, chỉ một bề chạy theo mùi vị, tham cầu không thỏa mãn đó là người không biết vị ngọt, không biết nguy hại, không biết xuất ly.

Trái lại khi ăn thức ăn ngon, biết đây là pháp đắm nhiễm là biết vị ngọt, biết đây là pháp đưa đến khổ đau là biết nguy hại, biết đây là pháp không chânthật an lạc phải nên xa lìa, là biết xuất ly. Người mà đủ ba điều như thế tức sáu trần không thể nhiễm. Ngay đó giải thoát khổ đau.

8. Cô dâu mới về nhà chồng

Cũng trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật nói:

Cô dâu mới về nhà chồng thấy chồng cũng hổ thẹn, thấy cha chồng, mẹ chồng, em chồng, cô bác bên chồng v.v... đều hổ thẹn rụt rè. Ở thời gian lâu hơi quen thuộc, nếu có ai hỏi gì thì nói: “Đi! Đi! Ông có hiểu biết gì!”.

Cũng vậy, vị Tỳ Kheo mới xuất gia ở chùa hay tinh xá, thấy Trưởng Lão, Thượng Tọa, Hạ Tọa A Xà Lê v.v.., thấy ai cũng hổ thẹn ngỡ ngàng. Ở thời gian lâukhi quen thuộc, nếu có Thượng Tọa, A Xà Lê hỏi liền nói: “Đi! Đi! Ông có hiểu biết gì!”.

Phật bảo:

-Này các Tỳ Kheo! Các ngươi phải sống như cô dâu mới về nhà chồng.

BÌNH:

Khiêmnhượng và biết hổ thẹn là đức tiïnh với người vào đạo, vì thế Phật dạy người xuất gia phải lấy hạnh tôn kính làm đầu. Nếu vào đạo mà ôm lòng tự đắc ngã mạn cống cao là đi ngược với tinh thần đạo đức. Ngài Pháp Đạt đến lễ bái Lục Tổ mà đầu không sát đất. Tổ hỏi: “Ông mang sự nghiệp gì đến lễ ta mà đầu không sát đất?”. Pháp Đạt thưa: “Bình thường con tụng ba ngàn bộ Pháp Hoa”. Tổ bảo: “Dù ông tụng muôn bộ mà không dẹp tâm ngã mạn chỉ lànuôi lớn nhân sinh tử mà thôi!”.

Do đó, chúng ta thấy tâm ngã mạn là điều rất nguy hại làm chướng ngăn thánh đạo. Bởi ôm lòng ngã mạn nên không cung kính bậc trên để học hỏi đạo lý. Cũng bởi ôm lòng ngã mạn nên không được người chỉ bảo lỗi lầm để ăn năn sám hối. Đâu chẳng nghe Tổ Qui Sơn quở: “Chẳng kính bậc Thượng Tọa, Trung Tọa, Hạ Tọa tụ hội thì không khác nhóm Bà La Môn!”.

Đây là đạo lý muôn đời mà một người cầu tiến không thể bỏ qua.

9. Quả báo không cố định

TrongTương Ưng Bộ Kinh chép:

Một hôm có vị Bà La Môn đến hỏi Phật:

-ThưaCù Đàm, có phải người tạo nhân thế nào phải cảm thọ quả báo thế ấy chăng?

Phật nói:

-Khônghẳn như thế! Tại sao? Vì khi tạo nhân và cảm thọ quả báo “dị thục” có sai khác. Ví như có người làm ác nhỏ mà thân phải bị đọa địa ngục chịu nhiều điều thống khổ. Cũng có người làm ác như vậy, nhưng họ không đọa địa ngục mà chỉ cảm thọ quả báo khổ chút ít, hoặc thấy hoặc không thấy, tại sao? Vì người ấy biết tu thân, tu giới, tu tâm, tu huệ, tâm niệm rộng lớn nên quả báo có sai khác.

Ví như có người dùng một nắm muối bỏ vào tô nước thì tô nước sẽ mặn không uống được. Trái lại đem nắm muối ấy bỏ vào sông Hằng thì nước đâu có mặn.

Lại có người thiếu nợ 100 tiền, chủ nợ đến đòi người ấy, người ấy nghèo không thể trả nên ở tù. Trái lại cũng món nợ ấy, nếu là một phú gia thì đâu có ởtù.

Lại có người ăn trộm dê, bị chủ dê bắt giết chết, vì người ấy nghèo. Trái lại một vị quan hoặc vua đến bắt dê thì đâu có bị bắt giết chết.

Thế nên, ta nói tạo nhân và cảm thọ, quả dị thục cũng như thế.

BÌNH:

Qua những điều dẫn dụ trên, chúng ta thấy lý nhân quả của Phật dạy không cố định một chiều mà chuyễn biến linh động. Như trái xoài, khi mới sinh trái nhỏ màu xanh vị chua, lớn lên màu vàng vị ngọt (nếu chín). Sự biến đổi củanó từng tích tắc, trong Duy Thức học gọi là “Dị Thục Quả” (kết quả thuần thục sẽ đổi khác). Đây là luật biến hóa chung của vũ trụ và con người. Nhờcó sự chuyễn biến, sự vật mới trở thành thế này hay thế khác. Một thửa ruộng hoang, nếu nhà nông phu biết gieo trồng, nó sẽ biến thành một khu đất hoa màu sung túc. Một cậu bé khi còn nhỏ ngu si dốt nát, nếu cha mẹ khéo dạy bảo, cho học hành, cậu bé sẽ trở thành khôn ngoan biết chữ. Một người tánh tình gian xảo trộm cắp, nếu gia đình biết giáo dục theo con đường lành, người ấy lần lần sẽ bỏ tánh trộm cắp mà trở thành người lương thiện v.v...

Từ nhân đến quả có chuyễn biến nhiệm mầu như thế, nên nó mới làm cho con ngườivà sự vật tiến bộ hoặc thoái hóa. Một con người khi mới sinh ra dù là kẻmang nhiều nghiệp dữ, tạo các điều bất thiện, nhưng nếu họ biết hướng thiện trở về con đường lành, biết tu thiện, tu giới, tu tâm, tu huệ thì tâm niệm độc ác trước kia sẽ lần lần dứt sạch, tâm niệm rộng lớn phát sanh. Trái lại người có nhiều tâm lành nhưng không khéo tạo điều kiện cho nó tăngtrưởng thì vẫn bị lui sụt sa đọa.

Do lẽđó, người muốn an lạc hiện tại và về sau tức phải cố gắng nuôi dưỡng và bồi bổ nhân tốt, gần bạn lành tu tập hạnh tốt, cải thiện đời sống ngày càng tiến lên theo chiều thiện, chuyễn lần từ tâm niệm phàm phu ngu mê đen tối, trở thành bậc giác ngộ thanh tịnh.

Thế nên nếu bảo làm nhân gì phải thọ quả ấy tức nhân quả trở thành cố định và thế gian không ai tu được. Ác cố định là ác, thiện cố định là thiện thì còntu nỗi gì? Nó đã như thế dù có tu hay không tu cũng chẳng thêm bớt được, vô tình đưa người ta vào con đường đen tối hết hy vọng cải thiện.

Do vậy, người Phật tử chúng ta phải nhận định cho thật kỹ lý nhân quả, không thìdễ lầm lẫn mà khó bề tu tiến.

10. Hiếu thảo

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật dạy:

Ngườinào biết kính thờ cha mẹ như kính thờ Phạm Thiên và như kính thờ bậc Đạo Sư, người ấy hiện đời có phước lớn, sau khi chết sanh về cõi Trời.

Phật nói kệ:

Cha mẹ gọi Phạm Thiên

Bậc Đạo Sư hiện đời

Xứng đáng được cúng dường

Vì thương đến con cháu

Do vậy bậc hiền triết

Kính lễ và tôn trọng

Dâng đồ ăn đồ uống

Vải mặc và giường nằm

Xoa bóp khắp thân thể

Tắm rửa cả chân tay

Do sở hành như vậy

Đối với cha và mẹ

Đời này người hiền khen

Đời sau hưởng thiên lạc.

BÌNH:

TrongKinh, Phật dạy ở thế gian có hai hạng người đáng tôn quý:

1/ Hạng người biết ơn.

2/ Hạng người đền ơn.

Biết ơn là biết xét nét công lao khó nhọc của người ban ơn cho mình, dù là một việc rất nhỏ. Đền ơn là đền bù lại công khó nhọc trên cho cân xứng mặc dù người ban ơn không đòi đền trả, người như thế mới là người đáng tôn quý.

Trongtất cả công ơn, ơn cha mẹ là rất lớn, vì cha mẹ là người đã tạo nên thân ta và bảo dưỡng cho vuông tròn. Dù chúng ta có lấy mực bằng biển cả cũngkhông thể tả hết ơn ấy. Thế nên Phật nói: “Cúng cha mẹ là cúng dường Phạm Thiên, cúng dường bậc Đạo Sư hiện đời”. Vậy, người đối với bậc sinh thànhra mình, không tôn kính và chẳng ngó ngàng gì tới, thử hỏi trong xã hội có đáng quý hay không? Do đó Phật nói chỉ có bậc hiền triết mới có thể làm được các việc hiếu thuận. Nghĩa là người biết hiếu dưỡng cha mẹ, thờ kính song thân phải là người hiếu mới làm được. Vì thế, người Phật tử tại gia muốn trở thành một Phật tử chân chánh phải lấy hạnh hiếu thảo làm đầu, khi làm xong bổn phận của người con đối với cha mẹ, chừng ấy, chúng tamới nghĩ đến vấn đề tu giải thoát.

11. Việc chưa từng có

Cũng trong Tăng Chi Bộ, Phật dạy:

Ngài ANan có bốn việc chưa từng có:

1. Khi Ngài A Nan thuyết pháp chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni nghe đều hoan hỷ phấn khởi.

2. Khi Ngài A Nan im lặng không thuyết pháp thời chư Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni đều buồn bã.

3. Khi Ngài A Nan thuyết Pháp, Cư sĩ nam, Cư sĩ nữ đều vui vẻ phấn khởi.

4. Khi Ngài A Nan im lặng thời Cư sĩ nam, Cư sĩ nữ đều buồn bã.

BÌNH:

Tronghàng đệ tử lớn của Phật, mỗi vị đều có mỗi hạnh thù thắng như sau:

-NgàiXá Lợi Phất trí tuệ đệ nhất.

-NgàiA Nan đa văn đệ nhất.

-NgàiƯu Ba Ly trì luật đệ nhất.

-NgàiCa Diếp đầu đà đệ nhất.

-NgàiMục Kiều Liên thần thông đệ nhất.

-NgàiA Na Luật thiên nhãn đệ nhất...

RiêngNgài A Nan ngoài việc học rộng nghe nhiều (đa văn), Ngài còn có bốn việc chưa từng có như Phật đã kể trên. Sở dĩ các Ngài có những diệu dụng nhiệm mầu không thể lường được, đều do đã trải qua nhiều kiếp tích lũy công đức, tu tập các pháp lành, bòn mót từng công đức nhỏ, nên nay mới được kếtquả như thế. Đọc lịch sử chúng ta vẫn còn nhớ đức Thế Tôn khi còn tại thế,có một lần Ngài xỏ kim hộ cho Ngài A Na Luật và Ngài đến giặt giũ cho cácTỳ Kheo già bệnh. Điều này để chứng minh Ngài không bỏ qua một hạnh lành nhỏ nào, nhờ đó mà người đời mới tôn xưng Ngài là đấng “Lưỡng túc tôn” (phước túc, huệ túc).

12. Mây mưa

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật có một thí dụ:

Ví như trong hư không bỗng có đám mây, có sấm nhưng không mưa.

Cũng trên hư không có mây, không sấm có mưa.

Lại có khi hiện có mây, có sấm có mưa.

Có khi hiện không mây, không sấm không mưa.

Phật hợp pháp:

-Hiệncó mây có sấm không mưa, là dụ cho người nói được không làm được.

-Hiệncó mây không sấm có mưa, dụ cho người không nói được mà làm được.

-Hiệncó mây có sấm có mưa, dụ cho người nói được làm được.

-Hiệnkhông mây không sấm không mưa, dụ cho người không nói được cũng không làm được.

Tronghàng Sa Môn cũng có bốn:

1. Người có học giáo lý, đọc tụng giới nhưng không thực hành.

2. Người không thuộc giáo lý nhưng đối với pháp Tứ Đế biết Khổ như thật, biết Tậpnhư thật.v.v...

3. Người đối kinh điển thông suốt, thực hành chân thật.

4. Người không thông suốt kinh điển cũng không thực hành.

BÌNH:

Bài kinh này Phật nêu lên bốn hạng người trong giới xuất gia của Ngài để chúng ta xét lại coi mình thuộc hạng nào.

Nếu thuộc hạng người thứ nhất, thì chỉ có học suông vô bổ, như nói thức ăn mà bụng vẫn đói.

Hạng người thứ hai tuy không thuộc giáo lý nhưng gắng thực hành theo lời Phật dạy, mặc dù không quán triệt được giáo lý nhưng về mặc tự tu, tự độ họ vẫn có phần.

Hạng người thứ ba là hạng người ưu việt nhất, họ thông thuộc giáo lý lại thực hành theo lời Phật dạy, người này đủ điều kiện tự độ và độ tha, tự giác giáctha.

Hạng người rốt sau là hạng người vô phước nhất, đã không thông hiểu kinh điển lạikhông thực hành. Họ như chiếc xuồng lủng đáy, đẩy xuống nước liền chìm, người này không dự được một chút phần trong Phật pháp.

Vậy chúng ta hãy học theo hạng người thứ ba vừa thông suốt kinh điển, vừa thực hành chơn thật, như thế mới xứng đáng bậc phước điền của Nhân Thiên.

13. Bốn thứ ánh sáng

Cũng trong Tăng Chi Bộ Kinh, Phật nói:

Có bốn thứ ánh sáng. Thế nào là bốn?

1. Ánh sáng mặt trời.

2. Ánh sáng mặt trăng.

3. Ánh sáng của lửa.

4. Ánh sáng của trí tuệ.

Phật kết luận: Trong bốn thứ ánh sáng, chỉ có ánh sáng của trí tuệ là tối thượng.

BÌNH:

Đọc qua bốn thứ ánh sáng Phật nói trên, chúng ta hồi tưởng lại truyền sử. Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma khi còn làm Thái tử, con thứ ba của vua Hương Chí, qua cuộcthí nghiệm bảo châu của Tổ Bát Nhã Đa La có điểm tương đồng.

Tổ Bát Nhã Đa La đưa viên minh châu hỏi ba vị Vương Tử:

-Hạt châu này tròn sáng, có hạt châu nào sánh kịp không?

Vị Vương Tử thứ nhất và thứ hai đều đáp:

-Hạt châu này bằng bảy báu quí nhất trong đời, không có vật báu nào sánh kịp.

Vị Vương Tử thứ ba (tức Bồ Đề Đạt Ma) thưa:

-Đây là “của báu” thế gian chưa đủ làm trên, đối trong các thứ báu chỉ có “Phápbảo” là trên hết. Và ánh sáng của hạt châu này là ánh sáng trong thế gian,chưa đủ làm trên, trong các ánh sáng chỉ có “trí sáng” là trên hết. Lại nữa tác dụng chiếu soi của hạt châu này là chiếu soi trong thế gian, chưa đủ làm trên, trong các sự chiếu soi chỉ có “Tâm chiếu soi” là trên hết. Hạt châu này mặc dù nó sẵn có tánh sáng suốt chiếu soi, nhưng nó không thể tự chiếu mà phải nhờ “trí sáng” soi mới biết hạt châu này là báu.

Qua hai lối nhìn trên, chúng ta thấy ý Phật và ý Tổ đều không khác, chỉ lấy “trí tuệ” làm trên.

14. Chứng ngộ

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật có chia ra làm bốn thứ chứng ngộ. Thế nào là bốn?

1. Thân: Khi tu đạt đến quả cứu cánh sẽ chứng được “Bát giải thoát”.

2. Niệm: Khi tu đến cứu cánh sẽ chứng được “Túc mạng minh”.

3. Mắt: Khi tu đến cứu cánh sẽ chứng “Thiên nhãn minh”.

4. Trí tuệ: Khi tu đến cứu cánh sẽ chứng “Lậu tận minh”.

BÌNH:

Bài kinh này Phật nói về quả tu chứng của hàng Nhị thừa do tu Tứ Thiền, Tứ Không mà được, khác hơn sự tu chứng của Thiền Tông. Pháp tu này do định lựccạn sâu mà có kết quả sai khác. Xin giải thích bốn thứ chứng ngộ Phật nói trên:

Hành giả khi đạt được “Tứ Thiền, Tứ Không” sẽ có những diệu dụng:

1. Thân: Đạt đến quả Bát giải thoát cũng gọi là “Bát bối xả”. Nghĩa là tám phápthiền định có công năng xa lìa tất cả phiền não, được giải thoát những triền phược trong ba cõi, tức là thân được giải thoát.

2. Niệm: Chứng được Túc Mạng Minh, biết được những việc sống chết của mình và củatất cả chúng sinh trong những kiếp trước, tức là niệm không ngăn ngại.

3. Mắt: Chứng được Thiên Nhãn Minh, biết được sự sống chết của mình và của tất cả chúng sinh chết đây sinh kia, làm nhân gì phải thọ quả gì v.v... tức mắtthấy thông suốt.

4. Trí tuệ: Chứng Lậu Tận Minh, biết được những khổ hiện tại, dùng trí huệ dứtsạch phiền não, không còn rơi trở lại, tức trí tuệ thành tựu.

Đây là bước thang cao tột trên bước đường tu chứng của hàng Nhị Thừa vậy.

15. Biết Phật pháp có khác

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật nói: Người tu tập cũng cùng một quả vị, nhưng nếu biết Phật pháp thì kết quả có khác.

-Ngườitu tập sau khi chứng Sơ Thiền, lúc tịch sanh lên cõi “Phạm Thiên”. Trườnghợp tu theo ngoại đạo hưởng hết phước, người ấy sẽ đọa xuống làm người. Nếu thông hiểu Phật pháp họ tu thêm sẽ chứng Niết Bàn.

-Ngườitu tập sau khi chứng Nhị Thiền, lúc tịch sanh lên cõi trời “Thiểu Quang Thiên”. Trường hợp tu theo ngoại đạo, hưởng hết phước, người ấy sẽ đọa xuống làm người. Nếu thông hiểu Phật pháp họ tu thêm sẽ chứng Niết Bàn.

-Ngườitu tập sau khi chứng Tam Thiền, lúc tịch sanh lên cõi “Biến Tịnh Thiên”. Trường hợp tu theo ngoại đạo, khi hưởng hết phước, sẽ đọa xuống làm người. Nếu thông hiểu Phật pháp họ tu thêm sẽ chứng Niết Bàn.

-Ngườitu tập sau khi chứng Tứ Thiền, lúc tịch sanh lên cõi “Quảng Quả Thiên” (cũng gọi là Sắc Cứu Cánh Thiên). Trường hợp tu theo ngoại đạo hưởng hết phước, sẽ đọa xuống làm người. Nếu thông hiểu Phật pháp họ tu thêm sẽ chứng Niết Bàn.

BÌNH:

Bài Kinh trên cho chúng ta thấy tuy tu đồng một nhân mà kết quả có khác. Bởi vì ngoại đạo không hiểu chân thật, chấp nhận tự ngã là tu tập, mong cầu có chỗ thọ sanh. Trái lại người tu Phật quán lý Tứ Đế thấy rõ ba cõi chưa thoát luân hồi, nhưng công phu nữa chừng, thọ mạng đã hết nên sanh cõi Trời. Tuy nhiên gặp duyên nhắc lại liền nhớ tu thêm mà chứng Niết Bàn. Chẳnghạn nghe vị Thiên Tử nói pháp hoặc Bồ Tát hoặc người đồng tu khi trước, hóa sanh lên nhắc nhở. Phật có ví dụ như người biết đánh trống khi đi đâu chợt nghe tiếng trống liền hiểu rõ từng nhịp điệu và thuộc loại gì.

Lại như có hai đứa bé cùng chơi giỡn với nhau thuở nhỏ. Thời gian lớn lên mỗi người mỗi nơi, khi gặp nhau liền nhắc lúc trước đã từng chơi giỡn như vậy như vậy, tức thì liền nhớ biết ngày xưa đã cùng chơi giỡn những trò chơi như thế với nhau.

Cũng vậy, chúng ta đã có tu tập nhân Phật pháp mà chưa viên mãn, thì khi khác nếu gặp duyên nhắc lại liền nhớ không mất (nếu có công phu mạnh). Vì thế chúng ta chớ băn khoăn lỡ tu tập giữa chừng rồi bỏ thân mạng thì không biết sẽ ra sao, có còn nhớ để tu tiếp hay không. Điều cần yếu là chúng ta có công phu thiết thực và thẳng tiến thì dù kiếp này chưa xong, kiếp sau tu tiếp cũng chẳng mất. Chỉ trừ kẻ buông lung ngồi không chờ đợi thì khôngbảo đảm.

16. Một chiến sĩ giỏi

TrongTăng Bộ Kinh, Phật nói:

Ví như một chiến sĩ giỏi phải đủ bốn điều kiện sau đây:

1. Bắn giỏi.

2. Nhắm xa.

3. Chớp nhoáng.

4. Có sức mạnh đâm thủng khối lớn.

Cũng thế Thầy Tỳ Kheo phải đủ bốn điều kiện như sau:

1. Bắn giỏi: Nghĩa là giữ gìn giới cấm, đối với giới bổn thông thuộc gìn giữ nghiêm chỉnh .

2. Nhắm xa: Nghĩa là đối với sắc uẩn biết rõ không phải là ta, của ta và tự ngã của ta. Thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy.

3. Chớp nhoáng: Nghĩa là thấy rõ pháp Tứ Đế, thông suốt pháp Tứ Đế, và chứng nhập pháp Tứ Đế.

4. Cósức mạnh đâm thủng khối lớn: Nghĩa là đâm thủng khối vô minh.

Được vậy mới đáng được tôn trọng cung kính cúng dường, là phước điền của tất cảchúng sanh.

BÌNH:

Bài kinh này Phật nêu ra bốn điều kiện của một chiến sĩ giỏi, để so sánh với bốn điều kiện của một vị Tỳ Kheo chân chánh. Phàm là một chiến sĩ giỏi phảicó tài thiện xạ, nghĩa là bắn giỏi, bắn xa, lanh lẹ và có đủ sức mạnh vững chắc. Cũng thế, là một tu sĩ (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni), phải có thiện xảo đối với Phật pháp. Thiện xảo ở đây Phật dạy:

Trướctiên phải thông hiểu giới luật và giữ gìn giới cấm nghiêm chỉnh. Bởi giới luật là hàng rào để ngăn giặc phiền não không cho phát sanh, nhờ đó cáchạnh lành được tăng trưởng.

Thứ hai là phải thấy rõ “ngũ uẩn” không thật thể, không phải là ta, của ta vàtự ngã của ta, mà do nhiều nhân duyên hòa hợp tạm có. Do đó mà ta không còn chấp thân và ái trước vật sở hữu của thân. Nhờ không còn luyến ái và chấp trước nên phiền não lần lần nhẹ mỏng.

Thứ ba là đối với pháp “Tứ Đế” phải thấy rõ, biết rõ và chứng được rốt ráo. Nghĩa là đối với Phật pháp (Chân đế) và thế gian pháp (Tục đế) chúng ta chứng ngộ một cách cùng tột viên mãn.

Cuối cùng là phải dứt sạch vô minh, phá tan màn si mê đen tối che phủ trí tuệ của chúng ta trong nhiều kiếp, như người tráng sĩ dùng sức mạnh phá vỡ bức thành kiên cố. Bấy giờ trí tuệ chúng ta được tròn đầy chiếu khắp cả mườiphương.

Như vậy hai điểm trước là dứt phiền não, hai điểm sau là thành tựu trí tuệ.

Được như thế mới đáng là bậc thầy của trời người và đáng cho mọi người tôn trọng cung kính cúng dường, để làm ruộng phước cho chúng sanh.

17. Ngựa của vua

TrongTăng Chi Bộ Kinh, Phật nói:

Con ngựa quý của vua phải đủ bốn điều kiện:

1. Đẹp.

2. Sức mạnh.

3. Tốc độ nhanh.

4. Thân thể cân đối.

Cũng vậy, Thầy Tỳ Kheo chân chánh cũng có bốn việc:

1. Đẹp: Nghĩa là giữ giới hạnh trang nghiêm.

2. Sức mạnh: Là diệt trừ các pháp ác, thực hành tất cả pháp lành.

3. Tốc độ: Thấy rõ pháp “Tứ Đế”

4. Cân đối: Khi nhận của cúng dường biết điều hòa và vừa đủ.

BÌNH:

Bài kinh này Phật nói những điều kiện để trở thành con ngựa quý của nhà vua, cũng như điều kiện để trở thành một vị tu sĩ quý trong Phật pháp.

Con ngựa được nhà vua ưa thích phải là ngựa tốt, có sắc lông đẹp, có sức mạnh, tốc độ chạy rất nhanh, và thân thể của nó cũng phải cân đối. Cũng thế, một vị Tỳ Kheo muốn được mọi người quý kính phải đủ các điều kiện:

1. Sắc đẹp: Sắc đẹp ở đây không phải thân hình đẹp đẽ mà là gìn giữ giới cấm, có nghĩa thành tựu oai nghi. Bởi vì giới luật là chuỗi ngọc trang sức cho Pháp thân. Giới luật là thứ hương thượng diệu thơm nồng. Vì thế, thầy Tỳ Kheo lấy giới luật trang sức cho thân mình.

2. Sức mạnh: Thầy Tỳ Kheo thực hành Tứ Chánh Cần. Điều ác chưa sanh ngăn ngừa không cho phát sanh, điều ác đã sanh khiến cho đoạn diệt, điều thiện chưa sanh khiến cho phát sanh, điều thiện đã sanh khiến tăng trưởng.

3. Tốc độ: Thầy Tỳ Kheo phải thấy rõ pháp “Tứ Đế”. Lấy pháp Tứ Đế làm thuyền bè, lấy pháp Tứ Đế làm phao nổi để qua biển sanh tử.

4. Cân đối: Thầy Tỳ Kheo khi nhận của cúng dường phải biết thời và chừng mực. Nghĩa là khi nhận phải đúng thời. Thời gian Phật tử có thể cúng vừa chừng và biết đủ, không được mong cầu tham thích, để cân nhắc cho sự sống.

Có đủbốn pháp như thế vị Tỳ Kheo xứng đáng đứng trong hàng Tăng Bảo, là bậc tôn quý giữa trời người.

18. Phật tánh không khác

Một hôm trên đường đi Phật để lại những dấu chân in sâu trên đất. Có một vị Bà La Môn tên là Dona giỏi về tướng số, thấy dấu chân có xoáy ốc biết là tướng phi phàm liền theo dấu chân tìm đến gặp Phật.

Dona hỏi:

-Ngàicó phải tiên không?

Phật bảo:

-Ta không phải tiên.

-Ngàicó phải A Tu La không?

-Ta không phải A Tu La.

-Ngàicó phải Dạ Xoa không?

-Ta không phải Dạ Xoa.

-Ngàicó phải người không?

-Ta không phải là người.

-Thế Ngài là gì?

Phật bảo:

-Nếu tiên mà “sạch hết lậu hoặc” thì ta là tiên. Nếu A Tu La mà sạch hết lậu hoặc thì ta là A Tu La. Nếu Dạ Xoa mà sạch hết lậu hoặc thì ta là Dạ Xoa. Nếu người mà sạch hết lậu hoặc thì ta là người. Còn ta vì đã sạch hết lậu hoặc nên ta là Phật, là Thế Tôn.

BÌNH:

Đại ýbài kinh trên Phật dạy: Phật tánh (tánh giác) vốn đồng, do mê ngộ mà có khác. Như tấm gương vốn trong sáng, do bụi nhơ mà các hình tướng không thể chiếu vào, nhưng tánh sáng của gương không mất. Phật tánh vào trong lục đạo, nhưng Phật tánh vẫn không đổi thay, một phen hết mê thì Phật tánh hiện. Qua lời giải thích của Phật ở văn kinh đã làm sáng tỏ ý này.

-Sở dĩ Tiên không phải là Phật vì còn lậu hoặc (còn mê đắm dục lạc cõi tiên). Nếu lậu hoặc sạch thì Tiên sẽ là Phật.

-A TuLa không phải là Phật vì còn lậu hoặc (nhiều sân hận ngang trái). Nếu sạch hết lậu hoặc A Tu La sẽ là Phật.

-Dạ Xoa chẳng phải là Phật vì còn tâm bỏn xẻn, keo kiệt (còn lậu hoặc). Nếu sạchhết lậu hoặc Dạ Xoa sẽ là Phật.

-Ngườikhông phải là Phật vì còn thiện ác xen lẫn nhau (còn lậu hoặc). Nếu sạchhết lậu hoặc người sẽ là Phật.

Như vậy Phật là bậc hoàn toàn giác ngộ dứt sạch hết tập nhân trong ba cõi nên gọi Ngài là bậc Thiên Nhân Sư hay cũng gọi là Thế Tôn. Trời, Người, A Tu La, hay Dạ Xoa mà hoàn toàn giác ngộ, dứt sạch tất cả lậu hoặc, tức cũng gọi là Phật chớ không ai khác. Thế nên nói: Phật là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành, ai ai cũng đều có thể là Phật, chỉ là giác hay mê, đã sạch lậu hoặc hay chưa sạch lậu hoặc. Vậy chúng ta muốn làm Phật hay không thì hãy xét lại nơi mình khỏi phải cầu cạnh đâu xa!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567